Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Doanh nhân Triều Tiên chờ cơ hội kinh doanh khi đất nước mở cửa

Có thể nhiều người cho rằng Triều Tiên là vùng đất "cằn cỗi" đối với giới doanh nhân. Tuy nhiên, bất chấp sự thiếu tốn và kém hỗ trợ từ chính quyền, nhiều người vẫn tự khởi nghiệp kinh doanh, thậm chí trước cả khi thượng đỉnh Mỹ - Triều lịch sử được tổ chức tại Singapore vừa rồi.

Theo Bloomberg, tại Triều Tiên có một trang thương mại điện tử tên là Manmulsang - nghĩa là cửa hàng bán mọi thứ - và Okryu - dịch vụ mua sắm qua điện thoại di động. Ở đây cũng có ứng dụng định vị tên là Gildongmu 1.0. 

Để xây dựng những công ty này, người sáng lập của chúng phải vượt qua nhiều rào cản không giống ở bất cứ nơi nào khác. Ví dụ, cách duy nhất để khách hàng có một ứng dụng smartphone mới là tới một cửa hàng bán lẻ truyền thống và tải xuống.   

Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn cho phép hàng nghìn công dân học kinh doanh. Trong suốt thập kỷ qua, tổ chức phi lợi nhuận Choson Exchange đã đào tạo hơn 2.000 công dân về kinh doanh ngay ở Triều Tiên và tại Singapore. 

Tháng 11 năm ngoái, Ian Collins, một người hướng dẫn tại Choson Exchange, đã tổ chức một hội thảo kéo dài 4 ngày cho 80 người Triều Tiên ở Bình Nhưỡng. Học viên của ông học cách phát triển các mô hình kinh doanh và đưa ra bài giới thiệu 3 phút cho ý tưởng kinh doanh của mình. 

Cái khó ló cái khôn, nhiều học viên đã đưa ra nhiều ý tưởng về sản phẩm di động dựa trên năng lượng mặt trời. Một nhóm khác nảy ra ý tưởng về một tấm ván taekwondo có thể bị đập bể rồi lắp lại hơn 100 lần. 

"Có lẽ họ là những người háo hức và khao khát nhất mà tôi từng tiếp xúc", Collins cho biết.

Những học viên thuộc top đầu theo học các trường đại học hàng đầu như Đại học Kim Il Sung University và Đại học Công nghệ Kim Chaek, nơi họ tiếp thu kiến thức cơ bản về khoa học máy tình dù truy cập Internet tại Triều Tiên bị hạn chế. Họ cũng thường giành giải thưởng trong các cuộc thi lập trình quốc tế và tài năng của họ khiến Triều Tiên nổi lên như một mối đe dọa về an ninh mạng với thế giới.

Jim Rogers, nhà đầu tư kỳ cựu và là chủ tịch của Rogers Holdings Inc, đã rất ngạc nhiên khi thấy những thay đổi đang diễn ra ở Triều Tiên. Bất ngờ lớn nhất với ông trong chuyến thăm tới một khu chợ tại thành phố Rason của Triều Tiên vài năm trước là ở đây có hàng trăm gian hàng bán đủ sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. 

"Triều Tiên ngày nay giống như Trung Quốc vào đầu những năm 1980", Rogers nói. "Họ có tất cả những biểu hiện và những điều mới mẻ đang diễn ra. Tất cả những điều này thường dẫn đến một tương lai đầy hứa hẹn". 

Sau nhiều năm cấm điện thoại di động và chỉ giới thượng lưu mới được dùng, vài năm gần đây, Triều Tiên đã bắt đầu cho phép sử dụng rộng rãi. Năm 2017, có khoảng 4 triệu người Triều Tiên sở hữu điện thoại di động hoặc smartphone, tức cứ 6 người thì có 1 người dùng, theo Cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư Hàn Quốc đặt trụ sở ở Seoul. 

Doanh nhân Triều Tiên chờ cơ hội kinh doanh khi đất nước mở cửa - Ảnh 1.

Những doanh nhân tham gia một hội thảo khởi nghiệp tại Học viện Khoa học Quốc gia ở Pyongsong, Triều Tiên vào tháng 11/2017 - Ảnh: Bloomberg.

Theo một người làm việc nhiều năm trong ngành công nghệ tại Triều Tiên, doanh nhân nước này rất háo hức muốn tiến lên phía trước giống như các doanh nhân ở Hàn Quốc và muốn làm thử đủ mọi cách để kiếm tiền khi đất nước mở cửa. 

Theo Kim Young-hui, một người Triều Tiên đang học tại Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, dưới thời của ông Kim Jong-Un, một thế hệ doanh nhân mới đã xuất hiện. Được biết đến là "donju" - hay là những người giữ tiền, họ đầu tư vào các nhà máy sản xuất mọi thứ từ thực phẩm cho tới đạn dược. Sự kết hợp giữa nguồn vốn và kiến thức của họ đã giúp kinh tế Triều Tiên phát triển. 

John Kim, nhà đầu tư mạo hiểm đã giảng dạy cho các công dân Triều Tiên, cho biết các học viên rất háo hức học về những mô hình kinh doanh tại Singapore. 

Còn nhà đầu tư Mỹ Rogers tin rằng ông Kim Jong Un sẽ chấm dứt sự cô lập của Triều Tiên và mở ra các cơ hội đầu tư tại nước này.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blogger templates