This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Những "vết chân" ăn chia tài sản Nhà nước của Trịnh Xuân Thanh

Chuyển nhượng cổ phần thấp hơn giá trị thực để ăn chia

Theo tư liệu từ các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ năm 2010, trong vụ việc chuyển nhượng cổ phần của CTCP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) tại CTCP Xuyên Thái Bình Dương, Trịnh Xuân Thanh - đại diện 1 trong 4 cổ đông của PVP Land là: PVC, Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Phong Phú và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO) đã chỉ đạo bán giá cổ phần thấp hơn giá thị trường, gây thiệt hại cho PVP Land.

Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú sau 1 năm trốn truy nã

Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú sau 1 năm trốn truy nã

Tại phiên tòa xét xử xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land trung tuần tháng 3/2017, nhiều đồng phạm của Trịnh Xuân Thanh đã thừa nhận rút ruột, ăn chia thu lợi bất chính số tiền lớn của Nhà nước.

Theo Hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Nguyễn Ngọc Sinh và Đào Duy Phong - đại diện phần vốn góp của PVC tại PVP Land, đồng thời là Lãnh đạo cao nhất của PVP Land ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty cổ phần dịch vụ xuyên Thái Bình Dương với giá thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng của các cổ đông theo Hợp đồng đặt cọc ngày 27/3/2010 để hưởng khoản tiền chênh lệch giá 18 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, vào năm 2010, khi Công ty cổ phần dịch vụ xuyên Thái Bình Dương bán hơn 9.600 m2 đất dự án Nam Đàn Plaza (Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội), giá quyết định là gần 21.000 đồng/cổ phần.

Với giá bán/cổ phần, số lượng cổ phần của các cổ đông PVP Land tại Công ty cổ phần dịch vụ xuyên Thái Bình Dương nắm giữ quy đổi sẽ tương đương 52 triệu đồng/m2 đất tại dự án Nam Đàn Plaza.

Tuy nhiên, Đào Duy Phong đã khai được chỉ đạo từ Trịnh Xuân Thanh bán giá 40 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza và chỉ thể hiện trong hợp đồng là 35 triệu đồng/m2. Phần chênh lệch 5 triệu đồng/m2 để chia nhau và Phong đã thông báo lại với Nguyễn Ngọc Sinh để triển khai thực hiện. Sau đó Sinh đề nghị rút bớt thêm 1 triệu đồng/m2 để lấy tiền chi phí và Phong đã đồng ý.

Số tiền chênh lệch, sau đó được cơ quan công an xác định lên đến hơn 87 tỷ đồng, số tiền này các đối tượng nói trên đã chia nhau thủ túi.

“Nhào nặn” PVC lỗ hơn 3.300 tỷ đồng sau 2 năm

Từ một đơn vị làm ăn có lãi, dưới thời Trịnh Xuân Thành, PVC đã trở thành con nợ khủng khiếp. Lý do được đưa ra là do DN này mang hàng nghìn tỷ đồng đi đầu tư tài chính, bất động sản nhưng thiếu kiểm soát.

Từ năm 2012, khi Trịnh Xuân Thanh đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC, doanh thu của PVC giảm nghiêm trọng. Một số dự án bị các ngân hàng ngừng giải ngân, buộc phải giãn tiến độ; không có việc làm cho người lao động, các công ty con mà PVC rót vốn cũng đồng loạt thu lỗ. Chỉ trong năm 2012, hơn 1.800 tỷ đồng của PVC đã bốc hơi, số lỗ này sang năm 2013 còn tăng thêm, khiến khoản lỗ 2 năm của PVC đã đạt hơn 3.300 tỷ đồng.

Một bằng chứng về sự yếu kém của PVC dưới thời Trịnh Xuân Thanh là việc sử dụng hơn 86% vốn điều lệ của công ty để góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết, trong đó có hơn 300 tỷ đồng đổ vào Công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC – ME).

Tuy nhiên, sau 3 năm thành lập, PVC – ME đã âm vốn và gánh thêm khoản nợ hơn 500 tỷ đồng. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, DN này đã sử dụng quỹ đen trăm tỷ đồng để tiếp khách, biếu xén cho lãnh đạo công ty. Cụ thể, tháng 7/2011, văn phòng công ty trên đã rút 350 triệu đồng mua... bộ đồ đánh golf cho lãnh đạo. Tháng 8/2011, chi hơn 550 triệu đồng để chi cho việc "sinh nhật bố sếp Thanh".

Đội vốn hơn 300 tỷ đồng, Ethanol của PVC thành "bom nợ"

Ngoài việc quản lý vốn, đầu tư ngoài ngành, PVC dưới thời Trịnh Xuân Thanh cũng tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như: xây dựng nhà máy xăng sinh học, nhiệt điện... Tuy nhiên, tất cả chỉ để lại những bết bát với những khoản lỗ khủng, trong đó có dự án thuộc 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ đồng của Bộ Công Thương.

Cụ thể, nhà máy xăng sinh học Ethanol Phú Thọ, PVC tham gia với tư cách là tổng thầu EPC, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Sau khi tiếp nhận, PVC đã điều chỉnh gói tổng giá trị gói thầu ban đầu từ 59 triệu USD lên 73,3 triệu USD (tăng thêm 14,3 triệu USD). Tuy nhiên, dù được khởi công sớm nhất nhưng Ethanol Phú Thọ đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tính đến hết năm 2016 Ethanol Phú Thọ có tổng nợ phải trả lên đến hơn 800 tỷ đồng và dù Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều phương án giải cứu dự án này nhưng quả bom nợ của PVC vẫn thể cắt dây.

Nguyễn Tuyền

Tag :Trịnh Xuân Thanh, PVC, lỗ 3.300 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh đầu thú


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Chứng khoán sáng 1/8: HSG “cầm máu”, PVD kịch trần

VN-Index đã vượt đỉnh.

Giao dịch tiếp tục mạnh mẽ với hiện tượng thay trụ giúp VN-Index chính thức phá đỉnh. Cổ phiếu tăng giá không nhiều, nhưng những mã cần tăng vẫn đang tăng tốt.


Không tác động nhiều về điểm số nhưng giao dịch của HSG và PVD tạo cảm hứng lớn cho thị trường sáng nay. Hiện tượng bán tháo vẫn diễn ra ở HSG, bằng chứng là có lúc giá rớt thêm hơn 3% nữa sau phiên sàn hôm qua, và thanh khoản tiếp tục rất cao.


HSG vẫn được bắt đáy mạnh mẽ, thậm chí từ sau 10h30 còn vọt tăng bất ngờ lên trên tham chiếu 1,79%. Cổ phiếu này vẫn đang hứng chịu lượng hàng còn lớn, đến cuối phiên sáng đã tụt trở lại tham chiếu và bị chặn bán tham chiếu. Tuy nhiên riêng việc đẩy giá tăng và thanh khoản tới hơn 4,1 triệu cổ hay 115,3 tỷ đồng giá trị cũng cho thấy rất nhiều nhà đầu tư đã đặt cược vào mức giá này.


PVD cũng là hiện tượng bất thường khi giá vọt lên kịch trần và thanh khoản đang ở mức cao nhất trong vòng 3 tháng. Giá PVD đã liên tục tìm đáy và mức thấp nhất là 12.900 đồng. Hôm nay PVD có phiên đột biến đầu tiên và chỉ 1 ngày tăng hết biên độ, đã lấy lại được giá cao nhất trong 30 phiên.


Giao dịch của PVD và HSG thu hút lượng tiền rất lớn tham gia bắt đáy phần nào khiến giao dịch sôi động hơn. Giá cổ phiếu giảm mạnh và trở nên hấp dẫn. Trong khi đó toàn bộ các cổ phiếu dầu khí hôm nay cũng rất mạnh.


GAS tiến sát đỉnh cao giữa tháng 7/2017 với mức tăng 1,28% trong sáng nay. Giá dầu đã leo dốc 7 phiên liên tục bắt đầu tạo lực mạnh cho cổ phiếu dầu khí. Bên HNX, các mã dầu khí cũng tăng tốt: PVS tăng 2,45%, PVC tăng 4,6%, PGS tăng 1,08%, PVB tăng 7,76%...


Nhóm cổ phiếu ngân hàng sáng nay cũng có sự thay đổi vai trò quan trọng. VCB mấy ngày dập dình tăng nhẹ đã bắt đầu bùng nổ, đúng lúc các cổ phiếu khác thoái trào. VCB tăng 2,25% là mức tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 6 vừa rồi. Thậm chí từ đầu năm đến nay VCB cũng mới có được 6 phiên tăng trên 2%. EIB cũng quật ngược dòng, tăng kịch trần 6,9%.


Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt mấy phiên trước đẫ điều chỉnh nhẹ: BID giảm 0,45%, CTG giảm 0,98%, MBB giảm 0,84%, STB giảm 0,38%.


Hiện tượng đổi trụ cũng diễn ra với VIC khi cổ phiếu này quay đầu giảm 0,45% sau khi đột biến tăng 3,7% hôm qua. Thay vào đó là SAB tăng tốc tăng 1,27%. MSN cũng quay đầu giảm 1,17%. Hai trụ vẫn tiếp tục ảm đạm là VNM giảm 0,2% và PLX giảm 0,48%.


Chỉ số VN30-Index chốt phiên sáng tăng nhẹ 0,22% với 14 mã tăng/14 mã giảm. Yếu tố vốn hóa nghiêng về phía tăng dù phía giảm có VNM, VIC. Thật sự thị nhóm vốn hóa trung bình trong rổ này rất mạnh: CII tăng 1,85%, DPM tăng 1,3%, FPT tăng 1,55%, HPG tăng 1,24%, SBT tăng 2,1%.


VN-Index cũng đang tăng nhẹ 0,36% với 124 mã tăng/143 mã giảm. Chỉ số này đã chính thức tạo đỉnh cao mới sáng nay ở 786,34 điểm.


Sàn HNX giao dịch không có gì đặc sắc và độ rộng cũng hẹp: 81 mã tăng/100 mã giảm nhưng HNX-Index vẫn tăng 0,27%. HNX30 tăng 0,45%. Các trụ kéo tốt là ACB tăng 1,15%, VCS tăng 1,71%, PVS tăng 2,45%...


Thanh khoản thị trường có phần sút giảm chủ yếu do HSG chỉ giao dịch bằng một phần ba phiên sáng hôm qua. FLC cũng giao dịch giảm nhiều về thanh khoản. Tổng giá trị khớp lệnh thị trường giảm 11% so với sáng hôm qua, đạt 2.668,5 tỷ đồng.


Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang mua ròng trên thị trường nhưng quy mô giảm đi. HPG được mua lớn nhất, ngoài ra chỉ còn 3 mã ngân hàng là VCB, BID và CTG là đáng kể. Phía bán cũng chỉ có 2 cổ phiếu đáng chú ý là PVD và HSG. Tính chung HSX được mua ròng khoảng 70 tỷ đồng, HNX bị bán ròng 5 tỷ đồng do PVS.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Hơn 200 container "mất tích", Hải quan sẽ xử lý nghiêm công chức tiếp tay

Trước đó, Tổng cục Hải quan đã phát hiện vào giữa năm 2015 có 213 container của 56 doanh nghiệp DN vận chuyển quá cảnh qua cảng Cát Lái – Tp. HCM (cửa khẩu nơi đi) để trung chuyển bằng đường bộ, sau đó xuất đi Campuchia (cửa khẩu nơi đến), tuy nhiên, số container trên đã được doanh nghiệp vận chuyển khỏi cảng Cát Lái nhưng không được đưa đến cửa khẩu xuất theo quy định.

Hải quan cam kết xử lý những cán bộ tiếp tay cho vi phạm (ảnh minh hoạ)

Hải quan cam kết xử lý những cán bộ tiếp tay cho vi phạm (ảnh minh hoạ)

Liên quan đến vụ việc này, Tổng cục Hải quan xác định nguyên nhân chính là do một số công chức thừa hành tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I - Cục Hải quan TP.HCM chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ (cập nhật thông tin, theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hoá; truy tìm hàng khi đã quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã đến đích...).

Cùng với đó, theo Tổng cục Hải quan, có những nguyên nhân rất quan trọng là đối tượng đã lợi dụng các yếu tố thuận lợi trong khâu cấp phép đăng ký kinh doanh và quản lý sau cấp phép để hoạt động buôn lậu (qua xác minh của cơ quan Hải quan thì 56 doanh nghiệp có 213 container nêu trên đều đã không còn hoạt động hoặc không có trụ sở tại địa chỉ đã đăng ký).

Hiện tại, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra, các đơn vị thuộc Tổng cục An ninh – Bộ Công an và Công an TP. HCM khám xét, điều tra các container và doanh nghiệp vi phạm.

Vì vậy, sau khi điều tra, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan TP.HCM xem xét, xử lý nghiêm những công chức có hành vi sai phạm, đồng thời kiến nghị cần phải chấn chỉnh khâu cấp phép và tăng cường công tác quản lý sau cấp phép đối với doanh nghiệp của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

"Thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại theo chủ trương của Chính phủ, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan, phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động xuất nhập khẩu", Tổng cục Hải quan cho biết.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan khẳng định, tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra nội bộ và kiên quyết xử lý nghiêm minh công chức có hành vi vi phạm.

Từ năm 2015 đến nay, Tổng cục Hải quan sau khi kiểm tra đã khởi tố điều tra hàng chục vụ án buôn lậu thông qua việc lợi dụng loại hình này chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra; bắt giữ hàng trăm container hàng cấm, hàng đã qua sử dụng, hàng chục kg ma tuý.

Nguyễn Tuyền

Tag :200 container mất tích, hải quan tiếp tay, Mất tích hàng quá cảnh


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Cơ hội tăng doanh số cho chủ shop online nhờ khai thác dịch vụ quảng cáo

Trăm hoa đua nở liệu có đủ sức gặt

Cũng giống với phương thức kinh doanh truyền thống, người kinh doanh trực tuyến luôn phải ở tâm thế đặt câu hỏi “làm sao để kích thích người tiêu dùng mua loại hàng hoá mình đang cung cấp”. Nhưng để tăng doanh thu cho việc bán hàng trực tuyến, họ còn phải tìm cách lôi kéo và thu hút khách hàng biết và đến với shop online của mình, có cảm giác tin tưởng khi chọn sản phẩm, tạo ra được một cá tính riêng biệt giữa cộng đồng mạng xã hội cực kỳ rộng lớn… dù khách hàng có thể sẽ không tận mắt nhìn thấy, sờ thử cho đến khi giao nhận sản phẩm. Chính vì thế, quảng cáo thế nào cho hiệu quả trở thành một từ khoá cực hot được giới kinh doanh online rỉ tai, chia sẻ với nhau cho đến việc đầu tư thuê hẳn một đơn vị chỉ để hỗ trợ gian hàng của mình trở nên nổi trội hơn, thu hút hơn.

Một trong những kênh quảng cáo đơn giản nhất mà các chủ shop có thể tự làm đó là sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội. Chỉ cần một chút đầu tư về mặt hình ảnh, áp dụng một số mẹo về cách làm nội dung, lâu lâu có thêm các video trải nghiệm, live stream tư vấn, tạo ra các chương trình giảm giá là đã có thể tăng tương tác với khách hàng, khuyến khích mua sắm nhiều hơn.

Tuy nhiên việc quảng cáo này trở nên chưa đủ khi ở trong một chiều kích cạnh tranh quá lớn. Những yêu cầu ngày càng cao từ khách hàng đòi hỏi các chủ shop online phải bước ra những chợ trực tuyến lớn hơn để chuyên nghiệp hoá việc buôn bán từ giá cả cho đến cách thức phục vụ, đặc biệt là chính họ cũng được gia tăng cơ tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn, trao cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình rộng rãi hơn. Cũng từ đây, các shop online xuất hiện thêm một nhu cầu quảng cáo cao hơn. Đó là phải áp dụng sự tiến bộ của công nghệ vào quảng cáo ở chính thời gian thật. Có nghĩa, hàng hoá của shop phải xuất hiện vào đúng thời điểm khách hàng có nhu cầu tìm kiếm. Bởi chẳng có gì tuyệt vời và dễ dàng hơn việc chào hàng cho những ngường đang tìm mua chính món hàng bạn đang bán.

Đáp ứng nhu cầu, tăng doanh thu lập tức cho nhà kinh doanh trực tuyến

Hiểu rõ và đáp ứng được nhu cầu ngày càng trở nên bức thiết này, mới đây nhất sàn TMĐT Sendo.vn đã hợp tác cùng “ông lớn” Google để cho ra đời một dịch vụ quảng cáo tối ưu hoá từ khoá cho 120.000 shop đang kinh doanh tại sàn mang tên Shop Ads.

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng - CTHĐQT Sendo.vn bắt tay đánh dấu hợp tác với ông Matthew Heller - Giám đốc đối ngoại Đông Nam Á của Google ra mắt dịch vụ quảng cáo Shop Ads

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng - CTHĐQT Sendo.vn bắt tay đánh dấu hợp tác với ông Matthew Heller - Giám đốc đối ngoại Đông Nam Á của Google ra mắt dịch vụ quảng cáo Shop Ads

Nói về dịch vụ này, tính năng nổi trội nhất của Shop Ads đó là giúp hàng hoá hiển thị ngay trong kết quả tìm kiếm của Google. Bởi đây chính là một tập khách hàng tiềm năng, khổng lồ nhất mà bất cứ cá nhân, doanh nghiệp nào khi bước vào thị trường kinh doanh online đều thèm muốn tiếp cận.

Thuận tiện và tiết kiệm cũng là một trong những ưu điểm mà nhà kinh doanh trực tuyến dễ dàng so sánh, nhận thấy. Nếu như trước đây tham gia vào một trang TMĐT chỉ là một kênh bán hàng hỗ trợ bên cạnh việc phải tự thân vận động như thiết lập website, thuê dịch vụ SEO, nhân sự quản trị…để xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google thì bây giờ, việc đầu tư này trở thành không cần thiết. Công việc khởi tạo một chiến dịch quảng cáo cũng được rút ngắn chỉ còn vài phút ngay tại trang quản lý quảng cáo của . Hệ thống hoàn toàn tự động, thông minh, giúp chủ shop kiểm tra hiệu quả và chi phí quảng cáo qua báo cáo chi tiết ở mọi thời điểm mong muốn. Trung bình mỗi ngày một shop bỏ ra khoảng 80,000 VNĐ cho một số từ khoá người tiêu dùng hay tìm kiếm đổi lại sẽ có thêm 1200 khách hàng từ khắp mọi nơi đến gian hàng. Doanh thu tăng lên khoảng 30% so với trước đây. Số tiền cũng chỉ bị trừ khi khách hàng click vào quảng cáo.

Ông Trần Hải Linh - CEO Sendo.vn chia sẻ về dịch vụ quảng cáo tự động - Shop Ads

Ông Trần Hải Linh - CEO Sendo.vn chia sẻ về dịch vụ quảng cáo tự động - Shop Ads

Nói về hợp tác chiến lược này ông Trần Hải Linh – Tổng Giám Đốc của sàn TMĐT Sendo.vn chia sẻ “Chúng tôi cam kết đồng hành và phát triển cùng những người kinh doanh nhỏ lẻ, giúp họ khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh online, đồng thời mang đến cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam cơ hội tiếp cận nguồn hàng hóa phong phú với giá cạnh tranh, nhiều lựa chọn. Việc hợp tác không chỉ là chiến lược nhằm hỗ trợ cho các shop kinh doanh trực tuyến mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành TMĐT Việt Nam nói chung”.

Phương Anh

Tag :kinh doanh, trực tuyến, trải nghiệm, sàn TMĐT Sendo, dịch vụ quảng cáo, từ khóa


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Hơn 200 container "mất tính", Hải quan sẽ xử lý nghiêm công chức tiếp tay

Trước đó, Tổng cục Hải quan đã phát hiện vào giữa năm 2015 có 213 container của 56 doanh nghiệp DN vận chuyển quá cảnh qua cảng Cát Lái – Tp. HCM (cửa khẩu nơi đi) để trung chuyển bằng đường bộ, sau đó xuất đi Campuchia (cửa khẩu nơi đến), tuy nhiên, số container trên đã được doanh nghiệp vận chuyển khỏi cảng Cát Lái nhưng không được đưa đến cửa khẩu xuất theo quy định.

Hải quan cam kết xử lý những cán bộ tiếp tay cho vi phạm (ảnh minh hoạ)

Hải quan cam kết xử lý những cán bộ tiếp tay cho vi phạm (ảnh minh hoạ)

Liên quan đến vụ việc này, Tổng cục Hải quan xác định nguyên nhân chính là do một số công chức thừa hành tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I - Cục Hải quan TP.HCM chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ (cập nhật thông tin, theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hoá; truy tìm hàng khi đã quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã đến đích...).

Cùng với đó, theo Tổng cục Hải quan, có những nguyên nhân rất quan trọng là đối tượng đã lợi dụng các yếu tố thuận lợi trong khâu cấp phép đăng ký kinh doanh và quản lý sau cấp phép để hoạt động buôn lậu (qua xác minh của cơ quan Hải quan thì 56 doanh nghiệp có 213 container nêu trên đều đã không còn hoạt động hoặc không có trụ sở tại địa chỉ đã đăng ký).

Hiện tại, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra, các đơn vị thuộc Tổng cục An ninh – Bộ Công an và Công an TP. HCM khám xét, điều tra các container và doanh nghiệp vi phạm.

Vì vậy, sau khi điều tra, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan TP.HCM xem xét, xử lý nghiêm những công chức có hành vi sai phạm, đồng thời kiến nghị cần phải chấn chỉnh khâu cấp phép và tăng cường công tác quản lý sau cấp phép đối với doanh nghiệp của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

"Thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại theo chủ trương của Chính phủ, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan, phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động xuất nhập khẩu", Tổng cục Hải quan cho biết.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan khẳng định, tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra nội bộ và kiên quyết xử lý nghiêm minh công chức có hành vi vi phạm.

Từ năm 2015 đến nay, Tổng cục Hải quan sau khi kiểm tra đã khởi tố điều tra hàng chục vụ án buôn lậu thông qua việc lợi dụng loại hình này chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra; bắt giữ hàng trăm container hàng cấm, hàng đã qua sử dụng, hàng chục kg ma tuý.

Nguyễn Tuyền

Tag :200 container mất tích, hải quan tiếp tay, Mất tích hàng quá cảnh


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Sửa trước, xử lý trách nhiệm sau

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết một số tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định, Quảng Nam, Thanh Hóa, Ninh Thuận bị rỉ sét nặng phần vỏ, máy tàu bị hư hỏng, trang thiết bị khai thác hoạt động kém đã gây thiệt hại cho ngư dân và ảnh hưởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nước về đóng tàu phát triển thuỷ sản - Ảnh: XUÂN LONG

Đây chính là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám phát biểu trong Hội nghị tổng kết việc thực hiện nghị định 67/2004 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản vào sáng ngày 1-8.

Khắc phục cho ngư dân trước, xử lý trách nhiệm sau

Ông Tám khẳng định một số tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định, Quảng Nam, Thanh Hóa, Ninh Thuận bị rỉ sét nặng phần vỏ, máy tàu bị hư hỏng, trang thiết bị khai thác hoạt động kém đã gây thiệt hại cho ngư dân và ảnh hưởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nước về đóng tàu phát triển thuỷ sản.

Đối với vụ nhiều tàu cá tại Bình Định bị hư hỏng, ông Vũ Văn Tám cho biết sau vụ việc, tỉnh Bình Định đã vào cuộc xử lý quyết liệt, nhờ đó tình hình tàu cá đang từng bước được khắc phục.

"Quan điểm xử lý của bộ là buộc các cơ sở đóng tàu phải có biện pháp khắc phục. Ưu tiên trước tiên là sữa chữa, khắc phục hư hỏng để sớm có tàu cho ngư dân ra ngơi. Sau đó kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân”, ông Tám khẳng định.

Theo ông Tám, qua thống kê đã có 40 tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của ngư dân bị hư hỏng như rỉ sét phần vỏ tàu, mặt boong, cabin, van ống, máy chính, máy phát điện, trang thiết bị và hầm bảo quản.

Cụ thể, tỉnh Bình Định nhiều nhất với 19 tàu, Thanh Hóa có 18 tàu, Phú Yên 2 tàu và Quảng Nam 1 tàu. 

Trước vụ việc trên, ông Tám khẳng định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban có hàng loạt văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở đóng tàu và hướng dẫn thực hiện duy tu, sửa chữa tàu cá vỏ thép.

Theo ông Tám, Bộ đã tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra thực tế các tàu cá bị hỏng tại nơi neo đậu và làm việc với địa phương, cơ sở đóng tàu và ngư dân để xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.

"Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương tổng rà soát lại các cơ sở đóng tàu, các tàu vỏ thép đã đóng và đang đóng trên phạm vi toàn quốc để chấn chỉnh. UBND tỉnh Bình Định đang chỉ đạo quyết liệt để khắc phục các sự cố của tàu vỏ thép để đưa vào sản xuất, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật”, ông Tám nhấn mạnh.

Ông Tám cũng cho biết hiện nay, các tàu cá vỏ thép bị hư hỏng đã được các cơ sở đóng tàu, ngư dân và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, sửa chữa theo quy định.

"Dự kiến đến cuối tháng 8-2017 sẽ hoàn thành và tiếp tục đi hoạt động”, ông Tám nói.

Đối với chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói rằng theo báo cáo của các địa phương có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển đã phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đóng mới, nâng cấp cho 1.948/2.284 tàu, trong đó đóng mới 1.510, đạt 66,11% (tàu vỏ thép và vật liệu mới là 768 tàu, chiếm 51%, tàu vỏ gỗ là 742 tàu, chiếm 49%).

Khắc phục năm vướng mắc trong Nghị định 67

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, việc thực hiện Nghị định 67 còn có nhiều tồn tại, vướng mắc cần khắc phục.

Thứ nhất, về chính sách đầu tư, các hạng mục đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chưa đồng bộ như chưa quy định đối với các hạng mục mái che, kho lạnh.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, khu nuôi trồng thủy sản tập trung còn hạn chế: năm 2015 tăng 30,5% so với 2014, năm 2016 giảm 22,5% so với năm 2015.

Thứ hai, về chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá, thời gian đầu tiến độ đóng mới tàu cá còn chậm do một số ngân hàng thương mại còn yêu cầu thêm tài sản thế chấp như sổ đỏ hoặc tài sản khác bổ sung.

Do lần đầu triển khai đóng tàu vỏ thép nên ngư dân còn lúng túng chọn cơ sở đóng tàu, tư vấn thiết kế và công tác giám sát thi công. Công tác đăng kiểm còn thiếu về nguồn lực, yếu về trình độ.

Một số tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định, Quảng Nam, Thanh Hóa, Ninh Thuận bị rỉ sét nặng phần vỏ, máy tàu bị hư hỏng, trang thiết bị khai thác, hàng hải như máy dò, hầm bảo quản, bóng đèn hoạt động kém... gây thiệt hại cho ngư dân và ảnh hưởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, chính sách vay vốn lưu động còn hạn chế do lãi suất cho vay cao, phương thức cho vay, cơ chế cho vay chưa phù hợp và chưa có cơ chế xử lý rủi ro cho các ngân hàng thương mại nên chưa tạo được sự tích cực cho vay và ngư dân thấy quá phiền phức nên không muốn vay.

Vì vậy với mục đích của chính sách này là không để ngư dân phải lệ thuộc vào chủ nậu vựa để chuẩn bị cho các chuyến biển là chưa đạt được.

Thứ tư, trong chính sách bảo hiểm, năm 2017, do hướng dẫn chậm, các doanh nghiệp bảo hiểm không tiếp tục thực hiện bảo hiểm theo nghị định 67/2014 đã phát sinh vướng mắc từ đầu năm đến nay làm cho các ngân hàng thương mại không tiến hành giải cho các tàu đang đóng hoặc ngư dân có tàu đã đóng xong do không có bảo hiểm nên không đi biển được.

Thứ năm, còn vướng mắc đối với các chính sách khác như chính sách về đào tạo, hướng dẫn thuyền viên.

Do đặc điểm của các chủ tàu là khi tàu được đóng xong mới tìm kiếm thuyền viên đi biển nên ảnh hưởng đến việc đăng ký và phê duyệt danh sách thuyền viên được đào tạo, vận hành tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới và đào tạo nghề.

Về thiết kế mẫu tàu cá, theo ông Tám, do hướng dẫn và giám sát chưa tốt nên nhiều cơ sở đóng tàu, chủ tàu và tư vấn thiết kế đã không áp dụng mẫu thiết kế đã được ban hành.

Các cơ sở viện cớ không phù hợp để thiết kế lại từ đầu đối với từng con tàu để tính chi phí thiết kế đơn chiếc dẫn đến chi phí đóng tàu tăng, thời gian thực hiện kéo dài. Các địa phương cuthiếu giám sát, phát hiện, kiến nghị hoặc chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời.

LAN ANH - XUÂN LONG

Nguồn: tuoitre.vn
Share:

Dự án mỏ sắt Thạch Khê: Vì sao các đại gia khai thác mỏ thế giới rút lui?

Bỏ đi vì… chưa có lãi?

Theo nhiều tài liệu đã công bố trước đây, với trữ lượng lên đến 544 triệu tấn, mỏ sắt Thạch Khê chiếm gần 50% tổng trữ lượng quặng sắt Việt Nam và là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với hàm lượng sắt cao (Fe >61%), nằm tập trung trong một khu vực, quặng sắt Thạch Khê có nhiều lợi thế cho việc tuyển và chế biến với quy mô lớn. Đặc biệt, tổng giá trị của khu mỏ được định giá lên đến 35 tỷ USD càng thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư.

Mỏ sắt Thạch Khê được đánh giá có trữ lượng 544 triệu tấn, trị giá kinh tế 35 tỷ USD.

Mỏ sắt Thạch Khê được đánh giá có trữ lượng 544 triệu tấn, trị giá kinh tế 35 tỷ USD.

Thực tế, dành sự quan tâm rất lớn cho mỏ sắt Thạch Khê, trong hơn nửa thế kỷ qua, bắt đầu từ năm 1960, các chuyên gia, đoàn địa chất nước ngoài, gồm Liên Xô (sau này là CHLB Nga), Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Phi đã tiến hành khoan thăm dò, lập báo cáo kết quả thăm dò nhằm phục vụ cho việc lập dự án đầu tư khai thác mỏ sắt này.

Cụ thể, từ 1961 đến 1987, các chuyên gia, đoàn địa chất đến từ Liên Xô đã tiến hành khoan kiểm tra, lập báo cáo kết quả thăm dò tỉ mỉ, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật (TEO) liên hợp thép tại Hà Tĩnh, bao gồm Dự án khai thác, tuyển mỏ Thạch Khê với công suất 3 triệu tấn/năm và Dự án luyện gang lò cao và sản xuất thép với công suất 1,5 triệu tấn/năm.

Năm 1990 – 1991, liên doanh hai công ty của Đức là Krupp và Lohrho Pacific đã lập báo cáo tiền khả thi khai thác mỏ với công suất 10 triệu tấn tinh quặng/năm. Sản phẩm chủ yếu dùng cho xuất khẩu.

Cùng thời điểm này nhóm các công ty của Nhật Bản do Nippon Steel đứng đầu cùng với Mitsui, Nachimen và Nissho Iwai đã lập báo cáo tiền khả thi khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê với công suất 5 triệu tấn/năm.

Năm 1994 các công ty khác của Đức là Công ty tư vấn kỹ thuật Dr Otto Gold lập “Báo cáo đánh giá địa chất và chất lượng mỏ quặng sắt Thạch Khê” và Công ty Rheinbraun Engineering (RE) lập Dự án tháo khô mỏ bằng phương pháp mô hình hóa và lỗ khoan hạ thấp nước ngầm.

Từ năm 1994 – 1997, dựa vào kết quả nghiên cứu của hai công ty Đức nói trên, tổ hợp các nhà đầu tư Krupp (Đức), Tập đoàn Genco (Nam Phi), Mitsubishi (Nhật Bản) đã rất quyết tâm thực hiện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê khi lập dự án khai thác mỏ với công suất 10 triệu tấn/năm. Các tập đoàn này đã khoan 21 lỗ, lấy 65 tấn mẫu quặng sắt gửi sang Đức nghiên cứu luyện kim.

Từ 2004 -2007, các công ty của Nga lập dự án khai thác 5 triệu tấn quặng/năm để sản xuất quặng thiêu kết (PA1) và phương án (PA2) để sản xuất quặng vê viên cho luyện gang lò cao.

Mặc dù đã đổ công sức, tiền của cho việc lập các dự án, nhưng cuối cùng không một liên danh, hay công ty nước ngoài nào bỏ vốn đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Theo tài liệu mà ông Phạm Thế Minh, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam và GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội địa hóa Việt Nam Hội thông tin tại Hội thảo góp ý Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng tổ chức vào ngày 25/7 vừa qua tại Hà Nội, thì lí do mà các đại gia khai thác mỏ của thế giới từ bỏ đầu tư dự án sắt Thạch Khê là do dự này… chưa có lãi!

Các đại gia khai thác mỏ của thế giới từ bỏ đầu tư dự án sắt Thạch Khê là do dự này… chưa có lãi

Các đại gia khai thác mỏ của thế giới từ bỏ đầu tư dự án sắt Thạch Khê là do dự này… chưa có lãi

Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá, số liệu địa chất thăm dò quặng Thạch Khê mà Việt Nam công bố trước đây là có độ tin cậy, tuy vậy do hàm lượng kẽm trong quặng cao, hơn 0,07% so với quặng thế giới, nên chi phí tuyển luyện tốn kém hơn.

Tiếp đó, là điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình phức tạp cũng khiến chi phí sản xuất cao.

Ngoài ra, các đại gia khai mỏ của nước ngoài đánh giá, trữ lượng quặng sắt Thạch Khê 544 triệu tấn mà Việt Nam đã công bố khác với tiêu chuẩn về trữ lượng và tài nguyên của quốc tế. Trữ lượng 544 triệu tấn mà Việt Nam công bố thực chất là gồm trữ lượng có giá trị công nghiệp và tài nguyên dự tính.

“Với công nghệ khai thác, giá thành quặng khai thác, tuyển, chế biến, giá sản phẩm gang thép lúc đó, thì khai thác sắt Thạch Khê chưa có lãi. Thế nên họ đã rút quân đi, không đầu tư tiếp”- GS.TS Đặng Trung Thuận thông tin.

Lo ngại dư thừa quặng sắt

Một trong những lo ngại được đặt ra là: Nếu được Chính phủ chấp thuận cho tái khởi động thì TIC sẽ bán quặng đi đâu, bởi một thực tế nhu cầu tiêu thụ quặng sắt trong nước không lớn, trong khi nguồn cung trên thế giới gia tăng mạnh mẽ.

Hiện tổng khối lượng mà Bộ Tài nguyên – Môi trường (TNMT) và các địa phương cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác đến 12,9 triệu tấn/năm, tương đương 8 triệu tấn quặng tinh. Nhưng thực tế, theo các chuyên gia, sản lượng tiêu thụ hiện khá hạn chế, khoảng hơn 1 triệu tấn, chỉ phục vụ cho các nhà máy thép của Tập đoàn Hòa Phát, thép Thái Nguyên, thép Việt Trung)…

Sản lượng tiêu thụ hiện khá hạn chế cộng với một số dự án thép lò cao như Vạn Lợi (Vũng Áng, Hà Tĩnh), thép Mega Vinastar (Quảng Ninh) không kịp đầu tư hoặc đổ vỡ, nên gần đây đã đã xẩy ra tình trạng tồn kho quặng sắt. Để giảm thiểu khó khăn, cuối năm 2016, đầu 2017, một số doanh nghiệp đã có văn bản xin được xuất khẩu lượng hàng tồn kho này.

Theo các chuyên gia, hiện nhu cầu tiêu thụ quặng sắt trong nước không lớn, trong khi nguồn cung trên thế giới gia tăng mạnh mẽ.

Theo các chuyên gia, hiện nhu cầu tiêu thụ quặng sắt trong nước không lớn, trong khi nguồn cung trên thế giới gia tăng mạnh mẽ.

Trong khi đó, xu thế nguồn cung của thế giới vẫn liên tục tăng, khiến giá quặng sắt có chiều hướng giảm.

Theo dự báo của CitiGroup (ngân hàng lớn thứ tư thế giới), dù đã chi phối thị trường quặng sắt thế giới nhưng 2 quốc gia Australia và Brazil vẫn không ngừng tăng sản lượng. Dự báo, từ năm 2016 đến 2020, Brazil sẽ tăng sản lượng quặng sắt từ 371 triệu tấn lên 480 triệu tấn, còn Australia cũng sẽ tăng từ 835 triệu tấn lên 934 triệu tấn. Chỉ tính riêng hai Tập đoàn Vale (Brazil) và BHP Billinton (Australia) cũng tăng sản lượng lên thêm 100 triệu tấn/năm.

Đáng lo ngại hơn, nhu cầu của Trung Quốc, thị trường ngốn đến 80% sản lượng quặng sắt thế giới dẫu tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên đây chỉ là nguồn nhu cầu ngắn hạn. Chủ trương loại bỏ các lò luyện thép chất lượng thấp và tăng sử dụng thép phế thải càng khiến nhu cầu quặng sắt của nước này giảm mạnh trong tương lai.

Việc sản lượng tăng, nhu cầu giảm đã khiến giá quặng sắt giảm rõ rệt trong thời gian qua. Tính từ đầu tháng 9/2016, giá quặng sắt đã giảm 3,7%. Xu thế giá quặng sắt sẽ giảm dưới mức 50USD/tấn.

Theo nhận định của ông Phạm Thế Minh, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, với diễn biến sản xuất quặng của thế giới thời gia qua thì giá quặng sắt giảm xuống dưới mức 50USD/tấn là có thể xẩy ra. Nếu mức giá này thì sắt Thạch Khê sẽ sản xuất lỗ.

“Nếu về mức giá 50 USD trở xuống là ta sản xuất lỗ. Nếu tính đến việc tuổi thọ của lò cao giảm đi ½ do hàm lượng kẽm cao, chi phí bão dưỡng tốn hơn vật liệu và những yếu tố rủi ro khác trong quá trình khai thác quặng mà ta chưa lường hết được thì quặng sắt Thạch Khê sẽ rất khó bán”- ông Minh đưa ra nhận định.

Văn Dũng

Tag :sắt Thạch Khê, Dự án mỏ sắt Thạch Khê, đại gia khai thác mỏ thế giới


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Mercedes-Benz và FUSO ra mắt Dịch vụ Tài chính Daimler cùng Eximbank

Đại diện Eximbank, đại diện Daimler Financial Services và đại diện Mercedes- Benz Việt Nam trong buổi ra mắt triển khai dịch vụ.

Ông Hunerland Thomas, Phó Chủ tịch phòng Tiếp thị và Kinh doanh Khối Dịch vụ Tài chính Daimler khu vực châu Phi và châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: “Với sự ra mắt các sản phẩm dịch vụ tài chính tại thị trường Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại sự thuận tiện để quý khách hàng có thể sở hữu 1 chiếc xe Mercedes-Benz, hay 1 chiếc xe tải hoặc xe buýt FUSO. Là thương hiệu xe sang đầu tiên triển khai dịch vụ tài chính trên thị trường, khách hàng đến với chúng tôi sẽ có thêm nhiều lựa chọn cùng những tiện nghi đi kèm bằng quy trình hỗ trợ hoàn toàn sẵn có tại đại lý”.

Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu từ ngân hàng Eximbank túc trực tại các đại lý chính hãng Mercedes-Benz, khách hàng có thể nộp đơn yêu cầu hỗ trợ tài chính chỉ bằng chứng minh nhân dân và nhận kết quả sơ bộ chỉ trong vòng 30 phút. Khi các chứng từ cần thiết đã được chuẩn bị và phê duyệt đầy đủ, khách hàng có thể ký hợp đồng ngay tại đại lý, và có thể lựa chọn thêm gói bảo hiểm đi kèm.

“Nhờ tích hợp các giải pháp tài chính cho danh mục xe bao gồm xe mới và xe đã qua sử dụng chính hãng, dịch vụ và phụ tùng tại các đại lý ủy quyền, giờ đây chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ một cửa để đáp ứng nhu cầu di chuyển cho khách hàng. Chúng tôi hy vọng khách hàng sẽ hài lòng hơn bao giờ hết nhờ sự thuận tiện và dễ dàng để lái một chiếc xe mơ ước về nhà”, ông Choi Duk Jun, Giám đốc Điều hành khối Xe du lịch Mercedes-Benz nói.

Ông Rainer Wurmbach, Giám đốc Điều hành Mercedes-Benz Việt Nam chia sẻ thêm rằng lãi suất dịch vụ tài chính FUSO được xem là cạnh tranh nhất trong thị trường xe buýt và xe tải.

“Hạn mức tín dụng cao hơn thị trường và gói hỗ trợ bao gồm đóng thùng, bảo hiểm và các chí phí bảo dưỡng trong góp phần làm chương trình này thêm hấp dẫn. Với 90% khách hàng xe tải và xe buýt cần được hỗ trợ tài chính, dịch vụ FUSO sẽ đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu đó”, ông Wurmbach cho biết.

Dịch vụ Hỗ trợ Tài chính bởi Mercedes-Benz và FUSO mang đến chương trình cho vay tiêu chuẩn với lãi suất cạnh tranh (7,5% trong năm đầu) cho sản phẩm xe mới với thời hạn từ 12-84 tháng, và số tiền trả trước trong khoảng 10-20%. Các chính sách ưu đãi mang lại sức hấp dẫn hơn cho chương trình hỗ trợ tài chính. Để giúp khách hàng hiểu rõ và trải nghiệm chương trình hỗ trợ tài chính mới, FUSO sẽ áp dụng mức lãi suất ưu đãi 4,99% cho tất cả khách hàng đặt cọc và mua sản phẩm tải và xe khách trong thời gian từ ngày 1- 31/8.

H. Nhung

Tag :Mercedes-Benz Việt Nam, dịch vụ tài chính, Eximbank


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Vietjet báo lãi hợp nhất 6 tháng 1.900 tỷ đồng

Vietjet đã thực hiện 49.151 chuyến bay, vận chuyển 8,27 triệu lượt khách, tăng 22,4% với hệ số sử dụng ghế luôn đạt mức cao gần 88%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2017, Vietjet đạt 1.900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 44,7% so với cùng kỳ.

Sau báo cáo kinh doanh riêng lẻ vừa công bố tuần trước, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã chứng khoán VJC - HOSE) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 hợp nhất trước kiểm toán với các chỉ tiêu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, tổng doanh thu của Vietjet đạt 16.390 tỷ đồng, tăng gần 31% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu quý 2 đạt 11.283 tỷ đồng, tăng 89% so với quý 2/2016. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 2 của Vietjet đạt gần 1.482 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2017, Vietjet đạt 1.900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 44,7% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng từ vận tải hành khách quốc tế là động lực tăng trưởng của quý này khi tăng gần 130%. Doanh thu vận tải hàng không 6 tháng đạt 10.743 tỷ đồng, tăng 45,1% cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận trước thuế công ty mẹ từ mảng vận tải hàng không đạt trên 1.090 tỷ đồng, tăng 46% so với nửa đầu năm 2016.

Trong quý 2, Vietjet đã nhận thêm 5 máy bay A321 mới từ Airbus, doanh thu bán máy bay 5.621 tỷ đồng. Tính tới 30/6/2017, tổng tài sản của Vietjet đạt 24.945 tỷ đồng, tăng 50,8%, vốn chủ sở hữu đạt 7.964 tỷ đồng tăng hơn 130% so với thời điểm 30/06/2016.

Đến 30 tháng 6 năm 2017, Vietjet đang khai thác đội bay 45 tàu bay bao gồm 30 tàu bay A320 và 15 tàu bay A321, tăng thêm 13 đường bay so với 31/12/2016, nâng tổng đường bay khai thác lên 73 đường bay trong nước và quốc tế, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 110,6% kế hoạch năm.

Vietjet đã thực hiện 49.151 chuyến bay, vận chuyển 8,27 triệu lượt khách, tăng 22,4% với hệ số sử dụng ghế luôn đạt mức cao gần 88%.

Mới đây, Vietjet cũng đã động thổ dự án Trung tâm Công nghệ Hàng không - Học viện Hàng không Vietjet tại Khu công nghệ cao (SHTP), quận 9, Tp.HCM. Dự kiến sau 12 tháng sẽ đưa vào vận hành hạng mục đầu tiên là Trung tâm thiết bị buồng lái giả định đào tạo phi công (Full flight simulator).

Gần đây nhất, ngày 25/7, Japan Airlines (JAL) và Vietjet đã ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện nhằm nâng cao tiện ích khách hàng, chất lượng dịch vụ, chất lượng vận hành và gia tăng giá trị doanh nghiệp của hai công ty.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Kinh tế tư nhân chuyển mình

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG

Thống kê gần nhất, tỉ lệ này mới đạt 39,21% cho thấy nếu đạt 50-60%, bức tranh của nền kinh tế có thể sẽ khác hơn rất nhiều.

Có nhiều thông tin tích cực để con số này sớm thành hiện thực.

Đó là nghị quyết trung ương 5 với sự khẳng định vai trò đầu tàu của khu vực kinh tế tư nhân.

Là Chính phủ đang điều hành với tinh thần kiến tạo và hành động. Là môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi với lạm phát thấp, tỉ giá - lãi suất ổn định. Là tinh thần khởi nghiệp đang tăng.

Là nền kinh tế không thể dựa mãi vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, phải dựa vào nội lực, mà khu vực năng động nhiều tiềm năng nhất là khối kinh tế tư nhân...

Nhưng để khai thác những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trên nhằm xây dựng một lực lượng kinh tế tư nhân hùng mạnh hơn, quy mô hơn cần những bước đi dài, đòi hỏi nỗ lực cả ở hai phía.

Trước hết, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đòi hỏi: “Kinh tế tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn kiểu cũ, thiếu chuẩn mực...”.

Đây là điều không hề đơn giản bởi không ít doanh nghiệp thuộc khu vực này đã quen làm ăn theo kiểu chạy chọt, thân quen, lợi nhuận nhiều - nộp thuế ít, thiếu tinh thần hợp tác - liên minh với nhau...

Nhưng để kinh tế tư nhân thay đổi, bung ra, có nhiều việc mà chính quyền phải làm nhanh, quyết liệt.

Đó là phải sớm thu hẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước khỏi những lĩnh vực không nhất thiết Nhà nước phải làm. Là phải xóa đi khả năng có những lợi ích nhóm, sự kết hợp giữa các bộ ngành với các doanh nghiệp trực thuộc. Là phải bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn - kể cả vốn viện trợ phát triển.

Là các bộ ngành, như Thủ tướng nói: “Phải có cả tâm lẫn tài. Tâm thôi không đủ mà còn phải nâng cao năng lực để bắt nhịp và thích ứng với đòi hỏi của kinh tế tư nhân”...

Vậy phải làm như thế nào? Đó là đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Là thu hồi những dự án, đất đai và cả cơ chế chính sách đã dành cho những doanh nghiệp nhà nước yếu kém, thua lỗ để trao lại cho những nhà đầu tư có năng lực.

Làm được việc này chính là trao cơ hội đến mọi doanh nghiệp có tiềm lực, là phân bổ lại nguồn lực, xóa bỏ nhóm lợi ích - những trở ngại được cho là đang níu chân kinh tế tư nhân phát triển.

Hãy thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải thiện môi trường kinh doanh. Bởi đã có không ít cuộc đối thoại giữa các bộ ngành và địa phương với doanh nghiệp nhưng chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới còn thua nhiều nước trong khu vực.

Cả xã hội đang dõi theo từng bước đi, sự lớn mạnh của khối kinh tế tư nhân mà tỉ trọng đóng góp cho GDP chính là thước đo.

Đó cũng chính là thước đo, đánh giá sự thay đổi của doanh nghiệp lẫn chính quyền, thước đo của sự thành công.

CầM VăN KìNH

Nguồn: tuoitre.vn
Share:

Một ngôi nhà ở Anh được bán đấu giá với mức chưa đến 30.000 đồng

Căn bất động sản này được quảng cáo là “khoản đầu tư lý tưởng” vì nằm gần các trường đại học và các tuyến tàu điện ngầm. (Nguồn: BI)

Căn bất động sản này được quảng cáo là “khoản đầu tư lý tưởng” vì nằm gần các trường đại học và các tuyến tàu điện ngầm. (Nguồn: BI)

Cụ thể, một căn hộ ba phòng ngủ ở trung tâm thành phố Sunderland (Anh) sẽ được đấu giá với mức giá chỉ 1 bảng (tương đương 1,3 USD hay 29.500 đồng).

Theo Business Insider, đại lý bất động sản của Andrew Craig đang chuẩn bị cho việc đấu giá ngôi nhà vào tối 31/7.

Andrew Craig cho biết, trong một thông báo rằng: “Người mua nhà chú ý, người mua không phải trả phí bảo hiểm. Mức giá hướng dẫn chỉ là 1 bảng Anh”.

Một số phòng, bao gồm cả phòng tắm, có vẻ như vẫn còn tương đối tốt. (Nguồn: BI)

Một số phòng, bao gồm cả phòng tắm, có vẻ như vẫn còn tương đối tốt. (Nguồn: BI)

Tuy nhiên, một cuộc đánh giá về rủi ro sức khoẻ cho thấy ngôi nhà có “những mối nguy hiểm có tính nghiêm trọng”. Bất cứ ai bước chân vào ngôi nhà cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro đó. Ngôi nhà này cũng cần được “sửa chữa, tân trang hoàn toàn”, báo cáo nói.

Mặc dù một số phòng khác thì cần một khoản tiền đáng kể để nâng cấp. (Nguồn: BI)

Mặc dù một số phòng khác thì cần một khoản tiền đáng kể để nâng cấp. (Nguồn: BI)

 Một căn phòng trong ngôi nhà này có một vết nứt khổng lồ trên trần nhà. Có thể đây là mối đe dọa về an toàn cho khách mà báo cáo đề cập đến. (Nguồn: BI)

Một căn phòng trong ngôi nhà này có một vết nứt khổng lồ trên trần nhà. Có thể đây là mối đe dọa về an toàn cho khách mà báo cáo đề cập đến. (Nguồn: BI)

Căn hộ 3 phòng ngủ tại Sunderland được bán đấu giá với mức giá chỉ 1 bảng Anh vào hôm qua (31/7) lúc 7h tối giờ địa phương.

Hồng Vân
Theo BI

Tag :bán đấu giá, bất động sản, người mua nhà, căn hộ 3 phòng ngủ


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

APEC 2017: Cơ hội vàng cho bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng

Cơ hội tỷ đô từ APEC 2017

Sau 10 năm, Việt Nam lại một lần nữa được đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 (APEC 2017), trọng tâm là tuần lễ cấp cao tổ chức tại thành phố Đà Nẵng – thành phố được mệnh danh là đáng sống nhất Việt Nam.

Sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng 11/2017, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên cùng khoảng 10.000 người tham dự, trong đó có 2.000 đại biểu chính thức, 3.000 phóng viên báo chí, 5.000 nhà doanh nghiệp và các đại biểu không chính thức.

Dự kiến, dịp này Đà Nẵng sẽ phải huy động lên đến 150 chuyến bay/ngày và sử dụng khoảng 13.000 phòng khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao. Tuy nhiên, theo số liệu từ Savills, nguồn cung khách sạn của Đà Nẵng hiện mới có khoảng hơn 9.000 phòng, trong đó chỉ có 7.500 phòng 3-5 sao. Vì thế, APEC 2017 dự kiến sẽ mang lại nguồn doanh thu khổng lồ nhờ nhu cầu sử dụng tăng vọt.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho hội nghị APEC 2017, Đà Nẵng đã đón một nguồn ngân sách trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo ra cơ hội vàng để Đà Nẵng lột xác với những cơ hội đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng.

Thậm chí, khi APEC kết thúc, thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn được giới chuyên gia đánh giá sẽ tiếp tục sôi động. Nhờ “cú hích” APEC, thị trường lên một “tầm cao” mới nhưng chính những tiềm năng vốn có và sự đầu tư bài bản ngay từ đầu đã giúp thị trường giữ được đà tăng trưởng mạnh mẽ trong cả dài hạn.

Đà Nẵng đang được giới đầu tư chú ý, bởi chính quyền thành phố muốn đưa nơi đây thành một “Singapore” của Việt Nam, khi thực hiện nhiều quy hoạch tầm cỡ như đôi bờ sông Hàn, bán đảo Sơn Trà… Cùng với đó, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông hiện đại đã giúp kích thích các nhà đầu tư chuyển dòng vốn vào đây. Trước khi có APEC, Đà Nẵng vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước bởi nơi đây được ví như thành phố lễ hội. Ngoài ra, khả năng sinh lời vẫn còn cao do quỹ đất không lớn, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, an ninh tốt...

Doanh nghiệp địa ốc mạnh tay rót vốn

Trên thực tế, không cần phải đợi đến APEC, ngay trong năm 2016 đã có hàng loạt đại gia tìm đến Đà Nẵng để đón đầu cơ hội. Nóng nhất phải kể đến ngành địa ốc với hàng loạt siêu dự án cùng mục tiêu cung cấp phòng nghỉ dưỡng phục vụ hội nghị và đón đầu cơ hội phát triển của Đà Nẵng về du lịch trong tương lai. Một số tên tuổi lớn có thể kể tới tại thời điểm này như Vingroup, Hyatt, Hòa Bình Group, Novaland…

Bên cạnh các chủ đầu tư đã đi trước đón đầu, đưa dự án vào vận hành, rất nhiều nhà đầu tư khác cũng tận dụng sức nóng từ sự kiện này để ra mắt các dự án mới: M Landmark (Alphanam), TMS Luxury Hotel Da Nang, Wyndham Soleil Ánh Dương…

Trong số này, TMS Luxury Hotel Da Nang dù là “tân binh” nhưng đang được giới đầu tư đánh giá là dự án đáng chờ đợi nhất trong năm 2017 nhờ vị trí đắc địa, đột phá thiết kế cùng nhiều chính sách hỗ trợ tài chính ưu việt nhất trên thị trường hiện nay.

Toạ lạc ngay bên bãi biển Mỹ Khê, trên đường Võ Nguyên Giáp (Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng), TMS Luxury Hotel Da Nang được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng hoàn thiện, vị trí đắc địa, môi trường sinh thái tốt, cộng hưởng chuỗi tiện ích đẳng cấp xứng tầm quốc tế.

Công trình gồm 25 tầng nổi, 2 tầng hầm này được đầu tư bài bản với nhà hàng, khách sạn thiết kế theo phong cách Nhật Bản, bể bơi sky pool, phòng tập gym & fitness tiêu chuẩn quốc tế, khu spa chuyên nghiệp tiêu chuẩn 5 sao quy mô tới 700m2. Điểm đặc biệt nhất trong thiết kế của TMS Luxury Hotel Da Nang chính là sự đột phá kiến trúc với bể bơi đáy kính đua ra không trung đầu tiên ở Việt Nam, 100% căn hộ đón gió và ánh sáng tự nhiên, trên 80% căn hộ có tầm nhìn hướng biển… mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách hàng,.

Được thành lập từ năm 2004, TMS Group hiện này là tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực chính: Cung ứng nhân lực quốc tế, Giáo dục và Bất động sản. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, hơn 20 văn phòng cùng hàng trăm cán bộ thường trú tại Nhật Bản, TMS Group hiện là đối tác cung ứng nhân lực cho các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản. Chinh phục thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới và trở thành đối tác tin cậy của Nhật Bản hơn một thập kỷ vừa qua là minh chứng thuyết phục cho uy tín, chất lượng, giá trị mà TMS Group mang lại cho khách hàng, đối tác.

Chuyển hướng kinh doanh mũi nhọn vào lĩnh vực Bất động sản, TMS Group khẳng định tầm vóc, năng lực với việc đầu tư hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đẳng cấp, các khu đô thị mới kiểu mẫu, hiện đại rộng hàng trăm hecta trên nhiều tỉnh thành cả nước như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phú Yên, Vĩnh Phúc…

Tag :TMS Group, TMS Luxury Hotel Da Nang, phong cách Nhật Bản


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

ADB chưa đưa đường sắt số 3 Hà Nội vào danh mục tài trợ vốn

Theo đó, Bộ KH&ĐT khẳng định, trong biên bản ghi nhớ của Đoàn Chương trình ADB tháng 4/2017, ADB chưa đưa dự án đường sắt số 3 vào Danh mục dự án dự kiến tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020.

Chính vì vậy, theo Bộ KH&ĐT, Hà Nội cần tiếp tục làm việc với ADB và các nhà đồng tài trợ khác để làm rõ khả năng thu xếp vốn cho dự án, làm cơ sở để Bộ KH&ĐT tiến hành thủ tục trình Chính phủ quyết định.

Bộ KH&ĐT cho biết, ADB chưa đưa dự án đường sắt số 3 kéo dài vào danh mục viện trợ giai đoạn 2018 - 2020.

Bộ KH&ĐT cho biết, ADB chưa đưa dự án đường sắt số 3 kéo dài vào danh mục viện trợ giai đoạn 2018 - 2020.

Được biết, ngay sau khi có đề xuất của Hà Nội, các Bộ như Tài chính, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước đều đã có văn bản góp ý gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&ĐT. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tán thành với phương án xây dựng thêm đường sắt đô thị số 3 và số 2 theo quy hoạch của Hà Nội. Về cơ chế vốn cho dự án, Bộ GTVT cũng thống nhất với đề xuất của Hà Nội kiến nghị xin vay từ ADB và Nhật Bản .

Nói thêm về tuyến đường sắt số 3 Nhổn - ga Hà Nội đang được triển khai có chiều dài 12,5km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km đi ngầm đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Công trình được khởi công tháng 9/2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017. Tuy nhiên, đến nay đã phải lùi sang năm 2021, muộn hơn 4 năm so dự kiến.

Về vốn, đường sắt số 3 được vay vốn của Chính phủ Pháp, cơ quan phát triển Pháp AFD và các Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu. Ban đầu, dự án có tổng mức đầu tư hơn 957 triệu Euro (gần 26.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau 2 lần tăng chi phí và giá, đến nay dự án này đã đội vốn lên đến gần 1,28 tỷ Euro (gần 36.000 tỷ đồng).

Trước đó, cuối tháng 3/2017, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã ký văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, lựa chọn đề xuất Dự án metro số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình được sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và Dự án metro số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai sử dụng vốn vay ADB.

Tổng vốn của 2 dự án trên là khoảng 53.000 tỷ đồng (2,3 tỷ USD) trong đó riêng dự án đường sắt số 3 ga Hà Nội - Hoàng Mai là 1,2 tỷ USD (tương đương 27.000 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay nước ngoài hơn 1 tỷ USD (dự kiến ADB là 450 triệu USD, còn lại là các nhà đầu tư khác để chi cho các hạng mục xây dựng, thiết bị và tư vấn của dự án).

Ngay sau đó, ADB cũng đã tài trợ không hoàn lại 1,5 triệu USD để lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi cho đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai.

Tuyến đường sắt đô thị số 3 Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài khoảng 26 km. Hiện nay đoạn từ Nhổn đến ga Hà Nội (chiều dài 12,5 km) đang được xây dựng. Việc tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng tuyến số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai (phố Tam Trinh) dài 8 km để hoàn chỉnh toàn bộ tuyến số 3.

Hoàn thiện tuyến số 3, Hà Nội muốn kết nối giao thông từ phía Nam sang phía Tây Hà Nội nhanh chóng và thuận tiện.

Trong văn bản góp ý đề xuất Dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai, đề xuất sử dụng vốn vay của ADB, Bộ GTVT khẳng định, tuyến metro phía Tây này phù hợp với Quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

An Linh

Tag :đường sắt đô thị, metro số 3, đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, đường sắt số 3 kéo dài


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Mua biệt thự resort 8 tỷ gần chợ Bến Thành, lái xe Mercedes về nhà

Khách hàng mua Jamona Golden Silk đợt 2 và 30 căn biệt thự trong lần mở bán đợt cuối vào ngày 23/7 vừa qua đã có cơ hội bốc thăm trúng thưởng chương trình “Mua biệt thự, lái xe sang, du lịch Mỹ” với tổng giá trị giải thưởng 3 tỷ đồng, trong đó có 1 khách hàng mua 5 căn biệt thự, nhà liên kế đã may mắn trúng 1 xe Mercedes trị giá 1,4 tỷ đồng.

Ở resort chất, lái xe sang về nhà

30 biệt thự phong cách “resort xanh” ngay trong lòng thành phố, chỉ cách chợ Bến Thành 10 phút di chuyển được Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) mở bán đợt cuối hôm 23/7/2017 ngay tại dự án. Theo đó khách hàng mua trong ngày đợt 2 và 30 căn biệt thự trong lần mở bán đợt cuối đã được bốc thăm 29 giải thưởng trị giá 3 tỷ đồng trong chương trình “Mua biệt thự, trúng xe sang, du lịch Mỹ”. 3 khách hàng may mắn đã trúng giải nhất, nhì, ba lần lượt là 1 chiếc xe Mercedes trị giá 1,4 tỷ đồng, 10 lượng vàng trị giá 370 triệu, tour du lịch Mỹ tương đương 180 triệu đồng.

May mắn nhất trong sự kiện khi trúng thưởng xe Mercedes, ông Nguyễn Minh Sơn, hiện kinh doanh tại quận 7, mua 5 căn biệt thự, nhà liên kế Jamona Golden Silk, chia sẻ: “Tôi mua 5 căn tại đây để sau này gia đình, con cháu dọn về ở gần nhau. Quan niệm mua nhà là phát lộc, và từ khi mua dự án Jamona Golden Silk tới nay lộc về liên tục. Rất nhiều quà tặng lớn, nhỏ đã đến và hôm nay thật quá bất ngờ tôi còn trúng thêm 1 chiếc xe Mercedes. Và tôi tin đây là mảnh đất phát lộc như ý, hanh thông về cuộc sống và thuận lợi làm ăn cho gia đình tôi”.

Khách hàng Nguyễn Minh Sơn cùng cháu gái bên chiếc xe Mercedes vừa trúng thưởng.

Khách hàng Nguyễn Minh Sơn cùng cháu gái bên chiếc xe Mercedes vừa trúng thưởng.

Ngoài 3 giải đặc biệt, có 26 khách hàng đã mua căn hộ dự án Jamona Golden Silk may mắn trúng 6 xe máy SH, 6 tour du lịch Hàn Quốc dành cho 2 người, 6 iPad Pro, 8 iPhone Red 128GB.

Cơ hội cuối cùng sở hữu biệt thự 8 tỷ đồng liền kề chợ Bến Thành

Jamona Golden Silk là khu biệt thự ven sông rộng 7,6ha, có mật độ xây dựng chỉ 27,9%, gồm 226 căn biệt thự, nhà liên kế có diện tích từ 90-253m2 và đã có sổ đỏ 100%. Dự án được giới thiệu lần đầu vào quý III-2016, đến nay đã tiêu thụ được 85% sản phẩm vì vị trí thuận lợi và không gian sống chuẩn xanh, văn minh, hiện đại và nhiều tiện ích. Mở bán đợt cuối, Sacomreal giới thiệu 30 căn có vị trí đẹp nhất, ven sông và sân vườn, giá bán từ 7 – 22 tỷ cùng chương trình bốc thăm Ở “resort” mặt tiền sông – hái lộc vàng với giải thưởng lên đến 2,2 tỷ đồng. Theo đó, trước tháng 8/2017 khách hàng mua Jamona Golden Silk sẽ có cơ hội bốc thăm sổ tiết kiệm có giá trị 200 triệu, 350 triệu, 550 triệu, 600 triệu và cao nhất là 800 triệu. Đồng thời tất cả khách hàng còn nhận ngay voucher tiền mặt từ 50 triệu – 110 triệu đồng tuỳ giá trị sản phẩm chọn mua.

Dự án được ví như một “resort tại gia” vì có 2 mặt giáp sông và thiết kế như một sân golf trong khu vườn nhiệt đới. 18.000 m 2 công viên cây xanh với các thảm cỏ trên từng con đường, góc phố đan xen với những khu vui chơi, điểm dừng chân, khu BBQ… sẽ mang đến cho cư dân cảm giác sống thư thái, bình yên tách biệt khỏi những ồn ào thường nhật. Đặc biệt, mỗi căn nhà được trang bị 7 tiện ích xanh: hệ thống máy nước nóng, công nghệ SmartHome, cửa khóa vân tay, camera intercom, vườn rau sạch tưới tự động, sân vườn, đặc biệt pin nặng lượng mặt trời. Đây là hệ thống hoà với mạng điện trong nhà của cư dân. Theo tính toán, mỗi giờ có thể thu được 1 ký điện khi có ánh nắng tốt và trung bình 1 ngày có thể tích 10 ký điện cho cư dân. Trung bình 1 năm sẽ đạt 3.650 ký điện, giúp tiết kiệm gần 10 triệu đồng/năm cho mỗi hộ dân (tính với giá điện 2,500 đồng/ký).

Mỗi căn nhà tại Jamona Golden Silk được trang bị pin năng lượng mặt trời, giúp mỗi hộ gia đình tiết kiệm 10 triệu đồng/năm.

Mỗi căn nhà tại Jamona Golden Silk được trang bị pin năng lượng mặt trời, giúp mỗi hộ gia đình tiết kiệm 10 triệu đồng/năm.

Dự án có vị trí thuận lợi ngay giao lộ Bùi Văn Ba, Huỳnh Tấn Phát, cách Phú Mỹ Hưng 5 phút, chợ Bến Thành chỉ 15 phút di chuyển. Từ đây cư dân có thể sử dụng tất cả các tiện ích hiện đại của đô thị hiện đại nhất khu Nam Sài Gòn cũng như tại các quận trung tâm.

PV

Tag :Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), khu biệt thự ven sông Jamona Golden Silk


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Hàng ngàn con heo vẫn quên 'đeo vòng' trong đêm 'truy xuất'

Người dân truy xuất nguồn gốc khi mua thịt heo tại một siêu thị ở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vẫn quên “đeo vòng” cho heo

Đêm 30 rạng sáng 31-7 - thời điểm TP.HCM chính thức áp dụng quy định thịt heo vào chợ đầu mối phải có thông tin truy xuất nguồn gốc, tại chợ đầu mối Bình Điền, 100% heo về chợ này không được đeo vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc, thịt heo trên xe đều không có dây niêm phong theo đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo của TP.HCM.

Tổ đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, do Sở Công thương là đầu mối, đã lập biên bản nhắc nhở, nếu 36 xe chở thịt heo tiếp tục vi phạm sẽ bị xử phạt.

Tại chợ Hóc Môn, số xe bị lập biên bản nhắc nhở cũng được ghi nhận khá nhiều. Khâu rơi rụng nhiều lại liên quan đến lực lượng thú y các tỉnh chỉ kiểm tra thông tin mà “quên” kích hoạt vào vòng, dẫn đến các khâu sau không có thông tin để tiếp tục quy trình.

Số này tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Đắk Nông, Bến Tre...

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết trong đêm 30 rạng sáng 31-7, TP.HCM tiếp nhận tổng cộng 9.600 con heo, trong đó tiêu thụ ở kênh hiện đại 1.200 con, tại 2 chợ đầu mối 8.400 con.

“Tỉ lệ heo được truy xuất nguồn gốc khi về đến cơ sở giết mổ chỉ còn 21%, tương đương 1.991 con và khi về đến chợ đầu mối chỉ còn 1.205 con, tương đương 13%” - ông Hòa nói.

Theo ông Hòa, 31-7 là ngày đầu bắt buộc truy xuất nguồn gốc heo khi vào chợ đầu mối sau thời gian thí điểm nên tỉ lệ truy xuất được chưa cao.

Lý do quy trình truy xuất phải qua nhiều công đoạn trong khi nhiều người trong chuỗi có tâm lý chờ đợi, chỉ khi cơ quan quản lý làm căng mới tuân thủ.

Hiện nay 85% thịt heo cung ứng cho TP.HCM đến từ các tỉnh khác nên sự hợp tác của các địa phương rất quan trọng.

“Đeo vòng”: tốt cho người mua thịt ở chợ

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, mục đích chính của truy xuất nguồn gốc heo là kiểm soát lượng thịt heo vào các chợ vì heo bán ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi là của các doanh nghiệp có thương hiệu, quy trình kiểm soát chặt chẽ...

Trong khi đó, một số chủ trang trại cho rằng việc TP.HCM bắt buộc 100% heo ngoại tỉnh vào TP phải đeo vòng truy xuất do một đơn vị cung cấp là chưa công bằng.

Lý do là các trang trại cũng tham gia các hệ thống truy xuất nguồn gốc khác nhau, như hệ thống truy xuất nguồn gốc trong tiêu chuẩn Global GAP, của Traceverified...

Mỗi hệ thống có một cách kiểm soát và không nhất thiết phải đeo vòng chân cho heo như hệ thống của Sở Công thương TP.HCM.

Việc buộc người dân và thương lái phải làm theo hệ thống này sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, thêm chi phí của nhà sản xuất.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, lại cho rằng TP.HCM đã chuẩn bị cho việc truy xuất từ cách đây khá lâu, chỉ cần đăng ký tham gia chương trình, đặt mua vòng đeo rồi đeo cho heo trước khi xuất bán cho thương lái là được.

Ông Quang nêu quan điểm: truy xuất nguồn gốc là việc bắt buộc phải làm để đảm bảo an toàn thực phẩm từ chuỗi, tìm ra những cá nhân, đơn vị làm ăn không đàng hoàng nếu xảy ra vấn đề an toàn thực phẩm. TP.HCM là nơi tiêu thụ sản phẩm nên có quyền đặt ra các tiêu chuẩn để đảm bảo nguồn cung cho người dân.

Tuy nhiên, ông Quang cho rằng nếu có thêm những nhà cung cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc khác nữa, TP.HCM cần có những điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của người dân.

Chính quyền quyết liệt, thương lái thay đổi

*** Error ***
Mua bán thịt heo tại chợ đầu mối Bình Điền, Q.8, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trước thông tin TP.HCM chỉ cho heo “đeo vòng” (truy xuất nguồn gốc) vào thành phố, nhiều thương lái cho biết sẽ phải thay đổi.

Bà Nguyễn Kim Oanh, một thương lái heo tại chợ đầu mối Hóc Môn, cho biết sáng 31-7 có đến gần 50 xe heo bị cơ quan chức năng TP.HCM giữ lại để kiểm tra truy xuất nguồn gốc, dẫn đến tình trạng ùn ứ kéo dài.

Sau đó, cơ quan chức năng đã cho thương lái đưa heo vào trong chợ bán nhưng yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc việc truy xuất nguồn gốc heo từ ngày 1-8.

“Giờ cơ quan chức năng yêu cầu, chúng tôi thực hiện thôi. Từ nay tôi sẽ chỉ mua heo ở các trang trại nào mà họ có vòng truy xuất” - bà Oanh cho biết.

TRẦN MẠNH - NHƯ BÌNH

Nguồn: tuoitre.vn
Share:

Nguyên lãnh đạo Vinachem nói gì về kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương?

Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) công bố kết luận về các sai phạm tại Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), PV Pháp Luật TPHCM đã ghi nhận các ý kiến của người trong cuộc về vấn đề này. Chúng tôi xin trích nguyên văn.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Chủ tịch HĐTV Vinachem: Tôi đã nghỉ hưu 7 năm không còn nhớ nữa! Chuyện kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, ví dụ như công tác quản trị, tỉ giá, nguyên liệu đầu vào, tình hình kinh tế trong nước, thế giới,... Việc triển khai dự án được Chính phủ thời kỳ đó chấp thuận và chúng tôi có báo cáo đầy đủ theo Nghị quyết HĐQT. Trong quá trình dự án đang triển khai thì tôi nghỉ hưu, các giai đoạn sau đó những thành viên kế tiếp chịu trách nhiệm.

Về dự án đạm Ninh Bình, theo chỉ đạo, dự án triển khai trong vòng 36 tháng (tạm tính), sau đó điều chỉnh lên 40 tháng vì thời gian tạm tính là thời điểm chưa thống nhất với nhà bản quyền. Khi lãnh đạo cấp trên đồng ý cho đàm phán trực tiếp với các nhà bản quyền thì điều chỉnh lên 40 tháng và tất cả nội dung trên chúng tôi đều báo cáo với họ. Làm sao chúng tôi làm mà không báo cáo với cấp trên được. Dự án chậm ngày nào thì chịu xử phạt ngày đó, nên chẳng ai muốn chậm dự án...

Là Đảng viên, tôi tuân thủ các mức kỷ luật mà tổ chức Đảng đưa ra, với trách nhiệm là người đứng đầu tập đoàn, tôi phải chịu trách nhiệm.

Một nguyên Tổng Giám đốc Vinachem (Xin giấu tên):

Tôi đã giải thích với cơ quan kiểm tra. Trong tập đoàn ai cũng biết tính tôi làm việc vô tư trong sáng và không vụ lợi cá nhân và làm thất thoát vốn Nhà nước. Thời điểm đó, các yếu tố kinh tế tác động nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá dầu giảm, giá phân bón giảm, giá than tăng... Chuyện lỗ, lãi có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thời điểm đó thua lỗ là điều không may.

 Trụ sở Vinachem. Ảnh: TP

Trụ sở Vinachem. Ảnh: TP

Như đã thông tin, chiều 31/7, UBKT đã công bố các vi phạm tại Vinachem. Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Vinachem nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên; không xem xét, xử lý trách nhiệm đối với một số cán bộ, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm. Điều động, luân chuyển, bổ nhiệm một số trường hợp vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.

Thiếu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Đối với dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, mặc dù đã được các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn cảnh báo Dự án hiệu quả thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, song HĐTV và Tổng Giám đốc Tập đoàn vẫn trình cấp có thẩm quyền quyết định triển khai, dẫn đến Nhà máy liên tục thua lỗ với số tiền trên 2.500 tỉ đồng. Nhiều dự án Tập đoàn đầu tư không hiệu quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên 4.200 tỉ đồng.

HĐTV và Tổng Giám đốc Tập đoàn thiếu kiểm tra, giám sát để Ban quản lý dự án Đạm Ninh Bình thay đổi thiết bị xuất xứ từ các nước EU, G7 sang thiết bị của Trung Quốc không đúng với hợp đồng;....

Cùng với đó, UBKT cũng đãchỉ ra các khuyết điểm của các cá nhân liên quan là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Vinachem. Đó là ông Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Vinachem. Ông Dũng thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ; trong quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của Tập đoàn, gây hậu quả rất nghiêm trọng; để Tập đoàn và một số công ty không bảo toàn được vốn Nhà nước giao.

Thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện Dự án DAP số 2 Lào Cai. Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong việc triển khai dự án đạm Hà Bắc.

Ông Nguyễn Gia Tường, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Vinachem chịu trách nhiệm chung về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn. Chịu trách nhiệm cùng với tập thể HĐQT, HĐTV Tập đoàn về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ; trong việc ban hành các nghị quyết, quyết định các dự án và quản lý đất đai; buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của Tập đoàn.

Bên cạnh đó, các nguyên lãnh đạo cũng bị nêu tên gồm: Ông Đỗ Quang Chiêu, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (tiền thân của Vinachem); ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty, nguyên Chủ tịch HĐTV Vinachem; ông Đỗ Duy Phi, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng Giám đốc; Ông Nguyễn Đình Khang, nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ, nguyên Tổng Giám đốc.

Các vị này chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong chỉ đạo thực hiện dự án Đạm Ninh Bình ở giai đoạn đầu. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý vốn, tài sản, đất đai, đầu tư. Chịu trách nhiệm khi ký các quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án trái với ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ. Thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Dự án Đạm Hà Bắc, Dự án DAP số 2 Lào Cai.

Theo UBKT, những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Anh Dũng, Đỗ Quang Chiêu, Nguyễn Quốc Tuấn, Đỗ Duy Phi là rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật. Khuyết điểm, vi phạm của các ông Nguyễn Gia Tường, Nguyễn Đình Khang chưa đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật, UBKT yêu cầu hai vị này kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc.

Theo Trà Phương
Pháp luật TPHCM

Tag :Ủy ban Kiểm tra Trung ương, kinh doanh thua lỗ, Tập đoàn hóa chất, Vinachem, xử lý trách nhiệm


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Chủ tịch SBIC nghỉ hưu, thứ trưởng được giao phụ trách

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa giao nhiệm vụ mới cho Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ngày 31/7.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa vừa ký quyết định giao quyền phụ trách Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) cho Thứ trưởng Nguyễn Văn Công sau khi Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Nguyễn Ngọc Sự có quyết định nghỉ hưu từ 1/8.

Chủ tịch SBIC Nguyễn Ngọc Sự nguyên là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), được điều động, bổ nhiệm làm Chủ tịch SBIC từ năm 2010. Phát biểu tại buổi công bố quyết định ngày 31/7, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho rằng, sau khi được Thủ tướng điều động sang làm Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) vào tháng 10/2010, ông Nguyễn Ngọc Sự đã lãnh đạo Vinashinh và sau này là SBIC duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, thu nhập và tư tưởng cho hàng ngàn lao động trong bối cảnh doanh nghiệp này gặp khó khăn.

Sau khi được giao phụ trách SBIC, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công khẳng định, việc tái cơ cấu của SBIC vừa qua chưa đạt kỳ vọng là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ông khẳng định sẽ cùng ban lãnh đạo tổng công ty tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, xây dựng báo cáo tổng kết việc triển khai công tác tái cơ cấu với trọng tâm là nghiên cứu thực trạng, đề xuất các giải pháp để duy trì các doanh nghiệp đóng tàu có lợi nhuận và giảm tối đa thiệt hại của Nhà nước, đảm bảo lợi ích của người lao động.

Được biết, trong các lĩnh vực phụ trách của Thứ trưởng Nguyễn Văn Công, có lĩnh vực công nghiệp đóng tàu.

Hiện SBIC có gần 6 nghìn lao động trong cơ quan Tổng công ty và 8 đơn vị trực thuộc. Sau hơn 3 năm tái cơ cấu, doanh nghiệp này đã có những kết quả tích cực ban đầu. Năm 2016, toàn tổng công ty bàn giao được 198 sản phẩm, tăng 18 sản phẩm so với mục tiêu đầu năm. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, không bao gồm giá trị từ thanh lý tàu trong năm 2016 xấp xỉ đạt kế hoạch đề ra và vẫn có lãi, cơ bản bù đắp được các khoản chi phí để .

Đặc biệt, trong năm 2016 vừa qua, thu nhập bình quân của người lao động tại SBIC đạt 7,64 triệu đồng/người/tháng; cơ bản không nợ lương người lao động và thanh toán các khoản bảo hiểm, phúc lợi xã hội…


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chân dung ông chủ Hublot, vị tỉ phú với những thương vụ không khoan nhượng

Chân dung Bernard Arnault – ông chủ tập đoàn xa xỉ hàng đầu thế giới LVMH.

Chân dung Bernard Arnault – ông chủ tập đoàn xa xỉ hàng đầu thế giới LVMH.

Tỉ phú Bernard Arnault là người giàu nhất nước Pháp và giàu thứ 8 trên thế giới, theo xếp hạng của tờ Forbes. Tính đến tháng 4/2017, tài sản của ông được ước tính ở con số 51,5 tỉ đô. Đế chế LVMH là tập đoàn số 1 thế giới về xa xỉ phẩm với 70 thương hiệu cao cấp cùng khoảng 4000 nhà bán lẻ, hoạt động trong 6 lĩnh vực nổi bật và sở hữu những thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy,… rượu và đồ uống với Moet&Chandon, Hennessy, Dom Pérignon, và gần đây nhất là những sự đầu tư vào phân khúc đồng hồ với Hublot, Zenith hay Tag Heuer.

Tuổi trẻ táo bạo

Tỉ phú Arnault ngay từ trẻ đã tỏ rõ khả năng kinh doanh táo bạo trời phú. Vốn theo học bằng kĩ sư tại ngôi trường danh tiếng Ecole Polytechnique của Pháp, sau đó về làm việc tại công ty xây dựng của gia đình ở tuổi 25. Đến năm 1979, ông kế vị chức Chủ tịch khi vừa 30 tuổi. Tuy nhiên khi đó có một số thay đổi trong chính trường Pháp khiến gia đình Arnault quyết định di cư đến nước Mĩ.

Trở về và táo bạo hơn nữa

Arnault và gia đình trở về Pháp năm 1983. Ông nhận thấy cơ hội tuyệt vời để mua lại công ty dệt Boussac Saint-Freres, vốn sở hữu cổ phần tại nhà mốt cao cấp Christian Dior. Arnault quyết định đầu tư 15 triệu đô và kêu gọi thêm 80 triệu đô bên ngoài để mua lại Boussac Sain-Freres. Thương vụ hoàn tất, các nhà máy dệt và tài sản khác được tiếp tục rao bán, chỉ giữ lại Christian Dior và Le Bon Marche. Ngài Arnault trở thành CEO của Dior năm 1985.

Lúc này, Arnault có dư khoảng 400 triệu đô. Năm 1987, ông được chủ tịch Henri Racamier của LVMH mời đầu tư vào LVMH group mới được thành lập từ Louis Vuitton và Moet Hennessy. Trong suốt các năm 1989 và 1990, Arnault cho thấy quyết tâm không khoan nhượng sau hàng loạt những thương vụ nội bộ, cho đến những tranh chấp tại tòa án. Cuối cùng vào năm 1990, Arnault sở hữu 43,5% của LVMH, 35% quyền biểu quyết và chính thức trở thành chủ tịch và CEO của LVMH.

Chỉ hơn 40 tuổi, Bernard Arnault đã trở thành chủ tịch và CEO của đế chế LVMH.

Chỉ hơn 40 tuổi, Bernard Arnault đã trở thành chủ tịch và CEO của đế chế LVMH.

Quá trình thống nhất LVMH của ông được xem là một trong những vụ thâu tóm cam go và quyết liệt nhất trong lịch sử doanh nghiệp Pháp, khiến cho tên tuổi Arnault được nhắc đến với nỗi sợ hãi của các đối thủ kinh doanh, cho đến sự nể phục dành cho tính quyết đoán của ông.

Nhà lãnh đạo khó tính

Nguyên lý kinh doanh độc đáo của ngài Arnault đã giúp LVMH phát triển vượt bậc dù trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.

Nguyên lý kinh doanh độc đáo của ngài Arnault đã giúp LVMH phát triển vượt bậc dù trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.

Tham vọng của ngài Arnault là đưa LVMH trở thành một trong những tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới, ngang tầm với hai tên tuổi trong lĩnh vực này là Richemont (Thuỵ Sĩ) và Kering (Pháp). Chỉ trong 11 năm, trị giá thị trường của LVMH đã tăng lên ít nhất 15 lần, cả doanh thu và lãi suất tăng lên 500%. Nguyên lý của ông là các thương hiệu thuộc tập toàn khi được mua về sẽ vẫn hoạt động như những công ty độc lập, theo văn hoá và bản sắc lịch sử riêng. Vai trò của tập toàn là hỗ trợ những lợi ích chung cho các thương hiệu này. Cách làm này giúp cho sức sống của các thương hiệu thuộc LVMH phát triển bền vững và giữ được truyền thống trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động.

LVMH tiếp tục thâu tóm thêm Celine năm 1988, Berluti và Kenzo năm 1993, Guerlain năm 1994, Marc Jacobs và Sephora năm 1997, Emilio Pucci năm 2000, Fendi, DKNY năm 2001, 17% của Hermes năm 2010 và gần đây nhất là toàn bộ nhà mốt Christian Dior năm 2017. Arnault được biết đến là một CEO khốc liệt, sẵn sàng sa thải các nhân sự cao cấp từ khi ông lên nắm quyền. Những năm gần đây LVMH vẫn tiếp tục thâu tóm thêm các thương hiệu khác, trong cả lĩnh vực đồng hồ xa xỉ như Zenith, Tag Heuer và Hublot.

Cú bắt tay cùng phù thuỷ của ngành đồng hồ Jean-Claude Biver

Ngày nay LVMH cùng với Richemont và Swatch Group là 3 tập đoàn lớn nhất trong ngành đồng hồ xa xỉ thế giới. Toàn bộ các nhãn đồng hồ gồm TAG Heuer, Zenith và Hublot nằm dưới quyền ngài Jean-Claude Biver.

Bernard Arnault và thương vụ thâu tóm thương hiệu đồng hồ Hublot.

Bernard Arnault và thương vụ thâu tóm thương hiệu đồng hồ Hublot.

Được mệnh danh là “bậc thầy marketing của ngành đồng hồ”, Ngài Jean-Claude Biver bắt đầu sự nghiệp tại Audermar Piguet và sau đó là Omega. Cũng có tính cách quyết đoán phần nào tương đồng với ngài Arnault, ngài Biver nhận thấy tiềm năng của thương hiệu Blancpain và thâu tóm thương hiệu này với cái giá khiêm tốn 25,000 CHF. Với tầm nhìn chiến lược và biệt tài marketing, Blancpain đã hồi sinh thành công và được Swatch Group mua lại với giá 40 triệu CHF. Kì tích của ngài JC Biver tiếp tục với công cuộc làm tái sinh Hublot từ một thương hiệu nhỏ trở thành sức ảnh hưởng thương mại toàn cầu và cuối cùng bán Hublot cho LVMH ở mức giá tin đồn khoảng 500 triệu đô năm 2008.

Tin tưởng vào tài năng của Jean-Claude Biver (phải), Bernard Arnault đã quyết định mua lại Hublot và đưa tên tuổi này trở thành thương hiệu toàn cầu. Ngài Biver nhận lời mời của ngài Arnault để trông coi các nhãn đồng hồ cho LVMH.

Tin tưởng vào tài năng của Jean-Claude Biver (phải), Bernard Arnault đã quyết định mua lại Hublot và đưa tên tuổi này trở thành thương hiệu toàn cầu. Ngài Biver nhận lời mời của ngài Arnault để trông coi các nhãn đồng hồ cho LVMH.

Về một nhà với các tên tuổi xa xỉ hàng đầu khác của LVMH và tiếp tục dưới bàn tay dẫn dắt của JC Biver, Hublot ngày nay có sức phủ sóng rộng khắp trên nhiều lĩnh vực, được biết đến là bạn đồng hành của Ferrari, nhà tài trợ của FIFA World Cup – những sự kiện lớn nhất hành tinh.

Theo dõi hoặc từ khoá #hublotvietnamcomingsoon để đón nhận những tin tức mới nhất về các hoạt động chính hãng trong thời gian tới.

P. Anh

Tag :ngành đồng hồ, Tỉ phú Bernard Arnault, thương hiệu cao cấp, Hublot


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Đề án cổ phần HUD, "con cưng" Bộ Xây dựng bị vạch nhiều bất cập

Cụ thể, về việc có hay không có sự cần thiết phải bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, Bộ KH&ĐT khẳng định: Không cần thiết và khuyên nên bán hết cho các nhà đầu tư khác, chỉ giữ lại 51% cổ phần Nhà nước chi phối.

Trong đề án cổ phần hoá HUD con cưng, cục nợ của Bộ Xây dựng, có nhiều vấn đề cần làm rõ

Trong đề án cổ phần hoá HUD "con cưng", cục nợ của Bộ Xây dựng, có nhiều vấn đề cần làm rõ

Không cần thiết bán 25% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược

Theo Bộ KH&ĐT, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây Dựng đề xuất bán 25% cổ phần của HUD dành cho nhà đầu tư chiến lược. Bộ KH&ĐT giải thích: "Nhà đầu tư chiến lược là những nhà đầu tư có thể hỗ trợ DN sau cổ phần hóa về chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, quản trị DN; cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. HUD là doanh nghiệp (DN) hàng đầu Việt Nam về phát triển nhà ở và thị trường BĐS nên Bộ KH&ĐT cho rằng không cần thiết phải có nhà đầu tư chiến lược".

Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ Xây dựng đấu giá rộng rãi, công khai toàn bộ cổ phần Nhà nước thoái đợt này tại HUD nhằm tăng sức hấp dẫn trong việc đấu giá lần đầu, tránh thất thoát vốn Nhà nước.

Về giá cổ phần và phương án thoái vốn, theo góp ý của Bộ KH&ĐT, trong quyết định của Bộ Xây dựng năm 2016, giá trị DN của HUD tính đến hết tháng 12/2014 là 10.900 tỷ đồng, vốn Nhà nước hơn 3.400 tỷ đồng.

Theo phương án cổ phần hóa HUD, Nhà nước sẽ giữ lại 51%, cổ đông chiến lược 25%, cán bộ công nhân viên chức là 0,31% và nhà đầu tư bên ngoài là 23,7%. Mức giá cổ phần của HUD được dự định là 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, giá bán cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo hình thức thỏa thuận trực tiếp sau khi đã bán đấu giá công khai, nhưng không thấp hơn giá giao dịch thành công thấp nhất.

Yêu cầu xác định lại giá trị tài sản DN trước IPO

Về kiến nghị của Bộ Xây dựng cho phép lấy kết quả xác định giá trị DN này ngày 31/12/2014 như trên để làm căn cứ xác định giá trong IPO, Bộ KH&ĐT trích dẫn Thông tư của Bộ Tài chính nêu rõ: "Việc công bố giá trị DN và IPO cách thời điểm xác định giá trị không quá 18 tháng, trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ".

Như vậy, theo Bộ KH&ĐT trường hợp xác định giá của HUD đã quá 29 tháng nên không tránh khỏi khả năng có nhiều biến động về giá trị tài sản. Đặc biệt, HUD là DN hàng đầu về phát triển nhà ở, thị trường BĐS, việc cổ phần hóa cần thực hiện cẩn trọng, đảm bảo tính đầy đủ giá trị đất đai, tránh thất thoát cho Nhà nước. Bộ KH&ĐT đề nghị Thủ tướng cho phép Kiểm toán Nhà nước vào cuộc rà soát để cập nhật, bổ sung giá trị DN trước khi định giá để cổ phần hoá.

Tại thời điểm xác định giá trị DN, các dự án của HUD chưa hoàn thành và dự án có trích trước chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng để tiếp tục đầu tư đang được hạch toán tại tài khoản chi phí phải trả gần 3.800 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ cho phép HUD tiếp tục sử dụng nguồn chi phí trích trước sau khi cổ phần DN nếu sử dụng không hết phần chênh lệch sẽ nộp lại ngân sách.

Đề nghị quyết toán nguồn vốn trích trước để đầu tư

Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT khẳng định: Từ thời điểm xác định giá trị DN đến nay đã 29 tháng, khoản chi phí trích trước này cũng đã được sử dụng một phần để hoàn thành các hạng mục cam kết.

Do đó, Bộ đề nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính tính toán cụ thể số liệu chi trước đầu tư đến thời điểm IPO để quyết toán dứt điểm các khoản mục, trường hợp có chênh lệch thì ghi đầy đủ vào giá trị vốn Nhà nước tại DN, đảm bảo không thất thoát vốn Nhà nước.

Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị tạm loại trừ toàn bộ giá trị tài sản tại 22 cơ sở nhà đất ở Hà Nội với tổng giá trị 19 tỷ đồng, lý do Bộ này đưa ra đến thời điểm hiện nay là Hà Nội chưa có ý kiến chính thức cuối cùng về phương án sử dụng đất của công ty HUDS (Công ty TNHH MTV Dịch vụ Nhà ở và khu đô thị - công ty con của HUD) có tài sản trên.

Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cho biết, UBND Hà Nội đã có ý kiến về việc HUDS tạm giữ lại, tiếp tục quản lý, sử dụng 10 cơ sở Nhà đất, còn lại thực hiện bàn giao cho Hà Nội 12 cơ sở nhà, đất đất đang sử dụng không đúng mục đích được giao. Vì vậy, Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo tính toán điều chỉnh xử lý chênh lệch tính giá trị thực tế số giá trị tài sản còn lại sau khi đã giao cho Hà Nội như trên.

Nguyễn Tuyền

Tag :HUD, bất động sản, bất hợp lý cổ phần HUD, đề án cổ phần, bán vốn Nhà nước


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Thay đổi để dẫn đầu: Hành trình khẳng định vị thế vững bền của thương hiệu Phát Đạt

Đây là hướng phát triển được coi là bền vững nhất, không chỉ đem lại sự tín nhiệm của người mua nhà, mà còn giúp Phát Đạt tạo dựng uy tín với cổ đông, với nhà đầu tư, những người sẵn lòng đồng hành cùng Phát Đạt để gặt hái thành công.

Thực tế, thời gian vừa qua, nhờ chung thành với triết lý "Hiệu quả, Bền vững và Tiến độ", các dự án The EverRich 1 hay The EverRich Infinity đã mang lại quả ngọt cho rất nhiều nhà đầu tư tin tưởng và đồng hành cùng với Phát Đạt. Điều này thể hiện qua kết quả doanh thu, lợi nhuận cùng cổ tức mà Ban lãnh đạo chia sẻ với cổ đông. Phát Đạt không chỉ hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, mà còn vượt trội so với dự tính ngay trong những tháng đầu năm 2017.

Báo cáo hợp nhất đầu quý II/2017 cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Phát Đạt đạt 383,85 tỷ đồng, gấp hơn 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu chủ yếu đến từ bán căn hộ đạt hơn 380 tỷ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế quý II/2017 lần lượt đạt 102,22 tỷ đồng và 81,33 tỷ đồng, cùng gấp hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, Phát Đạt đạt doanh thu gần 589 tỷ đồng, tăng 164,26% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 158,25 tỷ đồng, tăng 118,94%.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản khá triển vọng trong thời gian tới, đây là cơ hội cho Phát Đạt bứt phá với những dự án tiềm năng của mình. Ngoài việc tiếp tục kéo dài chuỗi dự án mang thương hiệu The EverRich tại các lô đất mới đầy tiềm năng tại quận 1 và quận 5, Phát Đạt sẽ đẩy mạnh hợp tác với một số đơn vị để phát triển các dự án tiềm năng khác.

Một trong số đó phải kể đến dự án Millenium mà Phát Đạt hợp tác cùng Thảo Điền Investment tại 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4. Với tầm nhìn không giới hạn cùng kiến trúc độc đáo, sang trọng kết tinh hoàn hảo giữa kiến trúc hiện đại và nét đẹp tinh tế Millennium mang đến không gian sang trọng, riêng tư bậc nhất vững bền theo thời gian.

Với mục tiêu sáng tạo ra những chuẩn mực sống mới, vừa thích hợp sinh hoạt và làm việc, vừa gắn kết cộng đồng ngay trong một resort "2 in 1" đầy đủ tiện nghi, Phát Đạt đã chi gần 1.500 tỷ đồng thuê Công ty TNHH Veritas Architects thiết kế landscape, Công ty TNHH PTW Việt Nam thiết kế nội thất và kiến trúc toàn dự án.

Ưu tiên trong thiết kế dự án này mà Phát Đạt đặt ra cho kiến trúc sư, đó là phải thiết kế Millennium thành một dự án hiện đại, năng động, nhưng phải nhẹ nhàng, tinh tế và nhiều nét khác biệt, độc đáo. Ngoài ra, tiện nghi nội thất phải mang sắc màu nhẹ nhàng, hòa điệu cùng thiên nhiên, giúp căn hộ và dự án nổi bật giữa trung tâm thành phố. Từ vị trí dự án này có thể dễ dàng lưu thông vào trung tâm Quận 1, đến Quận 7, Quận 3, Quận 5, Quận 10, Quận Bình Chánh… bằng những trục đường chính, thông thoáng, không lo ngập nước vào mùa mưa và tắc đường giờ cao điểm.

 Bà Trần Thị Hường - cố vấn điều hành của Phát Đạt trao giấy chứng nhận chủ quyền cho khách hàng.

Bà Trần Thị Hường - cố vấn điều hành của Phát Đạt trao giấy chứng nhận chủ quyền cho khách hàng.

Ngoài những tiện ích vượt trội về vị trí, không gian sống, thiết kế tinh tế, thể hiện sự đẳng cấp cho người sử dụng mà khách hàng của Phát Đạt còn được tận hưởng sự chu đáo trong cách tận tụy chăm sóc, sự hài lòng của khách hàng luôn được Phát Đạt quan tâm và ưu tiên nhất.Rõ ràng dự án Millennium được xây dựng bằng nguồn cảm hứng bất tận về sự vĩnh viễn trong thời hạn sở hữu cũng như thiết kế và vị trí có giá trị bền vững theo thời gian.

Millennium là dự án căn hộ cao cấp được yêu thích nhất bởi các chuyên gia bất động sản của tổ chức BCI Asia Top 10 và nhận luôn giải “Á quân” cho hai hạng mục Best Retail Development (Dự án có khu bán lẻ tốt nhất) và Best High End Condo Development (Dự án căn hộ cao cấp xuất sắc nhất) tại Vietnam Property Awards 2017. Chủ đầu tư Phát Đạt đã chia sẻ rằng Millennium (nghĩa là “Thiên niên kỷ”) là lời khẳng định sự phát triển vững bền không gì thay đổi được cho thương hiệu bất động sản cao cấp của Phát Đạt.

Tag :Thị trường bất động sản, Phát Đạt


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Tập đoàn khách sạn hàng đầu Mỹ "đặt chân” đến biệt thự Phú Quốc

Sức hút nội tại

Là biệt thự biển đầu tiên tại Phú Quốc được bảo chứng bởi Tập đoàn Wyndham, The Coast Villas một lần nữa khẳng định sức hút mãnh liệt từ ý tưởng thiết kế, hệ thống tiện ích phong phú, cũng như tiềm năng phát triển bền vững.

The Coast Villas - Kiến trúc xanh bên bờ biển

The Coast Villas được thiết kế như một khu vườn nhiệt đới mang nét mộc mạc yên bình của làng quê Việt Nam với cụm 5 - 7 căn biệt thự nhóm thành những ngôi làng nhỏ, có khoảng sân chung.

Với phong cách private villa độc đáo, mỗi căn biệt thự The Coast Villas vừa đủ riêng tư để chủ nhân có thể tìm thấy một không gian thư giãn lý tưởng, vừa tạo tính kết nối từ hệ thống tiện ích hiện đại như hồ bơi, khu clubhouse, khu giải trí, thương mại, ẩm thực,...

The Coast Villas đặc biệt chú trọng đến sự bền vững bằng việc sử dụng vật liệu tự nhiên, cây xanh Cúc Tần Ấn Độ phủ khắp mái nhà, gỗ tông màu trầm. 

Ngoài ra, tất cả các không gian đều nằm trên cùng một tầng, hồ bơi ngăn cách giữa các phòng chức năng, tạo không gian mở, cho phép đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà chính là những cách sắp đặt tinh tế, nhận được nhiều ưu ái của khách hàng. Với nhà đầu tư, đây thực sự là nền tảng vững chắc đặt kỳ vọng cao về lợi tức cho thuê của dự án.

The Coast Villas được quản lý và vận hành bởi Tập đoàn Wyndham, đảm bảo khả năng khai thác cho thuê cao, thu nhập ổn định, hoàn vốn nhanh

Phát triển toàn diện

Với năng lực quản lý của Wyndham Hotel Group đã được công nhận tại 8.000 khách sạn khắp 79 quốc gia trên toàn thế giới cùng mạng lưới khách hàng trung thành phủ rộng, The Coast Villas sẽ được khai thác tối đa tiềm năng cho thuê, đảm bảo tỷ lệ lấp đầy lưu trú quanh năm, cao hơn mức thông thường ước tính tại Phú Quốc là 90%, rút ngắn số năm hoàn vốn xuống còn 7 - 8 năm.

Bên cạnh hiệu quả tối ưu trong quản lý và vận hành, Wyndham Hotel Group còn là cái tên bảo chứng cho việc quản lý tài sản trong dài hạn.

Nhận xét về tiềm năng phát triển du lịch của Phú Quốc, ông David Wray, Phó Chủ tịch Phát triển và thương mại, Tập đoàn Khách sạn Wyndham, Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho rằng: "Phú Quốc đã thu hút được sự chú ý của du lịch trong 5 năm qua nhờ những bãi cát trắng, thiên nhiên hoang sơ, phong cảnh đẹp, hơn nữa điều kiện tuyệt vời cho các hoạt động phát triển du lịch, giải trí, ẩm thực. Chúng tôi tin tưởng với những lợi thế này cùng với việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng, giao thông của Chính phủ sẽ đảm bảo rằng Phú Quốc tiếp tục được công nhận là điểm đến du lịch tầm cỡ thế giới, thu hút ngày càng đông lượng du khách trong nước và quốc tế ".

Diện mạo của Phú Quốc có thể nói là thay đổi rất chóng vánh. Từ một nơi hoang sơ, Phú Quốc đã trở thành địa điểm thu hút du lịch hấp dẫn nhất nước và toàn khu vực. Có thể kể đến nhiều Tập đoàn bất động sản lớn trong nước và quốc tế đã hiện diện ở đây tạo nên khu đô thị nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.

Thêm vào đó, hàng loạt công trình nghìn tỷ được đẩy mạnh đầu tư cùng định hướng trở thành đặc khu kinh tế cũng góp phần gia tăng giá trị bất động sản trong khu vực, thu hút làn sóng đầu tư rầm rộ tại đây. Và The Coast Villas là một trong những lựa chọn tài sản quý giá và khan hiếm nhưng tổng giá trị đầu tư một căn biệt thự tại đây chỉ từ 5 tỷ đồng. 

Liên hệ:

Ưu đãi đặc biệt

- Nhận ngay lợi nhuận 2 tỷ đồng khi ký hợp đồng

- Tặng kỳ nghỉ trị giá đến 1 tỷ

Hotline: 0906 999 161

http://ift.tt/29Rbi3E

THU THẢO

Nguồn: tuoitre.vn
Share:

Thói quen thường nhật của ông chủ Amazon

Kim Tuyến
Mới đây, nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos vượt qua Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới với tài sản 90,6 tỷ USD, theo Forbes. Cũng giống nhiều tỷ phú công nghệ nổi tiếng khác, Bezos có thói quen ngủ đủ mỗi ngày. Ông thường thức dậy tự nhiên vào mỗi sáng mà không lấy chuông hẹn giờ, trang Business Insider cho biết.
Theo tờ Entrepreneur, ông thường dùng bữa sáng với các món ăn lành mạnh, tốt cho sức khoẻ cùng vợ - tiểu thuyết gia MacKenzie Bezos.
Để dành thời gian trọn vẹn cho vợ và 4 con, Bezos thường không bao giờ sắp xếp các cuộc họp vào sáng sớm, tờ Entrepreneur cho biết.
Jeff Bezos được biết đến là người không đặt nặng việc họp hành. The trang Recode, mỗi năm, ông chỉ họp khoảng 6 giờ đồng hồ với nhà đầu tư.<br>
Bezos có quy tắc "2 chiếc pizza" trong cuộc họp. Theo đó, ông không bao giờ họp nếu số người tham gia không đủ để ăn hết 2 chiếc pizza.
Bezos nổi tiếng là sếp luôn đòi hỏi cao ở nhân viên và ông cũng được cho là phải thuê chuyên gia về để giúp mình tiết chế bớt điều đó.
Ông chủ Amazon cũng là người khá "tằn tiện". Tại Amazon, nhân viên không được hưởng bữa trưa hay dịch vụ massage miễn phí như ở một số hãng công nghệ khác.
Bezos có khẩu vị khá lạ. Trong một cuộc gặp với nhà sáng lập Woot, Matt Rutledge, Bezos đã gọi món bạch tuộc ăn cùng với khoai tây, thịt xông khói, sữa chua tỏi xanh và trứng cho bữa sáng. <br>
Bezos cũng từng chia sẻ với Tổng biên tập trang Business Insider, Henry Blodget rằng, ông rất thích đồ ăn bán trên xe tải bên ngoài trụ sở Amazon.
Sau bữa tối với gia đình, Bezos thường có thói quen rửa bát. "Tôi thấy mình thực sự hấp dẫn nhất khi làm việc đó", Bezos chia sẻ với Blodget.
Bezos chưa từng tiết lộ về việc có thường xuyên tập thể hình hay không. Tuy nhiên, với những hình ảnh gần đây, ông thường được so sánh với tài tử Vin Diesel của series điện ảnh Fast and Furious về cơ bắp.
Bezos đặc biệt yêu thích series phim Star Trek. Thậm chí ông còn tham gia vai khách mời trong phần "Star Trek Beyond" năm 2016.
Không chỉ thích xem Star Trek, Bezos còn có sở thích khác là đi tàu ngầm tìm các tên lửa cũ của NASA. Và trong các chuyến thám hiểm đó, ông thường mang theo các con của mình.
Mỗi ngày, ông chủ Amazon luôn đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng dù bận rộn tới đâu.
  • Những điều ít biết về ông chủ Amazon

    Những điều ít biết về ông chủ Amazon

    Kim Tuyến

    Khởi nghiệp từ garage, Jeff Bezos giờ đã trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới...

  • Ông chủ Amazon vượt Bill Gates thành người giàu nhất thế giới

    Ông chủ Amazon vượt Bill Gates thành người giàu nhất thế giới

    Kim Tuyến

    Jeff Bezos chính thức thành người thứ 7 giữ danh hiệu “giàu nhất thế giới” trong 30 năm qua...


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates