This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Hội thảo “Thời khắc quyết định nhận thẻ xanh Mỹ cùng NYCRC”

Tại hội thảo, USIS Group giới thiệu đến nhà đầu tư một dự án mới nhất của NYCRC là Fresh Direct (giai đoạn II), một trong những dự án EB-5 được giới chuyên môn đánh giá là an toàn, dòng tiền hiệu quả, khả năng đảm bảo hoàn vốn tốt nhất hiện nay.

Dự án Fresh Direct (giai đoạn II) là cửa hàng thực phẩm trực tuyến lớn nhất, độc lập và đầy đủ dịch vụ tại Mỹ và là cửa hàng thực phẩm trực tuyến hàng đầu tại Thành phố New York với tổng chi phí dự án là 131,45 triệu USD (trong đó vốn EB-5 là 55 triệu USD).

Đặc biệt, trung tuần tháng 1/2018 vừa qua, Cơ Quan Nhập Tịch và Di Trú Mỹ (USCIS) đã ban hành phê duyệt đơn I-924 cho dự án này. Đây là lần phê duyệt thứ 21 dành cho các dự án của NYCRC.

Dự án Fresh Direct giai đoạn II (Xem thông tin chi tiết về dự án Fresh Direct tại đây: http://ift.tt/2GUFHxZ)

Thành tích tiêu biểu của NYCRC trong thời gian qua như: Đã hoàn vốn 125 triệu USD cho 250 nhà đầu tư EB-5 vào 2 dự án đầu của NYCRC; Hơn 4.600 thẻ xanh vĩnh viễn và hơn 5.500 thẻ xanh có điều kiện được cấp cho các nhà đầu tư EB-5 và các thành viên trong gia đình trong các dự án của NYCRC; Hơn 2.450 đơn I-526 được phê duyệt; Hơn 1.600 đơn I-829 được phê duyệt.

Theo thông tin mới nhất thì chương trình EB-5 chính thức gia hạn đến hết ngày 23/3/2018. Điều này đã mở ra cơ hội mới cho những khách hàng cuối cùng muốn nhận thẻ xanh Mỹ khi đầu tư vào các dự án EB-5. Chẳng hạn: số tiền đầu tư sẽ không thay đổi (vẫn giữ nguyên ở mức 500.000 USD) và điều kiện xét duyệt đơn không thay đổi so với trước. Vì vậy, nhà đầu tư nên quyết định đầu tư càng sớm sẽ càng có lợi, nếu chần chừ sẽ mất thời gian hơn và rất bị động trước những luật mới áp dụng cho chương trình EB-5 sau tháng 3/2018 và con đường thực hiện giấc mơ Mỹ sẽ không còn dễ dàng như hiện tại.

Hãy nhanh chóng liên hệ với đội ngũ USIS Group để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất khi thời hạn cuối cùng cho chương trình EB-5 đang ngày càng cận kề. Những chuyên viên hồ sơ của chúng tôi cũng đang gấp rút để hoàn tất những bộ hồ sơ của khách hàng để chuyển vào Sở Di Trú Mỹ nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng tối ưu nhất.

Được thành lập từ năm 2009, USIS Group là đơn vị tiên phong và hàng đầu chuyên về lĩnh vực đầu tư EB-5 tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm đầu tư, kinh doanh, am hiểu văn hoá, luật pháp về thị trường Việt - Mỹ, các đối tác lớn tại Mỹ mong muốn đặt nền móng vững chắc với USIS Group trong việc cùng nhau đem lại cho nhà đầu tư những dự án EB-5 tốt nhất, an toàn cao nhất, bảo toàn nguồn vốn cũng như đảm bảo quyền lợi thẻ xanh cho nhà đầu tư.

Đến với USIS Group, khách hàng sẽ được làm việc với chuyên gia hàng đầu về chương trình EB-5

Vui lòng đăng ký hội thảo “Thời khắc quyết định nhận thẻ xanh Mỹ cùng NYCRC”

Tag :giấc mơ Mỹ


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Giả làm ăn mày trên đường phố, kiếm gần 5 triệu đồng/ngày

Cụ thể, một doanh nhân tên Ashley Sims đã thực hiện chiến dịch này và cho biết rằng, kể từ khi ông bắt đầu dán các áp phích cảnh báo về những người ăn xin chuyên nghiệp, khoảng một chục người làm nghề này đã rời khỏi khu vực đó để ăn xin ở nơi khác.

Ông nói với tờ Daily Mail: “Tôi sống ở Torquay và tôi phát ốm với những kẻ đóng giả làm ăn xin và luôn vòi vĩnh tiền mọi lúc mọi nơi”.

“Họ rất thông minh và chuyên nghiệp. Một anh chàng nói với tôi rằng anh ấy luôn mặc bộ đồ chiến để người qua đường nghĩ rằng anh ta đã từng phục vụ trong quân đội. Anh này cũng tiết lộ rằng, nếu có một con chó nằm bên cạnh thì sẽ xin được nhiều tiền hơn”, ông Sims cho hay.

Một số người đóng giả ăn xin mà ông Ashley Sims (bên phải) đã điều tra và công bố ảnh trên truyền thông. (Nguồn: Daily Mail)

Một số người đóng giả ăn xin mà ông Ashley Sims (bên phải) đã điều tra và công bố ảnh trên truyền thông. (Nguồn: Daily Mail)

Đáng nói, chiến dịch này đã điều tra ra rằng, những người đóng giả người vô gia cư này đang nghiện ma túy và nghiện rượu.

“Tôi đã làm việc với một tổ chức từ thiện địa phương tên Humanity Torbay và phát hiện ra rằng những người vô gia cư thực sự đã bị những kẻ ăn xin chuyên nghiệp này lấn át và cướp mất nguồn sống”, doanh nhân này nói.

Bên cạnh đó, ông Sims chia sẻ rằng, một trong những điều mà những người ăn xin giả mạo không thích là bị chụp ảnh, vì vậy ông đã chụp ảnh từng người trong số họ và cũng nói rõ rằng ông đang chụp hình.

“Chính tôi và một đồng nghiệp đã chụp ảnh tất cả bọn họ. Hầu hết đã đi đến nơi khác nhưng 7 người vẫn còn ở đó. Tôi đã nói với Hội đồng Torbay rằng nếu họ không có hành động kiên quyết với 7 người này vào hôm nay (1/3) thì những bức ảnh của những kẻ đóng giả này sẽ được đưa lên mạng”, ông Sims tuyên bố.

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc ông Sims làm. Một số người cho rằng ông này ích kỉ và đang chặn đường sống của những người vô gia cư.

Nhưng người sáng lập và chủ tịch của Tổ chức nhân đạo Torbay cho rằng những người vô gia cư thực sự đang rất hoan nghênh sáng kiến ​​của ông Sims.

“Chúng tôi biết chắc rằng những người mà ông Ashley chụp ảnh không phải là người vô gia cư thực sự. Chúng tôi biết điều đó bởi chúng tôi đã sắp xếp chỗ ở cho họ trong những tháng gần đây”, bà nói.

Ngoài ra, bà này cũng cho rằng ông Sims là một triệu phú quan tâm đến những người vô gia cư thực sự, và những người đóng giả ăn xin này có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các cửa hiệu.

Hồng Vân (Tổng hợp)

Tag :ăn xin, ăn mày, đóng giả ăn xin, người vô gia cư


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Nườm nượp người đến ngắm “cụ mai” 130 tuổi được rao hơn nửa tỷ đồng

 Ông Đại Luân (TP Quy Nhơn, Bình Định) - chủ nhân gốc mai cổ thụ này, cho biết, gốc mai có tuổi đời trên 130 năm có nguồn gốc từ “thủ phủ” mai vàng Nhơn An (thị xã An Nhơn).

Ông Đại Luân (TP Quy Nhơn, Bình Định) - chủ nhân gốc mai cổ thụ này, cho biết, gốc mai có tuổi đời trên 130 năm có nguồn gốc từ “thủ phủ” mai vàng Nhơn An (thị xã An Nhơn).

 Cây có đường kính vanh tròn của gốc hơn 300cm, tán rộng hơn 2,5m, chiều cao khoảng 3m.

Cây có đường kính vanh tròn của gốc hơn 300cm, tán rộng hơn 2,5m, chiều cao khoảng 3m.

 Để có được gốc mai này, cách đây 10 năm ông Đại Luân phải bạo tay chi khoản tiền rất lớn để mua nó. Sau 10 năm dày công chăm sóc, gốc mai được đánh giá là cây quý hiếm và rao giá hơn 500 triệu đồng.

Để có được gốc mai này, cách đây 10 năm ông Đại Luân phải bạo tay chi khoản tiền rất lớn để mua nó. Sau 10 năm dày công chăm sóc, gốc mai được đánh giá là cây quý hiếm và rao giá hơn 500 triệu đồng.

 Hiện tại, ông là chủ nhân đời thứ 4 của gốc mai “khủng”.

Hiện tại, ông là chủ nhân đời thứ 4 của gốc mai “khủng”.

 “Gốc mai cổ thụ là cây giá trị nhất trong vườn mai của tôi. Cây mai khi ra hoa có bông hoa to, nhiều cánh và thơm, phần gốc có rất nhiều u sần sùi rất đẹp, quý hiếm”, ông Luân cho hay.

“Gốc mai cổ thụ là cây giá trị nhất trong vườn mai của tôi. Cây mai khi ra hoa có bông hoa to, nhiều cánh và thơm, phần gốc có rất nhiều u sần sùi rất đẹp, quý hiếm”, ông Luân cho hay.

 Gốc mai có tuổi đời trên 130 năm.

Gốc mai có tuổi đời trên 130 năm.

 Mai cổ có dáng độc lạ với giá tiền “khủng” như vậy, chủ yếu dành cho khách đại gia, doanh nghiệp mua về biếu tặng cho đối tác.

Mai cổ có dáng độc lạ với giá tiền “khủng” như vậy, chủ yếu dành cho khách đại gia, doanh nghiệp mua về biếu tặng cho đối tác.

Theo Dũ Tuấn
Dân Việt

Tag :cụ mai, bình định, cây cảnh


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Thủ tướng: "Ứng bất biến, dĩ vạn biến" trước biến động kinh tế quốc tế

Ngay đầu bài viết, người đứng đầu Chính phủ đề cập đến vai trò của ổn định kinh tế vĩ mô trong đường lối phát triển của Việt Nam xuyên suốt thời gian qua. Thủ tướng khẳng định: Ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa và vai trò quan trọng trên nhiều phương diện như kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Cần "nhạc trưởng" trong điều hành kinh tế

Thủ tướng lưu ý đến kết quả của giữ ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường đầu tư giúp Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Trong đó có việc xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, từ thứ 82 lên thứ 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ; năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc, từ thứ 60 lên thứ 55/137 quốc gia, vùng lãnh thổ và đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam được nâng lên, từ “ổn định” lên “tích cực”...

Từ những thành công của năm 2017, Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm trong điều hành và phát triển kinh tế. Trong đó, quan trọng nhất là điều hành kinh tế vĩ mô đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt giữa các công cụ chính sách, cả về mức độ, liều lượng, thời gian thực hiện.

"Hoạch định và điều hành kinh tế vĩ mô cần “kiến trúc sư trưởng” hay “nhạc trưởng”, trong đó cần xác định rõ từng loại chính sách, sự phối hợp và mức độ ưu tiên hợp lý giữa các chính sách trong từng thời kỳ, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể", Thủ tướng lưu ý.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: "Chính sách tiền tệ cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, đặc biệt là trong việc điều hành cung tiền, tín dụng, lãi suất, bội chi NSNN và nợ công một cách hài hòa, hợp lý. Bài học lạm phát gắn với khủng hoảng nợ công ở nhiều nước là những kinh nghiệm sâu sắc trong điều hành kinh tế vĩ mô".

"Ứng bất biến, dĩ vạn biến" trước biến động tình hình quốc tế

Thủ tướng chỉ rõ thực tế: Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu lớn về đổi mới, cải cách cơ chế, chính sách về tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư… khi thực tế các quốc gia, đối tác lớn thay đổi định hướng chính sách hướng đến bảo vệ sản xuất nội địa và thu hút đầu tư ngược lại chính quốc, đặc biệt là sử dụng công cụ hàng rào thuế quan và cắt giảm thuế suất thuế thu nhập trong nước.

"Nếu không có chính sách phù hợp, những thay đổi trên có thể ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường trong nước, qua đó tác động đến tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế", Người đứng đầu Chính phủ nói rõ.

Theo Thủ tướng, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn nên phải đặc biệt chú trọng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, có những giải pháp chính sách phù hợp để nâng cao năng lực chống chịu của nền kinh tế trước những biến động trên thị trường quốc tế và thay đổi chính sách của các quốc gia, đối tác lớn.

Chính vì thế: "Ứng bất biến, dĩ vạn biến" là chúng ta cần sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách để ứng phó kịp thời với những biến động tình hình quốc tế, trong nước để giữ ổn định kinh tế vĩ mô", Thủ tướng nêu rõ.

Người đứng đầu Chính phủ khuyến cáo: "Điều hành kinh tế vĩ mô vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi các cấp, các ngành phải chủ động, linh hoạt, luôn bám sát thực tiễn, không ngừng đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa nền kinh tế nước ta vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững".

Nguyễn Tuyền

Tag :biến động kinh tế, kinh tế thế giới, Thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cải thiện môi trường đầu tư


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Sắp có siêu dự án "thành phố thông minh" vài chục tỷ USD tại Bắc Hà Nội?

Dự kiến, siêu dự án thành phố thông minh tại phía Bắc Hà Nội (đoạn hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp) sẽ rộng 310ha.

Dự kiến, siêu dự án "thành phố thông minh" tại phía Bắc Hà Nội (đoạn hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp) sẽ rộng 310ha.

Theo thông tin trên tờ Nikkei, Chính phủ Nhật và hơn 20 doanh nghiệp nước này cùng Việt Nam sẽ hợp tác đầu tư xây dựng dự án "thành phố thông minh" tại phía Bắc Hà Nội, hoàn thành trước năm 2023.

Dự kiến, dự án sẽ rộng 310ha, cách trung tâm Hà Nội 15 phút lái xe với nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến như xe buýt tự hành và nhà máy điện năng lượng tái tạo…

Được định giá gần 4 nghìn tỷ yên (37,3 tỷ USD), đây là dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Nhật tính tới hiện tại. Nguồn vốn bao gồm từ vốn các doanh nghiệp tự huy động, ODA và vốn hỗ trợ từ Chính phủ.

Nikkei đánh giá dự án "thành phố thông minh" này phù hợp với chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là nhằm mục đích nhân rộng mô hình "đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao" tại các nước đang phát triển.

Tập đoàn Sumitomo, công ty sản xuất máy móc công nghệ nặng Mitsubishi Heavy Industries và đơn vị vận hành tàu điện ngầm Tokyo Metro là ba trong số các doanh nghiệp Nhật Bản góp mặt trong dự án.

Nikkei cũng cho hay, Tập đoàn Sumitomo đã đi đến ký kết thương vụ hợp tác với Công ty bất động sản BRG Group của Việt Nam. Công ty kiến trúc Nikken Sekkei của Nhật sẽ chịu trách nhiệm thiết kế thành phố.

Giai đoạn I có thể bắt đầu sớm nhất vào tháng 10 năm nay, dự kiến có 7.000 căn hộ chung cư và hạng mục thương mại sẽ được hoàn thành trong năm 2019.

Thông tin về một "siêu" thành phố thông minh trước đó cũng được Tập đoàn BRG đưa ra trước đó. Cụ thể, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản, thỏa thuận hợp tác phát triển dự án đô thị Nhật Tân - Nội Bài đã được ký kết giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo, Nhật Bản dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhằm mục tiêu xây dựng một thành phố thông minh hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, tại phía Bắc Hà Nội (đoạn hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp), thuộc đồ án quy hoạch hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài.

Tuy nhiên, theo thông tin Tập đoàn BRG thì tổng giá trị dự án thành phố thông minh là hơn 4 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị đầu tư dự án thành phố thông minh báo Nhật đưa ra lên tới 37,3 tỷ USD. Sự chênh lệch này có thể do tính tổng các chi phí xây dựng nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng… của nhiều doanh nghiệp gộp lại.

Theo tìm hiểu, Tập đoàn BRG vốn là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tập trung chủ đạo vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng và sân golf… Đây cũng chính là chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho toàn bộ diện tích 2080 ha hai bên trục tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài từ năm 2011.

Trong khi đó phía Nhật Bạn, Tập đoàn Sumitomo là một trong những doanh nghiệp Nhật đang có nguồn vốn đầu tư khá lớn ở Việt Nam. Hồi tháng 9/2017, Tập đoàn Sumitomo đã khởi công Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc. Đây là dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp thứ 3 của Tập đoàn Sumitomo tại Việt Nam, sau Khu công nghiệp Thăng Long I (Hà Nội) và Thăng Long II tại tỉnh Hưng Yên.

Nguyễn Khánh

Tag :thành phố thông minh, siêu dự án, đầu tư hạ tầng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Chứng khoán Mỹ chốt tháng giảm điểm tệ nhất từ 2016

Đà bán tháo vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Tư đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ có thêm một phiên giảm điểm mạnh nữa, tiếp tục vì nỗi lo lãi suất sẽ tăng nhanh hơn dự kiến, khiến tháng 2 trở thành tháng sụt giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 1/2016 của Dow Jones và S&P 500.

Theo hãng tin Reuters, cú giảm điểm tháng 2 cũng khiến hai chỉ số này khép lại chuỗi 10 tháng tăng liên tục trước đó. Tháng 2 được đánh dấu bởi sự gia tăng mạnh mẽ về mức độ biến động ở Phố Wall và nỗi lo rằng lạm phát gia tăng sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải đẩy nhanh tiến độ tăng lãi suất trong năm 2018.

Sự kiện trực tiếp dẫn tới hai phiên giảm điểm vừa rồi của chứng khoán Mỹ chính là phiên điều trần đầu tiên trước Quốc hội của tân Chủ tịch FED Jerome Powell. Những phát biểu lạc quan của ông Powell về triển vọng kinh tế Mỹ một lần nữa làm sống dậy những lo ngại vốn tạm lắng trước đó về lãi suất, khiến nỗi lo này một lần nữa đè nặng tâm trí của giới đầu tư và đẩy thị trường tụt dốc.

"Các nhà đầu tư vẫn đang cố gắng xác định xem FED sẽ nâng lãi suất như thế nào trong thời gian từ nay đến cuối năm, và Powell có vẻ hơi nghiêng về sự cứng rắn", ông Bucky Hellwig, Phó chủ tịch cấp cao thuộc BB&T Wealth Management, nhận định.

Độ biến động của chứng khoán Mỹ tiếp tục gia tăng trong phiên giao dịch hôm qua, với chỉ số đo lường biến động VIX chốt với mức tăng 1,26 điểm, đạt 19,85 điểm, cao nhất trong 1 tuần.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,5% trong phiên này, còn 25.029,2 điểm. S&P 500 mất 1,11%, còn 2.713,83 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 0,78%, còn 7.273,01 điểm.

Trong cả tháng 2, Dow Jones mất 4,3%; S&P 500 trượt 3,9%; còn Nasdaq giảm 1,9%. Mức giảm của Nasdaq trong tháng 2 là mức giảm trong một tháng mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 10/2016.

Giới đầu tư đang chờ xem ông Powell sẽ bày tỏ quan điểm như thế nào, khi ông tiếp tục điều trần trước Ủy ban Ngân hàng thuộc Thượng viện vào ngày thứ Năm.

"Tháng 2 đã mở ra một chiếc chai trong đó có một vị thần gây biến động (chỉ tân Chủ tịch FED), và câu hỏi lớn nhất lúc này là liệu ông ấy có mang đến những điều tốt đẹp hay không", chiến lược giao thị trường cấp cao Ryan Detrick thuộc LPL Financial, viết trong một báo cáo ra ngày thứ Tư được hãng tin Bloomberg trích dẫn. "Tuy nhiên, tin tốt là tháng Ba và tháng Tư thường là những tháng tăng điểm của thị trường, trước khi chúng ta bước vào một thời kỳ yếu mang tính mùa vụ kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 10".

Có khoảng 8,1 tỷ cổ phiếu được các nhà đầu tư chuyển nhượng trên các sàn giao dịch tại Mỹ trong phiên đêm qua, so với mức 8,4 tỷ cổ phiếu bình quân mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất - dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Tỷ phú đôla người Việt: Mua 100 máy bay, thâu tóm doanh nghiệp Mỹ

Những ngôi sao sáng

Trong những ngày cuối cùng của năm Đinh Dậu, giới tài chính đón nhận những thông tin khá tươi sáng. Hãng tin tài chính Bloomberg xác nhận ông Nguyễn Đăng Quang , chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan (MSN) là tỷ phú USD tiếp theo tại Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Cổ phiếu MSN tăng liên tục đã giúp khối tài sản của ông Quang tăng gấp đôi, lên 1,2 tỷ USD.

Cũng trong những ngày đầu năm mới 2018, tỷ phú Phạm Nhật Vượng , chủ tịch Tập đoàn Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo , CEO của hãng hàng không Viet Jet gây bão trên thị trường tài chính trong và ngoài nước.

Chỉ trong vòng 1 tháng, khối tài sản của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, theo tính toán của Forbes tăng thêm 1,3 tỷ USD lên 5,5 tỷ USD, xếp thứ 366 trên thế giới.

Khối tài sản của ông Vượng hiện gần gấp đôi tài sản của tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn là ông trùm bất động sản với khoảng 3 tỷ USD và xếp vị trí 770.

Hàng loạt tỷ phú nổi tiếng như Vichai Srivaddhanaprabha (Thái) - ông chủ của câu lạc bộ Leicester City, Lewis - ông chủ câu lạc bộ bóng đá Tottenham hay ông trùm kinh doanh Richard Branson, nhà sáng lập Uber Travis Kalanick,... đều đã xếp dưới tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng nổi tiếng còn bởi vượt đại gia Hoàng Kiều (2,8 tỷ USD) trở thành người Việt giàu nhất thế giới .

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ hãng hàng không VietJet, cũng là một doanh nhân Việt thăng hoa. Bà Phương Thảo hiện được Forbes đánh giá có tài sản trị giá khoảng 3,3 tỷ USD và xếp thứ 728 tính tới 31/1.

Bà Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên tại Việt Nam, người Việt thứ 2 lọt top 1.000 tỷ phú USD giàu nhất thế giới và là nữ tỷ phú duy nhất tại Đông Nam Á, sánh ngang với Nhật Bản, nước cũng mới có nữ tỷ phú đầu tiên trong năm vừa qua. Bà cũng là người phụ nữ Việt Nam duy nhất lọt top 100 người phụ nữ quyền uy nhất thế giới và đang tiếp tục bỏ xa bà Hillary Clinton.

Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch FLC và ông Trình Đình Long chủ tịch Hòa Phát cũng có khối tài sản tương đường hàng tỷ USD và đươc xem như là tỷ phú thứ 3-4 trên TTCK Việt Nam.

Vươn tầm quốc tế

Có thể thấy, chỉ khoảng 1-2 thập kỷ về trước, giới đầu tư khó có thể tưởng tượng ra một ngày nào đó Việt Nam có hàng loạt tỷ phú USD thăng hạng nhanh chóng và ngang tầm với khu vực như bây giờ.

Khoảng 20 năm về trước, thật khó có thể hình dung các doanh nghiệp tư nhân trong nước có thể thực hiện những dự án khu đô thị vài chục triệu USD hay một cao ốc tầm cỡ. Nhưng giờ đây, hàng loạt dự án lớn quy mô vài trăm triệu cho tới cả tỷ USD được thực hiện bởi các ông chủ Việt trên khắp cả nước như Vinhomes, Vinpearl, SunWorld, Mường Thanh, Sala, Văn Phú, Hải Phát,... rồi các chuỗi bán lẻ tầm cỡ quốc tế như Thế Giới Di Động, CoopMart,...

Những thương vụ tỷ USD giờ đây không chỉ thuộc về các tập đoàn nước ngoài mà đã có những ông lớn trong nước tham gia. Trên thị trường xuất hiện nhiều doanh nhân Việt đứng sau thương vụ ngàn tỷ chấn động như ông Nguyễn Văn Tuấn tại Gelex, Hồ Xuân Năng tại Vicostone, ông Nguyễn Duy Hưng SSI , Pan Group,...

VCB là đầu mối mua trọn gần 5 tỷ USD ở thương vụ trên, để nhà đầu tư chuyển đổi sang VND thanh toán tiền mua cổ phần Sabeco. Trong lịch sử hoạt động ngân hàng Việt Nam chưa từng có một giao dịch nào lớn như vậy mà do một ngân hàng nội địa đứng ra xử lý mà không phải đi huy động trên thị trường quốc tế.Trên thị trường tài chính, nhiều tổ chức tài chính trong nước có năng lực ngang tầm khu vực. Trong thương vụ bán vốn Bia Sài Gòn (Sabeco) cuối năm 2017, Vietcombank là tổ chức xử lý gọn ghẽ giao dịch trị giá gần 5 tỷ USD.

Cũng trong năm 2017, giới đầu tư chứng kiến những kế hoạch tham vọng lịch sử của doanh nhân Việt. Ông Phạm Nhật Vượng là người viết tiếp giấc mơ xây dựng thương hiệu ô tô của người Việt sau 20 năm ngành công nghiệp Việt thất bại.

Trong vòng chưa tới nửa năm kể từ khi khởi động dự án, Vinfast của ông Vượng đã công bố 2 mẫu xe Sedan và SUV với bản quyền sở hữu trí tuệ mua từ BMW, thiết kế từ nhà nhiết kế hàng đầu Ý Pininfarina. Dự kiến, 2 mẫu xe đầu tiên sẽ ra mắt công chúng vào 10/2018 tại triển lãm Paris Motorshow 2018. Đồng thời, tập đoàn này cũng chiêu mộ được ông James B.DeLuca - cựu Phó Chủ tịch tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ General Motor, người có 37 năm kinh nghiệm, từng điều hành hàng trăm ngàn nhân viên tại hàng trăm nhà máy ở các nước.

Vietjet của bà Thảo mới đi vào hoạt động được 5 năm nhưng nhờ hút vốn ngoại và kế hoạch kinh doanh táo bạo, hiện đã chiếm hơn 40% thị phần. Đây được xem là một hãng hàng không có tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Vietjet Air vừa ký hợp đồng rúng động thế giới như mua 100 máy bay Boeing với tổng trị giá 11,3 tỷ USD. Các đây 1 năm, VJC cũng đã ký một hợp đồng mua 100 máy bay với Airbus trị giá hơn 9 tỷ USD.

Cách đây 1-2 thập kỷ, hiện tượng doanh nhân Việt đầu tư ra nước ngoài hay thâu tóm doanh nghiệp ngoại ở trong nước rất hiếm, thì giờ đây, những thương vụ như vậy khá phổ biến. Nhiều đại gia Việt chi hàng trăm, ngàn tỷ đồng để thâu tóm các doanh nghiệp, dự án từ doanh nghiệp ngoại.

Trong nhiều năm trở lại đây, thay vì bị thâu tóm, nhiều đại gia Việt đã làm ngược lại, chi trăm tỷ để làm chủ doanh nghiệp ngoại.

Trong những ngày gần đây, một công ty của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã mua 50% dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora) từ Công ty xây dựng Posco E&C (Hàn Quốc). Công ty cổ phần Thế Giới Số - Digiworld (DGW) mua lại công ty phân phối sản phẩm tiêu dùng nhanh của Nhật Bản

Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) mang tiền ra nước ngoài đầu tư khu thương mại cao cấp tại Yangon (Myanmar) hay trăm ngàn hectar trồng cao su, mía tại Lào,...

Mới đây nhất, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được chấp thuận phê duyệt tăng vốn đầu tư thêm 3 triệu USD vào Driftwiood, nâng tổng số vốn của Vinamilk tại đây lên 10 triệu USD (khoảng 230 tỷ đồng) và tăng tỷ lệ sở hữu từ 70% lên 100%. Sau khi các thủ tục được hoàn thiện, Vinamilk sẽ là chủ duy nhất tại Driftwiood.

Trên thực tế, không phải năm vừa qua các doanh nhân Việt mới đưa thương hiệu Việt, doanh nghiệp và hình ảnh của bản thân họ ra thế giới, mà là từ nhiều năm trước đó. Nhưng 2017 là một năm chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của các doanh nghiệp Việt hàng đầu trên trường quốc tế.

Những thành công trong năm qua đang tạo ra sự khích lệ tinh thần rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt. Trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ 4, với công nghệ và quản trị là trọng tâm, các doanh nghiệp Việt có thể bứt phá nhanh chóng. Giấc mơ vươn tầm thế giới của doanh nhân, DN Việt giờ không còn là điều xa vời nữa.

Theo M. Hà
VietnamNet

Tag :tỷ phú đôla, thâu tóm doanh nghiệp, doanh nhân Việt, Ông Phạm Nhật Vượng, ông Nguyễn Đăng Quang


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Tăng thuế đối với xăng dầu: Đừng vì chi kém hiệu quả mà tăng thu, người dân "gánh" thiệt

Trước khi nghĩ đến tăng thu thuế bảo vệ môi trường thì cần đảm bảo chi tiêu sao cho tiết kiệm, hiệu quả...

Trước khi nghĩ đến tăng thu thuế bảo vệ môi trường thì cần đảm bảo chi tiêu sao cho tiết kiệm, hiệu quả...

Lý do tăng thuế không thuyết phục

Bộ Tài chính mới đây đã đưa ra đề nghị tăng mức thuế bảo vệ môi trường lên kịch khung đối với cả xăng và dầu. Riêng với xăng đề xuất tăng từ 3.000 đồng/lít lên kịch khung là 4.000 đồng/lít, dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch khung 2.000 đồng/lít…

Bộ Tài chính cho biết, toàn bộ các mặt hàng dự kiến tăng thuế sẽ làm số thu tăng khoảng gần 15,6 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng xăng là gần 8 nghìn tỷ đồng. Mức thuế mới này dự kiến sẽ được áp dụng từ ngày 1/7/2018.

Ngay sai khi đề xuất đưa ra, các chuyên gia kinh tế lên tiếng cho rằng, giá xăng dầu hiện nay phải "cõng" rất nhiều loại thuế, phí. Nếu tiếp tục tăng thuế môi trường đánh vào xăng dầu sẽ khiến mặt bằng giá tăng.

Trong khi đó, lý do đưa ra để tăng giá xăng của Bộ Tài chính chưa thuyết phục và đặc biệt không thể dùng danh nghĩa phí môi trường để thu rồi chi tiêu cho việc khác.

Nói với Dân trí, TS. Đinh Tuấn Minh, chuyên gia kinh tế cho biết không ủng hộ cách thức tăng thuế bảo vệ môi trường lên mặt hàng xăng dầu của Bộ Tài chính. Cách làm này đang khiến thông điệp bảo vệ môi trường bị sai lệch đi.

"Vì số tiền thu về không dùng nhiều cho mục đích bảo vệ môi trường, mà dùng cho hoạt động chi khác. Trong các báo cáo của mình, Bộ Tài chính không giải trình được điều này", ông Minh nói.

Vị chuyên gia này phân tích thêm, Bộ Tài chính tăng thuế thực chất là do nguồn thu thuế từ việc nhập khẩu bị cắt giảm. Rõ ràng họ đang dùng "cái mũ" bảo vệ môi trường để "chụp" lên việc đó.

"Bản chất của thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam không phải là khoản thuế sau khi thu về, sẽ được dùng để chi tiêu trong một lĩnh vực, hay cho một mục đích cụ thể nào đó. Nó sẽ hòa chung vào NSNN để sử dụng chi cho rất nhiều hoạt động", ông Tuấn Minh nói.

Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TPHCM cho biết, thuế bảo vệ môi trường tăng lên chắc chắn sẽ gây áp lực tăng giá thành do đây là yếu tố đầu vào quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp vận tải nào. Trong khi đó, các loại phí bảo trì đường bộ, phí BOT vẫn đang là gánh nặng cho doanh nghiệp.

"Tôi rất đồng tình với ý kiến thay vì tăng thuế bảo vệ môi trường, chỉ cần các bộ, ngành tiết kiệm 2% chi thường xuyên là có thể tiết kiệm 15.000 tỷ đồng, tương đương với phần thu được từ việc tăng thuế", ông Hỷ nói.

Theo TS. Đinh Tuấn Minh, với việc các khoản chi thường xuyên hiện chiếm tới 70% thu ngân sách quốc gia, trong đó chủ yếu chi cho con người, tiền lương và các hoạt động không sinh lợi khác, chỉ còn phần ít ỏi còn lại chi cho đầu tư phát triển.

"Khi không cắt giảm được số chi và các khoản chi, bắt buộc phải tăng thu để cân đối ngân sách. Do vậy, nếu chúng ta không giảm chi được thì không còn cách phải tăng thu, tăng thu không được thì buộc phải tăng vay. Nhưng vay thì vướng vào trần nợ công. Do vậy, tăng thu vẫn là phương án dễ hơn", vị chuyên gia nhận định.

Không tăng thuế BVMT, phương án nào khác thay thế?

Vậy câu hỏi đặt ra, nếu không thực hiện tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thì còn phương án nào để "cơ cấu lại NSNN đảm bảo an toàn nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững" như mong muốn của Bộ Tài chính?

Trả lời câu hỏi này, nhiều ý kiến đồng tình cho rằng trước khi nghĩ đến tăng thu thì cần đảm bảo chi tiêu sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chi tiêu ngân sách không hiệu quả là một vấn đề rất lớn ở Việt Nam.

"Không còn cách nào khác giờ phải siết chặt chi tiêu. Nếu không chi hiệu quả mà cứ tăng thu kiểu vậy thì sẽ tăng sự bức xúc của người dân. Hãy giải quyết vấn đề cốt lõi, căn cơ trước khi tính đến việc tăng thu", ông Huỳnh Thế Du (Giảng viên Đại học Fulbright) đã nói như vậy với Dân trí.

Còn theo TS. Đinh Tuấn Minh, việc tăng thuế xăng dầu là hành động đánh vào các mặt hàng thiết yếu, mang tính chất bắt buộc, người dân không có một lựa chọn nào thay thế như những loại hàng hoá khác. Như vậy, những người có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi họ không thể tiết kiệm trong khi nhu cầu đi lại của họ là rất nhiều.

Do vậy có thể tính với phương án tăng thuế giá trị gia tăng thay vì tăng thuế xăng dầu. Dù đề xuất này của Bộ Tài chính thời gian qua bị dư luận phản ứng khá mạnh nhưng vẫn hợp lý hơn so với tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Vì ít nhất, tác động của việc tăng thuế VAT cũng ít tác động tới người nghèo hơn so với tăng thuế xăng, dầu.

"Xét về mặt xã hội, thì đối tượng chịu thuế của điều chỉnh VAT có tính công bằng hơn việc tăng thuế môi trường", ông Minh nêu quan điểm.

Sau khi đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính đưa ra, không ít bạn đọc bày tỏ sự bức xúc và cho rằng: Nước còn nghèo, dân còn nghèo lắm, chi tiêu cần phải tiết kiệm, đừng phung phí! Giảm chi để giảm thu, để dân còn nhờ, đừng cứ tăng thu để bù chi, rồi tất cả dân phải chịu.

"Trong bối cảnh hiện tại thì đề xuất tăng thuế này vấp phải sự phản đối rất lớn của dư luận bởi tâm ký người dẫn vốn đã rất bức xúc về thuế khoá nặng nề. Trong khi đó, việc chi ngân sách cao lại kém hiệu quả. Nếu cứ cố tăng, niềm tin của người dân đối với nhà nước có khả năng bị ảnh hưởng", một vị chuyên gia nêu quan điểm.

Nguyễn Khánh

Tag :thuế bảo vệ môi trường, mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính, tăng giá xăng, bảo vệ môi trường


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Cục trưởng Hàng không: Lỗ khoảng 50 triệu USD/năm nếu bay thẳng tới Mỹ!

Theo Cục trưởng Cục Hàng không, hiện nay máy bay Boeing 787 và Airbus 350 của Việt Nam chưa thể đáp ứng cho việc bay đầy tải tới Mỹ. Có thể dòng máy bay Boeing 777X, Boeing 787X, Airbus 350-1000 được cải tiến kỹ thuật sẽ khai thác được, nhưng hiện Việt Nam chưa có những dòng máy bay này.

“Dù bay bằng máy bay nào thì theo tính toán việc bay Mỹ ước sẽ lỗ khoảng 50 triệu USD/năm, mức lỗ này quá lớn!” - ông Thắng cho hay.

Người đứng đầu ngành hàng không Việt Nam thông tin, để có thể mở đường bay thẳng tới Mỹ thì phải được Cục Hàng không Liên bang Mỹ phê chuẩn năng lực giám sát hàng không mức 1 (CAT1). Đến thời điểm này, FAAđã thực hiện 2 đợt thanh sát kỹ thuật tại Việt Nam và đưa ra các khuyến cáo.

 Ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đường bay thẳng Việt Nam-Mỹ sẽ lỗ khoảng 50 triệu USD/năm

Ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đường bay thẳng Việt Nam-Mỹ sẽ lỗ khoảng 50 triệu USD/năm

Phía Mỹ đánh giá cao công tác an ninh an toàn của Việt Nam so với các nước trong khu vực, cùng đó nhấn mạnh 6 nội dung quan trọng mà Việt Nam đạt được, đó là: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ; các tiêu chuẩn chuyên ngày đã bao quát tất cả; tổ chức hệ thống từ Bộ GTVT, nhà chức trách hàng không...; việc ứng dụng công nghệ mới theo hình thức giám sát online thông qua công cụ phần mềm, quy trình quản lý;

Nguồn nhân lực có tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là giám sát viên an toàn và thanh tra bay tăng đáng kể; Việt Nam có chuyển biến rất nhiều về các chế tài áp dụng trong thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính - điều mà phía Mỹ rất coi trọng, trong đó tất cả các vụ việc đều được bình giảng, đánh giá mức độ nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục kịp thời, báo cáo kết quả khắc phục.

Ông Thắng cho biết, sau đợt thanh sát lần 2 của FAA, Cục Hàng không Việt Nam đã hoàn thành kế hoạch khắc phục theo 19 khuyến cáo mà FAA đưa ra và đã có văn bản gửi chính thức gửi tới Mỹ từ giữa tháng 1/2018.

“Quan điểm của phía Mỹ là Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn của CAT1. Hiện phía Mỹ đang cân nhắc theo 2 hướng: Cử chuyên gia sang Việt Nam một đợt nữa để rà soát lại kế hoạch khắc phục, sau đó sẽ có đoàn chính thức tới Việt Nam để phê chuẩn CAT1. Nếu chuyên gia rà soát thấy kế hoạch khắc phục tốt, không có vấn đề gì đáng quan tâm nữa thì khả năng sẽ không có đoàn sang Việt Nam giám sát nữa mà công nhận luôn CAT1”, ông Thắng nói.

Theo Cục trưởng Cục Hàng không, thông thường phía Mỹ sẽ xem xét thêm từ đơn của hãng hàng không xin khai thác đường bay, trong vòng 90 ngày thì phía Mỹ sẽ thanh sát. Hiện nay, Vietnam Airlines đã có đơn gửi tới Mỹ. Với những đánh giá cao từ phía Mỹ, Cục Hàng không tin tưởng trong năm 2018 FAA sẽ phê chuẩn CAT1 cho Việt Nam.

Vietnam Airlines dự kiến sẽ mở đường bay thẳng tới Mỹ vào cuối năm 2019 hoặc năm 2020

Vietnam Airlines dự kiến sẽ mở đường bay thẳng tới Mỹ vào cuối năm 2019 hoặc năm 2020

Ông Thắng cho hay, việc được công nhận CAT1 không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động bay Mỹ mà các hãng hàng không của Việt Nam cũng rất thuận lợi trong việc liên danh, khai thác trên các đường bay. Quốc gia nào đạt được tiêu chuẩn CAT1 của Mỹ đều được đánh giá rất cao trên thế giới về tiêu chuẩn an ninh an toàn.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng đặt vấn đề cùng với việc đạt được tiêu chuẩn CAT1 thì việc duy trì CAT1 cũng là vấn đề quan trọng. Trong khu vực Đông Nam Á đã có 1 số nước có CAT1 nhưng không duy trì được và sau đó bị đưa ra khỏi CAT1 như Thái Lan, Indonesia, Philippines.

“Họ công nhận nhưng họ cũng giám sát, theo dõi liên tục thông qua các vụ việc và công tác an ninh, tiến hành thanh sát đột xuất.Khi bị đưa ra khỏi CAT1 thì hàng không các khu vực sẽ áp dụng mức CAT2, thậm chí đưa vào dánh sách đen và khi đó uy tín của hàng không quốc gia đó sẽ bị giảm xuống” - ông Thắng cho biết thêm.

Năm 2001, giao dịch thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết sau Hiệp định Thương mại song phương là Vietnam Airlines mua 4 máy bay Boeing 777-200ER của Boeing. Năm 2003, Hiệp định hàng không Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, Hiệp định này cho phép các hãng hàng không mở đường bay thẳng giữa 2 nước.

Hãng hàng không United Airlines của Mỹ đã mở đường bay từ San Fransisco tới TPHCM của Việt Nam nhưng transit (quá cảnh) ở Hongkong. Tuy nhiên, năm 2016 đường bay này đã tạm dừng khai thác, nguyên nhân được cho là vì thị trường chưa tốt.

Phía Việt Nam, từ năm 2004, Vietnam Airlines cũng có kế hoạch khai thác và đã sẵn sàng bay thẳng tới bờ Tây nước Mỹ. Tuy nhiên đến nay việc thiết lập đường bay thẳng đi Mỹ vẫn chưa thể hiện thực hoá.

Châu Như Quỳnh

Tag :Bay thẳng Mỹ, bay Mỹ lỗ 50 triệu USD, Cục trưởng Cục Hàng không, Vietnam Airlines


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

6 nữ tỷ phú giàu nhất giới công nghệ

Top 100 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới của Forbes hiện chỉ có 6 người là nữ giới, trong đó có người từng làm công nhân nhà máy...

6 nữ tỷ phú giàu nhất giới công nghệ - Video: Tech In Asia.

TỪ KHÓA nữ tỷ phúCông nghệLam Wai YingZhou QunfeiWang Lai ChunMeg Whitman

Xem thêm

  • 9 tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc

Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Mãn nhãn những chiếc bút máy giá “chát” ngang siêu xe

Thực tế, nhiều nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới và những thương hiệu cao cấp đang tiếp tục nâng cao chất lượng của những cây bút máy để bán cho giới thượng lưu và những người sưu tầm với giá hàng triệu USD.

Dưới đây là bốn trong số những cây bút máy đắt tiền nhất từng được sản xuất, có giá đắt ngang siêu xe hiện nay.

1. Atelier của hãng Montblanc

Một chiếc bút máy của hãng Montblanc có giá 298.000 USD. (Nguồn: SCMP)

Một chiếc bút máy của hãng Montblanc có giá 298.000 USD. (Nguồn: SCMP)

Ngày nay, thương hiệu Montblanc của Đức nổi tiếng với các phụ kiện từ cặp da cho tới đồng hồ.

Tuy nhiên, điều làm cho thương hiệu Montblanc được công nhận trên toàn thế giới và giúp hãng này đạt được vị trí hàng đầu trong số các nhà sản xuất bút máy, là chiếc bút Meisterstück 149, được giới thiệu năm 1924.

Theo đó, đầu chiếc bút này có chất lượng tuyệt hảo, thân bút cân bằng với hình dáng đặc biệt giống điếu cigar được coi là những đặc trưng tiên phong thời kì đó.

Artel Atelier của Montblanc là một trong những cây bút mà hầu hết các nhà sưu tập thực sự muốn sở hữu. Theo nhiều chuyên gia nhận định, giá của chiếc bút xa xỉ này tương đương một chiếc Porsche hoặc Ferrari mới.

2. Những cây bút độc nhất vô nhị của Dunhill-Namiki

Một bộ bút máy Naciki Yukari Zodiac đầy đủ. (Nguồn: SCMP)

Một bộ bút máy Naciki Yukari Zodiac đầy đủ. (Nguồn: SCMP)

Đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống của Nhật Bản được biết đến với tên gọi Maki-e, một loại sơn mài được trang trí với bột vàng và bạc, phổ biến từ thế kỷ 17 ở Nhật Bản.

Ngày nay, nhãn hiệu bút hiệu Maki-e cao cấp Namiki thuộc sở hữu của công ty bút bi lâu đời nhất của Nhật là Pilot được biết đến vì đã sản xuất nhiều chiếc bút máy với các nhà sản xuất bút khác nhau trên khắp thế giới trong nhiều năm.

Theo đó, một chiếc bút máy Maki-e hàng đầu do các thợ thủ công Nhật Bản làm có thể được bán trên eBay với giá khoảng 255.000 USD (tương đương gần 6 tỷ đồng).

3. La Modernista Diamonds của hãng Caran D'Ache

Chiếc La Modernista Diamonds của hãng Caran DAche có giá hơn 6 tỷ đồng. (Nguồn: SCMP)

Chiếc La Modernista Diamonds của hãng Caran D'Ache có giá hơn 6 tỷ đồng. (Nguồn: SCMP)

Mặc dù hãng Caran D'Ache không thực sự nổi bật trong việc sản xuất bút máy, công ty có trụ sở tại Geneva này cũng đã đóng vai trò then chốt trên thị trường trong hơn một thế kỷ.

Tuy nhiên, công ty này đã tạo được tiếng vang lớn khi ra mắt một trong những mẫu bút máy của mình vào năm 1999 có tên La Modernista Diamonds.

Theo chia sẻ của hãng, cây bút được lấy cảm hứng từ một công trình nổi tiếng của kiến ​​trúc sư hiện đại người Tây Ban Nha Antoni Gaudi (1852-1926).

Chiếc bút đã được bán bởi một cửa hàng bách hóa London với giá 265.000 USD (tương đương hơn 6 tỷ đồng) và được Guinness World Records công nhận là cây bút đắt nhất thế giới trong năm 2001.

4. The Diamante của hãng Aurora

Chiếc The Diamante có giá gần 30 tỷ đồng, đắt gấp nhiều lần nhiều siêu xe hiện nay. (Nguồn: SCMP)

Chiếc The Diamante có giá gần 30 tỷ đồng, đắt gấp nhiều lần nhiều siêu xe hiện nay. (Nguồn: SCMP)

Nước Ý có hai gã khổng lồ sản xuất bút máy nổi tiếng là Visconti tại Florence và Aurora ở Turin.

Tuy nhiên, khi nói đến lịch sử hình thành và sản xuất, hãng Aurora, được thành lập từ năm 1919, chắc chắn hấp dẫn hơn nhiều đối với những nhà sưu tầm bút máy.

Do đó, cây bút máy Aurora 88, tương tự như chiếc Artel Atelier của Montblanc, là những sản phẩm hàng đầu của công ty.

Dù có nhiều phiên bản và sửa đổi, nhưng không bản nào có thể sánh với phiên bản tuyệt vời The Diamante.

Theo South China Morrning Post, cây bút có giá 1,3 triệu USD (tương đương gần 30 tỷ đồng) này có lớp vỏ bạch kim được bao phủ bởi những viên kim cương 30K của De Beers.

Ngoài ra, ngòi bút bằng vàng 18K cũng có thể được khắc tên của người sở hữu chiếc bút xa xỉ này.

Hồng Vân (Tổng hợp)

Tag :bút máy, xa xỉ, siêu xe


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Thị trường ô tô ảm đạm sau Tết, nhiều ưu đãi bị cắt giảm

Theo ông Lê Việt Thành, phụ trách kinh doanh một đại lý xe ở quận 10, sức mua sau Tết giảm rất mạnh; không như hồi trước Tết khách hàng hỏi mua dồn dập nhưng cửa hàng không có đủ xe để bán, thậm chí các dòng xe ngoại nhập không còn chiếc nào.

Thị trường ảm đạm nên các đại lý đều cố gắng giữ giá bán như hồi trước Tết và chỉ điều chỉnh giảm khuyến mãi hoặc quà tặng theo chính sách của hãng.

Tại đại lý Toyota trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1), bảng giá xe Camry, Altis, Vios, Innova vẫn giữ nguyên như công bố hồi tháng 11-2017. Cụ thể, xe Camry có giá từ 997 triệu đến 1,3 tỉ đồng/xe tùy dòng; Altis từ 678-905 triệu đồng/xe; Vios từ 513-586 triệu đồng/xe. Riêng mức giá trị ưu đãi, quà tặng đã giảm xuống chỉ còn 35 triệu đồng/xe cho dòng Vios và từ 40 triệu-60 triệu đồng/xe cho dòng Camry thay vì ưu đãi giảm giá lên tới cả trăm triệu đồng như hồi trước Tết.

 Thị trường ô tô không còn nhộn nhịp như hồi trước Tết, nhiều ưu đãi, khuyến mãi đều bị cắt giảm. Ảnh: Nguyễn Hải

Thị trường ô tô không còn nhộn nhịp như hồi trước Tết, nhiều ưu đãi, khuyến mãi đều bị cắt giảm. Ảnh: Nguyễn Hải

Đại lý xe Honda trên đường 3-2, quận 11, cho biết dòng xe Honda City bán chạy của hãng đã có hàng trở lại (dòng xe này trước Tết bị khan hàng), giá bán được điều chỉnh giảm chỉ còn 559-599 triệu đồng/xe, so với giá trước Tết từ 568-604 triệu đồng/xe.

Đại diện một đại lý xe Ford tại quận Thủ Đức cũng cho biết chỉ có xe ngoại nhập là chưa có hàng, còn xe lắp ráp trong nước hiện nay thừa sức cung cấp cho thị trường. Chẳng hạn như dòng Focus, Fiesta có giá bán như niêm yết hồi trước Tết nhưng được khuyến mãi giảm thêm từ 40-50 triệu đồng/xe (giá niêm yết Focus 799 triệu bán ra 750 triệu đồng, Fiesta niêm yết 580 triệu bán ra 540 triệu đồng). Chỉ có dòng xe Ecosport là đang ra model mới nên chưa có giá công bố.

Ngoài việc giảm giá các hãng xe còn tặng cho khách hàng một số phụ kiện kèm theo như trùm xe, tấm lót chân, chai dầu thơm, gối tựa đầu, bao vô lăng. Những xe có giá trị cao còn có thêm gói phủ nano, dán kính cách nhiệt.

Trong khi đó, một số dòng xe Hàn Quốc lắp ráp tại Việt Nam lại được điều chỉnh tăng giá bán. Cụ thể, hãng Thaco công bố bảng giá bán xe Mazda mới vào những ngày giáp Tết, cao hơn từ 10-40 triệu đồng/chiếc so với trước; như Mazda 2 HB tăng 10 triệu đổng, lên 539 triệu đồng/chiếc; Mazda 3 FL 2.0 L SD tăng từ 740.000 đồng lên 750.000 đồng/chiếc; Mazda 6 FL 2.0L Pre từ 879 triệu đồng lên 899 triệu đồngchiếc; Mazda 6 FL 2.5 Pre từ 999 triệu đồng lên 1,019 tỉ đồng...

Riêng thị trường xe ngoại nhập vẫn trong tình trạng khan hàng vì vướng mắc của Nghị định 116 về nhập khẩu ô tô chưa được tháo gỡ. Các showroom bán xe ngoại nhập hiện nay chỉ có vài chiếc trưng bày chứ không có hàng để bán. Khách muốn mua phải đặt trước và được hẹn tới tháng 10 hoặc 11 mới có hàng, thay vì hẹn tháng 5, tháng 6 như hồi trước Tết.

Chẳng hạn khách muốn mua xe Lexus phải đợi đến tháng 10 hoặc tháng 11 tới mới có khả năng hàng về, người mua phải đặt cọc trước 5% giá bán dự kiến. Theo đó, dòng xe Lexus GS 300 có giá tham khảo 3,069 tỉ đồng/xe (trước Tết là 3,130 tỉ đồng), GS 350 có giá bán không thay đổi là 4,3 tỉ đồng/xe. Các xe nhập khẩu của Honda như Civic, CRV hiện nay cũng chưa có xe để bán, đại lý chỉ nhận đặt cọc từ 30-50 triệu đồng/xe để giữ chỗ và dự kiến đến tháng 4 tới xe nhập khẩu mới về.

Còn những showroom kinh doanh xe Land Cruiser, Hilux, Fortuner của Toyota cho biết đến thời điểm này cũng chưa thể công bố giá bán vì không có hàng về. Các showroom cũng không có chủ trương cho khách đặt cọc để giữ chỗ vì không biết đến bao giờ mới nhập xe trở lại.

Theo Nguyễn Hải - Sơn Nhung
Người Lao động

Tag :thị trường ô tô, đại lý xe, bảng giá xe, xe lắp ráp


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

8 doanh nghiệp niêm yết thanh toán cổ tức bằng tiền

DHT, REE, EID, DNC, DSN, DAD, SLS và BDB thông báo chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức bằng tiền.

* Ngày 15/3/2018, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây (mã DHT-HNX) tạm ứng cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 1/3/2018.

* Ngày 27/4/2018, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE-HOSE) tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 16%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.600 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 1/3/2018.

* Ngày 9/4/2018, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội (mã EID-HNX) tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 13%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.300 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 2/3/2018.

* Ngày 5/4/2018, Công ty Cổ phần Điện nước lắp máy Hải Phòng (mã DNC-HNX) tạm ứng cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 2/3/2018.

* Ngày 15/3/2018, Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen (mã DSN-HOSE) chi trả cổ tức đợt cuối năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 20%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 7/3/2018.

* Ngày 19/3/2018, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng (mã DAD-HNX) tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2017 với tỷ lệ 18%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 9/3/2018.

* Ngày 26/03/2018, Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La (mã SLS-HNX) chi trả cổ tức đợt 2/2016-2017 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 9/3/2018.

* Ngày 24/4/2018, Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Bình Định (mã BDB-HNX) tạm ứng cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 7%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 700 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 9/3/2018.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Lịch trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết từ 1-9/3

Tổng hợp ngày trả cổ tức bằng tiền của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX trong tháng 3/2018.

* Ngày 1/3/2018, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (mã PGI-HOSE) tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng).

* Ngày 5/3/2018, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 4 (mã TV4-HNX) trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 11%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.100 đồng).

* Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà (mã SDC-HNX) thông báo việc thay đổi ngày thanh toán cổ tức năm 2016 bằng tiền của cổ phiếu SDC (ngày đăng ký cuối cùng: 28/9/2017) sang ngày 6/3/2018 thay vì ngày 20/11/2017 do nguồn tiền thu từ các công trình chưa được chủ đầu tư thanh toán kịp thời nên công ty chưa thu xếp được tiền để thanh toán cổ tức.

* Ngày 7/3/2018, Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn (mã SMA-HOSE) thanh toán phần còn lại cổ tức năm 2012 với tỷ lệ 3%, cổ tức năm 2013 là 4% và cổ tức năm 2014 tỷ lệ 3% bằng tiền với tổng tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).

* Ngày 7/3/2018, Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai (mã PDN-HOSE) tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2017 với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng).

* Ngày 8/3/2018, Công ty Cổ phần Dệt may- Đầu tư- Thương mại Thành Công (mã TCM-HOSE) trả cổ tức đợt 1/2017 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng).

* Ngày 8/3/2018, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (mã POT-HNX) tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỉ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).

* Ngày 9/3/2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã HDG-HOSE) tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng).

* Ngày 9/3/2018, Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (mã TIP-HOSE) tạm ứng cổ tức đợt 1/2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).

* Ngày 9/3/2018, Công ty Cổ phần Vicstone (mã VCS-HNX) tạm ứng cổ tức lần 22017 bằng tiền với tỷ lệ 20%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng).


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Nhận định chứng khoán ngày 1/3: Giằng co trước khi vượt đỉnh 1.130

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/2, VN-Index tăng 1,93 điểm lên 1.121,54 điểm. Tương tự, HNX-Index tăng 0,76 điểm lên 128,05 điểm.

Tiếp cận vùng đỉnh cũ vẫn đang mở

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

"Khả năng tiếp cận trở lại vùng đỉnh cũ vẫn đang mở ra đối với chỉ số VN-Index. Tuy vậy, diễn biến phân hóa sẽ khiến đà đi lên của chỉ số không dễ dàng. Nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh vùng đỉnh cũ thêm một vài phiên nữa".

Tiếp cận mốc ngắn hạn 1.130

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

"Đón nhận thông tin không mấy tích cực khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trở lại, thị trường mở cửa với sắc đỏ chiếm ưu thế. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng bứt phá với CTG, MBB, BID, VCB tiếp tục dẫn dắt thị trường.

BSC nhận định thị trường đang trong giai đoạn tích lũy lại với sự phân hóa ở các nhóm ngành. Tuy nhiên, nhờ có sự quay trở lại của dòng tiền đã giúp cho chỉ số duy trì được sắc xanh và tiếp cận mốc ngắn hạn 1130".

Tiếp tục thử thách ngưỡng 1.125-1.130

(Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS)

"Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng với các giao dịch lướt sóng ở thời điểm này, theo sát diễn biến thị trường để có thể nhận biết sớm nhất những tín hiệu về xu hướng tiếp theo khi VN-Index đi sâu hơn vào vùng đỉnh cũ.

Điểm mua an toàn vẫn là sau khi VN-Index xác nhận cho khả năng vượt đỉnh và hình thành sóng tăng mới. Đối với nhà đầu tư có tầm nhìn dài hơn thì có thể xem xét giải ngân ở mức độ thăm dò đối với các cổ phiếu cơ bản, có kỳ vọng tăng trưởng tốt trong báo cáo kinh doanh quý I/2018".

Giằng co trước khi vượt đỉnh 1.130

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

"Trên góc độ kỹ thuật, tín hiệu ngắn hạn của VN-Index và HNX-Index vẫn duy trì tích cực với các ngưỡng kháng cự lần lượt tại 1.130 điểm và 130 điểm. Cần thêm thời gian để thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng hơn.

Dự báo, trong phiên giao dịch ngày 1/3/2018, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc và giằng co trước khi đạt đủ sự đồng thuận cần thiết để vượt qua mức đỉnh ngắn hạn 1.130 điểm trong thời gian tới.

Nhà đầu tư ngắn hạn quan sát diễn biến thị trường và có thể tận dụng đà tăng điểm này để bán chốt lời dần một phần danh mục. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh để tích lũy thêm các cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2018".

Rung lắc còn tiếp diễn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

"Hai chỉ số tiếp tục đóng cửa với sắc xanh trong phiên giao dịch 28/02, dòng tiền tham gia được cải thiện tích cực, tuy nhiên áp lực bán cũng tăng cao khi VN-Index và HNX-Index tiếp cận lên vùng đỉnh tại 1130 và 128 điểm, các nhịp rung lắc có thể sẽ còn tiếp diễn do vậy nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi giá cao mà tận dụng các nhịp điều chỉnh để tích lũy".

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Đà Nẵng "bêu tên" 14 khách sạn dính vi phạm, chưa nghiệm thu đã cho khách vào ở

Theo quy định tại Nghị định số 15 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (nay được thay thế bởi Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng) thì công trình nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên và các công trình khác theo quy định phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát Sở Xây dựng nhận thấy hiện nay một số công trình khách sạn đã được thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định nêu trên.

Cụ thể như sau:

1. Khách sạn Diamond Sea - Đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà.

2. Khách sạn Sea Front - Đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà.

3. Khách sạn Lê Hoàng Beach - Đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà.

4. Khách sạn Trường Sơn Tùng 2 - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

5. Khách sạn Nirvana - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

6. Khách sạn Valentine - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

7. Khách sạn Tây Bắc - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

8. Khách sạn Tuấn Phong - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

9. Khách sạn Nam Quân - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

10. Khách sạn Sea Casle 2 - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

11. Khách sạn Tường Vi - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

12. Khách sạn Đàm Linh - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

13. Khách sạn Nice Sea - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

14. Khách sạn Ánh Dương 2 - Đường Hà Bổng, quận Sơn Trà.

Sở Xây dựng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng các công trình thực hiện thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định.

Đồng thời Sở Xây dựng sẽ phối hợp với Công an thành phố, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm.

Nguyễn Khánh

Tag :Đường Võ Nguyên Giáp, chủ đầu tư, Đà Nẵng, khách sạn dính vi phạm


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Người Thái đang nhòm ngó thương vụ thoái vốn hơn 2.300 tỷ đồng của SCIC?

Theo thông tin từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), doanh nghiệp này sẽ thực hiện chào bán cạnh tranh hơn 24,1 triệu cổ phiếu BMP của CTCP Nhựa Bình Minh, tương đương 29,51% vốn với mức giá khởi điểm 96.500 đồng/cổ phiếu.

Yêu cầu đưa ra đó là giá đặt mua của nhà đầu tư tham gia chào bán cạnh tranh không thấp hơn giá khởi điểm và giá sàn của cổ phiếu BMP tại ngày chào bán (ngày 9/3). Như vậy, với mức giá khởi điểm đưa ra, SCIC dự kiến sẽ thu về tối thiểu 2.330 tỷ đồng.

Tập đoàn SCG của Thái Lan được cho là đang có tham vọng xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nhựa tại Việt Nam

Tập đoàn SCG của Thái Lan được cho là đang có tham vọng xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nhựa tại Việt Nam

Theo quy chế của phiên đấu giá, nhà đầu tư chỉ được phép ghi 1 mức giá vào phiếu tham dự chào bán. Tổng khối lượng tương ứng với mức giá phải bằng tổng khối lượng cổ phần nhà đầu tư đăng ký mua.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị tính theo khối lượng đăng ký và giá khởi điểm để đảm bảo quyền tham gia chào bán và bảo đảm tuân thủ quy chế. Tiền đặt cọc phải nộp bằng VND. Thời gian, địa điểm phát đơn, làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ ngày 28/2 đến 16h00 ngày 8/3 tại các đại lý chào bán cạnh tranh.

Nhà đầu tư được hủy đăng ký và nhận lại 10% tiền cọc trong thời hạn đăng ký. Trường hợp giá sàn tại ngày 9/3 cao hơn giá khởi điểm và không phù hợp với nhu cầu, nhà đầu tư vẫn có lựa chọn hủy đăng ký tham dự chào bán trước lúc hết thời hạn đăng ký.

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán TPHCM (HSC), câu chuyện M&A trước mắt vẫn là động lực chính đối với giá cổ phiếu BMP. Theo đó, nhà đầu tư sẽ tiếp tục quan tâm đến cổ phiếu này, đặc biệt là khi công ty Nawa Plastics của Thái Lan hiện đã nắm 20,4% cổ phần (tương đương 16,7 triệu cổ phiếu).

Nếu mua thành công cổ phần từ SCIC, Nawa sẽ nắm 49,92% cổ phần BMP. “Và có lẽ Nawa sẽ nâng dần tỷ lệ sở hữu lên thành tỷ lệ cổ phần kiểm soát bằng cách mua thêm trên thị trường hoặc mua thỏa thuận” – HSC nhận định.

Siam Cement Group (SCG) là công ty mẹ của TPC và TPC nắm giữ Nawaplastic. SCG có tham vọng xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nhựa tại Việt Nam.

Hiện SCG sở hữu một công ty sản xuất hạt nhựa (TPC Việt Nam) và từ lâu đã muốn có thêm một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa với mạng lưới phân phối tốt tại Việt Nam. Ở đây chỉ có 2 lựa chọn để mua vào là BMP và NTP. Và luôn có khả năng diễn ra việc sáp nhập ở đây. Tuy nhiên sau khi thoái vốn tại NTP thì hiện Nawaplastic có lẽ chỉ xem xét BMP – theo phân tích của HSC.

Hồi năm ngoái, SCIC từng có ý định đấu giá cổ phần BMP tuy nhiên do phát sinh một số vấn đề về định giá đất, phiên đấu giá đã bị trì hoãn.

Bích Diệp

Tag :Nhựa Bình Minh, cổ phiếu BMP, SCIC thoái vốn, thoái vốn Nhà nước, SCG, công ty Thái Lan


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Đình chỉ một loạt cán bộ Kho bạc Nhà nước đi lễ chùa giờ hành chính

Kho bạc Nhà nước cho biết có 7 người là lãnh đạo và công chức Kho bạc Nhà nước thành phố Nam Định đi lễ tại Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. (Ảnh minh hoạ).

Kho bạc Nhà nước cho biết có 7 người là lãnh đạo và công chức Kho bạc Nhà nước thành phố Nam Định đi lễ tại Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. (Ảnh minh hoạ).

Ngày 28/2, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng liên quan đến phản ánh về một số công chức Kho bạc Nhà nước thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định đi lễ chùa trong giờ hành chính.

Về việc này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định việc công chức đi lễ trong giờ hành chính là vi phạm nghiêm trọng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,

Do vậy, Bộ trưởng yêu cầu Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước khẩn trương kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân đã có vi phạm nêu trên theo đúng quy định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đồng thời phối hợp với Tỉnh ủy tỉnh Nam Định và các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh để xử lý kỷ luật về mặt Đảng đối với các đơn vị, cá nhân có vi phạm.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, ngay trong ngày 28/2, Kho bạc Nhà nước đã có báo cáo. Theo đó cho biết, ngày 26/2/2018 vào khoảng 10 giờ có 7 người là lãnh đạo và công chức Kho bạc Nhà nước thành phố Nam Định đi lễ tại Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định...

Kho bạc Nhà nước đã chỉ đạo Kho bạc Nhà nước Nam Định thực hiện việc đình chỉ công tác ngay đối với các trường hợp lãnh đạo và công chức đi lễ trong giờ hành chính; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý về mặt chính quyền, đồng thời phối hợp với cấp ủy đảng ở địa phương xử lý kỷ luật đảng đối với tập thể, cá nhân người đứng đầu đơn vị đã không chấp hành văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính và KBNN.

Đồng thời yêu cầu báo cáo về Kho bạc Nhà nước kết quả thực hiện việc đình chỉ công chức, bố trí sắp xếp nhân sự thay thế chậm nhất trong ngày 02/03/2018.

Ngoài ra cơ quan này cũng đã công điện gửi các đơn vị trong toàn hệ thống quán triệt nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nghiêm cấm công chức không đi lễ trong giờ hành chính kể cả đi lễ trong thời gian nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng...”.

Nguyễn Khánh

Tag :Kho bạc Nhà nước, đình chỉ công tác, đi lễ chùa, tỉnh Nam Định


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Hải quan báo động thủ đoạn tinh vi chuyển ngoại tệ trái phép ra nước ngoài

Cụ thể, lợi dụng chính sách nhập khẩu phần mềm thông qua vật chứa đựng, các doanh nghiệp khai báo nhập khẩu vật chứa đựng với trị giá phần mềm rất cao. Sau đó, sử dụng tờ khai hải quan đã được thông quan để thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Đây là một trong những thủ đoạn mới được các đối tượng sử dụng trong thời gian gần đây.

Theo cơ quan Hải quan, đặc điểm dễ nhận thấy là các doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm chỉ là các nhà xuất khẩu với vai trò công ty thương mại, không phải công ty sản xuất phần mềm, tên hàng không rõ ràng, phần mềm được khai báo chung chung (như phần mềm quản lý nhân sự, kế toán ...).

Đặc biệt, loại hàng cũng không có tên phần mềm cụ thể, không có nhà sản xuất, không có thời hạn sử dụng, thông tin về bản quyền…

Các DN có hành vi gian dối có cách khai báo trên tờ khai rất giống nhau về cả hình thức lẫn nội dung, chứng từ invoice, packing list giống nhau. Số lượng mặt hàng khai báo so với trọng lượng của lô hàng không hợp lý.

Tổng cục Hải quan chỉ rõ đặc điểm: Nhiều tiêu chí trên tờ khai khai báo sai, chữ ký giám đốc của một công ty tại các tờ khai hải quan có sự khác biệt, không thống nhất, có dấu hiệu giả mạo chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan,…. Hàng hóa thực nhập khẩu là hàng đã qua sử dụng, chủ yếu là mặt hàng máy tính xách tay thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan nhận định các DN có hành vi trục lợi như trên được thành lập nhằm mục đích lợi dụng chính sách nhập khẩu phần mềm thông qua vật chứa đựng trên tờ khai hải quan với trị giá phần mềm rất cao để thực hiện việc chuyển tiền ra nước ngoài bằng số tiền khai báo trên tờ khai hải quan đã được thông quan.

Bên cạnh đó, DN lợi dụng chính sách quản lý phần mềm để nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu như thiết bị công nghệ thông tin đã qua sử dụng; có dấu hiệu kê khai sai số thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra (có dấu hiệu mua bán hóa đơn giá trị gia tăng).

Theo nguồn tin từ Tổng cục Hải quan, cơ quan này mới đây cũng yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra các lô hàng nhập khẩu khai báo là phần mềm (như phần mềm kế toán, phần mềm đấu giá, phần mềm quản lý nhân sự,…) có giá trị lớn.

Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ phải phân luồng đỏ, kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế phần mềm sử dụng đối với những trường hợp trên để xác minh rõ mức độ và hành vi vi phạm, trục lợi chính sách của các đối tượng.

Nguyễn Tuyền

Tag :ngoại tệ trái phép, phần mềm quản lý, cấm nhập khẩu, hàng hóa cấm


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Hơn 300 triệu USD vốn ngoại chảy vào bất động sản trong 2 tháng

Sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ giúp bổ sung vốn, kinh nghiệm, tính cạnh tranh và đa dạng sản phẩm...

Sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ giúp bổ sung vốn, kinh nghiệm, tính cạnh tranh và đa dạng sản phẩm...

Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực "hút" vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ 3, chỉ sau công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2018.

Cụ thể trong 2 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài rót vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 312,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trước đó, trong năm 2017, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 3 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (cả vốn trực tiếp FDI và góp vốn mua cổ phần), với 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đăng ký.

Luỹ kế đến cuối năm 2017, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã thu hút với 53,1 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư.

Theo nhận định của TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills thì sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại một nguồn lực phát triển bổ sung, giúp đẩy nhanh hơn nữa quá trình tăng trưởng của Việt Nam so với nếu chỉ có riêng dòng vốn nội địa tham gia. Nền kinh tế sẽ được hưởng lợi thuần túy từ sự hiện diện của một dòng vốn lớn.

Bên cạnh đó, việc thị trường trở nên đa dạng về thành phần tham dự sẽ hỗ trợ cho sự phát triển để trở thành một thị trường bền vững; sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoại cũng sẽ làm tăng tính cạnh tranh, cả lĩnh vực phân phối và phát triển, sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người sử dụng, người mua nhà khi các công ty luôn trong áp lực phát triển từ một thị trường lớn, từ đó phải tích cực tìm kiếm các giải pháp mới, không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm. Việc hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm áp lực lệ thuộc ngân hàng của doanh nghiệp bất động sản.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cũng cho rằng, dòng vốn đầu tư nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào nền kinh tế và thị trường bất động sản trong năm 2018.

Trong khi đó, trước làn sóng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2017, chủ một doanh nghiệp bất động sản lớn ở Hà Nội nói với Dân trí: Điều gì cũng có hai mặt.

Theo vị này, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ giúp bổ sung vốn, kinh nghiệm, tính cạnh tranh và đa dạng sản phẩm; tạo lập các yếu tố nền tảng để thị trường có thể phát triển bền vững; từ đó gián tiếp mang tới lợi ích cho những doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đứng trước sự cạnh tranh lớn từ những đối thủ giàu kinh nghiệm, cơ chế điều hành, tiềm lực tài chính từ nước phát triển hơn.

Nguyễn Khánh

Tag :đầu tư nước ngoài, bất động sản, vốn ngoại


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Các Bộ không được cài cắm câu chữ để "bẫy" doanh nghiệp

Tại buổi làm việc của Tổ Công tác với 16 Bộ, ngành và cơ quan ngang bộ ngày 28/2, Bộ trưởng Dũng cho biết: Thời gian tới Tổ công tác sẽ kiểm tra từng Bộ, truy tìm các rào cản, giấy phép còn núp bóng. Mục tiêu là đến trước ngày 30/6 ban hành được nhiều nhất các văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm thực chất các thủ tục, giấy phép con cản trở sự phát triển.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Chính phủ yêu cầu 11 Bộ ngành sẽ phải cắt giảm 50% số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 50% thủ tục kiểm tra. Trong đó nhiều nhất là Bộ Y tế có 802 mặt hàng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông có 143 mặt hàng, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 110 mặt hàng, Bộ Giao thông vận tải có 128 mặt hàng…

Còn các điều kiện kinh doanh được quy định tại 237 văn bản quy phạm pháp luật, với 3.571 điều kiện kinh doanh cho 243 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý của 13 Bộ.

Bộ trưởng Dũng đề nghị: Việc cải cách cần đi vào chiều sâu hơn nữa để thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Từ ngày 15/3 Tổ công tác sẽ làm việc với từng Bộ, và yêu cầu mỗi tháng sẽ kiểm tra ít nhất 4 đơn vị, lần này xuống tận huyện, tận địa phương. Bởi rào cản không phải chỉ ở trên Bộ mà còn ở nhiều ngóc ngách khác.

Về yêu cầu cụ thể, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị các Bộ không cắt giảm hình thức, không gom nhiều điều kiện kinh doanh lại làm một, không bỏ cái này mọc cái khác, không cài cắm câu chữ để bẫy doanh nghiệp.

Bộ trưởng Dũng lưu ý: Điều kiện kinh doanh phải nằm ở cấp Nghị định, nhưng trên thực tế nhiều khi lại núp dưới các công văn, như vậy là sai thẩm quyền, không đúng quy định mà doanh nghiệp vẫn phải làm.

Ông Dũng lấy ví dụ, nhập khẩu xe lại phải có giấy chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước…. “Đây thực ra là điều kiện kinh doanh lẩn khuất”, Bộ trưởng nêu rõ.

Về việc cắt giảm giấy phép con và điều kiện kinh doanh, các thành viên của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cũng nêu ý kiến. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Đà cải cách đang rất tốt, tạo niềm tin rất cao cho doanh nghiệp tuy nhiên các Bộ cần phải cắt giảm thực sự.

“Qua báo cáo của các Bộ, tôi thấy việc cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra đã khá rõ, khá đúng tiến độ, nhưng đề xuất cắt giảm thủ tục rất ít. Cỗ xe đã chuyển động rồi mà nay dừng lại là rất nguy hiểm”, ông Thiên nói.

Còn TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: "Ở đâu lãnh đạo Bộ, đặc biệt là Bộ trưởng, chỉ đạo sát sao, quyết liệt, thì ở đó có kết quả tốt, chuyển biến nhanh. Điều này cho thấy các Bộ trưởng chuyển động không đồng đều. Nhìn vào kết quả có thể thấy Bộ nào thực sự quyết tâm".

Ông Cung nói: "Sự chống đối, hay nói cách khác là chần chừ trong cải cách, vẫn còn rất lớn trong nội bộ các Bộ".

Nguyễn Tuyền

Tag :Tổ công tác của Thủ tướng, Cắt giảm giấy phép con, điều kiện kinh doanh


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Blog chứng khoán: Tâm lý mạnh lên

Chiều nay đã không xuất hiện đợt bán mới nào đủ lớn để tạo sức ép rộng trên toàn nhóm blue-chips.

Một vài cổ phiếu lớn đơn lẻ giảm sâu ở cuối đợt khớp lệnh liên tục cũng không thúc đẩy được hoạt động bán hạ giá như 2 hôm trước.

Thị trường ngày 28/2/2018:

Giao dịch hôm nay nếu giảm mạnh thì là bình thường, còn nếu tăng được tốt thì là dấu hiệu chuyển biến đáng kể trong tâm lý. Kể cả khi có những xáo trộn nhẹ lúc đóng cửa thì hôm nay vẫn là một ngày giao dịch mạnh mẽ.

Thị trường trong nước chỉ chịu ảnh hưởng tâm lý từ bên ngoài trong thời gian rất ngắn. Các blue-chips nhanh chóng lấy lại cân bằng và nổi lên các mã dẫn dắt với sự tỏa sáng của cổ phiếu ngân hàng. Giá nhóm này tăng ngắn hạn rất tốt, hôm nay thanh khoản cực mạnh mà vẫn tăng thêm được thì phải nói là cầu vào quá khỏe.

Đà đi lên của thị trường hôm nay tốt hơn dự kiến khá nhiều chứng tỏ tâm lý đã mạnh hơn. Dấu hiệu có trước khi xuất hiện đợt đóng cửa hơi bất thường. Đó là khi VNM, SAB, CTG, VJC hạ độ cao đáng kể nhưng vẫn không xuất hiện một nhịp rơi mạnh ở chỉ số như 2 phiên trước.

Cho đến khi qua 2h thị trường vẫn ổn với độ phân hóa khá tốt ở các blue-chips và hệ số tăng/giảm chung của thị trường cân bằng thì khả năng rất cao là sẽ không có thêm đợt rơi sâu nào nữa. Các chỉ số càng bám sát cận trên của vùng dao động thì càng có cơ hội bứt phá.

Nói tóm lại hôm nay thị trường có điểm khác so với 2 ngày trước và có sự tách biệt với thế giới. Các thị trường khác điều chỉnh mạnh theo Mỹ còn Việt Nam thì không. Lực xả vẫn rất lớn, bất kể là từ nhà đầu tư bình thường hay quỹ tái cơ cấu thì vẫn là có cầu đối ứng tốt.

Trong trường hợp VN30 dao động trên 1090 thì triển vọng vượt đỉnh rất cao. Dòng tiền đang trở lại mạnh mẽ. Chừng nào các chỉ số chưa vượt được đỉnh lịch sử thì vẫn nên thận trọng. Tuy nhiên nếu không thể điều chỉnh nhiều hơn thì cũng là điểm cộng cho kịch bản vượt đỉnh.

Giao dịch:

undefined - Ảnh 1.

Mỹ đêm qua giảm mạnh và thị trường phái sinh ngay đầu phiên đã thu hẹp basis nên chiến lược phải đảo ngược so với hai phiên trước, là canh điểm Long trước tại các mức hỗ trợ và Cover ở mức kháng cự.

Trong chiều giảm, VN30 có vùng hỗ trợ ở 1099, 1093-1094, 1090-1089, 1080. Mở cửa VN30 giảm xuống 1096, hợp đồng tháng 3 rơi xuống 1099. Chỉ số phục hồi ngắn và có nhịp lùi trở lại xuống 1098-1099, hợp đồng tháng 3 ở 1.100. Long 1.102, stoploss 1101 hoặc VN30 xuống dưới 1098.

Chiều tăng VN30 có các cản 1106; 1112-1113. Đóng vị thế ở 1108 khi VN30 lên 1106.

Nhịp tăng thứ hai VN30 lên 1112.6, vào vùng cản, hợp đồng tháng 3 lên cao nhất 1112, basis cực hẹp. Rõ ràng là bên Long đã gặp cản mạnh từ lực Cover hoặc Short. Short 1111, stoploss 1112 hoặc VN30 vượt 1113.

Đến chiều là thời điểm cân não, VN30 lại lên đỉnh 1113 lần nữa, cao hơn đỉnh buổi sáng nhưng kỳ hạn tháng 3 cao nhất cũng chỉ là 1112 và vẫn có lực cản như cuối giờ sáng. Short tiếp ở 1111 khi giá lại quặt xuống.

Nhịp rơi sau đó ở phái sinh tách biệt lớn khỏi biến động của VN30 mà không hiểu vì sao. Chỉ số còn chưa chạm tới hỗ trợ 1106 mà giá đi phi xuống tận 1100, basis -6 điểm. Đóng vị thế ở 1101. Quay lại Long ở 1101-1102 vì VN30 không thủng 1106. Duy trì vị thế mở vì thị trường có những biến động mới khá tích cực.

* "Blog chứng khoán" mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.     


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Tài sản của vợ “Vua tôm” Việt sụt giảm sau tin mất 245 tỷ tại Eximbank

Như VnEconomy đã đưa tin, sự việc khách hàng tố bị mất 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank, mã chứng khoán EIB) đã gây sự chú ý của giới tài chính gần đây. Người mất tiền không ai khác chính là bà Chu Thị Bình - vợ của "Vua tôm" Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú.

Cụ thể, ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó giám đốc EximBank chi nhánh Tp.HCM, được cho là đã chiếm đoạt khoản tiền hơn 245 tỷ đồng từ tài khoản khách hàng Chu Thị Bình. Từ cuối tháng 2/2017, nghi ngờ mình bị lừa, bà Bình tiến hành đối chiếu số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện hơn 245 tỷ trong các tài khoản đã không còn. Trong khi đó, cũng khoản tháng 2/2017, ông Lê Nguyễn Hưng xin nghỉ việc tại Eximbank rồi bỏ trốn khỏi Việt Nam.

Hiện bà Bình đang là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC).

Kể từ ngày xảy ra vụ việc tại Eximbank, cổ phiếu MPC liên tục giảm điểm. Trong phiên 26/2, MPC giảm tới 14.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất giá 14,45%. Đà giảm tiếp tục trong phiên 27/2 khi cổ phiếu này giảm thêm 2.300 đồng/cổ phiếu, xuống còn 96.000 đồng.

Như vậy, MPC đã mất giá 16.000 đồng/cổ phiếu kể từ thông tin người mất 245 tỷ đồng tại Eximbank được tiết lộ là bà Chu Thị Bình, tương ứng vốn hoá của doanh nghiệp này đã "bốc hơi" 1.105 tỷ đồng. Chốt phiên 28/2, vốn hoá của Minh Phú giảm xuống chỉ còn 6.702 tỷ đồng.

Trong cơ cấu cổ đông của Minh Phú, bà Bình đang nắm giữ 17,47 triệu cổ phiếu MPC, chiếm khoảng 24,96% vốn điều lệ và là cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Do đó, tài sản của bà Bình cũng "bốc hơi" gần 280 tỷ đồng còn 1.695 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Minh Phú là chồng bà Bình cũng chung tình cảnh khi tài sản chứng khoán giảm tới 251 tỷ đồng xuống 1.548 tỷ đồng. Tài sản chứng khoán của con gái là Lê Thị Dịu Minh cũng giảm tương ứng 50 tỷ đồng xuống còn 306 tỷ.

Minh Phú có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, được sở hữu chủ yếu bởi các thành viên trong một gia đình. Do đó, cổ phiếu MPC lao dốc, thiệt hại trên sàn chứng khoán với gia đình bà Chu Thị Bình là không nhỏ.

Tại thời điểm 31/12/2017, Minh Phú có tổng tài sản gần 9.500 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả lên tới 6.500 tỷ. Khoản nợ vay phải trả lãi tổng cộng 5.500 tỷ đồng cùng với việc dùng đòn bẩy tài chính quá lớn của Minh Phú cũng là một lo lắng với các cổ đông tập đoàn.

Với nhà băng là Eximbank, cổ phiếu EIB giảm liền hai phiên 25/2 và 26/2 sau đó tăng trở lại vào phiên 27/2.

Kết thúc phiên 28/2, EIB giảm 200 đồng xuống còn 15.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu EIB đã giảm 700 đồng so với phiên 22/2, tương đương vốn hoá "bốc hơi" gần 900 tỷ đồng. Như vậy, vốn hoá của EIB hiện còn 19.049 tỷ đồng

Năm 2017, Eximbank công bố lãi hợp nhất đạt 822 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 308 tỷ của năm 2016.

Ngày 27/2, sau buổi làm việc với Eximbank, bà Chu Thị Bình cho biết sẽ cân nhắc lời đề nghị tạm ứng 14,8 tỷ đồng từ nhà băng này. 

Đồng thời, bà Bình yêu cầu Eximbank tất toán tổng số tiền 245 tỷ đồng bởi bà đang giữ 3 sổ tiết kiệm gốc tương ứng số tiền đã mất. Tuy nhiên, Eximbank không đồng ý yêu cầu này mà chỉ trả lại tiền theo phán quyết của tòa án.

Hiện vụ việc này vẫn đang dừng lại ở việc Eximbank thừa nhận vụ việc lừa đảo là có thật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bà Chu Thị Bình theo phán quyết của toà án có thẩm quyền. Trong khi đó, ông Hưng đã bỏ trốn và đang bị truy nã quốc tế.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chuyển niêm yết từ Mỹ về Trung Quốc, tỷ phú công nghệ “bỏ túi” 13 tỷ USD

Tài sản tỷ phú Trung Quốc Zhou Hongyi, đồng sáng lập 360 Security Technology Inc - nhà cung cấp phần mềm an ninh và công cụ tìm kiếm, vừa tăng thêm 13 tỷ USD sau khi công ty này hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán New York và chính thức giao dịch tại sàn Thượng Hải từ ngày 28/2.

Theo Bloomberg, cổ phiếu của 360 Security Technology Inc đã tăng 550% kể từ khi ông Zhou Hongyi công bố kế hoạch này vào tháng 11 năm ngoái. Ngay sau phiên đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, tài sản của ông Zhou đã tăng vọt lên 14,1 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 11 tại Trung Quốc, theo xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index.

Trong ngày đầu giao dịch trên sàn chứng khoán Thượng Hải, dù cổ phiếu Qihoo 360 Technology đã sụt 10% so với giá mở cửa, vốn hóa của công ty này vẫn tăng gấp 7 lần so với lúc niêm yết tại Mỹ lên 62 tỷ USD. 

"Qihoo 360 là một trong những công ty internet đầu tiên trở về Trung Quốc từ sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Và tôi cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu", ông Zhou nói trong buổi công bố niêm yết. Ông cũng cho rằng với vốn hóa chỉ 9 tỷ USD, Qihoo 360 đã bị đánh giá thấp tại thị trường Mỹ. 

"Tôi hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của thị trường vốn Trung Quốc", ông Zhou nói ngày 28/2. "Tôi cũng hi vọng sẽ có thêm nhiều công ty Trung Quốc quay về thị trường chứng khoán trong nước và phát triển thị trường nội địa, chia sẻ tăng tưởng của họ với các nhà đầu tư trong nước". 

Tháng 11 năm ngoái, ông Zhou, 47 tuổi, cho biết quyết định chuyển về niêm yết cổ phiếu tại quê nhà Trung Quốc là vì lợi ích quốc gia, nơi đang thắt chặt vấn đề an ninh mạng.

Ông Zhou hiện sở hữu 63,7% cổ phần 360 Security Technology, trong đó một phần thông qua các công ty Tianjin Qixin Zhicheng Technology và Tianjin Zhongxin Investment LP, theo tờ South China Morning Post.

Người phát ngôn của công ty - Yue Jing, từ chối đưa ra bình luận về tài sản của ông Zhou.

Năm 2016, 360 Security ghi nhận doanh thu 9,9 tỷ Nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) tăng từ 9,4 tỷ Nhân dân tệ so với năm trước đó. Phần lớn doanh thu của 360 Security đến từ quảng cáo trực tuyến, trong đó phần lớn được nhắm vào người dùng các sản phẩm diệt virus của công ty.

Ông Zhou không phải là tỷ phú công nghệ Trung Quốc đầu tiên đưa công ty về niêm yết tại quê nhà. Năm 2015, tỷ phú Jason Jiang của Focus Media cũng rút khỏi Mỹ và niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến. Từ đó đến nay, vốn hóa của công ty này tăng từ 3,7 tỷ USD lên 29 tỷ USD.

Vào những năm 2000, ông Zhou từng điều hành Yahoo Trung Quốc sau khi bán một startup công cụ tìm kiếm do mình thành lập tại Mỹ. Năm 2006, cùng với tỷ phú Qi Xiangdong, ông cho ra đời Qihoo 360. Công ty này niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2011 và đạt vốn hóa 14 tỷ USD năm 2014. 


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Tài sản vợ của “Vua tôm” Việt sụt giảm sau tin mất 245 tỷ tại Eximbank

Như VnEconomy đã đưa tin, sự việc khách hàng tố bị mất 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank, mã chứng khoán EIB) đã gây sự chú ý của giới tài chính gần đây. Người mất tiền không ai khác chính là bà Chu Thị Bình - vợ của "Vua tôm" Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú.

Cụ thể, ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó giám đốc EximBank chi nhánh Tp.HCM, được cho là đã chiếm đoạt khoản tiền hơn 245 tỷ đồng từ tài khoản khách hàng Chu Thị Bình. Từ cuối tháng 2/2017, nghi ngờ mình bị lừa, bà Bình tiến hành đối chiếu số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện hơn 245 tỷ trong các tài khoản đã không còn. Trong khi đó, cũng khoản tháng 2/2017, ông Lê Nguyễn Hưng xin nghỉ việc tại Eximbank rồi bỏ trốn khỏi Việt Nam.

Hiện bà Bình đang là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC).

Kể từ ngày xảy ra vụ việc tại Eximbank, cổ phiếu MPC liên tục giảm điểm. Trong phiên 26/2, MPC giảm tới 14.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất giá 14,45%. Đà giảm tiếp tục trong phiên 27/2 khi cổ phiếu này giảm thêm 2.300 đồng/cổ phiếu, xuống còn 96.000 đồng.

Như vậy, MPC đã mất giá 16.000 đồng/cổ phiếu kể từ thông tin người mất 245 tỷ đồng tại Eximbank được tiết lộ là bà Chu Thị Bình, tương ứng vốn hoá của doanh nghiệp này đã "bốc hơi" 1.105 tỷ đồng. Chốt phiên 28/2, vốn hoá của Minh Phú giảm xuống chỉ còn 6.702 tỷ đồng.

Trong cơ cấu cổ đông của Minh Phú, bà Bình đang nắm giữ 17,47 triệu cổ phiếu MPC, chiếm khoảng 24,96% vốn điều lệ và là cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Do đó, tài sản của bà Bình cũng "bốc hơi" gần 280 tỷ đồng còn 1.695 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Minh Phú là chồng bà Bình cũng chung tình cảnh khi tài sản chứng khoán giảm tới 251 tỷ đồng xuống 1.548 tỷ đồng. Tài sản chứng khoán của con gái là Lê Thị Dịu Minh cũng giảm tương ứng 50 tỷ đồng xuống còn 306 tỷ.

Minh Phú có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, được sở hữu chủ yếu bởi các thành viên trong một gia đình. Do đó, cổ phiếu MPC lao dốc, thiệt hại trên sàn chứng khoán với gia đình bà Chu Thị Bình là không nhỏ.

Tại thời điểm 31/12/2017, Minh Phú có tổng tài sản gần 9.500 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả lên tới 6.500 tỷ. Khoản nợ vay phải trả lãi tổng cộng 5.500 tỷ đồng cùng với việc dùng đòn bẩy tài chính quá lớn của Minh Phú cũng là một lo lắng với các cổ đông tập đoàn.

Với nhà băng là Eximbank, cổ phiếu EIB giảm liền hai phiên 25/2 và 26/2 sau đó tăng trở lại vào phiên 27/2.

Kết thúc phiên 28/2, EIB giảm 200 đồng xuống còn 15.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu EIB đã giảm 700 đồng so với phiên 22/2, tương đương vốn hoá "bốc hơi" gần 900 tỷ đồng. Như vậy, vốn hoá của EIB hiện còn 19.049 tỷ đồng

Năm 2017, Eximbank công bố lãi hợp nhất đạt 822 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 308 tỷ của năm 2016.

Ngày 27/2, sau buổi làm việc với Eximbank, bà Chu Thị Bình cho biết sẽ cân nhắc lời đề nghị tạm ứng 14,8 tỷ đồng từ nhà băng này. 

Đồng thời, bà Bình yêu cầu Eximbank tất toán tổng số tiền 245 tỷ đồng bởi bà đang giữ 3 sổ tiết kiệm gốc tương ứng số tiền đã mất. Tuy nhiên, Eximbank không đồng ý yêu cầu này mà chỉ trả lại tiền theo phán quyết của tòa án.

Hiện vụ việc này vẫn đang dừng lại ở việc Eximbank thừa nhận vụ việc lừa đảo là có thật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bà Chu Thị Bình theo phán quyết của toà án có thẩm quyền. Trong khi đó, ông Hưng đã bỏ trốn và đang bị truy nã quốc tế.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chứng khoán chiều 28/2: Cân hàng ở trụ

Chiều nay thị trường hơi đuối so với cuối phiên sáng nhưng các chỉ số vẫn tăng nhẹ. Duy nhất diễn biến lúc đóng cửa là có phần bất ngờ, nhiều cổ phiếu lớn đã bị ép xuống khá mạnh.

Cho đến cuối đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index vẫn ngang bằng với thời điểm cuối phiên sáng khi tăng hơn 5 điểm so với tham chiếu. Đến khi dồn lệnh ở đợt đóng cửa, ngay từ những phút đầu tiên đã xuất hiện lượng bán rất lớn ở một số cổ phiếu.

"Giật mình" nhất là VRE có hơn 2 triệu cổ đặt ngay giá 53.000 đồng trong khi trước đó còn giao dịch tưng bừng ở quanh 55.000 đồng. MSN cũng có lượng bán rất lớn đẩy giá dự kiến đóng cửa tụt sâu. VNM nằm bẹp ở giá dự kiến 190.000 đồng rất lâu….

Chỉ đến gần những phút cuối cùng mới có lệnh mua vào cân giá và cổ phiếu phục hồi dần dần. Một số mã như HPG, VIC phục hồi khá rõ, nhưng số còn lại đều bị ép mạnh.

Đáng tiếc nhất là VNM đã không thể phục hồi tốt hơn, giá đóng cửa dừng lại ở 196.000 đồng, vẫn thấp hơn 1.600 đồng so với giá giao dịch cuối cùng của đợt khớp lệnh liên tục. VNM giảm chung cuộc tới 2%, ảnh hưởng nghiêm trọng lên VN-Index khi lấy đi gần 0,2%.

VRE cũng có lệnh mua lớn vào đỡ, nhưng chỉ đủ kéo lên 53.800 đồng, thành ra giá vẫn giảm 2%. MSN không kéo giá được, đóng cửa giảm tới 2,41%. Ngoài ra là một số cổ phiếu giao dịch nhì nhằng khó đoán định như SAB giảm 2,61%, ROS giảm 4,99%, đều thấp hơn nhiều so với giá trong phiên.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng phổ biến vẫn là tăng giá ở đợt đóng cửa, nhưng vẫn chịu tác động thấy rõ của lực bán cuối phiên. VCB đóng cửa tăng 0,82%, thực ra là đợt đóng cửa yếu hơn trong phiên. CTG cũng đánh rơi 200 đồng, còn tăng 4,67% so với tham chiếu. MBB trái lại, được cân giá tốt, đẩy tăng thêm lúc đóng cửa lên 4,88%....

VN-Index bị lực kéo xuống đột ngột ở thời điểm đóng cửa nên cũng đánh mất khoảng 3,3 điểm so với thời điểm trước khi đóng cửa, chỉ còn tăng 0,17% so với tham chiếu.

Thanh khoản phiên chiều tiếp tục duy trì mức rất cao với 3.828,9 tỷ đồng giá trị khớp lệnh tăng thêm, cao hơn chiều hôm qua tới 52%. Khối ngoại xả lớn và cầu trong nước mua đối ứng đã đẩy thanh khoản lên.

Đợt bán mạnh cuối ngày hôm nay là do quỹ ETF thực hiện tái cơ cấu định kỳ. Lượng bán chủ đạo dồn vào đợt đóng cửa. Quy mô bán ra của khối ngoại nói chung đã tăng vọt hôm nay, lên tới 1.846,2 tỷ đồng tính cả thỏa thuận. Giá trị mua vào đạt 1.411,9 tỷ đồng.

Bán ra lớn nhất là HPG -102,7 tỷ, VRE -81,6 tỷ, VNM -68,1 tỷ, BID -34,5 tỷ, HCM -26,2 tỷ, GAS -22 tỷ, VJC -19,9 tỷ, GMD -17,5 tỷ, HDB -15,5 tỷ.

Phía mua ròng chỉ có VIC 24,9 tỷ, PVD 15,7 tỷ, SBT 15,5 tỷ, PLX 12,1 tỷ, DXG 11,8 tỷ.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Warren Buffett: “Tiền nhiều gấp đôi không làm bạn hạnh phúc hơn”

Dù đang là chủ nhân của khối tài sản ròng hơn 91 tỷ USD, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett nói rằng sự gia tăng của cải không phải là chìa khóa của hạnh phúc.

Theo hãng tin CNBC, Buffett thừa nhận giờ đây ông không cảm thấy hạnh phúc bằng khi ông chỉ sở hữu một phần tài sản nhỏ so với những gì ông có hiện nay.

"Khi tôi mới ra trường và chỉ có 10.000 USD, tôi không hề cảm thấy bất hạnh", ông Buffett nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC mới đây. "Khi đó, tôi có rất nhiều niềm vui".

Vị tỷ phú giàu thứ ba thế giới nói mọi người thường cho rằng việc giàu lên sẽ khiến họ hạnh phúc hơn. Ông đưa ra một ví dụ: Nếu bạn có 100.000 USD và cảm thấy bất hạnh, bạn sẽ nghĩ việc sở hữu 1 triệu USD sẽ khiến bạn hạnh phúc, nhưng thực tế không phải như vậy.

Cho dù bạn có kiếm được 1 triệu USD, thì niềm hạnh phúc của bạn sẽ biến mất khi bạn "nhìn quanh và thấy những người có 2 triệu USD", ông Buffett nói. "Bạn chẳng thể hạnh phúc hơn dù tài sản tăng gấp đôi".

Thay vì để hạnh phúc được quyết định bởi những gì bạn không có hoặc bởi tốc độ kiếm tiền, ông Buffett nói "bạn có thể có nhiều niềm vui trong quá trình bạn trở nên giàu".

Đồng quan điểm với ông Buffett, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người tin việc có tiền và tiêu tiền sẽ làm họ hạnh phúc hơn nhưng thực tế lại khác. Một nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Elizabeth Dunn thuộc Đại học British Columbia đồng thực hiện cho thấy "thời gian là một loại tiền quan trọng mới đối với nhiều người".

"Về hạnh phúc, thời gian thực sự là một loại tiền quan trọng", giáo sư Dunn nói.

"Tiền không phải là vô tận, nên việc mua một thứ này đồng nghĩa với việc người ta không thể mua một thứ nào đó khác", bà Dunn nói thêm. "Việc dịch chuyển trọng tâm, từ chỗ chỉ nói ‘hãy để tôi kiếm thêm tiền’, sang nói rằng ‘hãy để tôi tiêu tiền theo cách thực sự làm tôi hạnh phúc’ là một cách làm tốt".

Vào năm 2017, ông Buffett nói chỉ cần kiếm được 100.000 USD mỗi năm là ông cảm thấy mãn nguyện, bởi ông đã có một khoản đầu tư khiến ông hạnh phúc. Đó là ngôi nhà mà ông mua năm 1958 và hiện vẫn sống ở đó.

"Nếu tôi có thể chi 100 triệu USD để mua một ngôi nhà khiến tôi hạnh phúc hơn nhiều, thì tôi sẽ mua. Nhưng, tôi đã có ngôi nhà hạnh phúc nhất rồi. Đó là bởi ngôi nhà của tôi có nhiều kỷ niệm, nơi những người thân thiết với tôi có thể quay trở lại", ông Buffett nói.

"Sự thật là, tôi có tài sản lớn, một công ty lớn. Tôi có thể mua du thuyền to, mua 20 ngôi nhà hay những thứ tương tự. Nhưng chẳng vì thế mà tôi sẽ hạnh phúc hơn", ông phát biểu.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates