This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Giá vàng đi ngang, USD tự do tiếp tục tăng

Xu hướng giảm nhỏ giọt đã đưa giá vàng thế giới về dưới mốc 1.270 USD/oz sáng nay (1/11), nhưng giá vàng miếng trong nước đi ngang trên ngưỡng 36,5 triệu đồng/lượng. Giá USD tự do giữ đà tăng trong khi giá USD ngân hàng đi xuống.

Lúc hơn 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,53 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ giao dịch hôm qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện không thay đổi.

Vàng nhẫn tròn trơn như nhẫn Phú Quý của Tập đoàn Phú Quý, nhẫn Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu… dao động từ 35,15-35,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35,55-35,75 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng SJC ở mức 36,35 triệu đồng/lượng và 36,55 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Mức giá vàng miếng hiện nay bằng đúng với mức giá vào thời điểm đầu năm. Điều này đồng nghĩa với việc người nắm giữ vàng miếng trong 10 tháng qua không có lợi nhuận. Xu hướng lình xình đi ngang của giá vàng suốt từ đầu năm là một nguyên nhân khiến sức hút của vàng suy giảm.

Trong suốt tháng 10 vừa qua, giá vàng chỉ loanh quanh trong vùng 36,4-36,7 triệu đồng/lượng. Giao dịch ảm đạm khiến các doanh nghiệp kim hoàn đưa ra chênh lệch giá mua-bán vàng ở mức thấp, phổ biến từ 70.000-80.000 đồng/lượng tại thị trường Hà Nội.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.795 đồng (mua vào) và 22.815 đồng (bán ra), tăng 5 đồng so với sáng hôm qua. Giữ đà tăng gần 2 tuần nay, giá USD tự do đã đội thêm 75-80 đồng, theo đó nới rộng khoảng cách với giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Vietcombank sáng nay báo giá USD ở mức 22.675 đồng và 22.745 đồng, tương ứng giá mua và bán, giảm 10 đồng so với hôm qua.

Như vậy, giá USD bán ra trên "chợ đen" đang đứng cao hơn giá USD bán ra niêm yết tại Viecombank 70 đồng. Trước đợt tăng giá này của USD tự do, giá USD tự do bán ra thấp hơn ngân hàng.

Giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á lúc hơn 10h trưa nay theo giờ Việt Nam giảm 1,5 USD/oz so với giá chốt phiên Mỹ, còn 1.269,9 USD/oz. Mức giá này tương đương 34,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ khoảng 1,6 triệu đồng/lượng.

Phiên ngày thứ Ba tại New York, giá vàng giảm 5,6 USD/oz, còn 1.271,4 USD/oz.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền mạnh tăng lên mức 94,66 điểm, từ mức dưới 94,6 điểm vào sáng qua. Tuần trước, chỉ số này có lúc đạt mức 95,15 điểm, cao nhất trong 3 tháng.

Giới phân tích dự báo giá vàng và tỷ giá USD sẽ ít biến động cho tới ngày thứ Năm tuần này, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố lựa chọn của ông về người kế nhiệm bà Janet Yellen trên cương vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) từ tháng 2/2018.

Thị trường đang tin rằng ông Trump sẽ chọn ông Jerome Powell, một thống đốc của FED, cho cương vị Chủ tịch cơ quan này. Ông Powell được xem là mềm mỏng về vấn đề lãi suất, và việc ông dẫn đầu cuộc đua đã giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba.

Tuy nhiên, khả năng FED tăng lãi suất vào tháng 12 tới vẫn là nguồn lực hỗ trợ cho tỷ giá đồng USD và gây sức ép mất giá đối với vàng.

Sáng nay tại thị trường Tokyo, tỷ giá Euro/USD đứng ở mức 1,1635 USD/Euro, so với mức thấp nhất trong 3 tháng là 1,1574 USD/Euro vào hôm thứ Sáu tuần trước. Tỷ giá đồng USD so với đồng Yên tăng nhẹ lên mức 113,86 Yên/USD.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Những cá nhân liên quan 12 dự án nghìn tỷ "đắp chiếu" đã bị xử lý thế nào?

Dù Bộ Công Thương đã có báo cáo khá chi tiết trước đó, mới đây, Chính phủ lại gửi báo cáo đến Quốc hội về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Đây là những dự án đã quen thuộc với dư luận thời gian qua, với cách gọi là các dự án nghìn tỷ "đắp chiếu".

Để xử lý các dự án này, Thủ tướng đã thành lập ban chỉ đạo của Chính phủ do một phó thủ tướng làm trưởng ban. Tháng 6/2017, Bộ Chính trị cũng đã họp để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý.

Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án trên là gần 43,7 nghìn tỷ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên hơn 63,6 nghìn tỷ đồng (tăng 45,65%).

Tổng số lỗ luỹ kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm hết 2016 là hơn 16,12 nghìn tỷ đồng.

Phê bình, cảnh cáo, khiển trách, cách chức

Chính phủ cho biết, tính đến thời điểm này, đã có một số kết quả đối với công tác kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến những khuyết điểm, sai phạm tại các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petro Vietnam (5 dự án), Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex (1 dự án) và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - Vinachem (4 dự án).

Cụ thể, Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng đề nghị Hội đồng Thành viên Petro Vietnam và Hội đồng Quản trị Vinatex phải chịu trách nhiệm với những khuyết điểm, sai phạm liên quan đến các dự án, và bị đề xuất hình thức kỷ luật là phê bình nghiêm khắc.

Trong khi đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại thông báo kết luận của kỳ họp thứ 17 ngày 18/9/2017 đã yêu cầu xem xét thi hành kỷ luật đối các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Vinachem các nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010 - 2015.

Đối với các cá nhân thuộc Petro Vietnam, Chính phủ cho biết, tất cả 14 cá nhân nguyên là ủy viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Petro Vietnam qua các thời kỳ từ 2006 đến 2015 đều bị xử lý kỷ luật.

Ngoại trừ một người diện thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, là đã bị xử lý về mặt kỷ luật Đảng theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, và một người đang bị tạm giam để điều tra nên chưa xem xét trách nhiệm về mặt hành chính, còn lại có hai người bị hình thức kỷ luật cảnh cáo và 10 người nhận hình thức kỷ luật khiển trách.

Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định cách chức Bí thư và Phó bí thư Đảng ủy Petro Vietnam nhiệm kỳ 2010 - 2015 đối với ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu; khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Xuân Sơn và cảnh cáo đối với ông Nguyễn Quốc Khánh - đều là nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Petro Vietnam.

Riêng trường hợp ông Đinh La Thăng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.

Tại hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa 12, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Đinh La Thăng và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12.

Đối với các cá nhân thuộc Vinatex: tất cả thành viên Hội đồng quản trị của Vinatex qua các thời kỳ từ 2008 đến 2014 đều bị phê bình nghiêm khắc và kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Với các cá nhân thuộc Vinachem thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 17 đã ra thông báo đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật với ông Nguyễn Anh Dũng - Chủ tịch Vinachem; quyết định kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng với ông Nguyễn Quốc Tuấn - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Vinachem, kỷ luật cảnh cáo với các ông Đỗ Quang Chiểu - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Vinachem và ông Đỗ Duy Phi, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Vinachem.

Báo cáo nêu rõ, hiện tại, Bộ Công Thương đang khẩn trương xem xét thi hành kỷ luật về mặt hành chính đối với các tập thể và cá nhân của Vinachem.

Thời gian tới, ngoài sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc tại các dự án, doanh nghiệp để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước, Chính phủ sẽ tiếp tục xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.

Đến 2020 dự kiến hoàn thành xử lý

Chính phủ cũng cho biết, về lộ trình cụ thể xử lý các dự án này, trong năm 2017 sẽ hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện.

Đến hết năm 2018 sẽ phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.

Qua xem xét các dự án này, Chính phủ nhận định, mặc dù thuộc các nhóm ngành khác nhau và được khởi công xây dựng, đưa vào khai thác ở những thời điểm khác nhau, nhưng các dự án này đều có chung những khó khăn, tồn tại lớn.

Như, tổng mức đầu tư đều phải điều chỉnh trong quá trình thi công, làm tăng giá thành sản phẩm (đối với các dự án đã kết thúc và đưa vào khai thác) hoặc làm cho dự án không còn khả thi, buộc phải dừng thi công thực hiện.

Tiến độ kéo dài, có dự án chậm tiến độ 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành, khiến cho tình trạng đội vốn càng trầm trọng hơn.

Trong quá trình thi công dự án, hầu hết các gói thầu EPC của dự án đều có phát sinh tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Nhiều dự án, mặc dù đã kết thúc nhưng vẫn chưa thanh lý được hợp đồng, chưa quyết toán được dự án.

Tất cả các dự án khi đi vào vận hành sản xuất đều gặp khó khăn về tài chính. Do tỷ trọng vốn vay của dự án lớn đã làm tăng chi phí vốn, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao làm dự án không hiệu quả, bị thua lỗ.

Nhiều dự án gặp phải khó khăn về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm đầu ra và nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Cấm ngân hàng mua trái phiếu cơ cấu lại nợ

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Việc sửa đổi thông tư trên nhằm tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến đưa ra các quy định mới, chặn trực tiếp việc mua trái phiếu để cơ cấu lại nợ, cũng như tăng quản lý việc các ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp trong các lĩnh vực được cho là tiềm ẩn rủi ro cao.

Cụ thể, dự thảo trên bổ sung quy định tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tại điều 3 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 quy định doanh nghiệp được phát hành trái phiếu với mục đích thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp, tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp và cơ cấu lại khoản nợ của doanh nghiệp. Trường hợp một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cơ cấu lại khoản nợ, thì tổ chức tín dụng cũng không được mua trái phiếu doanh nghiệp.

Cùng đó, dự thảo đưa ra hướng bổ sung quy định tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ, trong đó có nội dung quy định cụ thể về các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và chính sách tín dụng, đầu tư vào các lĩnh vực này phù hợp với tình hình đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo từng thời kỳ.

Cụ thể, tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ việc mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích thực hiện các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao theo đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm kịp thời phát hiện các rủi ro, vi phạm pháp luật và đảm bảo khả năng thu hồi tiền gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp.

Ban soạn thảo dự thảo trên giải trình, hoạt động mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích thực hiện các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực có rủi ro cao, như kinh doanh bất động sản, chứng khoán... sẽ phát sinh rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng, nên Ngân hàng Nhà nước cần yêu cầu tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ trong đó có nội dung quy định kiểm soát việc mua trái phiếu phát hành với mục đích thực hiện các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Liên quan đến những quy định dự kiến trên, Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan và xử lý một số vấn đề liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp phát và qua quá trình thanh tra, giám sát, cơ quan này nhận thấy có một số vấn đề cần xem xét lại.

Đó là, thời gian qua đã phát sinh việc nhiều tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích để cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là trong điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu tiếp tục gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.

Ngân hàng Nhà nước cũng nhận định, hoạt động mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích thực hiện các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực có rủi ro cao, như kinh doanh bất động sản, chứng khoán... sẽ phát sinh rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Hiệu quả kinh doanh của VietinBank tăng trưởng trong quý 3/2017

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương (VietinBank) cho biết, kết thúc 9 tháng đầu năm 2017, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tiếp tục đà tăng trưởng hiệu quả.

Theo đó, tính đến 30/9/2017, tổng tài sản của VietinBank đạt 1.062 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2016 và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, VietinBank tiếp tục là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản dẫn đầu thị trường.

Tổng nguồn vốn của VietinBank đạt hơn 976 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% so với đầu năm, tập trung vào nguồn tiền gửi khách hàng, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của VietinBank đến hết quý 3/2017 tăng 14,4% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và người dân.

Tính đến hết quý 3/2017, danh mục đầu tư của VietinBank đạt 245 nghìn tỷ đồng, chiếm 23% tổng tài sản. Danh mục đầu tư chứng khoán của VietinBank đa dạng về các loại sản phẩm đầu tư, trong đó tập trung vào các trái phiếu có tính thanh khoản cao, độ an toàn thanh toán được đảm bảo.

undefined - Ảnh 1.

Cùng với sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh, VietinBank cho biết luôn chú trọng về hiệu quả và chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ, kiểm soát chất lượng tín dụng. Theo đó, đến hết quý 3/2017, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank kiểm soát ở mức 1% dư nợ tín dụng, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành (2,46% tính đến cuối tháng 8/2017).

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank lũy kế 9 tháng đầu năm 2017 đạt 7.232 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 82,2% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao, tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

Tổng thu nhập hoạt động của VietinBank lũy kế 9 tháng đầu năm 2017 tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 23,9 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu thu nhập chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thu ngoài lãi, từ 14,7% lên 16,7% tổng thu nhập hoạt động, thông qua khai thác các tính năng tiên tiến của hệ thống CoreBanking mới, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, thu nhập lãi thuần tiếp tục tăng trưởng, đạt 19,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Như vậy tính đến hết quý 3/2017, các mảng hoạt động kinh doanh chính của VietinBank tiếp tục tăng trưởng mạnh, khẳng định vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm ngân hàng Việt Nam

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service ngày 31/10 đã nâng triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Việt Nam lên tích cực trong 12-18 tháng tới, từ mức ổn định. Moody’s cho biết động thái này phản ánh triển vọng kinh tế khả quan của Việt Nam và triển vọng tích cực đối với hầu hết các ngân hàng Việt Nam được tổ chức này đánh giá tín nhiệm.

"Sự thay đổi triển vọng - phản ánh kỳ vọng của chúng tôi về việc điểm tín nhiệm của các ngân hàng sẽ chuyển biến theo hướng nào trong hệ thống này trong 12-18 tháng tới - cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với sự hậu thuẫn của nhu cầu trong nước, lĩnh vực xuất khẩu mạnh, và đầu tư công", ông Eugene Tarzimanov, Phó chủ tịch kiêm chuyên gia cấp cao về tín nhiệm của Moody’s, phát biểu. "Chúng tôi dự báo GDP thực tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2017 và 6% trong năm 2018, nhanh hơn mức tăng trung bình 5,9% của 5 năm qua".

"Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh dẫn tới các điều kiện thuận lợi cho chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, một phần do chính sách tiền tệ nới lỏng, cũng có thể làm gia tăng những rủi ro về tài sản", ông Tarzimanov nói.

Theo đánh giá của Moody’s, môi trường kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ - sự tăng trưởng có được nhờ cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện dân số thuận lợi, và việc Chính phủ Việt Nam tiếp tục chú trọng cải cách để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Moody’s cho rằng chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam sẽ duy trì ổn định trong thời gian 12-18 tháng tới, với tỷ lệ nợ xấu ở mức 7,1% vào thời điểm cuối năm 2016, thấp hơn so với mức 7,5% vào năm 2015. Moody’s dự báo tỷ lệ xấu sẽ giảm xuống mức 5,8% vào năm 2018, do tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ hình thành nợ xấu, và cũng nhờ sự phục hồi nhẹ của thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng sẽ xói mòn đệm vốn, và cơ cấu vốn sẽ xấu đi khi các ngân hàng gặp khó trong việc bổ sung vốn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nhanh. Chi phí dự phòng cao sẽ xói mòn khả năng của các ngân hàng trong việc tạo vốn tự có, trong khi các lựa chọn huy động vốn bên ngoài là hạn chế.

Ngoài ra, tăng trưởng tiền gửi nội tệ của khách hàng, nguồn vốn chính của các ngân hàng Việt Nam, được Moody’s dự báo sẽ tiếp tục lành mạnh, nhưng chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng, dẫn tới việc thanh khoản của hệ thống bị thắt chặt hơn một chút.

Báo cáo của Moody’s nhận định lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định, với lợi nhuận trước trích lập dự phòng tăng đều đặn trong 12-18 tháng tới nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh. Tuy nhiên, sự cải thiện lợi nhuận này có thể phải bù đắp chi phí tín dụng gia tăng. Bởi vậy, tỷ suất lợi nhuận ròng có thể sẽ giảm thêm do tình trạng cạnh tranh và áp lực của Chính phủ đòi hỏi hạ lãi suất vay vốn ngân hàng.

Moody’s cũng nói rằng trong trường hợp điểm tín nhiệm quốc gia của Việt Nam tăng, thì điểm tín nhiệm của một số ngân hàng Việt Nam cũng có thể tăng.

Tổ chức này hiện đánh giá 15 ngân hàng ở Việt Nam, chiếm 58% tài sản của toàn hệ thống tính đến thời điểm 30/6/2017.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

11 doanh nghiệp chốt danh sách trả cổ tức

SD2, DAH, CSV, KHA, SRC, HAD, FTM, NTP, FUCTVGF1, NTP và OPC thông báo chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức bằng tiền.

* Ngày 30/11/2017, Công ty Cổ phần Sông Đà 2 (mã SD2-HNX) thanh toán cổ tức năm 2016 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 31/10/2017.

* Ngày 15/12/2017, Công ty Cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á (mã DAH-HOSE) trả cổ tức năm 2016 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 31/10/2017.

* Ngày 27/11/2017, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam (mã CSV-HOSE) tạm ứng cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 6%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 1/11/2017.

* Ngày 30/11/2017, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (mã KHA-HOSE) trả cổ tức đợt cuối năm 2016 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 1/11/2017.

* Ngày 17/11/2017, Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (mã SRC-HOSE) tạm ứng trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 6%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 2/11/2017.

* Ngày 24/11/2017, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương (mã HAD-HNX) tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 2/11/2017.

* Ngày 20/12/2017, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (mã FTM-HOSE) chi trả cổ tức năm 2016 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 3/11/2017.

* Ngày 29/11/2017, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã NTP-HNX) tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2017 với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 8/11/2017.

* Ngày 20/11/2017, Quỹ Đầu tư tăng trưởng TVAM (mã FUCTVGF1-HOSE) tạm ứng lợi tức bằng tiền năm 2017 với tỷ lệ 10%/chứng chỉ quỹ (1 chứng chỉ quỹ được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 8/11/2017.

* Ngày 29/11/2017, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã NTP-HNX) tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2017 với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 8/11/2017.

* Ngày 1/12/2017, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC (mã OPC-HOSE) trả tạm ứng cổ tức đợt 1/2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 8/11/2017.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Petrolimex thay Tổng giám đốc

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (mã PLX-HOSE) vừa có quyết định bổ nhiệm nhân sự.

Theo đó, ông Phạm Đức Thắng - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thời hạn 3 năm, kể từ ngày 1/11/2017.

Đồng thời, ông Phạm Đức Thắng được bổ nhiệm thay thế ông Trần Văn Thịnh nghỉ hưu theo chế độ, từ ngày 1/11/2017.

Được biết, vừa qua Petrolimex cũng đã quyết định bổ nhiệm ông Đào Nam Hải, người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pijico), Tổng giám đốc Pijico, làm Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, từ ngày 1/10/2017.

Như vậy, Ban giám đốc Petrolimex hiện có 1 tổng giám đốc và 5 phó tổng giám đốc, gồm các ông Vương Thái Dũng, Trần Ngọc Năm, Vũ Bá Phú, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Văn Sự và Đào Nam Hải.

Được biết, doanh thu quý 3/2017 của công ty mẹ PLX đạt 27.331 tỷ đồng, lũy kế đạt 77,461 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 723,8 tỷ đồng, lũy kế đạt hơn 1.690 tỷ đồng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Nhận định chứng khoán ngày 1/11: "Bước vào nhịp điều chỉnh mới"

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/10, VN-Index giảm 8,86 điểm xuống 837,28 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,82 điểm xuống 105,16 điểm.

Áp lực điều chỉnh ở mức cao

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

"Các phiên điều chỉnh của thị trường được dự đoán sẽ còn tiếp diễn trong các phiên sắp tới trong bối cảnh thị trường chung thiếu vắng thông tin hỗ trợ mạnh, áp lực điều chỉnh trên toàn thị trường duy trì ở mức cao và đà tăng ở nhóm cổ phiếu trụ cột đã có dấu hiệu chững lại".

Tiếp tục điều chỉnh thêm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

"Thị trường hôm 31/10 đã có phiên giảm điểm với thanh khoản sụt giảm, VN-Index quay trở lại dưới mức 840 điểm. Các cổ phiếu dẫn dắt thị trường quay đầu giảm, nhiều cổ phiếu đầu cơ đồng loạt giảm sàn khiến chỉ số hai sàn có phiên giảm mạnh nhất trong 5 phiên gần nhất.

Thị trường giảm mạnh nhưng thanh khoản phiên cũng suy giảm, chứng tỏ nhà đầu tư vẫn chưa vội vàng bắt đáy. Chỉ số trên hai sàn vẫn còn có thể tiếp tục điều chỉnh thêm trong các phiên tiếp theo. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế giao dịch, tiếp tục theo dõi thị trường chờ cơ hội rõ rệt hơn".

Có thể phục hồi trở lại

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

"Trên góc nhìn kỹ thuật, việc VN-Index lùi về gần sát vùng hỗ trợ có thể là tiền đề cho sự hồi phục trong phiên tới. Dự báo, trong phiên giao dịch 1/11, VN-Index có thể hồi phục trở lại để cố gắng lấy lại mốc tâm lý 840 điểm, vùng hỗ trợ trong khoảng 831-837 điểm (MA5-10).

Nhà đầu tư ngắn hạn nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn quan sát thị trường để có quyết định hợp lý. Nhà đầu tư trung và dài hạn nắm giữ cổ phiếu có vị thế tốt và có thể căn những nhịp điều chỉnh để tích lũy thêm những mã triển vọng tích cực với tầm nhìn 3-6 tháng trở lên".

Bước vào nhịp điều chỉnh mới

(Công ty Cổ phần chứng khoán FPT - FPTS)

"Sự cộng hưởng đến từ đà giảm điểm của 03 chỉ số thành phần gồm VN30, VNMID và VNSML đang nhấn mạnh đến khả năng điều chỉnh của VN-Index. Bên cạnh đó, tần suất của các phiên rung lắc mạnh cũng tăng dần theo trạng thái "dò đỉnh" của chỉ số. Điều này ủng hộ cho quan điểm rằng rủi ro đang ở mức cao và sẽ khó khăn để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn trong thời điểm hiện tại.

Do đó, nhà đầu tư chỉ nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức trung bình và hạn chế mở các vị thế mua mới ở vùng giá cao. Nhà đầu tư có tầm nhìn trung - dài hạn vẫn có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu cơ bản có thông tin hỗ trợ, tuy nhiên mức stoploss cần được nâng cao tương ứng với vùng hỗ trợ mới của sàn HSX".

Đà giảm chưa kết thúc

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

"VN-Index quay đầu giảm điểm trong khi HNX-Index tiếp tục xu hướng giảm giá, áp lực bán có tín hiệu gia tăng trên cả hai chỉ số nên đà giảm có thể sẽ chưa kết thục, do vậy, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và duy trì tỷ trọng danh mục cổ phiếu ở mức an toàn".

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog chứng khoán: Dòng tiền sụt giảm

Thanh khoản suy yếu đáng kể hôm nay đi kèm với giá giảm rộng là do nhà đầu tư giảm mua và đứng ngoài.

Thị trường ngày 31/10/2017:

Thị trường tiếp tục chứng kiến áp lực thoát ra lớn hôm nay, đẩy đa số cổ phiếu giảm giá tiếp. Điều tệ là dòng tiền cũng lại suy yếu do người cầm tiền đã đứng ngoài thị trường.

Hoạt động kéo trụ dừng lại đột ngột hôm nay, kể cả các cổ phiếu mạnh như VIC. ROS cũng quay đầu giảm mạnh. SAB, GAS, VCB "thất thủ" tại đỉnh. Trạng thái thị trường trở lại bình thường nhưng đáng lẽ nên vui mừng thì đa số lại nản hơn vì các cổ phiếu khác cũng giảm rất mạnh.

Không thể biết được hoạt động kéo trụ có tiếp tục sau phiên hôm nay nữa hay không. Về mặt kỹ thuật thì các cổ phiếu dẫn dắt đang ở tình trạng khá nguy hiểm. Tuy nhiên với những mã như ROS hay SAB thì không thể nói trước điều gì. Nếu các trụ lại được kéo tiếp, chỉ số có khả năng lại tăng.

Như đã nói hôm qua thì việc phân tích với các chỉ số lúc này là vô ích. Phân tích kỹ thuật dựa trên tính hiệu quả của thị trường, giá phản ánh đúng thông tin. Rõ ràng lúc này tình hình không phải như vậy trong ngắn hạn. Hoạt động thao túng giá ở một số cổ phiếu đang có sức mạnh chi phối quá lớn lên chỉ số.

Đối với thị trường cổ phiếu, giai đoạn khó khăn và dễ mất tiền nhất là lúc này. Hôm nay vẫn xuất hiện các giao dịch bắt đáy, dù quy mô không lớn. Kết quả của các hoạt động này phải vài ngày nữa mới biết, nhưng hôm nay đã bước đầu cho thấy rủi ro. Cổ phiếu tiếp tục giảm giá vào buổi chiều và rất nhiều mã đóng cửa ở mức thấp nhất.

Trong các phiên giao dịch có cầu bắt đáy như hôm nay thì điểm quan trọng nhất là khả năng phục hồi từ đáy như thế nào. Giá được cầu bắt đáy đẩy lên bao nhiêu và có duy trì được sức ép đó hay không. Với VN30, nhóm này có 14 mã phục hồi từ mức Low nhỏ hơn 0,5% tới 0%, trong khi sức ép từ giá High bình quân rổ tới 1,69%. Dao động như vậy phản ánh đúng thực chất giao dịch rất yếu của blue-chips: Lực bán ép từ cao xuống thấp, cầu bắt đáy nâng lên nhưng thất bại và không tạo được hiệu quả giá đáng kể.

Dòng tiền vào đang suy yếu dần có thể xem là một dạng phản ứng phòng thủ. Giá biến động khó lường có thể tạo ra tình huống mất phương hướng. Khi đã mất phương hướng thì tốt nhất là đứng ngoài. Hôm nay bản thân nhóm blue-chips mà đại diện ra rổ VN30 cũng có dòng tiền rất tệ.

Chốt lại lúc này thị trường khó chơi, kể cả với thị trường phái sinh. Cổ phiếu vướng T còn phái sinh đỡ hơn, nhưng cũng chỉ nên giao dịch ngắn hạn.

Giao dịch:

undefined - Ảnh 1.

Đóng vị thế Short hôm qua ở 834.1-834 ngay đầu phiên tưởng là tốt, không ngờ giá sau đó còn lao xuống tận 832.2. Short tiếp trong nhịp hồi bất thành ngay trước 10h ở 832.7-832.8 nhưng VN30 lại vào nhịp tăng mạnh, cắt lỗ 833.8-833.9.

VN30 đạt đỉnh cuối giờ sáng, hợp đồng tháng 11 đạt đỉnh sớm hơn nhưng không chắc buổi chiều nhịp tăng có nối dài hay không. Đà tăng không diễn ra buổi chiều, Short 835.2-835.4, duy trì vị thế.

* "Blog chứng khoán" mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chứng khoán chiều 31/10: Không hồi nổi, đà bán tháo quay lại

Nhịp phục hồi khá tốt cuối phiên sáng đã không thể duy trì được lâu vì các trụ đã không thể mạnh thêm. Cả phiên chiều nay thị trường từ từ trượt dốc để rồi chỉ số rơi "tõm" lúc đóng cửa.

Nguyên nhân khiến các trụ không mạnh thêm được là do dòng tiền quá yếu. Cuối phiên sáng đà phục hồi đang lên, nhưng sang phiên chiều, lực cầu lại rất đuối. Toàn thị trường chỉ giao dịch thêm được 1.458,9 tỷ đồng, thấp hơn chiều hôm qua gần 30%.

Các phiêu giao dịch lớn nhất thị trường chiều nay lại đều là những mã sụt giảm nhiều so với phiên sáng. Lấy ví dụ ROS giao dịch 108,2 tỷ đồng, đóng cửa giảm 4,63% trong khi phiên sáng mới giảm 2,15%; HBC giao dịch 67,2 tỷ đồng, đóng cửa giảm 2,07%, phiên sáng tăng 0,38%; VNM giao dịch 77,2 tỷ, đóng cửa giảm 0,59%, phiên sáng giảm 0,2%; FLC giao dịch 66,1 tỷ đồng, đóng cửa giảm 5,37%, phiên sáng giảm 3,43%...

Nhóm blue-chips đã không hoàn thành nhiệm vụ nâng đỡ thị trường được trong chiều nay, thậm chí còn yếu đi thêm. Rổ VN30 có tới 22 cổ phiếu sụt giá so với phiên sáng, chỉ 6 mã tăng.

Do vậy, cũng không hẳn là do các cổ phiếu trụ sụt giảm khiến thị trường lao dốc mạnh hơn chiều nay. Số rất lớn blue-chips cũng giảm giá. Trong số này có cả VNM, VCB, ROS, SAB, MWG, MSN, GAS, những mã thật sự là trụ.

Độ rộng thị trường chiều nay kém hơn phiên sáng, đặc biệt là ở HSX. Sàn này có 182 mã giảm/89 mã tăng, phiên sáng là 164 mã giảm/77 mã tăng. Rổ VN30 chỉ có được 6 mã tăng/21 mã giảm.

Như vậy thị trường chung là yếu đi trong phiên chiều khi áp lực bán tăng lên mà sức mua không tăng. Do đó thanh khoản sụt giảm mà giá cũng giảm thêm.

Chỉ số quay đầu giảm đang kéo theo rất nhiều cổ phiếu giảm giá, đa số vốn đã giảm ngay cả trong nhịp chỉ số tăng. Điều này dẫn đến thiệt hại kép. Như sàn HSX hôm nay có tới 122 cổ phiếu giảm trên 1% lúc đóng cửa. Số cổ phiếu giảm giá của toàn thị trường còn nhiều hơn hôm qua. Nhìn lại 3 tuần gần đây, không ngày nào không có tối thiểu 200 cổ phiếu giảm giá, bất chấp VN-Index xanh hay đỏ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng nhẹ nhờ các giao dịch thỏa thuận. Tổng giá trị mua toàn thị trường đạt 457,9 tỷ đồng, bán ra 444,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên trên sàn khớp lệnh khối ngoại bán ròng. Cụ thể, giá trị mua đạt 250,8 tỷ đồng, bán ra 275,8 tỷ đồng. Các giao dịch bán ròng lớn nhất thuộc về BVH -13,9 tỷ, DHG -12,1 tỷ, VCB -12 tỷ, GAS -11,8 tỷ, ROS -8,4 tỷ. Phía mua có VNM 27,4 tỷ, BID 18 tỷ, DXG 15 tỷ, HAG 12,1 tỷ, VIC 8 tỷ.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Việt Nam sẽ không miễn thuế nhập xe bus hai tầng

Thời gian qua, đã có doanh nghiệp trong nước xin được miễn thuế nhập khẩu đối với loại hình xe bus công cộng, hai tầng, để phục vụ khách du lịch.

Tuy nhiên, theo một văn bản vừa được Bộ Tài chính gửi Chính phủ, được dẫn chiếu nhiều quy định về thuế suất thuế nhập khẩu mà Việt Nam tham gia, thì không có quy định nào cho thấy Việt Nam có thể giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu cho từng loại xe.

Cũng theo Bộ Tài chính, tháng 5/2015, Thủ tướng có Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải, hành khách công cộng bằng xe bus, trong đó có cơ chế về chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện vận tải.

Theo quyết định này, chỉ "miễn thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe bus", hay "miễn lệ phí trước bạ đối với phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe bus sử dụng năng lượng sạch".

Bộ Tài chính khẳng định: "Chính phủ hiện đã có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu, khuyến khích sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải, hành khách công cộng bằng xe bus, không khuyến khích nhập khẩu xe bus để vận tải hành khách".

Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thí điểm thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thông báo cho doanh nghiệp thí điểm trên thực hiện đúng với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe bus theo quy định của Chính phủ.

Trước đó, từ tháng 6/2017, một vài doanh nghiệp trong nước đã thí điểm sử dụng xe bus hai tầng, tầng hai không có mái che, để phục vụ khách du lịch tham quan Hà Nội.

Sau Hà Nội, một số tỉnh thành khác cũng thí điểm xe bus hai tầng, gồm Tp.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang.

Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn lưu hành, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu 7 tỉnh thành trên tạm dừng loại hình loại xe nói trên, chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

FPT bán được FPT Reatail, FPT Trading là… may?

Mảng bán lẻ sản phẩm công nghệ đã chững lại và không còn nhiều dư địa tăng trưởng, trong khi lĩnh vực phân phối hàng công nghệ cũng gặp nhiều khó khăn.

Bởi vậy, việc tập đoàn FPT hoàn thành bán tỷ lệ lớn cổ phần tại Công ty TNHH Thương mại FPT (FPT Trading) và Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail), lại đang được xem là… may mắn.

Từ 2018 sẽ "thuần" công nghệ, dịch vụ

Kế hoạch thoái vốn khỏi FPT Trading và FPT Retail của FPT được khởi động từ năm 2015. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình khi đó cho rằng, việc thoái vốn và giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail và FPT Trading là để FPT tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin và viễn thông.

Nhưng mãi đến tháng 8 và tháng 9 năm nay, FPT mới thực hiện được kế hoạch thoái vốn tại hai công ty trên. Lý do của sự chậm trễ này được lãnh đạo FPT giải thích rằng do tỷ lệ cổ phần bán ra. Theo một số nguồn tin không chính thức, đối tác muốn mua tỷ lệ cổ phần đủ để nắm quyền chi phối, tuy nhiên FPT chỉ muốn bán một lượng cổ phiếu nhất định để mình vẫn là người làm chủ.

Lý do FPT đưa ra, theo lãnh đạo một hệ thống bán lẻ hàng công nghệ, có thể chỉ đúng một phần. Bởi theo vị này, giới kinh doanh đã nhìn nhận, cơ hội đối với hai mảng kinh doanh này không còn quá nhiều tiềm năng và vì thế, kế hoạch tìm nhà đầu tư của FPT để thoái vốn cũng đã khó khăn hơn.

Theo ông, điều này có thể giải thích cho việc ban đầu FPT Retail mong muốn bán cổ phần cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm bán lẻ và thương mại điện tử, nhưng cuối cùng của thương vụ lại là hai quỹ đầu tư tài chính. "Không được chi phối, lại không quá nhiều tiềm năng, các nhà đầu tư trong ngành vì đó có thể cũng không mặn mà", ông nói.

Sau khi hoàn tất việc bán 30% cổ phần tại FPT Retail trong tháng 8 cho hai quỹ Dragon Capital và VinaCapital, FPT dự kiến tiếp tục chào bán 10% cổ phần FPT Retail cho các nhà đầu tư cá nhân. Với kế hoạch này, FPT chỉ còn sở hữu dưới 50% cổ phần tại FPT Retail.

Trong khi đó, đối với FPT Trading, trong tháng 9/2017, FPT đã ký kết bán 47% cổ phần công ty phân phối này cho tập đoàn Synnex Technology International Corporation (trụ sở tại Mỹ) để thu về hơn 930 tỷ đồng. Qua đó, tỷ lệ sở hữu của FPT tại FPT Trading còn khoảng 48%.

Sau khi hoàn thành thoái vốn tại hai công ty phân phối và bán lẻ, một lãnh đạo cao cấp của FPT cho VnEconomy biết, 2017 là năm cuối cùng mà doanh thu tại FPT Retail và FPT Trading còn được tính vào doanh thu chung của FPT.

Từ năm sau, theo quy định về nắm giữ tỷ lệ cổ phần, nên doanh thu từ phân phối và bán lẻ - vốn chiếm tới 2/3 doanh thu của FPT - sẽ không còn được cộng gộp vào doanh thu chung của tập đoàn nữa.

"Khi đó, FPT sẽ trở thành công ty tỷ USD thuần túy về công nghệ và dịch vụ", vị lãnh đạo FPT nói.

Với lộ trình thoái vốn trên, FPT có lẽ sẽ không còn bị "mang tiếng" là công ty phân phối, bán lẻ bởi phần lớn doanh thu đến từ lĩnh vực phân phối và bán lẻ sản phẩm công nghệ.

Trước đó, suốt một thời gian dài trên thị trường chứng khoán, FPT được gọi là công ty về phân phối, bán lẻ, thay vì công ty công nghệ như mong muốn của lãnh đạo tập đoàn.

Bán được là… may?

Giả thiết đặt ra, nếu thời điểm hiện nay FPT mới tính đến việc bán FPT Retail và FPT Trading, hoặc không có ý định bán thì FPT có thể sẽ còn gặp khó hơn.

Từ giữa năm 2016, nhu cầu mở rộng điểm bán của các hệ thống bán lẻ điện thoại tại Việt Nam đã bắt đầu chững lại.

Công ty nghiên cứu thị trường GFK dự đoán, trong năm 2017, số lượng smartphone bán ra tại Việt Nam đạt khoảng 23,6 triệu chiếc, tăng trưởng khoảng 19% so với năm 2016. Mặc dù doanh số tăng 19%, nhưng doanh thu thị trường dự báo lại chỉ tăng khoảng 7%, từ mức 73,3 nghìn tỉ lên mức 78,6 nghìn tỉ đồng trong năm 2017.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu này thấp hơn khá nhiều so với những năm trước đây, nhất là từ năm 2015 đổ về trước.

Ông Nguyễn Lạc Huy, quản lý hệ thống bán lẻ CellphoneS, cho biết, từ gần cuối năm 2016 đến nay, CellphoneS đã không còn mở các điểm bán mới vì thị trường đã bước vào giai đoạn bão hòa và cơ hội tăng trưởng doanh thu trên mỗi điểm bán cũng không nhiều. Công ty phải chuyển hướng gia tăng doanh thu trên các giá trị dịch vụ khác.

Một "ông lớn" trong ngành là Thế Giới Di Động năm 2017 cơ bản cũng không còn mở các điểm bán mới thuộc chuỗi hệ thống bán lẻ điện thoại di động, và chiến lược của công ty chỉ là tối ưu và gia tăng doanh thu từ các giá trị dịch vụ.

Trong khi, bản thân lãnh đạo FPT Retail cũng cho rằng, nhu cầu phát triển điểm bán mới sẽ ngày càng chậm lại và chuỗi FPT Shop có thể ngừng mở mới một hai năm tới, và muốn tiếp tục tăng trưởng thì chỉ còn cách mở thêm mảng kinh doanh mới.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Vụ Khaisilk là không thể thấp nhận được"

Trước câu hỏi về quan điểm của Chính phủ đối với vụ việc Khaisilk bán hàng có nguồn gốc Trung Quốc song lại cho khâu nhãn mác "Made in Vietnam", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, đây là hành vi "không thể chấp nhận được".

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: "Làm như thế là làm giảm uy tín chất lượng của hàng hóa Việt Nam".

Ông Mai Tiến Dũng nói thêm, đó là thông tin không tốt lắm, nhất là khi chúng ta đang có chủ trương khuyến khích phát triển doanh nghiệp và hàng hóa trong nước. 

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Công Thương kiểm tra, xử lý vụ việc. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề liên quan đến buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập khẩu, đặc biệt là yêu cầu cơ quan quản lý phải vào cuộc mạnh mẽ hơn.

Trước đó, tối 30/10, sau khi những thông tin về vụ việc khăn lụa Khải Silk được báo chí phản ánh, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường phối hợp kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin.

Bộ Công Thương còn yêu cầu chuyển vụ việc liên quan Khaisilk cho cơ quan công an điều tra, xử lý.

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội mới đây cũng đã báo cáo kết quả kiểm tra cửa hàng Khaisilk số 113 Hàng Gai, do bà Nguyễn Thị Thu Nga là chủ hộ kinh doanh.

Tại thời điểm kiểm tra, bà Nguyễn Thị Thu Nga cho biết, do sơ suất trong quản lý, trước nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20/10, nhân viên cửa hàng đã tự ý mua sản phẩm khăn lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc "Made in China" sau đó khâu nhãn "Khaisilk - Made in Vietnam" để bán cho khách hàng.

Tổng số hàng hóa cơ sở đã mua về và thay nhãn là 60 chiếc, đã bán 4 chiếc, còn tồn 56 chiếc. Giá niêm yết sản phẩm là 644.000 đồng/chiếc, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 36 triệu đồng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Lãi gần 5.000 tỷ trong 9 tháng, tài sản Vingroup vượt 200.000 tỷ

Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2017.

Theo đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận quý 3 của Vỉngroup đạt 21.972 tỷ đồng, tăng 106,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.786 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 14.388 tỷ đồng, tăng 203,5%. Doanh thu từ hệ thống Vinmec đạt 491 tỷ đồng, tăng 65,8% so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh thu các mảng hoạt động bán lẻ, cho thuê bất động sản đầu tư, dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, giáo dục đều duy trì tốc độ tăng trưởng tốt với tỷ lệ tăng từ 12,6% đến 47,7% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vingroup đạt 57.166 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 65% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng 8% lên 4.928 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9/2017, tổng tài sản Vingroup đạt 204.938 tỷ đồng, tăng 24.482 tỷ đồng so với cuối năm 2016; vốn chủ sở hữu đạt 49.718 tỷ đồng.

Trong quý 3, sự kiện đáng chú ý nhất của Vingroup đó là khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng). Đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thứ 7 của tập đoàn này.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Lãi gần 5.000 tỷ trong 9 tháng, tài sản Vingroup vượt 200.000 tỷ

Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2017.

Theo đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận quý 3 của Vỉngroup đạt 21.972 tỷ đồng, tăng 106,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.786 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 14.388 tỷ đồng, tăng 203,5%. Doanh thu từ hệ thống Vinmec đạt 491 tỷ đồng, tăng 65,8% so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh thu các mảng hoạt động bán lẻ, cho thuê bất động sản đầu tư, dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, giáo dục đều duy trì tốc độ tăng trưởng tốt với tỷ lệ tăng từ 12,6% đến 47,7% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vingroup đạt 57.166 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 65% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng 8% lên 4.928 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9/2017, tổng tài sản Vingroup đạt 204.938 tỷ đồng, tăng 24.482 tỷ đồng so với cuối năm 2016; vốn chủ sở hữu đạt 49.718 tỷ đồng.

Trong quý 3, sự kiện đáng chú ý nhất của Vingroup đó là khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng). Đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thứ 7 của tập đoàn này.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Nhận định chứng khoán ngày 31/10: Xu hướng dò đỉnh của VN-Index đang rủi ro cao

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/10, VN-Index tăng 5,77 điểm lên 846,14 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,47 điểm xuống 105,98 điểm.

Áp lực chốt lời ở mức cao

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

"Diễn biến tích cực ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường trong các phiên sắp tới, giúp rủi ro điều chỉnh sâu của thị trường chung ở mức thấp. Mặc dù vậy, với sự lan tỏa yếu của dòng tiền và áp lực chốt lời của thị trường chung ở mức cao, khả năng tăng điểm trên diện rộng toàn thị trường khó có thể xảy ra".

Lực tăng đã thu hẹp

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

"Thị trường đầu tuần đã có những diễn biến khá phức tạp, nỗ lực tăng điểm nhóm cổ phiếu chủ chốt như ROS, SAB, VIC, MSN và đặc biệt là GAS sau thông tin giá dầu tiếp tục tăng trong tuần vừa qua, đã đẩy VN-Index tiếp cận ngưỡng 850 điểm.

Thị trường tuy vẫn tiếp tục đà tăng tuy nhiên lực tăng đã thu hẹp lại, chỉ còn lại ở một số cổ phiếu có vốn hóa lớn, điều này tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh cho thị trường khi các mã cổ phiếu không còn giữ được đà tăng như các phiên trước đây. Quan điểm thận trọng theo dõi và giữ tỷ trọng cổ phiếu cơ bản ở mức an toàn tiếp tục được khuyến nghị".

Có thể điều chỉnh

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

"Khối ngoại quay trở lại mua ròng trong phiên hôm nay giúp cho rủi ro điều chỉnh giảm xuống. Trong tình hình hiện tại, chúng tôi cho rằng trong phiên giao dịch 31/10, VN-Index có thể điều chỉnh trở lại để chỉ số tiến hành lấp gap trong khoảng 840-843 điểm.

Nhà đầu tư ngắn hạn đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn nên tích cực quan sát thị trường để có quyết định hợp lý. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu trong danh mục có vị thế tốt và có thể căn những phiên giảm điểm để tích lũy thêm những cổ phiếu triển vọng tích cực với tầm nhìn 3-6 tháng trở lên".

Xu hướng "dò đỉnh" của VN-Index đang rủi ro cao

(Công ty Cổ phần chứng khoán FPT - FPTS)

"Trong tuần này, kịch bản của VN-Index nhiều khả năng sẽ tập trung vào phản ứng của cung - cầu tại mốc 850 điểm. Thanh khoản nếu được giữ ở mức cao có thể sẽ giúp chỉ số đi sâu hơn vào khu vực 850 - 860 điểm.

Độ rộng thị trường vẫn tiếp tục mở rộng về phía mã giảm điểm. Bên cạnh đó, chỉ số thị trường VNMID và VNSML đang phân kỳ với Vn-Index hàm ý dù thị trường tăng điểm nhưng cơ hội sinh lời rất hạn chế. Theo đó, chúng tôi vẫn bảo lưu đánh giá xu hướng "dò đỉnh" của VN-Index đang đi kèm với rủi ro cao.

Nhà đầu tư với mức chịu rủi ro thấp tiếp tục giữ tỷ trọng danh mục ở mức trung bình và hạn chế lướt sóng trong giai đoạn này. Với các nhà đầu ưa tư mạo hiểm thì vẫn có thể tìm kiếm cơ hội ở các mã đang giữ xu hướng tăng trung hạn, tuy nhiên cần tránh mua đuổi tại những thời điểm dòng tiền hưng phấn trong phiên".

Áp lực bán gia tăng trên hai sàn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

"Hai chỉ số biến động trái chiều. VN-Index tiếp tục tăng nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn trong khi HNX-Index tiếp tục giảm. Áp lực bán gia tăng trên cả hai sàn. Việc hai chỉ số biến động trái chiều cho thấy đà tăng thiếu bền vững. Nhà đầu tư mạo hiểm có thể tìm kiếm lợi nhuận ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhà đầu tư thận trọng nên ưu tiên nắm giữ tiền mặt".

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog chứng khoán: Dễ thì "mần", khó sao không bỏ?

Trạng thái thị trường quái dị là lúc khó kiếm ăn nhất, dễ mất tiền nhất.

Thị trường ngày 30/10/2017:

Chỉ số đã tăng, thậm chí còn tăng mạnh hôm nay. Trong khi đó thị trường cơ sở gần như không có vẹo gì. Thị trường quái dị như vậy cũng đành chịu.

Nét tiêu cực hôm nay là chủ đạo và cũng không có gì đáng bàn nhiều. Điều quan trọng hơn cần chú ý là cách thức mà số đông phản ứng với tình trạng thị trường. Rõ ràng đã có sự thất vọng lớn, dẫn đến hành động bán tống bán tháo cổ phiếu.

Trong khi đầu tuần này chỉ chờ đợi hiện tượng phân hóa tăng/giảm sau khi đa số cổ phiếu tăng dựa hơi trụ cuối tuần trước. Thay vào đó lại được chứng kiến tình trạng rút khỏi thị trường một cách quyết liệt. Như vậy phản ứng là tiêu cực và đến nhanh hơn dự kiến.

Diễn biến này có thể khiến thị trường xấu đi nhanh hơn. Niềm tin là thứ rất mong manh và không gì khiến niềm tin mất đi nhanh bằng việc thua lỗ nặng mà không hiểu vì sao. Tình trạng kéo trụ này đã diễn ra lâu và không phải mang tính định hướng dòng tiền vào blue-chips. Rất nhiều blue-chips cơ bản cũng rơi thảm. Chỉ có các mã được đầu cơ là tăng.

Thị trường mặc dù nhìn qua các chỉ số thì vẫn đang tăng, nhưng đó là ảo tưởng lớn. Thị trường thực ra đang rất nguy hiểm. Các cổ phiếu trụ vẫn neo giữ được vào lúc này, nhưng không cổ phiếu nào tăng mãi được, kể cả các mã đầu cơ. Khi nhóm trụ suy yếu thì áp lực sẽ tăng vọt. Trong một thị trường yếu cả về tiền lẫn tâm lý, mọi thứ sẽ được làm quá lên. Cổ không tăng khi chỉ số tăng thực ra lại dễ rơi sâu khi thị trường chung giảm.

Việc phân tích các chỉ số lúc này gần như không có tác dụng, vì thực ra chỉ số chỉ còn bó gọn trong một vài cổ phiếu thao túng. Dòng tiền cũng không còn tác dụng đối với chỉ số vì không phản ánh được giao dịch trong trạng thái bình thường.

Cơ hội trên thị trường cổ phiếu lúc này rất nhỏ, kể cả các mã trụ. Không thể biết được hoạt động đầu cơ trụ sẽ kéo dài đến lúc nào. Điều thường xảy ra là khi có sự chuyển hướng đồng loạt của dòng tiền vào các trụ, có khi lại là điểm kết thúc.

Nói tóm lại thị trường đang trong giai đoạn cực kỳ khó chịu. Điều ai cũng biết là không nhất thiết phải cố gắng kiếm tiền trong mọi điều kiện thị trường, nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Đứng ngoài cũng là một cách hạn chế rủi ro vì thị trường vẫn còn đó, vẫn sẽ mở cửa, vẫn sẽ có các cơ hội kiếm ăn dễ dàng hơn, rủi ro thấp hơn, chỉ là không phải lúc này.

Giao dịch:

undefined - Ảnh 1.

Đóng vị thế buổi sáng ơ 836.5 tưởng đã ngon nhưng sau đó giá còn vọt lên 839.6. Bỏ lỡ nhịp tăng này vì không thể biến được đến lúc nào thì trụ gãy. Lúc VN30 rơi, cũng không kịp giao dịch vì tốc độ quá nhanh.

Đóng cửa SAB được kéo lên, ban đầu rất mạnh, hút được số lớn bên Long. Short kỳ hạn tháng 11 lúc đóng cửa ở 836.2.

* "Blog chứng khoán" mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Hồ sơ vụ Khaisilk được yêu cầu chuyển sang Công an Hà Nội

Chiều 30/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan để nghe báo cáo về việc kiểm tra và xử lý vụ vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk.

Sau khi nghe báo cáo của các đơn vị liên quan, ông đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường chỉ đạo đơn vị chức năng ra quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự sang Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Hà Nội, đối với cơ sở kinh doanh hàng dệt may do bà Nguyễn Thu Nga là chủ hộ kinh doanh (địa chỉ số 113 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đồng thời, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan liên quan như công an, hải quan, thuế, khoa học công nghệ, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng và các đơn vị trong Bộ Công Thương để tiến hành kiểm tra, làm rõ những vấn đề liên quan đến dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk.

Bộ Công Thương cũng sẽ đề nghị UBND thành phố Hà Nội, UBND Tp.HCM có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành để làm rõ dấu hiệu vi phạm của Tập đoàn Khaisilk, Công ty TNHH Khải Đức và chi nhánh của Công ty TNHH Khải Đức tại 113 Hàng Gai. 

Cục Quản lý thị trường chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để thu thập thêm thông tin, dấu hiệu vi phạm liên quan đến vụ việc trên.

Trước đó, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã báo cáo kết quả kiểm tra cửa hàng Khaisilk số 113 Hàng Gai, do bà Nguyễn Thị Thu Nga là chủ hộ kinh doanh.

Theo báo cáo này, tại thời điểm kiểm tra, bà Nguyễn Thị Thu Nga cho biết, cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng lụa tơ tằm do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, do sơ suất trong quản lý, trước nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20/10, nhân viên cửa hàng đã tự ý mua sản phẩm khăn lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc "Made in China" sau đó khâu nhãn "Khaisilk - Made in Vietnam" để bán cho khách hàng.

Tổng số hàng hóa cơ sở đã mua về và thay nhãn là 60 chiếc, đã bán 4 chiếc, còn tồn 56 chiếc. Giá niêm yết sản phẩm là 644.000 đồng/chiếc, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 36 triệu đồng, theo báo cáo nói trên.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chứng khoán chiều 30/10: Bắt đầu buông xuôi!

Tâm lý chán nản đã lên rất cao trước cảnh "xanh vỏ đỏ lòng" liên miên và càng lúc càng kệch cỡm, nhà đầu tư đã quay ra bán tháo.

VN-Index chiều này còn cố nhấn thêm nhịp nữa, tăng lên 849,3 điểm lúc 13h44 với việc ROS tăng sát trần. Chỉ số tăng cao nhất 1,06% so với tham chiếu mặc dù có hơn 170 cổ phiếu giảm giá, gấp đôi số tăng. VN30-Index tăng cao nhất 0,77%.

Hậu quả của tình trạng méo mó này là một nhịp rơi gần như thẳng đứng ở các chỉ số, khi nhóm trụ ngân hàng gục ngã. VCB rời từ 48.250 đồng lúc VN-Index đạt đỉnh, xuống 41.500 đồng. BID rơi từ 22.300 đồng xuống 21.600 đồng. VNM cũng yếu đi nhanh, từ 152.300 đồng còn 151.600 đồng. VIC, GAS, MSN cũng yếu một chút.

Nhịp rơi chiều nay mới chỉ có một vài trụ thật sự giảm, số còn lại vẫn cố gắng nâng đỡ chỉ số. Tuy nhiên VN-Index lẫn VN30-Index đều cắm đầu rất nhanh vì số rất lớn cổ phiếu giảm giá. Thị trường đã chứng kiến đà giảm mạnh ở hàng loạt cổ phiếu khác, rồi mới đến nhóm trụ.

Biến động cuối phiên chiều nay hé lộ mối nguy hiểm lớn. Đó là chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các trụ không còn sức tăng nữa? Trừ một vài cổ phiếu như ROS, SAB, các mã còn lại giao dịch với thanh khoản khá hiệu quả, nghĩa là có cung cầu thực chất.

VN-Index đóng cửa vẫn trên tham chiếu 0,57% mặc dù chỉ có 94 mã tăng/185 mã giảm. Trong số giảm, 137 mã giảm hơn 1%. Vn30 cũng tăng 0,31% chỉ với 8 mã tăng/20 mã giảm, 11 mã trong số này giảm trên 1%.

Chỉ cần nhìn qua độ rộng nói trên cũng đủ thấy các chỉ số đang được tác động từ các cổ phiếu lớn. Đó là GAS tăng 5,19%, ROS tăng 6,99%, SAB tăng 2,32%, VIC tăng 1,75%, BID tăng 3,07%. 5 cổ phiếu này khiến VN-Index có tới 1,04% điểm tăng hay 6,8 điểm. Sức mạnh này bị san sẻ ra rất nhiều cổ phiếu khác giảm giá mà vẫn đủ sức đẩy VN-Index tăng 0,57%.

Trong số các mã gây ảnh hưởng lớn nhất thì chiều nay vai trò của SAB và ROS cực kỳ quan trọng. Ở giai đoạn VN-Index lao dốc dưới sức nặng của cả trăm cổ phiếu giảm giá sâu thì ROS lên kịch trần. SAB từ 281.000 đồng lên 285.000 đồng và đóng cửa nhảy tiếp lên 287.000 đồng. Các cổ phiếu như VIC, BID, GAS đều không đóng cửa được ở mức giá cao nhất, nghĩa là yếu đi. ROS và SAB tăng cao hơn đã thay thế.

Thanh khoản phiên chiều gia tăng mạnh, đạt 2.065,4 tỷ đồng giá trị khớp lệnh, tăng gần 26% so với chiều phiên trước. Quy mô giao dịch này xuất phát từ hoạt động bán tháo rất mạnh ở nhiều mã. Trong số các mã trụ, thanh khoản lớn mà giá còn tăng chỉ là GAS, ROS, BID, còn lại HBC, VCB, HSG, HPG… bị xả hàng cực lớn.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng lớn nhờ các giao dịch thỏa thuận. Cụ thể, tổng giá trị giải ngân đạt 738,3 tỷ đồng, bán ra 527,9 tỷ đồng.

Trên sàn khớp lệnh, khối ngoại cũng mua ròng nhưng quy mô nhỏ hơn. Tổng giá trị mua đạt 339,1 tỷ đồng, bán ra 262,4 tỷ đồng. Danh mục mua ròng hầu hết là các blue-chips: VNM 39,4 tỷ, GAS 36,3 tỷ, VCB 32,7 tỷ, BID 21,5 tỷ, VJC 19,8 tỷ, VIC 18,1 tỷ, HCM 14,9 tỷ, SAB 13,4 tỷ, PLX 9,5 tỷ.

Phía bán ra chỉ có HSG -34,9 tỷ, HPG -27,7 tỷ, CTD -11,2 tỷ, BVH -8,9 tỷ.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Jack Ma lên phim cùng 11 ngôi sao võ thuật

Nhà sáng lập Jack Ma của tập đoàn Alibaba sẽ tham gia đóng chính trong một bộ phim điện ảnh để quảng bá cho Thái Cực Quyền - môn võ truyền thống Trung Quốc mà ông đã theo đuổi suốt nhiều thập kỷ qua, tờ South China Morning Post cho biết.

Cuối tuần trước, Jack Ma cũng tiết lộ poster của phim ngắn này trên trang cá nhân, trong đó ông đứng giữa một dàn ngôi sao điện ảnh Trung Quốc.

"Đêm đó… Giấc mơ đó", Jack Ma viết ngắn gọn và không tiết lộ thêm chi tiết. Đây là lần đầu tiên ông chủ Alibaba tham gia đóng phim.  

Ra mắt vào ngày 11/11 tới, bộ phim có tên "Công Thủ Đạo" còn quy tụ 11 ngôi sao võ thuật Trung Quốc như Chân Tử Đan, Lý Liên Kiệt, Hồng Kim Bảo, Ngô Kinh, nhà vô địch quyền anh thế giới Zou Shiming, diễn viên người Thái Tony Jaa và nhà vô địch người Mông Cổ đã về hưu Asashoryu Akinori.

Với thời lượng dự kiến 20 phút, "Công Thủ Đạo" được thực hiện nhằm mang văn hóa Trung Hoa gần hơn với thế giới, đặc biệt là quảng bá Thái Cực Quyền. 

undefined - Ảnh 1.

Jack Ma đứng giữa một dàn ngôi sao điện ảnh Trung Quốc trong poster quảng bá "Công Thủ Đạo".

Alibaba cho biết Jack Ma đã tập hợp một đội để thực hiện giấc mơ trở thành một võ sư Thái Cực Quyền suốt chục năm qua của ông. 

Cùng với ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt, Jack Ma đã thành lập công ty Taiji Zen giới thiệu các khóa học Thái Cực Quyền trực tuyến.

Ông còn tổ chức câu lạc bộ Thái Cực Quyền tại Alibaba và mời các cao thủ bộ môn này về dạy cho nhân viên. Bản thân ông cũng tham gia câu lạc bộ này và nhiều lần xuất hiện cùng tập với nhân viên.

Jack Ma từng biểu diễn Thái Cực Quyền trong một số sự kiện lớn với sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, khách hàng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Cạn tài nguyên, tăng nợ xấu ở những ngân hàng triệu tỷ

Kỳ báo cáo tài chính quý 3/2017, nợ xấu theo giá trị tuyệt đối tăng mạnh ở các ngân hàng triệu tỷ, trong khi tài nguyên vốn tiếp tục được khai thác gần đến giới hạn tối đa.

Đến 30/9/2017, theo báo cáo vừa lần lượt công bố, Việt Nam đã có ba ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản vượt trên mốc 1 triệu tỷ đồng.

Nợ xấu tăng mạnh

Từ trong năm 2016, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã sớm đạt quy mô trên. Hiện ngân hàng này chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2017 chi tiết, còn thông tin cập nhật chung cho biết vẫn tiếp tục dẫn đầu hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam về tổng tài sản.

Bắt đầu từ 2017, và đến kỳ cập nhật 30/9/2017, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) tiếp tục tăng quy mô tổng tài sản riêng lẻ vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, đạt 1,055 triệu tỷ đồng.

Đã vượt mốc triệu tỷ vào cuối 2016, đến 30/9/2017, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục gia tăng quy mô tổng tài sản riêng lẻ lên 1,102 triệu tỷ đồng.

Trong nhóm 4 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay, riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chưa gia nhập "câu lạc bộ triệu tỷ" nói trên, nhưng lại là thành viên có quy mô và tốc độ lợi nhuận cao và mạnh nhất.

Theo báo cáo vừa công bố, cả VietinBank và BIDV vẫn đều đặn tạo lãi, song tiếp tục cho thấy khả năng không thể bứt phá theo xu hướng chung ở kết quả nhiều ngân hàng thương mại khác đã công bố. VietinBank có lợi nhuận trước thuế riêng lẻ 9 tháng đầu năm nay 6.418 tỷ đồng, chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ 2016; tương tự BIDV chỉ đạt 6.002 tỷ đồng, tăng 6,7%.

Là những thành viên có quy mô trên triệu tỷ đồng, song lợi nhuận của hai thành viên trên đã bị một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân áp sát với quy mô tổng tài sản thấp hơn nhiều lần, điển hình như trường hợp của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)…

Quy mô tổng tài sản trên triệu tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng ở mức độ hai con số, song lợi nhuận tăng trưởng thấp. Điều này phản ánh chất lượng tài sản của những "ông lớn" này, mà một trong những biểu hiện nổi bật ở kỳ báo cáo quý 3/2017 là nợ xấu tăng rất mạnh.

Về tỷ lệ, theo báo cáo, VietinBank kiểm soát nợ xấu đến 30/9/2017 chỉ 1,2% tổng dư nợ, là một trong những mức thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối lại có gia tăng đáng chú ý.

Cụ thể, trong kỳ công bố trên, cả nợ nhóm 4 và 5 của VietinBank đều tăng mạnh. Nợ có khả năng mất vốn tăng từ 3.790 tỷ cuối 2016 lên 4.932 tỷ, tăng 30,1%; đặc biệt nợ nhóm 4 tăng đột biến, từ 805 tỷ đồng lên tới hơn 3.048 tỷ đồng, tăng tới 278%. Và tổng nợ xấu cũng tăng mạnh từ 6.706 tỷ đồng cuối 2016 lên 9.164 tỷ đến 30/9/2017, tăng tới 36,6%. Trong kỳ, riêng nợ nhóm 3 của VietinBank đã giảm mạnh, từ 2.111 tỷ đồng xuống còn 1.183 tỷ.

Tương tự, tại BIDV, tỷ lệ nợ xấu báo cáo cũng ở mức rất thấp với 1,9% tính đến 30/9/2017, nhưng nợ nhóm 4 và 5 đã tăng rất mạnh. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng tới 50% so với cuối 2016, từ 6.466 tỷ lên tới 9.710 tỷ. Nợ nhóm 4 cũng tăng mạnh từ 995,48 tỷ lên tới 1.408,2 tỷ; riêng nợ nhóm 3 giảm được từ gần 5.594 tỷ xuống 4.131 tỷ. Tổng nợ xấu của BIDV theo giá trị tuyệt đối đã tăng từ 13.055 tỷ cuối 2016 lên 15.249 tỷ đồng.

Nợ xấu gia tăng đi cùng với yêu cầu tăng thêm chi phí trích lập dự phòng rủi ro, và điều này lý giải trực tiếp cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm ở những ngân hàng triệu tỷ nói trên.

Giới hạn được báo trước

Những ngân hàng triệu tỷ trên đang có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng khá, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại thấp. Triển vọng cải thiện lợi nhuận trong tương lai gần chủ yếu phụ thuộc vào kết quả xử lý nợ xấu để tăng hoàn nhập, cũng như thúc đẩy hướng dịch chuyển tín dụng bán lẻ để tăng lãi biên và tài sản sinh lời.

Còn ở định hình chung về tiếp tục tăng mạnh tổng tài sản và tín dụng là khó, tài nguyên có hạn và đã được khai thác gần giới hạn.

Như nhìn vào hoạt động của BIDV 9 tháng đầu năm nay, những dữ liệu cho thấy công suất của cỗ máy đã đẩy rất cao. Ví như, tổng nguồn vốn huy động được 1.053.841 tỷ đồng thì tổng quy mô tín dụng và đầu tư đã lên tới 1.080.702 tỷ đồng; tổng tiền gửi của khách hàng 823.073 tỷ đồng thì tổng cho vay tổ chức kinh tế và dân cư 828.007 tỷ đồng.

Tựu trung, tồn tại ở những ngân hàng triệu tỷ hiện nay vẫn là khó khăn chưa thể tháo gỡ căn bản và lâu dài: tăng được vốn để cải thiện các chỉ số và giới hạn, đặc biệt ở hệ số an toàn vốn (CAR).

Báo cáo của các thành viên này cho biết hiện vẫn đảm bảo CAR trên mức 9%, theo mức tối thiểu Ngân hàng Nhà nước quy định. Tình hình chung, cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước đến tháng 6/2017, CAR của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước vẫn đảm bảo với 9,67%, nhưng cho thấy dư địa để tăng trưởng trở nên hạn hẹp.

Để khắc phục, trong 2016 và tiếp tục 2017, các thành viên nhóm trên lần lượt phải phát hành trái phiếu dài hạn để đôn vốn cấp 2, nâng vốn tự có và đảm bảo yêu cầu CAR cho tăng trưởng. Đây là giải pháp bất đắc dĩ, vì phần được tính cho vốn cấp 2 cũng có giới hạn, trong khi chi phí lãi suất phải trả cao vượt trội (trong một kỳ hạn dài) so với huy động vốn thông thường.

Nhưng đó là giải pháp gần như khả thi duy nhất hiện nay, trước yêu cầu không tăng trưởng được tài sản, thì không những lợi nhuận có thể kém đi mà thị phần có nguy cơ chảy sang khối ngân hàng tư nhân với sức mạnh tài chính đang không ngừng thể hiện.

Và như công suất cỗ máy được đẩy cao như trên, cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, thực tế chung, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của nhóm này đến tháng 8/2017 ở mức 94,57%. Dù không dùng để xem xét giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định tại Thông tư 36, nhưng tỷ lệ rất cao đó cho thấy giới hạn còn lại cũng đã hạn hẹp.

Những giới hạn đó đã được báo trước, thậm chí đã có biểu hiện căng thẳng từ trong năm 2016, khi các thành viên đưa ra yêu cầu tăng vốn. Cho đến nay, đã gần hai năm trôi qua, yêu cầu vẫn chưa thể đáp ứng, do thiếu hậu thuẫn từ nguồn ngân sách nhà nước, mặc dù lợi ích và trách nhiệm lớn nhất tại khối ngân hàng triệu tỷ này thuộc về Nhà nước - cổ đông đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

"Cha đẻ" bí ẩn của Bitcoin có thể sở hữu tài sản hơn 6 tỷ USD

Một trong những bí ẩn lớn nhất trong thế giới công nghệ hiện nay là danh tính của Satoshi Nakamoto, một lập trình máy tính, người đã phát minh ra tiền ảo Bitcoin.

Theo CNBC, cái tên Satoshi Nakamoto cũng chỉ là tên giả, có thể là bất cứ ai hay thậm chí một nhóm người. Kể từ khi Bitcoin ra đời năm 2008, chưa ai biết được Nakamoto thực sự là ai.

Giới chuyên gia nhận định danh tính của Nakamoto có khả năng sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới tương lai của tiền ảo này.

Có thể thao túng thị trường Bitcoin nếu muốn

Năm 2008, Nakamoto phát hành "sách trắng" dài 9 trang gồm những khái niệm đầu tiên về Bitcoin và gọi đây là "hệ thống tiền mặt điện tử trực tiếp giữa các cá nhân". 

Vài tháng sau đó, Nakamoto tung ra phần mềm đầu tiên của Bitcoin và hợp tác trực tuyến với một số nhà phát triển phần mềm để cải thiện nó. Sự hợp tác này tiếp diễn cho tới năm 2011, Nakamoto đột ngột biến mất.

Trước khi dừng tất cả hoạt động trao đổi trực tuyến, Nakamoto đã gửi email cho một nhà phát triển Bitcoin và nói rằng đã "chuyển sang những thứ khác". 

Tuy nhiên, Nakamoto không ra đi tay trắng. Nhà nghiên cứu người Argentina - Sergio Demian Lerner, ước tính Nakamoto nắm giữ khoảng 1 triệu Bictcoin trước khi biến mất. Đến nay, số Bitcoin này trị giá hơn 6 tỷ USD.

undefined - Ảnh 1.

Giá Bitcoin ngày 29/10 là hơn 6.1000 USD - Nguồn: Coindesk.

Matt Green, một giáo sư về tiền ảo tại Đại học Johns Hopkins nhận định Nakamoto có khả năng thao túng Bitcoin nếu muốn. Nguồn cung Bitcoin là con số hữu hạn 21 triệu Bitcoin và được dự báo sẽ chạm ngưỡng này vào năm 2140.

"Nếu nắm trong tay 1 triệu Bitcoin thì bạn hoàn toàn có khả năng thao túng thị trường bất cứ lúc nào. Giống như những thẻ bóng chày quý hiếm, có giá trị bởi vì hiếm. Nhưng nếu có ai đó tung ra hàng trăm tấm thẻ ‘hiếm’ như vậy ra thị trường, thì chúng sẽ chẳng còn giá trị nữa", Green nói.

Nếu Nakamoto bán ra số Bitcoin đang nắm giữ thì thị trường sẽ tràn ngập, khiến giá tiền ảo này rớt thảm.

Ben Yu, một nhà đầu tư Bitcoin sống tại San Francisco, Mỹ, nhận định lượng Bitcoin mà Nakamoto đang nắm giữ là con số khổng lồ.

"Nếu như Bitcoin trở thành một loại tiền tệ toàn cầu, thì Satoshi Nakamoto có thể sẽ là người giàu nhất thế giới và nắm trong tay tỷ lệ Bitcoin khổng lồ giống như chính phủ Mỹ giữ vàng hiện nay vậy", Yu nói. 

Một số nhà phân tích cho rằng tăng trưởng đột phá của Bitcoin mới chỉ là khởi đầu. Kay Van-Petersen, nhà phân tích của Ngân hàng Saxo, dự báo giá Bitcoin có thể chạm ngưỡng 100.000 USD vào năm 2027. Nếu dự đoán này đúng, Nakamoto sẽ sở hữu tài sản trị giá khoảng 100 tỷ USD.

Có khả năng quyết định tương lai Bitcoin

Ngoài thị trường tài chính, Nakamoto cũng có ảnh hưởng đối với nội bộ cộng đồng Bitcoin, gồm những nhà khai thác, nhà đầu tư, nhà phát triển. Hiện trong cộng đồng này đang nổ ra nhiều cuộc tranh luận về tương lai của đồng tiền ảo này.

undefined - Ảnh 2.

Giá Bitcoin được dự báo sẽ chạm ngưỡng 100.000 USD vào năm 2027 - Ảnh: Getty Images.

Vì không có người đứng đầu, cộng đồng Bitcoin đưa ra các quyết định dựa trên sự nhất trí chung. Các thành phần của cộng đồng này cùng nhau bàn bạc các thay đổi. Dù có hiệu quả nhưng quá trình này tốn rất nhiều thời gian, đồng nghĩa với việc những thay đổi diễn ra chậm chạp.

"Rất ít những quyết định lớn khiến mọi người còn tranh cãi được thực hiện, đó vừa là ưu điểm bởi ổn định, vừa là nhược điểm bởi không thể đưa ra phản ứng tức thời và phát triển những tính năng mới như các hệ thống khác", Green nói.

Quan điểm và sự lãnh đạo của Nakamoto dù muốn hay không chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai của Bitcoin.

"Tôi cho rằng cộng đồng sẽ thực sự được lợi nếu như Satoshi quyết định quay lại và trở thành thủ lĩnh tinh thần, đưa ra những hướng dẫn và hòa giải, hướng tới sự thống nhất trong cộng động", Yu nhận định.

Nakamoto là ai?

Theo CNBC, đến nay, dường như Satoshi Nakamoto không có ý định quay lại. Chủ sở hữu 1 triệu Bitcoin có vẻ thích ẩn danh bởi tính riêng tư và an toàn của mình.

Tuy nhiên, với nguy cơ khiến ảnh hưởng xấu tới giá và nội bộ cộng đồng Bitcoin, dù Nakamoto là ai thì việc người này tiếp tục ẩn danh và không hoạt động có lẽ sẽ tốt hơn cho tất cả, CNBC nhận định.

"Dù vậy, bất kỳ ai trong chúng ta đều tò mò về Satoshi. Ta muốn biết người này đến từ đâu, Bitcoin có nguồn gốc từ đâu bởi đó là một hệ thống ảo diệu", Green nói. "Và trên hết, chúng ta muốn biết tương lai của Bitcoin, điều gì sẽ xảy ra với số Bitcoin mà Satoshi đang nắm giữ".


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chứng khoán sáng 30/10: Cổ rơi rụng la liệt, VN-Index vẫn "thăng"

Các trụ tiếp tục miệt mài kéo chỉ số lên sáng nay. Sau ít phút lôi thêm được khá nhiều mã tăng, đến cuối phiên, ngoài nhóm trụ, đa số bắt đầu rơi rụng.

VN-Index chốt phiên sáng tăng 0,76% so với tham chiếu, lên 846,77 điểm. Tuy nhiên độ rộng của sàn này chỉ là 102 mã tăng/153 mã giảm. VN30-Index đang tăng 0,54% với 15 mã tăng/14 mã giảm.

Có thể thấy các blue-chip đang dẫn dắt chỉ số như những ngày qua. Điểm khác sáng nay là cũng có khoản nửa đầu phiên, độ rộng khá cân bằng. Một số tương đối lớn cổ phiếu tăng giá theo đà chung. Càng về sau, lực đẩy càng yếu hơn và hiện tượng phân hóa trở nên quá gay gắt. Cổ phiếu giảm giá chiếm đa số áp đảo.

Trong nhóm blue-chip, một nhóm nhỏ dẫn dắt là GAS tăng 4,33%, ROS tăng 5,66%, VIC tăng 1,4%, VCB tăng 1,19%. Các mã "dự bị" là MSN tăng 2,05%, BID tăng 2,59%. Cả nhóm Vn30 cũng chỉ có từng đó cổ phiếu là tăng mạnh rõ rệt.

Đằng sau sự hào nhoáng của VN-Index là 93 cổ phiếu đang sụt giảm trên 1% ở sàn HSX. Nhóm blue-chip đóng góp VNM, STB, SSI, MBB, HPG, HSG trong số giảm giá.

Sàn HNX cũng đang nương tựa và hai trụ chính là ACB tăng 1,25%, VCS tăng 3,23%. Chỉ số HNX-Index đang tăng 0,42% với 66 mã tăng/74 mã giảm. HNX30 tăng 0,68% với 13 mã tăng/13 mã giảm.

Gần như trọn phiên sáng nay VN-Index hình thành xu hướng tăng điểm. Chỉ số này đạt mức cao nhất 847,59 điểm khoảng 7 phút trước giờ nghỉ. Một nhịp giảm nhẹ diễn ra trong 7 phút này do một số trụ tụt xuống như VNM, VCB, MBB, MWG. Do nhịp sụt xuống diễn ra ở nhóm trụ nên chỉ số VN30-Index cũng có một nhịp hẫng khá nhanh ngay trước lúc tạm nghỉ.

Thanh khoản thị trường là điểm nhấn khá tích cực sáng nay. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn tăng tốt 29% so với sáng phiên trước, đạt 2.140,8 tỷ đồng. Kể cả khi loại bỏ ảnh hưởng của ROS, giá trị giao dịch cũng tăng 35%.

Như vậy đa số cổ phiếu đã gia tăng thanh khoản. Trừ HSG tụt giảm mạnh 6,58% với áp lực bán tháo lớn, các mã khác trong Top 10 thanh khoản đều tăng giá. Nhóm VN30 giao dịch tăng gần 58%.

Trong khi đó giao dịch ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ rất kém. Chỉ số Midcap đang lao dốc 0,34%, Smallcap tăng không đáng kể 0,07%. Thanh khoản của hai nhóm này sụt giảm. Có thể nhà đầu tư đang thoát hỏi các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để chạy vào nhóm blue-chips vì với tình trạng "xanh vỏ đỏ lòng" liên tiếp, việc nắm giữ các blue-chips mới an toàn.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay mua khá mạnh nhưng chủ đạo vẫn là qua thỏa thuận. Tổng giá trị mua vào ở sàn HSX đạt 451,2 tỷ đồng, bán ra 275,9 tỷ đồng. CII được khối ngoại sang tay nội bộ 5 triệu cổ phiếu trị giá tới 167,5 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ E1 được mua ròng 89,44 tỷ đồng. Đây là hai giao dịch chiếm phần lớn quy mô tổng thể của khối này.

Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng khá tốt ở BID, VCB, CTG, GAS, VNM, DPM, VNG, BCE, VHG. Phía bán khối này xả chủ đạo ở HSG, PVD, HPG.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Giá vàng giảm, USD tự do lên 22.800 đồng

Giá vàng thế giới mở cửa tuần giao dịch mới trong xu thế giảm nhẹ, khiến giá vàng miếng trong nước sáng nay giảm theo. Giá USD tự do chạm mốc 22.800 đồng, bỏ xa giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại.

Lúc hơn 11h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,47 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ giao dịch ngày Chủ nhật, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm tương ứng 10.000 đồng/lượng và 20.000 đồng/lượng.

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,32 triệu đồng/lượng và 36,52 triệu đồng/lượng.

Cách đây ít hôm, giá vàng miếng SJC bán ra giảm dưới 36,4 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất trong hơn 1 tháng. Tuy nhiên, giá vàng miếng vẫn đang ở trong xu hướng lình xình kéo dài suốt từ đầu năm đến nay.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ sáng nay cao hơn khoảng 1,5 triệu đồng/lượng.

Trái với diễn biến chậm chạp của giá vàng, giá USD tự do gần đây tăng nhanh, phá vỡ xu hướng đi ngang kéo dài trước đó. Sáng nay, giá USD tự do tại Hà Nội phổ biến ở mức 22.780 đồng (mua vào) và 22.800 đồng (bán ra), tăng 10-20 đồng so với cuối tuần.

Nếu so với thời điểm cách đây khoảng 10 ngày, giá USD tự do đã tăng thêm 60 đồng.

Tại các ngân hàng thương mại, giá USD niêm yết vẫn giữ ổn định. Ngân hàng Vietcombank sáng nay báo giá ngoại tệ này ở mức 22.680 đồng (mua vào) và 22.750 đồng (bán ra).

Như vậy, sau mấy tháng đứng thấp hơn giá USD ngân hàng ở chiều bán ra, giá USD tự do hiện đã cao hơn 50 đồng.

Trên thị trường thế giới, đồng USD giảm giá nhẹ trong phiên sáng nay, sau khi đạt mức cao nhất 3 tháng vào tuần trước. Vào hôm thứ Sáu, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD lên 95,15 điểm. Sáng nay, chỉ số này giảm 0,2%, còn gần 94,8 điểm.

Đồng USD tăng giá sau khi Mỹ công bố mức tăng trưởng GDP quý 3 vượt dự báo. Ngoài ra, USD còn tăng giá so với Euro do bất ổn chính trị ở xứ Catalonia của Tây Ban Nha và việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tỏ ra chưa vội vã trong thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đồng USD mạnh và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 là nguồn áp lực giảm giá chính đối với vàng thời gian gần đây.

Vào lúc hơn 11h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á giảm 2,2 USD/oz so với chốt phiên thứ Sáu tại New York, còn 1.272 USD/oz. Hồi đầu tháng 9, có lúc giá vàng lên gần 1.360 USD/oz, cao nhất trong 1 năm.

Tuần trước, giá vàng thế giới giảm 0,7%, dù tăng 0,6% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Trong 7 tuần qua, có tới 6 tuần vàng thế giới mất giá.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Bộ Công Thương: Uber, Grab cạnh tranh không bình đẳng với taxi truyền thống

Bộ Công Thương mới đây đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ góp ý đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải đánh giá thực trạng triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng.

Với những tranh cãi về cuộc chiến giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống thời gian qua, Bộ Công Thương cho biết, cần đánh giá chi tiết và toàn diện hơn về hiệu quả, ưu nhược điểm của từng ứng dụng, phương thức triển khai thực hiện của từng đơn vị, nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho hành khách.

Theo đó, cần bổ sung làm rõ những hạn chế của khung pháp lý, năng lực thực thi của các cơ quan có liên quan về thuế, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, cạnh tranh và kinh doanh vận tải để quản lý hoạt động này.

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có ảnh hưởng đến việc thực hiện quyết định 24/QĐ-BGTVT, đặc biệt là các quy định tại khoản 2, điều 45 Thông tư 63 để phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như công tác quản lý nhà nước.

Nội dung mấu chốt để quản lý loại hình cung cấp dịch vụ là cần sửa đổi quy định để xác định doanh nghiệp cung cấp các ứng dụng phần mềm như Uber, Grab chính là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải theo các hình thức: ký hợp đồng với các lái xe ôtô (dưới 9 chỗ ngồi), lái xe ôtô đăng ký là hộ kinh doanh có ngành nghề dịch vụ vận chuyển hành khách. 

Thứ 2, ký hợp đồng với các lái xe mô tô, lái xe mô tô không đăng ký hộ kinh doanh.

Thứ 3 là ký hợp đồng với các đơn vị kinh doanh vận tải (các hãng taxi).

"Với quy định hiện hành chưa tính đến loại hình dịch vụ vận chuyển hành khách ký hợp đồng qua các ứng dụng thương mại điện tử, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này coi mình chỉ là đơn vị cung cấp ứng dụng phần mềm và quy định hiện hành cho phép họ giải thích như vậy. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả khó quản lý và không công bằng", Bộ Công Thương nêu quan điểm.

Cụ thể, theo Bộ Công Thương, vì chỉ được coi là đơn vị cung cấp phần mềm, các doanh nghiệp này sẽ không chịu trách nhiệm về các vấn đề bảo đảm an toàn cho khách và người trên đường, trong khi họ chính là đơn vị thu tiền dịch vụ của khách hàng.

"Vì chỉ được coi là đơn vị cung cấp phần mềm, các doanh nghiệp này không chịu sự điều chỉnh của các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển truyền thống khác như taxi, xe ôm", Bộ Công Thương nêu. 

Một điểm nữa, theo Bộ Công Thương, trường hợp doanh nghiệp cung cấp, quản lý các ứng dụng này là doanh nghiệp ở nước ngoài thì việc ta cho các doanh nghiệp đó hoạt động là không phù hợp với cam kết của Việt Nam trong WTO (Việt Nam không cam kết dịch vụ vận tải qua biên giới) gây bất bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để xác định các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải (tất nhiên là một dịch vụ kiểu mới) và phải đáp ứng những điều kiện nhất định về kinh doanh vận tải. 

Bộ này cũng khẳng định, theo quy định hiện hành, việc cung cấp, quản lý các ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng Uber, Grab hiện nay phải đáp ứng các quy định về thương mại điện tử do vậy, phải được nâng cao quản lý về khía cạnh thương mại điện tử.

"Cần nghiên cứu các biện pháp đảm bảo hoạt động bình đẳng giữa loại hình dịch vụ này với dịch vụ vận tải truyền thống. Đồng thời, tính đến việc dỡ bỏ, giảm thiểu các rào cản hoạt động của các loại hình dịch vụ truyền thống (các biện pháp cấm đường) vì nếu không sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tương tự nhau", Bộ Công Thương đề xuất.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Hải quan xin gỡ khó cho Trường Hải nhập 400 xe BMW

Cục Hải quan Tp.HCM vừa nêu ra một số vướng mắc gửi Tổng cục Hải quan sau khi Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ôtô được Thủ tướng ký ban hành và có hiệu lực. 

Theo đó, Cục Hải quan Tp.HCM cho biết, Cục hiểu các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cũng hết hiệu lực kể từ ngày 17/10/2017, vấn đề đặt ra, trong thời gian chờ Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thì Cục Hải quan Tp.HCM phải thực hiện như thế nào đối với điểm a, khoản 2 Điều 31 Nghị định 116/2017/NĐ-CP.

Cục Hải quan Tp.HCM cũng cho biết, có thực hiện kiểm tra giấy chứng nhận VIN và C/O theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đối với các lô hàng thực hiện quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 31 Nghị định 116/2017/NĐ-CP khi doanh nghiệp xuất trình giấy phép kinh doanh nhập khẩu ôtô do Bộ Công Thương cấp trước ngày 31/12/2017. 

"Liên quan đến công văn của Tổng cục Hải quan chỉ đạo tạm dừng thông xe các lô hàng nhập khẩu xe BMW (trừ đối tượng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao), nhưng theo thông tin Cục Hải quan Tp.HCM được biết, sắp tới đây Công ty TNHH sản xuất và lắp ráp ôtô du lịch Trường Hải sẽ làm nhà phân phối thương hiệu BMW tại Việt Nam, dự kiến công ty sẽ nhập khoảng 400 xe ôtô nhãn hiệu BMW vào đầu năm 2018, cuối năm 2017 tàu sẽ nhập cảng", Cục Hải quan Tp. HCM cho biết

Vướng mắc được Cục Hải quan Tp.HCM nêu ra là việc nhập khẩu xe ôtô BMW của Trường Hải có bị điều chỉnh bởi công văn nêu trên của Tổng cục Hải quan hay không. 

Cũng theo Cục Hải quan Tp.HCM đối với xe ôtô đã sử dụng, doanh nghiệp khó có thể xuất trình được cho cơ quan hải quan 2 loại chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính. Do đó, Hải quan Tp.HCM đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, có ý kiến chỉ đạo để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Trước đó, Tập đoàn BMW đã cùng Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải ký thư ngỏ ý về việc BMW chọn Thaco trở thành nhà đầu tư và nhập khẩu các dòng xe BMW và MINI tại thị trường Việt Nam, kể từ ngày 1/1/2018.

BMW hiện là nhà sản xuất xe hàng đầu thế giới, với các thương hiệu nổi tiếng như BMW, MINI và Rolls-Royce. Tập đoàn này đang vận hành 30 cơ sở sản xuất và lắp ráp tại 14 nước và có hệ thống phân phối toàn cầu tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

 Trong khi đó, Trường Hải là doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô lớn nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, với ba thương hiệu ôtô được Thaco lắp ráp nổi tiếng nhất là Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Peugeot (Pháp). Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2017, Trường Hải đạt doanh thu 25.527 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.420 tỷ đồng. 


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chỉ thêm một từ vào tên gọi, giá cổ phiếu tăng vọt gần 400% một ngày

Giá cổ phiếu công ty kinh doanh internet On-line Plc của Anh đã tăng vọt 394% trong phiên giao dịch ngày 27/10 sau khi công bố kế hoạch đổi tên thành "On-line Blockchain Plc".

Theo Bloomberg, đây là mức tăng lớn nhất trong một phiên giao dịch của công ty có vốn hóa thị trường tương đối nhỏ này kể từ khi lên sàn vào tháng 12/1996. Trong phiên giao dịch ngày trước đó, khi công ty lần đầu công bố thông tin trên, cổ phiếu này cũng tăng 19%.

Chỉ trong 2 ngày cuối tuần, lượng giao dịch cổ phiếu này đạt 2,9 triệu cổ phiếu, gấp 16 lần tổng giao dịch từ đầu năm 2017.

undefined - Ảnh 1.

Cổ phiếu của On-line Plc tăng vọt sau khi tuyên bố thêm chữ "Blockchain" vào tên gọi - Nguồn: Bloomberg.

"Công nghệ blockchain (khối chuỗi) - nền tảng của các giao dịch tiền ảo hiện đang là lĩnh vực mới và đầy tiềm năng", công ty On-line Plc có trụ sở tại Essex, Anh cho biết trong một thông cáo cuối tuần trước. "Chúng tôi nhận thấy rằng đã đến lúc phải đổi tên công ty để phản ánh xu hướng mà chúng tôi tin rằng sẽ phát triển trong ngành của chúng tôi trong tương lai". 

Công ty này cũng nhấn mạnh với các nhà đầu tư rằng sự phát triển của các sản phẩm blockchain vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu. Tuy vậy, cổ phiếu này ghi nhận mức tăng 238% tính đến thời điểm 2h36 phút chiều 27/10 trên sàn chứng khoán London, nâng vốn hóa thị trường công ty này lên 4,4 triệu Bảng (5,8 triệu USD) – cao nhất kể từ năm 2005.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà đầu tư tỏ ra "phấn kích" với tên gọi của các công ty niêm yết. Đầu tháng 10, giá cổ phiếu của công ty Bioptix Inc. tại Colorado, Mỹ, cũng tăng gần gấp đôi chỉ vài ngày sau khi công ty này tuyên bố đổi đên thành Riot Blockchain Inc.

Hồi tháng 2, cổ phiếu của một startup có tên SNAP Interactive Inc. tại New York, Mỹ cũng bất ngờ tăng hơn 150% chỉ trong vài ngày sau khi Snap Inc. (công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ hình ảnh nổi tiếng Snapchat) thực hiện IPO (niêm yết cổ phiếu lần đầu) với giá trị 3 tỷ USD. Các nhà phân tích nhận định cổ phiếu của SNAP Interactive Inc. bất ngờ tăng do các nhà đầu tư nhầm lẫn tên gọi của hai công ty này.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Ngân hàng tạo liên minh tiếp thị cho doanh nghiệp

Ngoài vốn, ngân hàng đang tìm chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp ở chiều sâu và bền vững thông qua xây dựng mạng lưới liên minh tiếp thị.

Vốn là "chín", nâng cao cạnh tranh là "mười"

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng hơn 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 40% GDP mỗi năm và thu hút 51% lực lượng lao động trên cả nước. 

Mỗi năm, các SME đã tạo thêm nửa triệu việc làm mới. Giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng cho đến nay, nhóm SME còn đối diện với rất nhiều khó khăn. Lâu nay, doanh nghiệp than vãn nhiều nhất vẫn là vấn đề thiếu vốn. 

Cuối năm 2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, chỉ khoảng 1/3 số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với vốn ngân hàng, tương đương với kết quả mà CIEM đã công bố. Tổng số vốn mà các doanh nghiệp này vay được chỉ chiếm 3% tổng lượng vốn mà các ngân hàng cung cấp ra nền kinh tế.

Tuy nhiên, vốn không phải là vấn đề duy nhất, xét trên diện rộng, cái thiếu lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam vẫn là trình độ quản lý, khoa học công nghệ, mạng lưới kết nối, tư vấn quản trị, khả năng cạnh tranh, truyền thông nhận diện thương hiệu. 

Ông Lại Tiến Mạnh, giám đốc Công ty tư vấn thương hiệu Mibrand cho rằng đã đến lúc các SME Việt ngừng "thắt lưng buộc bụng" để đầu tư xây dựng thương hiệu. Các SME nên chú ý tới một xu hướng thông minh hiện nay là các doanh nghiệp tìm cách liên kết với nhau trong hoạt động truyền thông, quảng cáo, tiếp thị và chăm sóc khách hàng. 

Ông cũng chia sẻ thêm: "Tôi biết có một doanh nghiệp lớn đã tiên phong áp dụng Partnership marketing để kết nối và chia sẻ nguồn lực của mình với các SME là Maritime Bank. Bằng cách cho ra mắt cộng đồng JOY Maritime Bank, Maritime Bank đã tạo nên một cộng đồng giúp các doanh nghiệp SME tìm đến nhau, liên kết để học hỏi kinh nghiệm cũng như lan toả tới 1,5 triệu khách hàng của Maritime Bank. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia cộng đồng còn được hỗ trợ để mở rộng quảng cáo trên các kênh truyền thông mà Maritime Bank có sẵn hoặc được quyền khai thác. Đó đều là những kênh mà trước nay SME ít hoặc không tiếp cận vì ngân sách quá lớn như: email marketing, frame thang máy, thậm chí cả biển quảng cáo tấm lớn tại sân bay,…".

Partnership Marketing – phương pháp tốt cho doanh nghiệp

Giải pháp marketing này tuy không còn lạ lẫm ở Việt Nam nhưng mới nằm trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. 

Theo Brands Việt Nam, ngày càng nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia trong nhiều lĩnh vực như: ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, viễn thông... áp dụng "Tiếp thị đối tác" (Partnership Marketing), "Liên minh tiếp thị" (Marketing Alliances), "Đối tác chiến lược" (Strategic Partnerships) hay thậm chí cả "Tiếp thị nhãn hiệu cộng tác"... để tăng cường hiệu quả bán hàng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, giải pháp tương tự cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là chưa có hoặc rất hạn chế.

"Quy mô doanh nghiệp vẫn còn nhỏ cho nên các hoạt động xây dựng thương hiệu chưa được bài bản và chuyên nghiệp. Bởi vậy, chúng tôi luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ đối tác có kinh nghiệm để gia tăng năng lực đồng thời mở rộng nguồn khách hàng của mình", bà Hồng Thái Hà, Giám đốc Công ty Tân Phú, cho biết. 

Có thể nói, ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và tăng doanh số thì việc tận dụng tối đa sức mạnh của các liên minh tiếp thị để đưa sản phẩm vào các thị trường và kênh phân phối mới là vô cùng thiết yếu. 

Do đó, với những giải pháp hỗ trợ thiết thực của một cộng đồng kết nối lần đầu tiên khởi xướng, ngân hàng này đã được Tổ chức Capital Finance International trao tặng giải thưởng Giải thưởng Ngân hàng có sáng kiến và đóng góp nổi bật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 trong tháng 10 vừa qua.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Xu thế dòng tiền: "2017, một năm chưa từng có"

Phiên cuối tuần qua, thị trường bất ngờ tăng vọt đẩy VN-Index vượt 840 điểm. Lực tăng hoàn toàn nhờ các cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi trạng thái còn lại của thị trường là bình thường.

Các chuyên gia tham gia "Xu thế dòng tiền" của VnEconomy tỏ ra bất ngờ trước diễn biến đó, vì cho rằng mức dao động hợp lý chỉ khoảng 2-3 điểm, thậm chí các phân tích trước đó còn thiên về điều chỉnh hoặc đi ngang tích lũy.

Việc VN-Index tăng mạnh bất ngờ nhưng không tạo được sức lan tỏa mạnh, kéo theo hiện tượng "xanh vỏ đỏ lòng", đồng thời thanh khoản xuống thấp, nên đà tăng cần đặt dấu hỏi về tính bền vững.

Do các cổ phiếu lớn tác động quá nhiều nên việc đánh giá trong ngắn hạn trở nên khó khăn, mặc dù trung và dài hạn thị trường vẫn hấp dẫn và có nhiều cơ hội.

Trước các diễn biến khó lường của thị trường, các chuyên gia duy trì vị thế trung bình, đồng thời hạn chế các giao dịch ngắn hạn mà chỉ tập trung vào các vị thế đầu tư cơ bản.

"Không giống các năm trước"

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Thị trường tuần qua liên tục xuất hiện tình trạng điểm số tăng mạnh mà cổ phiếu giảm giá hoặc không tăng được bao nhiêu, nhưng cuối cùng vẫn có một phiên đột biến tăng cuối cùng. Thị trường năm nay quả thực có nhiều khác lạ, các anh có bất ngờ trước diễn biến phiên cuối tuần?

Ông Ngô Quốc Hưng, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Vietinbank

Tôi đồng ý với nhận định trên, năm nay đúng là một năm chưa từng có. Thị trường chứng khoán liên tục chinh phục các đỉnh cao mới, nhưng niềm vui lại không đến cho tất cả.

Màn trình diễn của các trụ đã quá nhàm chán đối với các nhà đầu tư vì nó chỉ làm đẹp chỉ số và thị trường phái sinh hưởng lợi.

Trong khi danh mục cổ phiếu mới là tiền thật, tiền mất đi thì không ai vui cho được bởi vậy việc thị trường có leo lên đỉnh cao mới như phiên cuối tuần không có gì là bất ngờ.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn, Chứng khoán MBS

Như đã nhận định trong tuần qua, thị trường năm nay có nhiều diễn biến không giống các năm trước.

Ngoài việc yếu tố tăng trưởng nội tại của nền kinh tế và các chính sách của chính phủ trong việc hỗ trợ thị trường chứng khoán tăng trưởng bền vững, thì năm nay chúng ta cũng có thêm kênh thị trường chứng khoán phái sinh, cũng là tác nhân gây xáo trộn khá mạnh về cơ cấu dòng tiền trong ngắn hạn.

Rõ ràng khi quan sát thị trường từ ngày phái sinh đi vào hoạt động (10/8/2017), VN-Index, VN30 hầu như chưa có đợt điều chỉnh nào mạnh và vẫn trong xu thế tăng là chủ đạo, diễn biến thị trường tuần qua cũng đi theo kịch bản trên.

Tuy nhiên việc thị trường tăng quá mạnh vào phiên cuối tuần có phần khá bất ngờ, vì theo nhận định của tôi thì phiên đó có thị trường có thể tăng, nhưng chỉ trong tầm khoảng 2-3 điểm là hợp lý.

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Kết thúc ngày giao dịch cuối tuần, VN-Index đã chứng kiến một phiên tăng điểm mạnh. Góp mặt vào việc tăng của chỉ số đa phần cổ phiếu đến từ nhóm VN30 và cổ phiếu có vốn hóa lớn như ROS, VCB, VIC, BID, VJC.

VN Index chấm dứt điều chỉnh và chinh phục đỉnh cao mới 840 điểm ngay phiên cuối tuần. Đây là mức tăng ngoạn mục khi mà trước đó mọi dự đoán đều tính đến việc điều chỉnh và đi ngang tích lũy trước khi tăng tiếp.

Thị trường "xanh vỏ đỏ lòng"

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Hiện tượng thanh khoản sụt giảm mạnh tuần qua bất chấp các chỉ số liên tiếp đi lên cao hơn. Điều này thường được hiểu như một dấu hiệu thị trường yếu. Theo các anh, diễn biến mạnh mẽ cuối tuần có thực sự bền vững?

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn, Chứng khoán MBS

Tình trạng chỉ số tăng mà thanh khoản không tăng không chỉ mới xuất hiện trong tuần qua mà nó đã kéo dài cả hai tháng nay, điều này rõ ràng đang phản ánh tâm lý thận trọng của thị trường, hầu như dòng tiền chỉ tìm đến các cổ phiếu trụ và một số ít các mã có kết quả kinh doanh tốt.

Ngoài ra đa phần các nhóm cổ phiếu khác đều đứng yên hoặc giảm giá.

Do đó việc đánh giá sự bền vững của chỉ số trong ngắn hạn chỉ mang tính tương đối. Còn trung và dài hạn tôi vẫn đánh giá thị trường sẽ còn tiềm năng tăng trưởng.

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

VN-Index tăng chủ yếu do các mã vốn hóa lớn tăng điểm mạnh và không tạo sự lan tỏa ra thị trường dẫn đến thanh khoản đạt khá thấp, chỉ duy trì khoảng 160 triệu cổ phiếu/phiên so với thời điểm trên 220 triệu cổ phiếu trước đó.

Điều đó cho thấy, dòng tiền rất tập trung ở một số mã cổ phiếu như ROS, VCB, SAB, VIC, BID, VJC mà không đi theo nhóm ngành nào cụ thể.

Thị trường thực sự là khó tham gia cho việc mua giải ngân mới và hiện tượng của thị trường là "xanh vỏ đỏ lòng", nên theo chúng tôi sự tăng điểm bền vững là khó.

Ông Ngô Quốc Hưng, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Vietinbank

Đúng như nhận định trên, việc chỉ số tăng trong khi thanh khoản sụt giảm cho thấy có sự phân kỳ giữa giá và khối lượng, nó gợi ý cho chúng ta về dấu hiệu tiêu cực (thị trường yếu).

Bởi vì bất kỳ sự tăng giá bền vững nào cũng cần được hỗ trợ bởi sự giá tăng của khối lượng.

Chốt lại, tình trạng chỉ số tăng mà khối lượng giảm như hiện nay cho thấy có sự sai lệch, thiếu sự đồng thuận của người tham gia, khả năng tiếp tục tăng giá có thể yếu đi và thiếu sự chắc chắn.

"Chỉ số chỉ tham khảo"

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Đến cuối tháng 10, hầu như kết quả kinh doanh quý 3/2017 đã xong. Các anh có thể đưa ra đánh giá cơ bản về mức định giá hiện tại của thị trường trên cơ sở cập nhật mới?

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Phiên phục hồi mạnh cuối tuần đưa VN-Index lên đỉnh cao mới, đã giúp cho P/E của VN-Index đạt 16,7x.

Kết quả kinh doanh quý 3 dần được công bố cho nhiều tín hiệu tích cực. 433 doanh nghiệp báo lãi, 38 doanh nghiệp báo lỗ trên 471 doanh nghiệp đã công bố kết quả. Tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng tăng 25,44% so với cùng kỳ 2016. Ngành dịch vụ tài chính, dầu khí và bất động sản đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Tuy nhiên, theo tôi việc thị trường giao dịch ở mức định giá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro trong ngắn hạn nhất là khi thanh khoản thị trường có dấu hiệu thấp.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn, Chứng khoán MBS

Năm nay thị trường tăng mạnh về điểm số, nhưng nếu loại trừ các một số cổ phiếu tác động mạnh tới điểm số như SAB, ROS…, tôi thấy sự tăng trưởng của thị trường vẫn đi sát với tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp, và mức định giá hiện tại ở các nhóm cổ phiếu đó theo tôi là vẫn hấp dẫn.

Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể chung thì mức định giá hiện tại là phù hợp thì trường.

Ông Ngô Quốc Hưng, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Vietinbank

Bức tranh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hầu hết đều tăng trưởng tích cực, tuy nhiên có sự phân hóa.

Dẫn đầu về lợi nhuận chủ yếu đến từ các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng, tiện ích, xây dựng và bất động sản, ngược lại với các ngành như: ôtô và phụ tùng, thực phẩm và đồ uống, du lịch và giải trí…

Thu nhập các doanh nghiệp tăng lên điều này sẽ một phần hỗ trợ mức định giá P/E của thị trường chung sẽ hấp dẫn hơn. Ở thời điểm hiện tại mức P/E của thị trường chung là 16,4 năm, thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Thị trường đã tăng 26,4% so với thời điểm cuối năm ngoái và đạt được đỉnh cao mới nhờ vào một vài cổ phiếu vốn hóa lớn, do đó chỉ số thị trường chỉ có tính chất tham khảo do sự méo mó.

Vì vậy chúng ta nên đánh giá thị trường tăng trưởng dựa vào mặt bằng P/E của các ngành hoặc nhóm ngành sẽ có ý nghĩa hơn, thay vì việc dùng chỉ số thị trường chung.

"Chấp nhận được thì chơi"

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Trừ việc nắm giữ các trụ thì đa số nhà đầu tư không được hưởng lợi từ tuần tăng điểm khá mạnh. Nhà đầu tư nên làm gì lúc này? Các anh có hoạt động giao dịch gì hay không?

Ông Ngô Quốc Hưng, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Vietinbank

Mặc dù chỉ số VN-Index đang ở đỉnh cao mới nhưng cờ đến tay không phải ai cũng phất, cơ hội là không lớn trừ các mã dẫn dắt.

Với diễn biến ở phiên cuối tuần, thị trường có thể nối dài xu thế tăng theo quán tính với sự luân phiên của các trụ, tuy nhiên theo những nhận định ở trên thì niền vui có thể ngắn chẳng tày gang, sự bứt phá của chỉ số có thể thiếu sự chắc chắn hoặc chưa thực sự bền vững và cần được kiểm chứng.

Vì vậy tôi cho rằng thị trường lúc này cần độ mạo hiểm cao, rủi ro chấp nhận được thì chơi, không thì nên chờ lúc tình hình rõ ràng hơn, rồi tính tiếp.

Tốt nhất là chuẩn bị các kịch bản để hành động theo sự biến động của thị trường, với quan điêm thận trọng tôi vẫn duy trì tỷ trọng như ở tuần trước với 50% là cổ phiếu.

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Tôi cho rằng nhà đầu tư nên cơ cấu sang cổ phiếu vẫn duy trì xu hướng tăng giá có kết quả quý 3 tốt và dự báo duy trì đà tăng trường quý 4 cao, như VIC, VCB, BID, FPT, VNM, giảm bớt tỷ trọng những cổ phiếu tăng nhiều trong 3 tháng qua.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn, Chứng khoán MBS

Như đã khuyến nghị trong tuần trước và với những thông tin tôi đã đưa ra trong 3 câu hỏi trên, thì chiến lược trong thời gian tới là tập trung vào các cổ phiếu có tăng trưởng kinh doanh cốt lõi tốt trong quý 3.

Đây là thời điểm tốt để cơ cấu lại danh mục với các nhà đầu tư đã không bắt nhịp được thị trường và cổ phiếu trong thời gian qua.

Trong tuần qua tôi có nhận định thị trường sẽ test lại vùng 820 điểm, sau đó định hình xu thế mới, cùng với việc tập trung danh mục vào cổ phiếu nhóm ngân hàng và một số cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt.

Nên trong tuần qua, tôi chỉ tập trung trading giảm giá vốn khi cổ phiếu về mức hấp dẫn, còn tỷ trọng và danh mục thì vẫn giữ nguyên.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Vụ Khaisilk: "Mua khăn Trung Quốc về cắt mác...vì ngày 20/10"

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa có Báo cáo số 3009/BC-QLTT gửi Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) kết quả kiểm tra cửa hàng Khaisilk số 113 Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm).

Theo báo cáo, cửa hàng 113 Hàng Gai do bà Nguyễn Thị Thu Nga là chủ hộ kinh doanh, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể số 01c8003643, do UBND quận Hoàn Kiếm cấp.

Tại thời điểm kiểm tra, bà Nguyễn Thị Thu Nga thừa nhận, cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng lụa tơ tằm do Việt Nam sản xuất.

Tuy nhiên, do sơ suất trong quản lý, trước nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20/10, nhân viên cửa hàng đã tự ý mua sản phẩm khăn lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc "Made in China" sau đó khâu nhãn KhaiSilk Made in Việt Nam để bán cho khách hàng.

Tổng số hàng hóa cơ sở đã mua về và thay nhãn là 60 chiếc, đã bán 4 chiếc, còn tồn 56 chiếc. Giá niêm yết sản phẩm là 644.000 đồng/chiếc, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 36 triệu đồng.

Kết quả kiểm tra này được cho là vẫn chưa làm hài lòng chuyên gia. Theo một lãnh đạo trong ngành quản lý thị trường, kết luận kiểm tra vẫn chưa chỉ rõ ra ai là người phải chịu trách nhiệm, sao chỉ kiểm tra mỗi cửa hàng 113 Hàng Gai trong khi Khaisilk là thương hiệu có hệ thống trên toàn quốc. 

Theo ông, vụ việc cần được điều tra rõ ràng, minh bạch, trách nhiệm trước nhân dân. Qua các vụ phân bón giả Thuận Phong, thuốc giả Vnpharma, vụ Khaisilk…cho thấy Việt Nam tồn tại vấn nạn hàng giả, hàng gian lận nguồn gốc, đe doạ tới cuộc sống người dân. Do đó, đã đến lúc cả nước phải chung tay tiêu diệt nạn hàng giả.

Trước đó, thông tin cửa hàng Khaisilk bán lụa Trung Quốc dưới mác lụa Việt Nam đã lan rộng trong dư luận. Sự việc gây rúng động khi Khaisilk là một thương hiệu có tiếng nhiều năm ở trong nước và quốc tế, với người đứng đầu là doanh nhân Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk.

Cụ thể, đại diện một công ty cho biết đã mua khăn lụa của Khaisilk tại cửa hàng trên phố Hàng Gai, Hà Nội để làm quà tặng cho đối tác, hôm 17/10 vừa qua. Số khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk (kích thước 50 x 50 cm), với đơn giá 644.000 đồng/chiếc.

Sau khi nhận hàng, công ty này phát hiện một chiếc khăn trong lô hàng 60 chiếc này có gắn hai nhãn mác khác nhau, một nhãn với nội dung "Khaisilk - Made in Vietnam", còn một nhãn nữa với nội dung "Made in China".

Trước áp lực dư luận, đến ngày 26/10, doanh nhân Hoàng Khải đã lên tiếng thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, với tỷ lệ hàng Trung Quốc/hàng Việt Nam là 50/50, và cho biết ông "cúi đầu xin lỗi" khách hàng.

"Khi mở rộng ra nhiều lĩnh vực và vùng miền, khả năng quản lý doanh nghiệp của tôi còn hạn chế. Tôi đã không bao quát được tất cả lĩnh vực và gần như không để ý nhiều đến mảng kinh doanh lụa nữa, dù đây là sản phẩm làm nên thương hiệu Khaisilk".

"Và sai lầm tôi phải chịu. Tôi không trốn tránh gì trách nhiệm mà đang đối diện với những sai lầm của mình. Tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch Tập đoàn", ông Khải nói với báo giới.

Người đứng đầu Khaisilk cũng cam kết sẽ thu hồi các sản phẩm đã bán ra thị trường có xuất xứ Trung Quốc nếu khách hàng có mong muốn đổi trả, và sẽ bồi thường cho khách hàng một cách nghiêm túc.

Về lý do nhập lụa Trung Quốc, ông Khải cho biết đã làm việc này từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi ngành sản xuất tơ lụa của Việt Nam suy thoái, khiến doanh nghiệp không tìm đủ nguồn hàng phù hợp trong nước.

"Cái sai của tôi là khi thấy các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa", ông Khải lý giải với báo chí.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates