This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Taisho dự chi 300 tỷ đồng để gia tăng sở hữu tại Dược Hậu Giang

Công ty chế tạo thuốc Taisho (Taisho Pharmaceutical Co., Ltd) vừa thông báo đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu DHG của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.

Theo đó, giao dịch sẽ dự kiến thực hiện vào ngày 2/10 đến 31/10/2018 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/9, thị giá DHG là 100.000 đồng/cổ phiếu. Với giá đó, Taisho sẽ phải chi khoảng 300 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu tại Dược Hậu Giang từ 32% lên 34,3%.

Trước đó, trong tháng 8, Taisho cũng đã mua thành công hơn 9,2 triệu cổ phiếu DHG sau khi công ty này hoàn tất phương án nâng room ngoại lên 100%.

Mặc dù đã chiếm 32% vốn tại Dược Hậu Giang nhưng Taisho chỉ là cổ đông lớn thứ 2, sau Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang sở hữu 56,6 triệu cổ phiếu, ứng tỷ lệ 43,31% vốn.

Trong khi Taisho liên tục mua vào thì thì nhóm quỹ Templeton Frontier Markets Fund lại bán ra 3 triệu cổ phiếu DHG vào ngày 21/8, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,4% xuống 4,1% và chính thức không còn cổ đông lớn.

Taisho Pharmaceutical là doanh nghiệp Nhật Bản, thành lập từ năm 1912. Hiện công ty đang sở hữu 10 công ty con, có 1 công ty liên kết cùng 8 nhà máy sản xuất tại Nhật Bản. Hiện Taisho nằm trong nhóm 5 doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản với tổng tài sản khoảng 7,2 tỷ USD.

Còn Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974. Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DHG ngày 21/12/2006 trên sàn HOSE.

Năm 2018, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt dự báo doanh thu thuần cả năm của Dược Hậu Giang sẽ đạt 4.065 tỷ đồng, tương đương với năm 2017. Lợi nhuận ròng 705 tỷ đồng, tăng 10% nhờ đẩy mạnh các chương trình marketing, quảng cáo.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Quảng Ninh sáp nhập 7 chi cục thuế thành 3 chi cục

Theo Quyết định 1686/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hợp nhất chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, sẽ có 7 chi cục thuế hợp nhất thành 3 chi cục thuế khu vực.

Cụ thể, Chi cục Thuế Tp Uông Bí và Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên sẽ hợp nhất thành Chi cục Thuế khu vực Uông Bí - Quảng Yên.

Chi cục Thuế huyện Tiên Yên, Chi cục Thuế huyện Bình Liêu và Chi cục Thuế huyện Ba Chẽ thành Chi cục Thuế khu vực Tiên Yên - Bình Liêu - Ba Chẽ.

Chi cục Thuế huyện Hải Hà và Chi cục Thuế huyện Đầm Hà thành Chi cục Thuế khu vực Hải Hà - Đầm Hà.

Bộ máy chi cục thuế khu vực bao gồm đội hành chính - nhân sự - tài vụ - quản trị - ấn chỉ; Đội tuyên truyền - hỗ trợ - nghiệp vụ - dự toán - pháp chế; Đội kiểm tra thuế - quản lý nợ và cưỡng chế thuế và 3 đội quản lý thuế xã, phường/liên xã, phường. Cơ cấu mới của chi cục thuế khu vực sẽ thu gọn nhiều đầu mối so với trước đây.

Được biết, quá trình hợp nhất các chi cục thuế của tỉnh Quảng Ninh triển khai trong 2 đợt. Trong đợt triển khai thí điểm này, sẽ sáp nhập 7 chi cục thuế hiện tại còn 3 chi cục (giảm 4 chi cục). Đợt 2 sẽ tiếp tục sắp xếp các chi cục thuế còn lại, giảm 3 chi cục.

Như vậy, sau khi sắp xếp, từ 14 chi cục thuế, Cục Thuế Quảng Ninh sẽ còn 7 chi cục thuế, giảm 50% theo đúng với chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

Đánh giá về sự kiện này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, Quảng Ninh đang là tỉnh đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, nnổi bật trong đó là sự tiên phong, gương mẫu triển khai sắp xếp tổ chức, bộ máy tinh gọn, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bộ trưởng đánh giá cao việc Tỉnh ủy Quảng Ninh sớm có quyết định thành lập Đảng bộ Cục Thuế tỉnh trực thuộc Đảng bộ tỉnh. Đây là Đảng bộ tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện chủ trương chuyển đổi các tổ chức đảng của cục thuế, chi cục thuế trên địa bàn và cũng trùng với sự lựa chọn của Ban Cán sự, lãnh đạo Bộ Tài chính về việc lựa chọn tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên thực hiện điểm việc hợp nhất chi cục thuế cấp huyện thành chi cục thuế khu vực.

Sau Quảng Ninh, 5 tỉnh thành khác là Hải Dương, Yên Bái, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Cà Mau sẽ triển khai sáp nhập các chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành các chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế tỉnh.

Theo mục tiêu đến năm 2020 của Bộ Tài chính sẽ giảm tối thiểu 50% tổng số các chi cục thuế hiện có trong toàn ngành thuế.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chứng khoán sáng 1/10: VIC, GAS đỡ VN-Index vượt 1020 điểm

Toàn bộ mức tăng của VN-Index trong sáng nay đến từ hai cổ phiếu lớn là VIC và GAS. Trong khi độ rộng hẹp lại và các blue-chips khác phân hóa triệt tiêu lẫn nhau, nếu không có VIC và GAS, chỉ số đã giảm điểm.

Cụ thể, VN-Index chốt phiên sáng tăng 0,42% so với tham chiếu lên 1021,36 điểm. VIC tăng 2,64%, GAS tăng 3,37% làm tăng vốn hóa của chỉ số thêm hơn 15.700 tỷ đồng, tương đương 0,48%. Mức tăng này còn lớn hơn cả mức tăng của VN-Index, trong khi chỉ số này chỉ có 126 mã tăng/153 mã giảm.

VN30-Index cũng chỉ có 15 mã tăng/14 mã giảm và chỉ số tăng 0,28%. Cả VIC và GAS không mạnh tối đa trong VN30-Index nên sức kéo đối với chỉ số này cũng bị giới hạn, dù độ rộng tính theo tỷ lệ tốt hơn nhiều so với VN-Index.

Ngoài VIC và GAS, chỉ còn 3 blue-chips khác có mức tăng đáng kể, làm gia tăng vốn hóa trên 1.000 tỷ đồng cho chỉ số là VHM tăng 0,47%, PLX tăng 1,41% và STB tăng 5,19%.

Độ rộng của nhóm blue-chips vẫn khá tốt nhưng số còn lại hoặc tăng rất nhẹ như VCB, CTG, HPG, hoặc có vốn hóa không lớn như HSG, DPM, GMD, PNJ.

Hiện tượng phân hóa tiếp tục diễn ra mạnh ở các cổ phiếu lớn và sáng nay có thêm nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ quay đầu giảm giá, làm độ rộng toàn sàn HSX hẹp lại đáng kể so với các phiên trước. Cổ phiếu dầu khí là nhóm duy nhất có được sự ổn định, nhờ giá dầu vẫn đang tăng. Trong khi đó ngân hàng phân hóa mạnh với BID giảm 0,85%, TCB giảm 0,69%, VPB giảm 0,19%.

Các trụ còn lại giảm là VJC giảm 1,58%, VNM giảm 0,87%, VRE giảm 0,48%, SAB giảm 1,12%, MSN giảm 0,54%, NVL giảm 1,65%.

Phiên tăng mạnh sáng nay của GAS tiếp tục duy trì giá cổ phiếu này ở mức tương đương với phiên ngày 25/9 vừa qua. Trong khi đó PLX tuy cũng tăng, nhưng đã thấp hơn so với đỉnh ngắn hạn cùng ngày nói trên. Ngược lại, VIC hôm nay có đột biến tăng sau 4 phiên giảm liên tiếp nhờ thông tin hỗ trợ liên quan đến Vinfast.

Sàn HNX cũng có sự hỗ trợ tốt đến từ các mã dầu khí và ngân hàng. PVS đang tăng 1,72%, ACB tăng 0,29% và SHB tăng 1,1%. Tuy nhiên mạnh nhất là VCS đang tăng 2,08%. HNX-Index có độ rộng khá hẹp với 57 mã tăng/74 mã giảm, nhưng chỉ số vẫn tăng 0,3%. HNX30 tăng 0,52% với 15 mã tăng/9 mã giảm.

Thị trường sáng nay nhìn chung diễn biến tích cực nhờ VN-Index trọn phiên tăng. Tuy nhiên mức độ trồi sụt là khá lớn. Những phút đầu phiên VIC tăng đột biến và được hỗ trợ từ nhiều blue-chips khác nên VN-Index tăng vọt lên 1023,87 điểm, trên tham chiếu 0,66%.  VN30-Index tăng cao nhất cũng là 0,64% với 23 mã tăng/3 mã giảm, thậm chí STB còn gần kịch trần phiên nữa. Đà tăng chậm lại khi tất cả các blue-chips đều bị ép giá xuống, kể cả STB. Với hai trụ chính, VIC đầu phiên còn tăng 4,27% sau đó tụt dần. Rất may GAS tăng  trễ hơn VIC nhưng lại tăng cao dần về cuối phiên.

Thanh khoản giảm nhẹ hơn 5% nhưng vẫn duy trì rất tốt, đạt 2.917,9 tỷ đồng giá trị khớp lệnh. STB và HPG vẫn là hai cổ phiếu tạo thanh khoản lớn nhất. Mức thanh khoản này có công lao lớn từ nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại mua gần 6,68 triệu STB trực tiếp qua khớp lệnh, chiếm 43% thanh khoản, hỗ trợ giá rất nhiều. HPG được mua trên 1,3 triệu, chiếm 36%, giá tăng 0,95%.

Ngoài 2 cổ phiếu trên nhà đầu tư nước ngoài không mua lớn blue-chips nào khác. VRE cũng được mua vào khá nhiều nhưng bán ra cũng không ít. Phía bán ròng cũng chỉ có vài blue-chips đáng kể là VNM, VCB, HDB, VIC, HSG. Tính chung ở HSX, khối này mua 306,7 tỷ đồng, bán ra 193,7 tỷ đồng. Rổ VN30 được mua 196,1 tỷ, bán 102,8 tỷ đồng. Sàn HNX mua 2,6 tỷ, bán 11,3 tỷ đồng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Giá vàng miếng chững ở đáy 10 tháng, USD tự do giảm mạnh

Giá vàng thế giới giằng co dưới ngưỡng 1.200 USD/oz, trong khi giá vàng miếng trong nước sáng nay (1/10) không có thay đổi đáng kể ở vùng đáy kể từ cuối năm ngoái. Giá USD tự do và ngân hàng cùng giảm, trong đó USD tự do giảm mạnh.

Lúc gần 11h trưa, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 36,38 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,45 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối tuần, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện không có sự thay đổi.

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,34 triệu đồng/lượng và 36,49 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Dưới 36,5 triệu đồng/lượng là vùng giá thấp nhất của vàng miếng kể từ cuối tháng 12/2017. Giá vàng miếng giảm liên tục trong tuần trước, với mức giảm tổng cộng khoảng 200.000 đồng/lượng.

Ngoài việc giá vàng thế giới giảm sâu dưới 1.200 USD/oz, giá vàng miếng trong nước còn chịu áp lực từ nhu cầu thấp và tỷ giá USD/VND chững lại - giới kinh doanh vàng cho hay.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ hiện đứng cao hơn 2,8 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá bán ra các sản phẩm vàng 999,9 của các thương hiệu lớn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 1 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn trơn hiệu Phú Quý của Tập đoàn Phú Quý sáng nay có giá mua vào là 34,25 triệu đồng/lượng và bán ra là 34,65 triệu đồng/lượng.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 23.440 đồng (mua vào) và 23.465 đồng (bán ra), giảm 45 đồng so với hôm thứ Sáu. Gần đây, giá USD tự do không còn tăng mạnh như hồi tháng 8, mà thay vào đó chuyển sang biến động linh hoạt trong khoảng 23.400-23.500 đồng.

Ngân hàng Vietcombank hạ giá USD niêm yết 10 đồng so với thứ Sáu, còn 23.290 đồng (mua vào) và 23.370 đồng (bán ra).

Tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, báo giá bán ra USD sáng nay là 23.344 đồng, giảm 6 đồng so với thứ Sáu.

Tỷ giá đồng USD trên thị trường quốc tế đã tăng đáng kể từ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất và tuyên bố giữ nguyên chủ trương tiếp tục tăng lãi suất vào tuần trước. Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đạt mức trên 95 điểm vào phiên ngày thứ Sáu vừa rồi tại New York, cao nhất trong gần 3 tuần.

Trong phiên châu Á sáng đầu tuần, Dollar Index giảm nhẹ còn 93,21 điểm.

Đồng USD mạnh và việc FED nâng lãi suất tiếp tục gây áp lực giảm mạnh đối với giá vàng thế giới. Trong phiên châu Á sáng nay, giá vàng giao ngay lúc gần 11h theo giờ Việt Nam giảm 4 USD/oz so với đóng cửa cuối tuần trước tại New York, còn 1.189,2 USD/oz.

Theo số liệu của hãng tin Reuters, giá vàng thế giới đã giảm 0,8% trong tháng 9, đánh dấu 6 tháng giảm liên tục, chuỗi thời gian giảm dài nhất của kim loại quý này kể từ tháng 1/1997.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Dự án nào hứa hẹn tạo dấu ấn mạnh giữa khu Đông bừng sáng?

Sự bứt phá mạnh mẽ của quận 9

Quận 9 nằm ở phía Đông TP.HCM, có diện tích 114 km2, lớn nhất trong các quận. Nhờ lợi thế nằm ngay cửa ngõ Đông Bắc, tiếp giáp khu đô thị mới Thủ Thiêm và có nhiều dự án giao thông trọng điểm đi qua, quận 9 đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

TP.HCM chi đến 250.000 tỉ đồng phát triển hạ tầng giao thông quận 9. Nhờ đó, quận 9 đang có bước phát triển nhảy vọt về hệ thống hạ tầng giao thông. Giao thông quận 9 được hưởng lợi trực tiếp từ tuyến Xa lộ Hà Nội hiện hữu, lại gần kề đường cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây, kết nối nhanh chóng với các khu vực lân cận. Đặc biệt, tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên dự kiến vận hành trong năm 2020, cũng đi qua quận 9. Đó là chưa kể đường Vành Đai 3, kết nối quận 9 với trung tâm thành phố, Monorail Thủ Thiêm - Sân bay quốc tế Long Thành…

 Safira tại quận 9 sở hữu một vị thế đẹp trong phong thủy “Nhất cận thị - Nhị cận giang – Tam cận lộ”Thu hút đầu tư mạnh mẽ

Safira tại quận 9 sở hữu một vị thế đẹp trong phong thủy “Nhất cận thị - Nhị cận giang – Tam cận lộ”Thu hút đầu tư mạnh mẽ

Trường Đại học Fulbright Việt Nam cũng đã chọn Khu công nghệ cao quận 9 để đặt trụ sở chính, với diện tích đất 15 ha, cùng vốn đầu tư 70 triệu USD.

Riêng Khu Công nghệ cao được coi là dự án trọng điểm nằm trong hướng phát triển không gian đô thị chủ đạo của TP.HCM và ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Các địa phương giáp ranh quận 9 cũng đang trong quá trình định hướng chiến lược để hoàn thiện không gian đô thị với nhiều chức năng khác nhau. Quận 9 cùng với quận 2, quận Thủ Đức được định hướng trở thành khu đô thị sáng tạo. Và chính nhờ điều đó, quận 9 càng được tiếp thêm “sức bật vệ tinh” để trỗi dậy mạnh mẽ không ngừng như một quy luật tất yếu.

Làm nóng thị trường bất động sản khu Đông thành phố

Bằng những lợi thế ấn tượng trên, quận 9 đang trở thành thỏi nam châm thu hút hàng loạt dự án đầu tư khổng lồ.... Và các nhà đầu tư bất động sản trong lẫn ngoài nước ráo riết rót vốn vào đây.

Theo một số thông tin, công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền sắp mở bán dự án căn hộ Safira tại quận 9 vào tháng 11.2018, tiếp sau sự thành công của hàng loạt dự án căn hộ, biệt thự tại khu Đông như Jamila, The Venica, Lucasta…

Safira – 2 mặt giáp sông, tầm nhìn 360 độ không bị che chắn

Safira – 2 mặt giáp sông, tầm nhìn 360 độ không bị che chắn

Safira tọa lạc tại mặt tiền đường N6 (lộ giới 20m) kết nối vào đường N5 (lộ giới 20m) tiếp giáp đường Võ Chí Công, ngay góc giao cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Safira liền kề khu dân cư hiện hữu Mega Residence, Mega Ruby, Lucasta, 2 mặt được bao bọc bỏi dòng sông nhỏ. Từ đây, cư dân chỉ mất vài phút đến Khu công nghệ cao Samsung; trường quốc tế Mỹ, Úc; Bệnh viện, siêu thị, chợ, sân Golf …; mất 10 -15 phút về Trung tâm Q1 và khu đô thị Phú Mỹ Hưng, đồng thời kết nối thuận tiện về Vũng Tàu, Đồng Nai..

Dự án có quy mô 1.570 căn, gồm 4 Block, tổng diện tích hơn 2,7ha, được đầu tư hệ thống tổ hợp tiện ích sang trọng, hiện đại gồm trường mầm non, khu sinh hoạt cộng đồng, siêu thị mini, khu hồ bơi tràn bờ - Pool Bar – Jacuzzi, sân thể thao đa năng, khu BBQ sân vườn, công viên bờ sông và đài vọng cảnh lộng gió...

Safira với diện tích mảng xanh đến 9000 m2, đáp ứng nhu cầu sống xanh của cư dân

Safira với diện tích mảng xanh đến 9000 m2, đáp ứng nhu cầu sống xanh của cư dân

Safira được thiết kế theo phong cách Singapore hiện đại, có mức giá dự kiến chỉ từ 1,27 tỷ/căn (1PN + 1, Chưa VAT), thích hợp cho các gia đình trẻ thành đạt. Khang Điền kỳ vọng Safira sẽ là chốn an cư lý tưởng và mở ra không gian sống đáng mơ ước cho cư dân tương lai.

Với những ưu thế vượt trội về vị trí và tiện ích hiện đại độc đáo, Safira được giới chuyên gia bất động sản đánh giá là một trong những dự án hứa hẹn tạo dấu ấn mạnh mẽ giữa khu Đông bừng sáng.

Nhà đầu tư và người mua nhà để ở cũng sẽ vô cùng an tâm khi Safira được Khang Điền đảm bảo tính minh bạch về mặt pháp lý trước khi mở bán, được ngân hàng VietinBank bảo lãnh. Ngoài ra, Khang Điền cũng đã hợp tác cùng các ngân hàng uy tín khác để hỗ trợ vay vốn cũng như đảm bảo các quyền lợi tài chính cho khách hàng.

Hà Anh

Tag :khu Đông, Khang Điền, khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án căn hộ Safira, Safira


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Đưa âm nhạc vào căn hộ - Xu hướng thiết kế hiện đại

Bản hòa ca cuộc sống hiện đại

Phương châm dùng nghệ thuật để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn hay thậm chí là để chữa bệnh không phải là một vấn đề gì mới. Khoa học đã chứng minh, nghệ thuật giúp tăng khả năng sáng tạo của một cá nhân, cho dù họ là người trẻ, trung niên, hay người già đều cần. Nó mang đến một tâm lí tốt hơn, ít lo lắng và suy sụp hơn trong cuộc sống mỗi người.

Nghệ thuật ở đây cần được hiểu rằng, không phải chỉ những người làm trong giới nghệ thuật như nghệ sỹ, họa sỹ hay nhạc công… mà là mỗi chúng ta đều biết hướng tới nghệ thuật, biết lựa chọn và tận hưởng mọi thứ xung quanh như những bản nhạc cuộc sống.

Trải nghiệm mọi tiện ích mang yếu tố đa sắc màu trong âm nhạc cùng dự án De La Sol

Trải nghiệm mọi tiện ích mang yếu tố đa sắc màu trong âm nhạc cùng dự án De La Sol

Nhưng trong nhịp sống ngày càng hối hả, tất bật, những điều tưởng chừng như đơn giản ấy không phải dễ có được. Môi trường sống ngày càng áp lực với vấn nạn ô nhiễm, áp lực giao thông cũng như sự không đồng đều về văn hóa, phong cách sống chính là rào càn không nhỏ.

Với con mắt của những người đi xây tổ ấm đầy kinh nghiệm, chính những bất cập ấy đã thôi thúc họ phải mang đến cho khách hàng một môi trường sống hoàn hảo kết hợp với những yếu tố nghệ thuật tích cực giúp con người được nghỉ ngơi và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời khi trở về nhà, từ đó tái tạo lại sức lao động khởi đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Và một trong những chủ đầu tư tiên phong cho xu hướng này phải kể đến CapitaLand đến từ Singapore, với dự án lần đầu ra mắt tại Quận 4.

Sống phong cách, tận hưởng tuyệt tác

Ghi dấu ấn tại Việt Nam, mỗi dự án của CapitaLand đều là một nét chấm phá kiến trúc tinh tế và độc đáo. Không áp dụng thiết kế theo một quy chuẩn chung cho tất cả các dự án như hầu hết chủ đầu tư khác, đại gia BĐS đến từ Singapore bỏ nhiều tâm huyết và công sức để mỗi dự án là một dấu ấn kiến trúc độc đáo thăng hoa cùng chất lượng xây dựng.

Nếu như những dự án trước đây của CapitaLand được lấy ý tưởng từ nghệ thuật tơ lụa vải vóc hay xu thế sống an lành khỏe khoắn, thì với chủ đề âm nhạc, De La Sol là sự kết hợp giữa thiết kế kiến trúc tinh tế hòa quyện hình ảnh đặc trưng của đàn dương cầm, đàn ghi ta và chuông hòa âm biến hóa không gian nội thất cùng ngoại thất mang đậm nét ảnh hưởng từ các khúc ca và âm điệu, khắc họa rõ ràng tại thiết kế sảnh đón, sảnh chờ, các tiện ích độc đáo: Vườn piano, guitar, công viên âm nhạc, sảnh đón Cadenza, vườn thưởng trà, nhà bạt nhún, phòng trò chơi.

Thiết kế khu vực hồ bơi như một bản nhạc điện tử EDM

Thiết kế khu vực hồ bơi như một bản nhạc điện tử EDM

Nằm tại vị trí đắc địa “tấc đất tấc vàng” nhưng De la Sol cũng được chủ đầu tư sẵn sàng chi mạnh tay vào hàng loạt tiện ích nhằm tạo nên trải nghiệm sống khác biệt cho cư dân từ nhu cầu luyện tập thể thao hay giải trí và thưởng ngoạn cuộc sống ngay chính nơi ở của mình. Đặc biệt, mô hình “căn hộ trong căn hộ” đã tạo cơ hội cho gia chủ mang tới nguồn thu đầy tiềm năng.

De La Sol sở hữu vị trí giao thoa 3 nhánh song đầy “nghệ thuật”

De La Sol sở hữu vị trí giao thoa 3 nhánh song đầy “nghệ thuật”

Dự án còn được ghi nhận sở hữu vị trí vô cùng đắc địa, bởi trước tình trạng thường kẹt xe vào giờ cao điểm thì khoảng cách từ Quận 4 tới Quận 1 cũng như các quận lân cận rất gần, giúp người ở tiết kiệm thời gian di chuyển hàng ngày một cách đáng kể, trong khi giá căn hộ cao cấp ở Quận 4 hợp lý hơn nhiều so với khu vực Quận 1. Bên cạnh đó, một môi trường sống an toàn, an ninh và văn minh luôn là mục tiêu hướng tới trong các dự án đô thị của CapitaLand.

Chính sách thanh toán chỉ 10% trong năm 2018, 90% còn lại thanh toán khi nhận nhà giúp De La Sol trở nên đắt giá hơn trong mắt người muốn đầu tư cho một cuộc sống đúng chất nghệ thuật tại đây.

Thông tin chi tiết liên hệ

Hà Thu

Tag :chất lượng cuộc sống, cuộc sống hiện đại, kiến trúc độc đáo, CapitaLand, De la sol


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Trung tâm thương mại - yếu tố không thể thiếu trong toà chung cư

Xu hướng xây dựng Trung tâm thương mại ngay toà căn hộ

Theo bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Hà Nội, trung tâm thương mại và dự án chung cư là hai bộ phận gắn liền và không tách rời nhau. Sự hình thành và phát triển của các dự án nhà ở tại các khu vực mới, mở rộng các khu vực đông dân cư cũng tạo điều kiện và nhu cầu cần thiết cho phát triển mặt bằng bán lẻ tại các khu vực này. Trong khi đó, việc có trung tâm bán lẻ mới có thể tạo động lực cho người dân về sinh sống, bởi đó là các tiện ích cơ bản để phục vụ cuộc sống của họ. “Muốn có được những dự án thành công và có người ở, phải giải quyết được không chỉ hạ tầng giao thông, chất lượng nhà, mà còn cả các tiện ích đi kèm”, bà An nhấn mạnh thêm.

Bởi vậy, nhiều dự án mới ra đời trong thời gian gần đây thường có xu hướng biến một phần không gian toà nhà thành trung tâm thương mại để phục vụ không chỉ nhu cầu của cư dân toà nhà mà còn thu hút một lượng lớn khách vãng lai đến mua sắm, vui chơi.

Trên thực tế, việc kết hợp tầng thương mại ngay dưới toà nhà không phải là một xu hướng quá mới trong ngành bất động sản. Đây được xem như một tiện ích cộng thêm nhằm phục vụ tốt hơn điều kiện sống cho cư dân tòa nhà và tăng sức hấp dẫn cho dự án.

Hateco Laroma sức hút từ tiện ích hoàn hảo

Ngày 29/09 vừa qua, Chủ đầu tư Hateco cũng vừa ra mắt chính thức dự án Hateco Laroma với mô hình toà nhà kết hợp trung tâm thương mại. Dự án Hateco Laroma được xây dựng với 30 tầng nổi nhưng trong đó có đến 6 tầng khối đế được chủ đầu tư dành riêng cho trung tâm thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc ngay khi về ở, cư dân ở đây đã “sở hữu” một hệ thống tiện ích quy mô có thể đáp ứng mọi nhu cầu cuộc sống hàng ngày ngay tại chỗ, vừa thuận tiện lại vừa tiết kiệm bởi không cần phải đi đâu xa khi có nhu cầu mua sắm, giải trí…

Trung tâm thương mại sầm uất với hàng trăm gian hàng từ các nhãn hiệu nổi tiếng tại Hateco Laroma

Trung tâm thương mại sầm uất với hàng trăm gian hàng từ các nhãn hiệu nổi tiếng tại Hateco Laroma

Tại trung tâm thương mại trong dự án Hateco Laroma sẽ là nơi tập trung của hàng trăm gian hàng đến từ các thương hiệu nổi tiếng, là điểm đến mua sắm không giới hạn và vui chơi, giải trí cực hấp dẫn dành cho những cư dân dự án. Hơn nữa, dự án Hateco Laroma toạ lạc tại trung tâm quận Đống Đa cũng là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất thủ đô, nên những địa điểm như trung tâm thương mại sẽ thu hút được rất nhiều người quan tâm đến sử dụng dịch vụ.

Một điểm cộng của dự án Hateco Laroma là cư dân sẽ đảm bảo được quyền riêng tư và an toàn bởi khối thương mại được bố trí ở tầng hầm và tầng thấp cùng lối đi riêng, khu vực đậu xe riêng dành cho siêu thị, cửa hàng và cư dân.

Bên cạnh đó, dự án Hateco Laroma còn được tích hợp hệ thống tiện ích, dịch vụ cao cấp khác như bể bơi bốn mùa, đường dạo bộ, Spa, nhà hàng, Cigar Bar & Wine lounge, hầm rượu phong cách Châu Âu, nhà trẻ,… cùng hệ thống điện, nước ổn định, hệ thống thang máy tốc độ cao, hệ thống an ninh, camera 24/7, hầm đỗ xe thông minh,... đảm bảo cuộc sống trọn vẹn cho cư dân sở hữu.

Hầm rượu Châu Âu dành cho quý cư dân thời thượng

Hầm rượu Châu Âu dành cho quý cư dân thời thượng

Tất cả sẽ tạo nên một không gian sống tiện nghi, đẳng cấp với không khí sầm uất, nhộn nhịp góp phần kiến tạo giá trị riêng khác biệt cho cuộc sống hiện đại.

Mang đến thị trường một sản phẩm bất động sản chất lượng vượt trội, tiện ích đồng bộ, chủ đầu tư Hateco kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt đô thị khu vực Đống Đa. Và với những ưu thế vượt trội, Hateco Laroma chính là nơi an cư lý tưởng của giới doanh nhân thành đạt, trí thức có địa vị, các chuyên gia trong nước cũng như đông đảo người nước ngoài làm việc và sinh sống tại trung tâm thành phố Hà Nội.

Hiện dự án Hateco Laroma đang được xây dựng đến tầng 24, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về tính pháp lý dự án cũng như cam kết về tiến độ của chủ đầu tư.

Tag :trung tâm thương mại, hateco laroma, thành phố hà nội, trung tâm thương mại ngay tòa căn hộ


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Sôi động giao dịch dịp cuối tuần tại Dự án Anland Premium

Ghi nhận tại buổi lễ, nhiều khách hàng đánh giá AnLand Premium không chỉ mang đến một không gian sống ‘chuẩn Xanh’ thoáng đãng với tiện nghi đẳng cấp mà còn có chính sách bán hàng hấp dẫn mang đến nhiều lợi ích.

Theo đó khách hàng đặt cọc thành công trong giai đoạn từ 20/7/2018 đến 08/10/2018 sẽ có cơ hội sở hữu phần quà lên tới 130 triệu đồng. Cụ thể, 70 khách hàng đặt cọc thành công ở giai đoạn này sẽ được tặng sổ tiết kiệm lên tới 100 triệu đồng/khách hàng; 95 khách hàng tiếp theo sẽ được tặng sổ tiết kiệm trị giá 80 triệu đồng/khách hàng. Đặc biệt, sau khi hưởng 1 trong 2 chính sách ưu đãi trên, khách hàng còn được tặng gói tiểu cảnh phong thủy trị giá 20 triệu đồng nếu mua căn hộ từ tầng 12A trở lên (trừ 4 căn B01, B02, B03, B04); Cùng với đó, nếu khách hàng mua các căn hộ theo trục A5 sẽ được tặng thêm 3 chỉ vàng trị giá 12 triệu đồng ...

Đáng quan tâm nhất, khách hàng đặt cọc thành công trước ngày 08/10/2018 sẽ được tham gia chương trình bốc thăm trúng 01 chuyến du lịch nước Mỹ dành cho 02 người trị giá 100 triệu đồng. Cùng với đó là 05 chuyến du lịch tại Singapore dành cho 2 người trị giá 20 triệu đồng.

Bà Nguyễn Hà An, khách hàng đặt cọc thành công tại sự kiện cho biết: Cũng như nhiều người mua nhà khác, tôi cân nhắc và chọn lựa rất kỹ càng trước khi quyết định mua nhà. Điều khiến tôi bị thuyết phục hoàn toàn tại Anland Premium bởi đây là dự án được xây dựng ‘chuẩn Xanh’ EDGE (Chứng chỉ đạt Tiêu chuẩn công trình Xanh do IFC – thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới cấp) với quy hoạch cảnh quan khoa học, lựa chọn từng loại cây kỹ lưỡng và hệ thống tiết kiệm năng lượng dựa trên những tiêu chuẩn Quốc tế. Chưa hết, Dự án AnLand Premium còn được hưởng tiện ích cùng không gian xanh của cả Khu đô thị Dương Nội rộng gần 200ha. Tất nhiên, chính sách bán hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn cũng tác động một phần đến việc chọn căn hộ ở đây, nhưng yếu tố quyết định vẫn dựa trên quy hoạch và thiết kế của dự án.

Không gian ‘chuẩn Xanh’ tại Anland Premium

Anland Premium sở hữu vị trí vàng tại cửa ngõ Khu đô thị Dương Nội thuận lợi về giao thông. Dự án nằm ngay trên trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương rộng 42m với 4 làn xe lưu thông. Ngoài ra, hệ thống giao thông công cộng phát triển với đường sắt trên cao Yên Nghĩa – Cát Linh sẽ đi vào vận hành quý 4/2018 và hơn 6 điểm dừng xe bus nhanh BRT trải dài suốt 2km chiều dài Khu đô thị giúp cho nhu cầu di chuyển vào nội đô của mọi cư dân được dễ dàng và nhanh chóng.

Xây dựng trên khu đất rộng 8.570m2, Anland Premium gồm 2 tòa nhà 25 tầng nổi và 2 tầng hầm, 575 căn hộ và 18 căn shophouse. Các căn hộ có diện tích từ 53-85m2 với 2-3 phòng ngủ cùng phòng khách lớn thông với bếp tạo không gian rộng thoáng. Dự án có mật độ thấp chỉ 30%, diện tích còn lại 70% dành cho tiện ích chung, sân chơi và cây xanh khuôn viên.

Đặc biệt, tuân thủ theo những tiêu chí nghiêm ngặt của Chứng chỉ Xanh quốc tế EDGE từ giai đoạn thiết kế cơ sở, Anland Premium được lựa chọn sử dụng những vật liệu, thiết bị tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Theo đó, cư dân có thể tiết kiệm 20-28% hóa đơn điện nước hàng tháng nhờ hệ thống pin năng lượng mặt trời. Do đó, Anland Premium được UNDP (Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc) chọn để trình diễn công trình tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa của dự án Anland Premium đó là Chủ đầu tư Nam Cường cam kết trao sổ đỏ liền tay khi khách hàng vào nhận nhà. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều dự án vừa xây – vừa chạy thủ tục pháp lý, ẩn chứa nhiều rủi ro cho khách hàng thì đây là một điểm cộng lớn thể hiện uy tín của chủ đầu tư và sự an tâm của khách hàng. Với tốc độ xây dựng trung bình từ 3-4 sàn/tháng, dự kiến Anland Premium sẽ được cất nóc vào Quý II/2019.

Hệ thống đại lý phân phối

Maxland

0949.580.101

Trường Phúc Land

0906.192.499

THM Land

0981.682.633

An Phát Land

086.818.6886

Danko

0937.406.111

Website:

Tag :Tập đoàn Nam Cường, Anland Premium


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Coi chừng người Việt lại rủ nhau… giải cứu bò Mỹ!

Đó là nhận định của TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khi trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM bên lề hội nghị “Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc (TQ) đến kinh tế TP.HCM” do Thành ủy TP.HCM vừa tổ chức. Ông Thành nói: “Tác động trực quan và nhanh chóng nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là lĩnh vực xuất nhập khẩu”.

Trong ngắn hạn, Việt Nam hưởng lợi

Việt Nam (VN) sẽ nằm ở đâu trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, thưa ông?

 TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM

TQ và Mỹ đều là đối tác thương mại lớn của VN. Theo thống kê của hải quan TQ, thương mại hai chiều giữa VN và TQ có giá trị kim ngạch lên đến 100 tỉ USD.

Trong khi đó, Mỹ là một thị trường xuất khẩu lớn cho hàng hóa VN. TQ là nhà đầu tư lớn thứ sáu và Mỹ đang đứng thứ tám về đầu tư tại VN.

Do vậy, dưới góc nhìn của tôi, trong ngắn hạn, VN sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại này.

Nếu nhu cầu thị trường Mỹ không thay đổi và không nhập hàng hóa TQ thì dịch chuyển thương mại sẽ sang các nước khác, trong đó có VN.

Ngành dệt may, điện tử VN sẽ có lợi đầu tiên. Thống kê xuất khẩu vừa qua, xuất khẩu VN sang Mỹ trong chín tháng đạt gần 35 tỉ USD, tăng 12,5%. Đặc biệt, điện thoại và linh kiện tăng đến 46%, dệt may tăng gần 12%, da giày tăng gần 13%.

Đó là mặt tích cực, còn ảnh hưởng tiêu cực thì sao?

VN với tính chất là nền kinh tế mở nên không thể tránh khỏi tác động của cuộc chiến. Tuy nhiên, về dài hạn, nếu cuộc chiến leo thang thì tác động đến thương mại VN sẽ xoay sang khía cạnh tiêu cực nhiều hơn. Bởi theo các nghiên cứu cho thấy leo thang chiến tranh thương mại quy mô lớn sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 0,5 điểm %. Trong khi đó, xuất khẩu của VN luôn phụ thuộc vào hai biến số quan trọng là tỉ giá và tăng trưởng kinh tế thế giới.

Khi tăng trưởng kinh tế thế giới giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của VN, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong nước bởi xuất khẩu là trụ cột cho tăng trưởng. Do đó, VN phải nhìn nhận cuộc chiến này hết sức cẩn trọng.

Cuộc chiến này cũng sẽ tác động đến đầu tư, tỉ giá, lãi suất... Ví dụ, cú sốc chiến tranh thương mại có thể làm thị trường tài chính, chứng khoán rung rinh, làm dịch chuyển dòng vốn ngắn hạn và ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhìn phản ứng khá bình tĩnh của thị trường thế giới khi Mỹ tiếp tục đánh thuế 200 tỉ USD cho hàng hóa TQ thì tạm thời thị trường VN chưa có ảnh hưởng lớn.

 Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể tạo ra cơ hội để VN tăng xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt là sản phẩm cá tra. Ảnh: Gia Tuệ

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể tạo ra cơ hội để VN tăng xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt là sản phẩm cá tra. Ảnh: Gia Tuệ

Bình tĩnh ứng phó

VN cần phải có hành động cụ thể gì để ứng phó?

Tôi cho rằng VN phải bám rất sát, nhìn nhận cuộc chiến này với thái độ bình tĩnh, không hốt hoảng, tiếp cận cả ở góc độ tiêu cực lẫn tích cực; có những cơ chế, những chính sách để hạn chế rủi ro, giảm thiểu sự bất định, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế...

Chẳng hạn về đầu tư có thể hy vọng dòng đầu tư nước ngoài sẽ dịch chuyển về VN để tránh sự bất ổn của nền kinh tế TQ. Bởi không nhà đầu tư nào đi ngược lại nguyên tắc chung là tìm hầm trú ẩn an toàn với môi trường đầu tư, kinh doanh. Nghĩa là họ tìm đến nền kinh tế ít có các yếu tố rủi ro, bất định.

Tuy vậy, việc thu hút đầu tư trong ngắn hạn để tranh thủ cuộc chiến thương mại có thể dẫn đến rủi ro là khi Mỹ và TQ dừng lại, VN sẽ trở thành quốc gia khủng hoảng thừa. Ví dụ, đừng thấy TQ không nhập bò Mỹ mà VN đổ xô đầu tư nuôi bò Mỹ, tới khi họ nhập lại thì VN có thể lại phải đi giải cứu bò. Đầu tư nhưng phải thận trọng, đừng đầu tư quá mức kiểu phong trào.

Riêng về TP.HCM phải ứng phó ra sao trong cuộc chiến này, thưa ông?

TP.HCM là đầu tàu phát triển kinh tế VN. Nói đến phát triển kinh tế, cải cách không thể không nói đến TP.HCM. Chính vì vậy, tôi cho rằng TP.HCM cần cùng với cả nước bám sát diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung để giảm thiểu rủi ro, tận dụng cơ hội. TP.HCM thiết lập những cơ chế ứng phó giảm thiểu rủi ro tốt và từ đó có những bài học lan tỏa đến cả nước và tỉnh, thành khác. Đặc biệt, TP.HCM cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách, bám vào xu thế mới của sự phát triển, trở thành hình mẫu phát triển và cải cách.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần phát triển đô thị thông minh, tạo tính lan tỏa, mạnh dạn đi đầu trong đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0, phải là nơi đi đầu trong thu hút nhân tài.

Những mặt hàng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất?

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và TQ, trong đó có VN.

Ở các ngành hàng như lắp ráp đồ điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, hàng may mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ nội thất..., VN có cơ hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ TQ tại thị trường Mỹ cũng như thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành hàng này. Qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại.

Tuy nhiên, thách thức của VN là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng TQ mượn VN như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ, tiêu biểu là các mặt hàng sắt thép, thịt bò, đồ gỗ nội thất... Nếu để điều này xảy ra, VN sẽ bị ảnh hưởng vạ lây khi Mỹ tiến hành áp thuế trừng phạt.

Tập trung xây dựng đô thị thông minh

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các đại biểu cần tiếp tục theo dõi sát sao tình hình của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TQ, cần phải bình tĩnh để có những ứng phó thích hợp. Bí thư Thành ủy cũng cho biết TP.HCM đang tập trung xây dựng đô thị thông minh để tháo gỡ những điểm nghẽn mà TP đang gặp phải như kẹt xe, ngập nước. Song song đó, TP.HCM đang xây dựng đề án khu đô thị sáng tạo phía Đông gồm quận 2, 9 và Thủ Đức với kỳ vọng khu đô thị này sẽ trở thành hạt nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo Phương Minh - Quang Huy
Pháp luật TPHCM

Tag :TS Võ Trí Thành, thị trường Mỹ, đối tác thương mại


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Nhiều nước giảm mạnh dự án nhiệt điện than, Việt Nam thì sao?

Đến năm 2030, ĐBSCL có 14 nhà máy nhiệt điện. Trong ảnh: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải tại Trà Vinh đã hoạt động.

Đến năm 2030, ĐBSCL có 14 nhà máy nhiệt điện. Trong ảnh: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải tại Trà Vinh đã hoạt động.

Cần xem xét giảm dần nhiệt điện than

Thời gian qua, một loạt ngân hàng lớn tuyên bố ngừng tài trợ cho các dự án nhiệt điện than mới nhằm thực hiện cam kết hỗ trợ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó nhiều nước cũng đang có xu hướng ngừng phát triển điện than.

Tại châu Âu, 109 dự án nhà máy nhiệt điện than đã bị hủy bỏ. Tại Mỹ, 179 dự án nhiệt điện than mới đã bị ngăn chặn và 165 nhà máy đang vận hành đã ngừng hoạt động. Tương tự tại Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2014, Chính phủ Trung Quốc cũng đã ra lệnh cấm cấp phép xây nhiệt điện than ở nhiều nơi.

Vậy ở Việt Nam thì sao, cần giải quyết bài toán về năng lượng này như thế nào? Để làm rõ hơn vấn đề này, Dân trí đã có cuộc trò chuyện với TS. Đào Trọng Tứ - Giám đốc trung tâm Phát triển bền vững Tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam.

Ông Đào Trọng Tứ chia sẻ:

Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã có chủ trương giảm dần hoặc chấm dứt các nhà máy nhiệt điện than. Trong đó, điển hình có Trung Quốc – một nước từng phát triển rất mạnh về nhiệt điện nhưng đến nay giảm rất mạnh. Năm 2016, nước này đã hủy bỏ 104 nhà máy điện than mới đang được xây dựng tại 13 tỉnh.

Còn ở Việt Nam, các nhà máy thủy điện hiện chiếm tỷ lệ lớn nhất 37,6%, sau đó đến các nhà máy nhiệt điện than chiếm 34, 3%.

Theo Quy hoạch điện VII vào năm 2020 tổng công suất của hệ thống điện dự kiến là 67.000 MW trong đó tỷ lệ điện than tăng lên 46%, trong khi thủy điện 26,4%, năng lượng tái tạo chỉ là 4,7%.

Đến năm 2030, tổng công suất của hệ thống là 137.000 MW, nhiệt điện than là chiếm 55,7%, năng lượng tái tạo 3,8%. Điều này đồng nghĩa số lượng nhà máy nhiệt điện than cũng tăng lên rất nhiều.

TS. Đào Trọng Tứ cho rằng việc dừng hẳn các nhà máy nhiệt điện than thời điểm này sẽ là quyết định khó khăn. Nhưng cần xem xét giảm dần nhiệt điện than.

TS. Đào Trọng Tứ cho rằng việc dừng hẳn các nhà máy nhiệt điện than thời điểm này sẽ là quyết định khó khăn. Nhưng cần xem xét giảm dần nhiệt điện than.

Với cơ cấu nguồn như dự báo, Việt Nam kỳ vọng sẽ dựa vào nguồn nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển. Tuy nhiên sự lựa chọn này đã khiến dư luận băn khoăn và lo lắng vì nó đồng nghĩa với việc chấp nhận gia tăng ô nhiễm môi trường sống và đi vào con đường phát triển “nâu”, ngược lại với chiến lược “tăng trưởng xanh”.

Hiện nhiệt điện than đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận tác động từ các nhà máy nhiệt điện than là rất lớn đối với môi trường.

Hậu quả ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện than gồm ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Theo một nghiên cứu của Trung tâm phát triển sang tạo xanh GreenID, với tỷ lệ điện than ngày càng tăng, tro xỉ của từ các nhà máy điện than cũng ngày càng tăng.

Với 19 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành năm 2015, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 10.000.000 tấn xỉ. Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhưng vấn đề ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước rất lớn. Môi trường nước đang ở mức báo động rất lớn. Nếu tiếp tục phát triển nhiệt điện thì tác động còn lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, vấn đề làm sao hài hoà yếu tố môi trường và phát triển kinh tế không hề dễ. Tôi cho rằng, việc dừng hẳn các nhà máy nhiệt điện than thời điểm này sẽ là quyết định khó khăn. Nhưng cần xem xét giảm dần nhiệt điện than. Không đầu tư xây mới và có lộ trình giảm dần loại năng lượng này.

Vậy bài toán thay thế năng lượng ở đây cần được xử lý thế nào để vừa có thể đảm bảo được điện sử dụng cũng như đảm bảo môi trường, thưa ông?

Có hai giải pháp cần được đồng thời tiến hành, trước hết đó là có chính sách và chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sóng biển, sinh khối…) và giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng từ nhiệt điện than.

Đó là cách thế giới chọn để giữ gìn được môi trường sống của con người, đảm bảo sự bền vững của môi trường.

Ở Việt Nam, cơ hội cho năng lượng điện tái tạo là rất lớn. Nhưng làm thế nào để hiện thực hóa. Tiến trình phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển năng lượng tái tạo cần sự thay đổi về nhận thức, đầu tư kỹ thuật và công nghệ khai thác cùng với chính sách để tạo sự hấp dẫn đầu tư.

Đồng thời chính sách và chiến lược sử dụng hiệu quả điện năng cần được đẩy mạnh hơn, triệt để hơn. Có một thực tế là việc sử dụng hiệu quả điện năng của Việt Nam rất thấp, lãng phí lớn.

Theo PGS, TS. Bùi Huy Phùng - Hội đồng phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, hiện nay, công nghiệp Việt Nam tiêu thụ 52,5% điện năng, 38,6% tổng năng lượng thượng mại (NLTM) mà chỉ làm ra 32,5% GDP, trong đó sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, thép... được đánh giá là tiêu tốn nhiều năng lượng.

Trong khi đó nông - lâm - ngư nghiệp vốn là những ngành tiêu thụ ít năng lượng (vừa qua chỉ tiêu thụ 1,4% tổng điện năng, 1,28 % tổng NLTM mà đem lại 22% GDP).

Năng lượng tái tạo: Dù có khó khăn nhưng vẫn phải làm

Phát triển năng lượng tái tạo là giải pháp quan trọng để tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên thực tế vấn đề này còn được cho là rất khó khăn đối với Việt Nam, thưa ông?

Chúng ta biết năng lượng tái tạo (NLTT) mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường, tuy nhiên, dạng năng lượng này chưa được phát triển nhanh, rộng tại Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân.

Về chính sách, mặc dù, trong thời gian qua, Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ phát triển NLTT, tuy nhiên, các nhà đầu tư đánh giá chính sách hỗ trợ của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ và thấp so với các nước trên thế giới.

Về kỹ thuật hầu hết các thiết bị làm dự án Việt Nam không sản xuất được mà phải nhập khẩu. Như nhập khẩu turbine gió của Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc làm cho giá thành đầu tư, giá năng lượng cao.

Cần giải quyết các vấn đề quan trọng như tích hợp năng lượng tái tạo, phát triển mạng lưới, tự động hóa lưới điện và lưới điện siêu nhỏ. Đồng thời cung cấp đầy đủ công nghệ trong chuỗi giá trị điện năng, đảm bảo độ an toàn và tin cậy của dòng điện.

Mặc dù nhiệt điện than có nhiều tác động lớn đến sức khỏe con người, môi trường, nhưng việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than tạo nên công suất lớn với diện tích đất chiếm dụng không lớn, công nghệ đã trải qua hàng thế kỷ hoàn thiện, cung cấp nguồn điện ổn định cao, và suất đầu tư được cho là rẻ khi chi phí môi trường được tính không đầy đủ.

Trong khi đó, nếu làm hệ thống nhà máy điện năng lượng gió mặt trời có cùng công suất thì diện tích này phải tăng lên rất nhiều lần. Công nghệ lại đang hoàn chỉnh và giá thành hiện cao hơn.

Bên cạnh đó, nguồn năng lượng này phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết. Do vậy các vấn đề kỹ thuật đang trong quá trình hoàn chỉnh để tạo được nguồn điện ổn định cho nguồn cung…

Tuy nhiên, con đường phát triển năng lượng tái tạo, tạo nguồn năng lượng xanh cho Việt Nam đan được nhìn nhận ngày càng rõ ràng. Cần đẩy mạnh tăng tỷ lệ đóng góp của năng lượng tái tạo để thay thế năng lượng hóa thạch ở mức độ cao hơn trong quy hoạch điện hiện tại. Cùng với lộ trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh, giá điện năng đang đi theo cơ chế thị trường trong khi đó, giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng ngày càng giảm tạo điều kiện cho sự phát triển và cạnh tranh của nguồn năng lượng này với nhiệt điện than nhất là than nhập khẩu.

Để giúp phát triển nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai, cần dỡ bỏ các rào cản về chính sách, chi phí môi trường xã hội phải trở thành một yếu tố cấu thành giá điện để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa năng lượng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch và cần xây dựng Luật năng lượng tái tạo trong tương lai gần.

Bài học từ Trung Quốc cho thấy, một báo cáo mới của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) nghiên cứu cho thấy nỗ lực của Trung Quốc nhằm đứng đầu thế giới và đặt nền móng quốc tế cho việc sản xuất năng lượng tái tạo. Báo cáo nói rằng vào năm 2017, tổng đầu tư của Trung Quốc vào các dự án năng lượng sạch tương ứng với hơn 44 tỷ USD - một sự gia tăng đáng kể so với 32 tỷ USD của năm 2016.

Do vậy việc đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế dù có khó khăn nhưng vẫn phải làm, vẫn phải hướng tới để khắc phục. Phát triển năng lượng tái tạo đã và sẽ mang lại lợi ích không gì có thể so sánh được đó là môi trường sống trong lành hơn cho con người và thiên nhiên hôm nay cũng như các thế hệ mai sau.

Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện!

Nguyễn Mạnh

Tag :dự án nhiệt điện, Năng lượng Việt Nam, năng lượng điện, Đào Trọng Tứ


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Thứ phế thải bỏ đi chế thành đặc sản: Món lừng danh Thái Lan, Việt Nam

Bưởi là một loại trái cây quen thuộc của vùng nhiệt đới. Người ta thường trồng bưởi để lấy quả ăn hoặc đem bán.

Ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, bưởi được trồng rất nhiều. Giá bưởi cũng rất rẻ, chỉ từ vài nghìn đến vài chục nghìn một quả.

 Bưởi là loại trái cây quen thuộc ở nước ta.

Bưởi là loại trái cây quen thuộc ở nước ta.

Bưởi là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Đây là một nguồn vitamin C tuyệt vời, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không chỉ vậy, với những ai đang muốn giảm cân, vóc dáng thon gọn, bưởi chắc chắn là một người bạn đồng hành thân thiết.

Thông thường, quả bưởi chỉ được sử dụng những múi bưởi mà thôi, phần vỏ bưởi, cùi bưởi ít được dùng đến.

Múi bưởi thường được sử dụng như một món tráng miệng, giúp giải ngấy sau bữa ăn chính. Người ta còn thường ép bưởi để lấy nước ép, dùng làm nước giải khát. Ngoài ra, múi bưởi còn được chế biến thành món salad bưởi, món gỏi bưởi, món gà rán sốt bưởi cực kì ngon và đậm đà.

 Múi bưởi thường được sử dụng như một món tráng miệng.

Múi bưởi thường được sử dụng như một món tráng miệng.

Rất tiếc, đa phần người tiêu dùng Việt chưa biết nhiều về công dụng của vỏ bưởi, cùi bưởi nên chúng bị xem là đồ bỏ đi. Sau khi ăn múi bưởi, các phụ phẩm từ loại quả này hầu như đều bị... vứt đi.

Tuy nhiên, thật là sai lầm khi bạn ăn bưởi mà bỏ vỏ bưởi, cùi bưởi. Bởi khoa học đã chứng minh, vỏ bưởi mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 Thật sai lầm khi bạn ăn bưởi mà bỏ vỏ bưởi, cùi bưởi.

Thật sai lầm khi bạn ăn bưởi mà bỏ vỏ bưởi, cùi bưởi.

Các hoạt chất trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Riêng lớp vỏ xanh có tác dụng trừ phong, tiêu đờm, giảm đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu hoặc ho.

Vỏ bưởi cũng có tác dụng làm đẹp tóc. Nhiều người bị hói, tóc thưa, rụng nhiều tóc thì người ta khắc phục bằng cách dùng tinh dầu vỏ bưởi hoặc nấu nước uống có tác dụng kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói hay rụng tóc. Sau một thời gian sử dụng, tóc sẽ dày và đẹp lên trông thấy. Phương pháp trị liệu này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp phụ nữ bị rụng tóc sau sinh.

 Cùi bưởi có thể được tận dụng để nấu những món ăn vặt thơm ngon.

Cùi bưởi có thể được tận dụng để nấu những món ăn vặt thơm ngon.

Không những thế, nếu khéo chế biến, vỏ bưởi, cùi bưởi sẽ trở thành những món ăn, đặc sản lừng danh.

Cùi bưởi - phần màu trắng sát vỏ bưởi - có thể được tận dụng để nấu những món ăn vặt thơm ngon như món chè bưởi. Đừng lo cùi bưởi sẽ bị đắng, chỉ cần bạn ngâm và bóp cùng nước muối rồi ngâm qua trong nước phèn chua, bạn sẽ có được nguyên liệu để nấu món chè bưởi. Cùi bưởi còn có thể làm món mứt cùi bưởi cực kỳ ngon.

 Món chè bưởi thật ngon và bổ dưỡng.

Món chè bưởi thật ngon và bổ dưỡng.

Khi ăn bưởi, bạn cũng đừng vội vứt vỏ bưởi nhé. Bởi đây là nguyên liệu tuyệt vời để làm nên móm mứt vỏ bưởi thơm ngon.

Cũng như cùi bưởi, vỏ bưởi chỉ cần ngâm nước muối đủ thời gian, ngâm qua trong nước phèn chua đun sôi là sẽ không còn bị đắng và the. Khi ăn mứt vở bưởi, vị the thanh thanh của vỏ bưởi cộng với chút ngọt của lớp đường bọc bên ngoài, chắc chắn là một hương vị thơm ngon độc đáo khó có thể quên.

 Mứt vỏ bưởi thành đặc sản ở Thái Lan.

Mứt vỏ bưởi thành đặc sản ở Thái Lan.

Tại Thái Lan, món đặc sản mứt bưởi rất nổi tiếng. Nó còn được xuất khẩu sang một số nước, trong đó có Việt Nam. Khi nhập về Việt Nam, mứt vỏ bưởi có giá bán tới 600.000 đồng một kg, cao gấp 2-3 lần so với sản phẩm trong nước.

Không chỉ vậy, vỏ bưởi còn là nguyên liệu làm nên món nem chay, đặc sản của người dân Tây Ninh.

 Vỏ bưởi là nguyên liệu làm nên món nem chay, đặc sản của người dân Tây Ninh.

Vỏ bưởi là nguyên liệu làm nên món nem chay, đặc sản của người dân Tây Ninh.

Không biết có mặt từ bao giờ nhưng nem bưởi đã là một phần văn hóa ẩm thực và trở thành đặc sản của vùng đất này từ mấy chục năm nay. Thậm chí có những gia đình tạo được thu nhập kinh tế từ nghề làm nem. Thú vị là nem bưởi không phải làm từ phần thịt mọng nước chúng ta hay ăn mà lại chế biến kì công từ phần vỏ bưởi.

Thành phần cứ tưởng bỏ đi nhưng mấy ai ngờ bằng sự khéo léo của người thợ mà đã tạo nên một hương vị đặc sắc cho món ăn chơi này. Thường thì những quả bưởi to tròn, vừa chuyển sang chín và còn độ tươi sẽ được chọn. Như thế thì vỏ mới dày và đem đến mùi vị tự nhiên nhất. Lớp cơm trắng bên trong được bào thật mỏng, luộc chín và xả nước cẩn thận cho hết chất đắng. Cuối cùng là ép khô nước rồi rang trên chảo nóng cho thật săn lại.

Hai thành phần tuy phụ nhưng không thể thiếu để làm ra chiếc nem bưởi thơm ngon chính là khế và đu đủ. Vị chua của khế được xem như chất men xúc tác tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu. Còn những sợi đu đủ bào mỏng sẽ là thứ topping tiếp thêm độ giòn khi trộn cùng hỗn hợp phía trên.

 Nem bưởi Tây Ninh thơm ngon nổi tiếng.

Nem bưởi Tây Ninh thơm ngon nổi tiếng.

Màu đặc trưng của nem bưởi là vàng ngà nhưng để món bắt mắt thì người ta thường thêm chút phẩm màu để những chiếc nem có màu hồng đỏ đầy kích thích.

Nem bưởi Tây Ninh có độ giòn sật độc đáo cùng với vị chua chua, cay cay, một chút mặn mặn và ngọt nhẹ lan tỏa khắp mọi giác quan. Chính vì điều này đã tạo nên món nem bưởi Tây Ninh thơm ngon không giống bất kỳ nơi nào.

Theo Hạnh Nguyên
VietnamNet

Tag :tăng sức đề kháng, nước giải khát, món tráng miệng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Một thợ mộc người Nam Mỹ trúng xổ số hơn 5,7 nghìn tỷ đồng

Nandlall Mangal với tấm séc tượng trưng của ông. (Nguồn: NYP)

Nandlall Mangal với tấm séc tượng trưng của ông. (Nguồn: NYP)

Theo New York Post, ông Mangal cho biết rằng: “Tôi chắc chắn cuộc sống của tôi sẽ thay đổi rất nhiều sau khi trúng giải thưởng khổng lồ này”.

“Đó là khoản tiền rất lớn. Tôi không biết sẽ tiêu số tiền đó ra sao nhưng tôi sẽ đến Hawaii du lịch”, ông Mangal nói thêm.

Theo nhiều nguồn tin, ông Mangal, 42 tuổi, đã mua loại vé Quick Pick giá 6 USD vào ngày 11/8 trong khi mua hàng tạp hóa tại siêu thị Stop & Shop trên Đại lộ Hylan.

Tuy nhiên sau đó, người thợ mộc vẫn sống với vợ trong một ngôi nhà khiêm nhường ở New Dorp đã dùng những thứ ông mua ở tiệm tạp hóa còn tờ vé số thì gần như bị ông lãng quên..

Tiết lộ với báo chí, ông Malgal cho hay, ông vẫn không tin mình là một triệu phú USD trong những ngày nay. Sau khi nghe tin không ai tuyên bố trúng giải, ông Mangal đã kiểm tra tấm vé của mình trước khi ném nó vào thùng rác.

“Tờ vé số trúng thưởng đã ở trên bàn bếp của tôi trong một tuần liền khi tôi ra khỏi thành phố” trong kỳ nghỉ ở Ocean City, Md., theo tờ New York Post.

“Tôi thực sự không kiểm tra kết quả vé số thường xuyên”, Mangal nói trong vài lần ông đã mua một tờ vé số ngẫu nhiên, thường là khi jackpot đi về phía bắc (US) 100 triệu USD.

Theo một số nguồn tin, ông Mangal đã chọn cách nhận giải thưởng một lần và đặt tên là Sea & Sand, với tổng cộng giải thưởng lên đến 99.321.975 USD sau khi khấu trừ.

Hồng Vân (Tổng hợp)

Tag :trúng xổ số, xổ số, trúng số


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch Petrolimex: Chúng tôi không còn là DN độc quyền!

 Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch Petrolimex: Sự khác biệt là sau cổ phần hóa, Petrolimex công khai, minh bạch hơn/ Ảnh: GT

Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch Petrolimex: Sự khác biệt là sau cổ phần hóa, Petrolimex công khai, minh bạch hơn/ Ảnh: GT

Khác biệt lớn giữa trước và sau cổ phần hóa

Thưa ông, điểm khác biệt lớn nhất giữa một Petrolimex trước cổ phần hóa (CPH) và Petrolimex sau cổ phần hóa là gì?

-Đó là sự minh bạch hóa, lành mạnh hóa toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ khi cổ phần hóa cuối năm 2011, chúng tôi đã có sự chuyển đổi rất nhanh về quản trị. Ngoài việc thực hiện đúng theo Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản, quy định liên quan, Tập đoàn đã xây dựng và ban hành khoảng trên 70 quy định, quy chế quản trị nội bộ để tạo sự minh bạch hóa, lành mạnh hóa trong tất cả các hoạt động của Công ty, đồng thời cũng tiếp cận học hỏi và áp dụng mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế từ các Tập đoàn, Công ty lớn trên thế giới.

Những năm qua, chúng tôi cũng đã chủ động mời các Công ty tư vấn nước ngoài tham gia tư vấn trong nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý, kinh doanh của Tập đoàn . Cũng nhờ đó, Petrolimex đã đạt được những kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ, nhất là từ năm 2015 trở lại đây.

Ông có thể lấy ví dụ không?

-Trước khi CPH, vẫn có những hoạt động đầu tư do không được tính toán một cách kỹ càng, cân đối xác định đầy đủ mục tiêu, hiệu quả nên hiệu suất đầu tư chưa cao như kỳ vọng mong muốn đặt ra. Nhưng khi đã trở thành Công ty cổ phần đại chúng, đặc biệt khi đã niêm yết công khai trên sàn chứng khoán, thì mọi quyết định đầu tư lớn của Tập đoàn đều được phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, đặt mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả lên hàng đầu và phải được giải trình rõ ràng, minh bạch, được sự đồng thuận của Đại hội đồng cổ đông. Vì thế cho nên ngay cả những dự án đã có quyết định đầu tư mà cổ đông cho rằng cần xem xét lại thì ban lãnh đạo Tập đoàn cũng cân nhắc, tính toán kỹ khi triển khai thực hiện.

Hiện nay có luồng ý kiến: Giữ cổ phần nhà nước chi phối tại DN nhưng cũng có ý kiến giảm dưới tỷ lệ chi phối (51%). Ban lãnh đạo Petrolimex có chủ trương như thế nào?

-Lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Petrolimex đã được nêu rõ tại Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó trong năm 2018, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ từ 75,86% xuống còn 51%.

Thực hiện chỉ đạo trên, của Thủ tướng, Tập đoàn cũng đã thành lập các nhóm công tác chuyên biệt để phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu, đánh giá các phương án và cách thức triển khai thực hiện. Trên cơ sở phân tích thị trường, đánh giá kết quả thực tế từ các đợt thoái vốn Nhà nước tại các Tập đoàn, Tổng Công ty thời gian qua, Petrolimex đã đề xuất với Bộ Công Thương giãn tiến độ thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong năm 2018 sang giai đoạn 2019-2020. Do tỷ lệ giảm lần này tương đối lớn (chiếm 24% vốn điều lệ) nên cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, chọn thời điểm thuận lợi để đảm bảo thành công và mang lại hiệu quả cao nhất cho Nhà nước cũng như hình ảnh của doanh nghiệp.

Việc nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư ngoại như vậy sẽ giải quyết vấn đề gì, thưa ông?

-Hiện tỷ lệ sở hữu tối đa (room) cho nhà đầu tư nước ngoài tại Petrolimex đang là 20% (trong đó đối tác chiến lược là JXTG đang nắm 8%). Các cổ đông ngoại khác trên thị trường đang nắm giữ khoảng gần 3%, như vậy room nước ngoài hiện còn lại ở mức 9%.

Với kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước lên tới 24% vốn điều lệ đòi hỏi phải có một lượng cầu đủ lớn trên thị trường để hấp thụ, mà thực tế trong những năm qua cho thấy, dòng vốn từ các nhà đầu tư ngoại vẫn luôn được đánh giá rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế cũng như việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính vì lý do đó, để đảm bảo thành công cho việc giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Petrolimex xuống còn 51%, Tập đoàn đã đề xuất với Bộ Công Thương trình Chính phủ cho phép nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tại Petrolimex lên tới tối đa 49%.

Petrolimex có còn "độc quyền"?

Mấy năm nay, trên báo chí hay mạng xã hội, vẫn thấy luồng ý kiến khá phổ biến cho rằng Petrolimex vẫn là doanh nghiệp độc quyền, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi trong kinh doanh. Ông có nghĩ là nhận xét này đến nay còn đúng không?

-Từ trước đến nay, có rất nhiều người nhầm lẫn về khái niệm độc quyền trong cạnh tranh tại Việt Nam, cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, họ cho rằng doanh nghiệp như Petrolimex chiếm thị phần lớn nhất cả nước thì đồng nghĩa với việc có sự độc quyền trong kinh doanh.

Thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu thay thế cho Nghị định 84 đã tạo điều kiện cho bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tham gia thị trường xăng dầu và người tiêu dùng cũng dễ giám sát, đánh gía hoạt động của các doanh nghiệp.

 Ông Phạm Văn Thanh: Chúng tôi sẽ có nhiều xây xăng theo mô hình hiện đại, tiện ích như nhiều nước trên thế giới

Ông Phạm Văn Thanh: "Chúng tôi sẽ có nhiều xây xăng theo mô hình hiện đại, tiện ích như nhiều nước trên thế giới"

Còn chuyện tăng, giảm giá xăng dầu thì Petrolimex cũng như các doanh nghiệp đầu mối khác đều chỉ được phép tăng, giảm trong biên độ do Nghị định 83 quy định, trên mức đó là do Bộ Công Thương quyết định. Ngay cả khâu nhập khẩu thì hiện nay có tới 29 doanh nghiệp được nhập xăng dầu và bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng được điều kiện kinh doanh do Bộ Công Thương đưa ra đều có thể tham gia nhập khẩu xăng dầu cũng như phân phối xăng dầu trong nước.

Để có thể xóa bỏ cách nhìn nhận chưa sát thực này, chúng tôi sẽ phải tăng cường đối thoại, quảng bá chủ trương, chính sách Nhà nước đã có, cụ thể có thể thông qua các cơ quan thông tấn báo chí để giúp người dân có một cái nhìn toàn diện hơn về thị trường xăng dầu cũng như việc cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp trên thị trường.

Hiện nay tuy đã có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu nhưng những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất vẫn là các DNNN đã cổ phần như Petrolimex, PV Oil...Người dân dường như muốn thị trường được tự do hơn để có nhiều DN tham gia kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh, thậm chí có thể chấp nhận cả nhà đầu tư nước ngoài. Petrolimex có sẵn sàng khi thị trường xăng dầu được mở cửa như vậy?

-Chúng tôi cũng mong muốn có những công ty mới làm ăn bài bản, chuyên nghiệp tham gia thị trường và Petrolimex sẵn sàng để cạnh tranh một cách lành mạnh. Vừa rồi chúng ta thấy Công ty Idemitsi Q8- một doanh nghiệp 100% vốn FDI của Nhật mới mở 3 cây xăng thôi nhưng ngay từ cây xăng đầu tiên (Khu công nghiệp Thăng Long I-Hà Nội) họ đã tạo ra hiệu ứng, lan tỏa trong xã hội rất cao về cung cách, văn hóa phục vụ mới mẻ, chuyên nghiệp.

Nhưng chúng tôi cũng luôn tự tin rằng, Petrolimex cũng sẽ phải làm tốt, thậm chí tốt hơn như vậy. Chúng tôi cũng không ngừng nghiên cứu để cải thiện chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ ở mức cao nhất, tốt nhất, và cũng đang cố gắng sớm áp dụng các mô hình kinh doanh xăng dầu hiện đại, văn minh, tiện ích ở nhiều nước cho hệ thống của Petrolimex.

Hiện nay, ở nhiều nước, có nhiều cây xăng phục vụ tự động, bán tự động, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích và giá cả thay đổi hàng ngày nhưng cách phục vụ của họ vẫn rất chuyên nghiệp, bài bản. Petrolimex hiện có hơn 2.500 cửa hàng trực thuộc và gần 3.000 đại lý và tổng đại lý. Trong tương lai, Petrolimex cũng sẽ tiếp tục nâng cấp, đầu tư mới những cửa hàng khang trang, hiện đại hơn kết hợp với các cửa hàng dịch vụ tiện ích, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, để khách hàng có thể vào đó nạp nhiên liệu và , nghỉ ngơi, mua sắm, sử dụng các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

Petrolimex đã và đang có nhiều thay đổi nhưng có lẽ những thay đổi đó hiện tại còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Với tiềm lực hiện có và quyết tâm đổi mới, phát triển của Petrolimex, chúng tôi tin rằng trong thời gian tới, cùng sự hỗ trợ từ kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ của đối tác chiến lược JXTG – Tập đoàn năng lượng số 1 của Nhật Bản - hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex sẽ có những biến chuyển mạnh mẽ, phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng trong cả nước.

Xin trân trọng cám ơn ông vì buổi trao đổi này

Mạnh Quân (thực hiện)

Tag :tập đoàn Petrolimex, Chủ tịch Petrolimex, Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch Petrolimex


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Mảnh đất vài mét được rao giá cả chục tỷ đồng: Ai mua?

Mảnh đất siêu mỏng được rao bán tới 20 tỷ đồng.

Mảnh đất siêu mỏng được rao bán tới 20 tỷ đồng.

Mới đây, cư dân mang chia sẻ rầm rộ tấm ảnh rao bán miếng đất tại khu vực Hà Nội. Điểm khiến người ta chú ý ở đây là miếng đất vỏn vẹn gần 5,3m2 nhưng có giá tới 20 tỷ đồng.

Được biết, miếng đất này nằm ở khu vực đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài vừa được giải tòa vừa qua. Khi con đường này hình thành cũng là lúc giá đất khu vực xung quanh tăng chóng mặt.

Tuy nhiên với mức giá được rao lên tới cả 4 tỷ đồng/m2, đắt hơn khá nhiều so với giá thị trường nhưng miếng đất này lại có hình thù khá đặc biệt với chiều dài tới 18,7m nhưng chiều rộng chỉ vỏn vẹn 0,28m.

Với diện tích gần 5,3m2 nhưng có hình thù không khác gì bức tường, nhiều người cho rằng khó có thể triển khai xây dựng bất kỳ công trình gì với miếng đất này. Do vậy, khả năng chỉ bán được cho… nhà hàng xóm.

Trao đổi với Dân trí, luật sư Trương Anh Tuấn cho biết, khi giải toả làm đường, Nhà nước chỉ đền bù đường vừa đúng chỉ giới đường, còn vài mét cũng không đền bù. Do vậy, nhưng chỗ đất còn lại sẽ dễ rơi vào tình trạng vừa mỏng vừa méo…

Bên cạnh đó, dù chỉ là một mảnh đất siêu bé nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của người dân, họ muốn rao bán bao nhiêu cũng được, kể cả đó là một mức giá trên trời.

Thực tế với việc liên tục mở ra những con đường sầm uất của Hà Nội cũng là thời điểm những miếng đất siêu mỏng siêu méo ra đời. Năm 2016, cũng từng xuất hiện bức tường chưa đầy 2m2 có giá tiền tỷ tại phố Xã Đàn.

Hay ngay tại chính đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài hồi năm 2015, một miếng đất có diện tích vỏn vẹn 1,7 m2, chiều rộng chỉ 14 cm nhưng cũng được rao bán với giá trên 1 tỷ đồng.

Bên cạnh những miếng đất với hình thù kỳ dị, nhiều tuyến đường tại Hà Nội cũng đang tồn tại nhiều những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo như Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Đống Đa), Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy), đường vành đai 2 Võ Chí Công (Tây Hồ)…

Một lần nữa, cái giá siêu đắt đỏ cho một miếng đất như bức tường lại làm “nóng” lên vấn đề giải phóng mặt bằng khi mở đường ở Thủ đô Hà Nội. Đây vốn không phải là câu chuyện mới, nhưng một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi, đến bao giờ thì Hà Nội không còn phát sinh nhà, đất siêu mỏng, siêu méo mỗi khi mở đường?

TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, để chấm dứt tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo không chỉ là vấn đề nguồn vốn, mà mấu chốt phải làm ngay từ khâu quy hoạch.

Theo đó, thay vì chạy theo giải quyết từng trường hợp, khi dự án đã hoàn thiện, từ khi bắt đầu lập dự án, các cơ quan chức năng phải phát hiện ra các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo có thể sẽ hình thành, từ đó trao đổi với người dân để có phương án thỏa thuận đền bù hợp lý.

Trong trường hợp người dân không thỏa thuận được, Nhà nước phải đứng ra can thiệp, bởi sau khi giải phóng mặt bằng, giá trị đất mặt phố tăng lên chóng mặt, nên việc hợp thửa, hợp khối cũng phức tạp, chưa kể dễ sinh ra khiếu kiện kéo dài.

Nhiều chuyên gia cũng chỉ ra nguyên nhân thiếu tầm nhìn trong quy hoạch đô thị khiến tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo mãi không giải quyết được triệt để.

Khi những con đường mới mở có lợi cho cả thành phố nhưng lợi ích của từng hộ dân ở đó thì hoàn toàn khác nhau. Tình trạng các hộ chỉ còn khoảng 1-2 m2 đất cũng dứt khoát không bán hoặc bán với giá rất cao để nhà ở đằng sau không thể mua được diễn ra phổ biến.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội có văn bản số 1758 về xử lý các trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng phát sinh khi thực hiện dự án mở đường theo quy hoạch tồn đọng cũ trước năm 2005. Theo đó, UBND thành phố chấp thuận về nguyên tắc với đề xuất của Sở Xây dựng về xử lý, thu hồi các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại để phục vụ mục đích công cộng.

Tuy nhiên việc xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo cũ còn chưa triệt để thì tình trạng nhà đất siêu mỏng, siêu méo mới mọc vẫn tiếp tục xuất hiện.

Nguyễn Khánh

Tag :Hà Nội, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, nhà siêu mỏng, Ô Chợ Dừa, giải phóng mặt bằng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Thủy sản Minh Phú dự kiến phát hành riêng lẻ gần 76 triệu cổ phiếu

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC) vừa có thông báo về việc triệu tập Đại hội cổ đông bất thường năm 2018.

Theo đó, mục đích của đợt đại hội lần này nhằm trình các cổ đông thông qua phương án phát hành 75,72 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ mức 1.400 tỷ đồng lên hơn 2.157 tỷ đồng.

Ngoài ra, MPC cũng xin ý kiến để loại bỏ 4 ngành nghề kinh doanh hiện có gồm kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; vận tải hàng hóa bằng đường bộ; cho thuế xe có động cơ.

Mới đây, Hội đồng quản trị Minh Phú cũng đã thông qua phương án góp vốn thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, Thủy sản Minh Phú sẽ cùng với Công ty Cổ phần Đầu tư Long Phụng và cá nhân bà Lê Thị Minh Phú thành lập Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Minh Phú với vốn điều lệ 100 tỷ đồng.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2018, sản lượng xuất khẩu ghi nhận 33.269 tấn, tăng 18% và đạt 62% kế hoạch. Giá trị hợp đồng đã ký gần 638 triệu USD, thực hiện được 80% kế hoạch, sản lượng hợp đồng đã ký là 58.172 tấn, tương đương 92% chỉ tiêu cả năm. Tương ứng, Minh Phú thu về lũy kế 8 tháng gần 442 triệu USD doanh thu xuất khẩu, đạt hơn 55% kế hoạch cả năm (800 triệu USD).

Nhờ đó, công ty đạt 10.735 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 618 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 68% so với nửa đầu năm ngoái, đạt hơn 563 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MPC đã hồi phục khá mạnh từ vùng đáy 25.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm và là một trong những đầu tàu dẫn "sóng thủy sản".

Kết thúc phiên cuối tháng 9, MPC có giá 49.500 đồng/cổ phiếu, với 577 nghìn cổ phiếu được khớp lệnh. Vốn hóa thị trường theo đó khoảng 6.900 tỷ đồng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Lịch trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết từ 1-5/10

Tổng hợp ngày trả cổ tức bằng tiền của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX trong tháng 10/2018.

* Ngày 1/10/2018, Công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình (mã ALT-HNX) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng).

* Ngày 4/10/2018, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển- Xây dựng (DIC) Số 2 (mã DC2-HNX) thanh toán cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng).

* Ngày 4/10/2018, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương (mã HAD-HNX) chi trả cổ tức lần 1 bằng tiền theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 thông qua với tỷ lệ 80%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 8.000 đồng).

* Ngày 4/10/2018, Công ty Cổ phần Dệt lưới Sài Gòn (mã SFN-HNX) chi cổ tức lần 3/2017 và chi tạm ứng cổ tức lần 1/2018 với tỷ lệ 7%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 700 đồng).

* Ngày 4/10/2018, Công ty Cổ phần Sametel (mã SMT-HNX) chi trả cổ tức bằng tiền năm 2017 với tỷ lệ 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng).

* Ngày 5/10/2018, Công ty Cổ phần Chế tạo máy Vinacomin (mã CTT-HNX) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 9%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 900 đồng).

* Ngày 5/10/2018, Công ty Cổ phần Thép Mê Lin (mã MEL-HNX) trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).

* Ngày 5/10/2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (mã TLG-HOSE) trả cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).

* Ngày 5/10/2018, Công ty Cổ phần Vicem Bao bì Hải Phòng (mã BXH-HNX) trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng).

* Ngày 5/10/2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (mã TLG-HOSE) trả cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

10 doanh nghiệp chốt danh sách trả cổ tức

NBP, HMH, VIT, VMD, PVC, SSI, BBS, VCB và TXM thông báo chốt danh sách cổ đông để thanh toán cổ tức bằng tiền.

* Ngày 9/10/2018, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình (mã NBP-HNX) trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận của năm 2017 và năm trước bằng tiền với tỷ lệ 10,2%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.020 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 1/10/2018.

* Ngày 22/10/2018, Công ty Cổ phần Hải Minh (mã HMH-HNX) thanh toán cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 1/10/2018.

* Ngày 19/10/2018, Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn (mã VIT-HNX) trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 2/10/2018.

* Ngày 18/10/2018, Công ty Cổ phần Y Dược phẩm VIMEDIMEX (mã VMD-HOSE) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 20%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 4/10/2018.

* Ngày 22/10/2018, Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí (mã PVC-HNX) trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 2,8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 280 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 4/10/2018.

* Ngày 19/10/2018, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (mã SSI-HOSE) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 5/10/2018.

* Ngày 25/10/2018, Công ty cổ phần Vicem Bao bì Bút Sơn (mã BBS-HNX) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 5/10/2018.

* Ngày 25/10/2018, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (mã VCB-HOSE) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 8/10/2018.

* Ngày 26/10/2018, Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao Xi măng (mã TXM-HNX) trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 6%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 10/10/2018.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Xu thế dòng tiền: Chuẩn bị cho rung lắc

Với việc VN-Index cuối tuần qua tiến sát mốc 1.020 điểm, các chuyên gia vẫn kỳ vọng thị trường sẽ đi lên cao hơn để chạm ngưỡng MA200 ngày.

Tuy vậy, các chuyên gia vẫn đang chờ đợi khả năng xảy ra một nhịp điều chỉnh kỹ thuật sau khi thị trường tiến tới các ngưỡng điểm số quan trọng. Thị trường cũng có thể xảy ra những rung lắc mạnh.

Những lý do được chỉ ra là khả năng điều chỉnh ở một số nhóm cổ phiếu đã tăng nóng hoặc không còn kỳ vọng đẩy NAV vào cuối quý 3; các chỉ báo rủi ro đang tăng lên và cơ hội giải ngân ngắn hạn hẹp dần; áp lực xả tại các blue-chips từ các quỹ có thể xảy ra sau khi kéo NAV; thời gian trống thông tin trước khi kết quả kinh doanh quý 3 xuất hiện ...

Mặc dù khá thống nhất trong việc nhận định thị trường có khả năng rơi vào nhịp điều chỉnh kỹ thuật, nhưng kế hoạch ứng phó của các chuyên gia lại không giống nhau. Điểm chung duy nhất là hạn chế hoặc dừng các giao dịch mua ngắn hạn. Ngoài ra một số chuyên gia vẫn giữ nguyên danh mục với tỷ lệ cổ phiếu cao, số còn lại thực hiện cơ cấu danh mục hoặc giảm tỷ trọng đầu tư ngắn hạn đối với các mã tăng nóng.

Xu thế dòng tiền: Chuẩn bị cho rung lắc - Ảnh 1.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Một tuần tăng điểm khá tốt đã có lúc đưa VN-Index vượt qua 1020 điểm trước khi tụt xuống trong phiên cuối tuần. Mốc điểm này cũng gần sát với kỳ vọng của anh chị trong tuần trước. Liệu thị trường có tiếp tục đà tăng trong tuần tới?

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Sau khi chỉ số vượt ngưỡng tâm lý 1.000 điểm thì mức điểm này đã trở thành ngưỡng hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật lẫn tâm lý. Trong bối cảnh thị trường vẫn đang phản ứng khá tích cực với các diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường thế giới, một kịch bản kém tích cực sẽ có xác suất tương đối thấp.

Chúng tôi tiếp tục nhìn nhận chỉ số đang ở trong giai đoạn tích lũy tạo lập mặt bằng giá mới trong trung hạn. Diễn biến của chỉ số trong tuần vừa qua dù là tích cực nhưng vẫn chưa xuất hiện tín hiệu tạo thành xu hướng mới.

Kể từ đầu tháng 6 thì xu hướng giảm của chỉ số đã chuyển thành xu hướng dao động đi ngang mang tính chất tích lũy "tạo nền" và kéo dài cho đến hiện tại. Đây là tiền đề để kỳ vọng vào một giai đoạn tích cực hơn trong quý cuối cùng của năm.

Trước mắt, thị trường sẽ bước vào những tuần thiếu vắng thông tin hỗ trợ trước khi các doanh nghiệp lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý 3/2018. Theo đó, chúng tôi không kỳ vọng chỉ số xuất hiện xu hướng bứt phá trong ngắn hạn dù diễn biến zic zắc đi lên có khả năng sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong một số phiên tới.

Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên Cứu Phân Tích, Chứng khoán Vietinbank

Dưới góc độ kỹ thuật, xu hướng tăng của VN-Index vẫn đang được duy trì khá tốt với điểm đến là ngưỡng kháng cự 1.025 điểm của đường MA 200 dài hạn trong bối cảnh chỉ số vẫn đang bám khá sát với biên trên của dải Bollinger. Do đó, tôi cho rằng VN-Index sẽ tiến tới và chinh phục ngưỡng điểm này trong tuần giao dịch tới với sự hậu thuẫn từ nền tẳng vĩ mô khả quan, xu hướng mua ròng tiếp diễn của khối ngoại cho tới kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng.

Tuy vậy, hai phiên giao dịch đầu tuần tháng 10 có thể sẽ có rung lắc từ nhẹ tới trung bình do ảnh hưởng điều chỉnh ở nhóm cổ phiếu dệt may, dầu khí và thủy sản sau một thời gian tăng nóng trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa thực sự cho thấy nhiều nỗ lực bứt phá.

Ngoài ra, lo ngại về việc một số quỹ ngoại có thể sẽ tiến hành xả hàng tại nhóm VN30 sau hiệu ứng "kéo NAV" vào phiên giao dịch cuối tháng 9 vừa qua cũng sẽ nhất thời gây trở ngại cho đà tăng của chỉ số VN-Index.

Xu thế dòng tiền: Chuẩn bị cho rung lắc - Ảnh 2.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Trên góc độ kỹ thuật, tôi cho rằng có khả năng thị trường sẽ tiếp tục hướng tới ngưỡng MA200 tại 1025 trước khi có 1 nhịp điều chỉnh mang tính kĩ thuật.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Thị trường từ 24/9 đến 28/9 đã duy trì đà tăng khá tốt khi đóng cửa trong phiên cuối tuần ở mức 1017,13 điểm. Tôi cho rằng thị trường có thể sẽ duy trì đà tăng và hướng về đường trung bình 200 ngày của các chỉ số chính.

Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, nhưng dòng tiền có dấu hiệu suy yếu và vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm Midcaps và Smallcaps.

Điểm tiêu cực tôi nhận thấy là tỷ trọng cổ phiếu vẫn duy trì ở mức cao và tiến về gần mức đỉnh tỷ lệ cổ phiếu là 77% cho nên cơ hội giải ngân đang thu hẹp dần. Đối với nhà đầu tư ưa thích lướt sóng hết sức thận trọng giải ngân và mua đuổi tại vùng giá hiện tại khi mà rủi ro T3 đang khá lớn.

Thị trường nhiều khả năng sẽ sớm rơi vào trạng thái điều chỉnh trong thời gian tới khi mà các mô hình định lượng đang cảnh báo rủi ro đang tăng dần.

Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tôi cho rằng thị trường có thể sẽ sớm gặp áp lực điều chỉnh trong tuần tới, đặc biệt khi VN-Index tiếp cận vùng kháng cự 1024-1027 điểm.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Thông tin nóng sốt nhất tuần qua là việc thị trường chứng khoán Việt Nam được lọt vào danh sách xét nâng hạng. Đã có nhiều phân tích mơ mộng đến con số hàng trăm triệu USD vốn ngoại đổ vào. Tuy nhiên thị trường lại không hào hứng nhiều. Anh chị có cho rằng yếu tố hỗ trợ này tiếp tục đưa thị trường lên cao hơn trong ngắn hạn?

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Việc xem xét được đưa vào danh mục theo dõi nâng hạng của FTSE sẽ là yếu tỗ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng sẽ thỏa mãn các tiêu chí định tính của MSCI và đón đầu các dòng tiền đầu cơ câu chuyện nâng hạng của các quỹ đầu cơ nước ngoài.

Trong đó, thông thường dòng tiền P-Notes không thể nằm ngoài xu hướng này. Khối ngoại tiếp tục có xu hướng mua ròng trong tuần qua trên cả ba sàn. Giá trị mua ròng vẫn chủ yếu tập trung ở sàn HSX, lượng mua ròng chủ yếu tập trung ở HPG, DXG, SSI - nơi dòng tiền P-Notes rất chú ý.

Việc dòng tiền P-Notes của khối ngoại hoạt động tích cực trở lại cho thấy sự lạc quan của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Đây sẽ là 1 yếu tố nâng đỡ thị trường tích cực trong ngắn hạn.

Xu thế dòng tiền: Chuẩn bị cho rung lắc - Ảnh 3.

Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

The tôi yếu tố này sẽ là động lực tạo kỳ vọng trong trung, dài hạn cho đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các yếu tố thông tin có thể đã được phản ánh và diễn biến thị trường sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào tương quan cung cầu ở các nhóm cổ phiếu, đặc biệt là các nhóm ngành có yếu tố dẫn dắt thị trường.

Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên Cứu Phân Tích, Chứng khoán Vietinbank

Việc thị trường Việt Nam được đưa vào danh sách xem xét nâng hạng không gây được nhiều hào hứng do đã được giới phân tích dự đoán từ trước. Không chỉ vậy, nó còn cho thấy thị trường Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục duy trì và cải thiện thêm các hạng mục cần thiết cho mục tiêu nâng hạng chính thức trong năm tới.

Dù cho tác động ngắn hạn là không đáng kể, tôi vẫn cho rằng đây là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư ngoại, từ đó có thể thu hút dòng vốn ngoại tốt hơn.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Tôi không cho rằng đó là những phân tích mộng mơ, mà nó hoàn toàn có thể xảy ra khi Việt Nam chính thức được nâng hạng. Trong nhiều năm qua, câu chuyện nâng hạng thị trường đã là mục tiêu lớn của chính phủ cũng như tạo cho thị trường 1 kỳ vọng rất lớn.

Tuy nhiên, chúng ta kỳ vọng được nâng hạng bởi tổ chức MSCI, đây là 1 tổ chức rất lớn, và hầu như các quỹ đầu tư lớn sử dụng phân hạng của MSCI để phân bổ hơn là FTSE. Mặt khác, FTSE mới chỉ đưa Việt Nam vào danh sách quan sát thôi, chứ chưa chính thức nâng hạng nên thị trường không quá hào hứng cũng là hợp lý.

Trong ngắn hạn, tôi không cho rằng nó là động lực, mà nó sẽ có tác động mang tính dài hạn. Việc được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng, đã thể hiện thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự lớn mạnh hơn, và thể hiện sự tín nhiệm của các tổ chức nước ngoài đối với Việt Nam, đồng thời tăng thêm động lực cho chính phủ tiếp tục phấn đấu để thay đổi môi trường kinh doanh cũng như phát triển thị trường chứng khoán để tiến tới đạt các tiêu chí nâng hạng của MSCI.

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Rạng sáng hôm nay (27/9) thì FTSE Russell đã công bố kết quả phân hạng định kỳ thị trường hàng năm. Theo đó, Việt Nam đã được thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging Market).

Điều này tuy không đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ sớm được nâng hạng lên thị trường mới nổi nhưng vẫn có những tác động tích cực nhất định đến sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với dòng tiền đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Cụ thể,khi một thị trường được đưa vào danh sách theo dõi thì sẽ thu hút sự chú ý của những quỹ đầu tư chủ động vốn đang chưa có hoặc có tỉ trọng cổ phiếu Việt Nam ở mức thấp. Nếu trong quá trình theo dõi, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục đà cải thiện để đáp ứng hết các tiêu chí nâng hạng thì tỉ trọng phân bổ trong danh mục của các quỹ này vào thị trường Việt Nam cũng sẽ dần có sự gia tăng tương ứng.

Đây là cơ sở để kỳ vọng vào sức hấp dẫn trong dài hạn của Việt Nam đối với dòng vốn gián tiếp từ khối ngoại, nhất là trong bối cảnh vẫn đang còn tồn tại nhiều quan ngại về rủi ro khi đầu tư vào thị trường Việt Nam dưới tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Xu thế dòng tiền: Chuẩn bị cho rung lắc - Ảnh 4.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Sức mạnh của VN-Index trong xu thế tăng hiện tại có động lực lớn đến từ nhóm cổ phiếu dầu khí và ngân hàng và đà tăng đã kéo khá dài. Các cổ phiếu này đã không có nhịp điều chỉnh nào kể cả khi kết thúc đợt báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Theo anh chị hai nhóm cổ phiếu này có dư địa dẫn dắt thị trường trong ngắn hạn? Liệu có nhóm cổ phiếu nào đủ sức thay thế?

Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tôi cho rằng nhóm ngành ngân hàng và dầu khí sẽ vẫn là những nhóm dẫn dắt thị trường trong thời gian tới. Các nhịp điều chỉnh ngắn hạn của các cổ phiếu này có thể được xem là cơ hội mua vào cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, dệt may... cũng sẽ là các nhóm ngành sẽ tiếp tục thu hút được sự quan tâm của dòng tiền trên thị trường nếu giá cổ phiếu có sự điều chỉnh hợp lý.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Hiện tại, phân lớp cổ phiếu thì hiện ngoài nhóm dầu khí và ngân hàng thì chưa thấy nhóm nào đủ khả năng dẫn dắt thị trường.

Tuy nhiên, có 1 điều tích cực cho thị trường trong giai đoạn vừa rồi, thị trường không tăng đồng loạt. Mà các dòng thay nhau dẫn dắt. Dòng ngân hàng tăng thì dầu khí tích lũy và ngược lại. Cùng với đó khối ngoại duy trì đà mua ròng, nên cơ hội của thị trường sắp tới vẫn đang tích cực.

Việc điều chỉnh nếu diễn ra, chỉ là cũng cố cho đà tăng tiếp theo. Hiện tại, nhóm dầu khí đã bắt đầu và nhịp điều chỉnh sau 1 thời gian tăng nóng, nhóm cổ phiếu dệt may cũng tương tự. Đây cũng là thời điểm kết thúc quý 3, nên sắp tới đây, dòng tiền sẽ bắt đầu phân hóa, lựa chọn các cổ phiếu có dự báo kết quả kinh doanh quý 3 tốt. Theo đánh giá của tôi, thì nhóm cổ phiếu ngân hàng- chứng khoán - tiêu dùng vẫn sẽ là nhóm có kết quả kinh doanh khả quan.

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Với dự báo kết quả kinh doanh ngành ngân hàng quý 3 tiếp tục tốt, theo tôi đây vẫn là nhóm ngành dự báo góp phần là lực đẩy của thị trường trường. Nhóm cổ phiếu dầu khi khi giá dầu duy trì trên 70 USD/thùng sẽ giúp cho ngành này tốt trở lại, có thêm hoạt động khai thác và dịch vụ liên quan đến dầu khí. Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng sẽ là nhóm góp mặt đưa VN Index chinh phục các ngưỡng cao hơn.

Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên Cứu Phân Tích, Chứng khoán Vietinbank

Theo đánh giá của chúng tôi, nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ ít có cơ hội dẫn dắt thị trường trong ngắn hạn do giá dầu thế giới đã lên mức khá cao và khó có thể lên thêm được nữa trong bối cảnh giá dầu trong nước sẽ được điều chỉnh ở mức hợp lý nhằm không gây ảnh hưởng lớn tới mục tiêu kiểm soát tỷ lệ lạm phát dưới 4%.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua thời kỳ phát triển nóng năm 2017 trong bối cảnh tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đang dần bị xiết lại cho phù hợp với định hướng tăng trưởng GDP và mục tiêu kiểm soát lạm phát nên năm 2018 sẽ khó có mức tăng trưởng ấn tượng như của năm 2017. Do đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng trong ngắn hạn sẽ khó có được sự bứt phá lớn tạo động lực dẫn dắt thị trường mặc dù về dài hạn vẫn khá ổn.

Về việc nhóm cổ phiếu nào có thể thay thế được nhóm dầu khí và ngân hàng dẫn dắt thị trường đi lên trong ngắn hạn, chúng tôi đánh giá cao nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, thủy sản và dệt may.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Giai đoạn vừa qua 2 nhóm ngành ngân hàng và dầu khí đã thay nhau nâng đỡ thị trường. Theo tôi hai nhóm ngành này có thể sẽ cần 1 giai đoạn điều chỉnh nhẹ trong ngắn hạn để có thể tiếp tục đi lên được bền vững.

Khi 2 nhóm ngành trên điều chỉnh, nhiều khả năng nhóm ngành bất động sản sẽ là nhóm ngành thay thế xứng đáng. Khi mà từ đầu năm đến nay chưa có 1 sóng bất động sản nào thực sự rõ nét. Ngoài ra thời điểm cuối năm cũng là lúc các doanh nghiệp bất động sản hạch toán cá dự án đã bán vào báo cáo tài chính do vậy nhóm ngành này thường khá khởi sắc vào thời điểm cuối năm.

Xu thế dòng tiền: Chuẩn bị cho rung lắc - Ảnh 5.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Có nhiều ý kiến lo ngại việc thanh khoản tăng mạnh mấy ngày nay là hành động chốt lời vì sau khi kết thúc tuần cuối quý 3, thị trường có thể điều chỉnh. Anh chị tuần trước nắm giữ khá lớn, vậy đã chốt lời hay chưa, tỷ trọng như thế nào?

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Tỷ trọng danh mục ngắn hạn của tôi đang là 75% cổ phiếu và 25% tiền mặt. Tỷ trọng  cổ phiếu trung hạn của tối là 51% cổ phiếu và 49% tiền mặt.

Tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi để tránh rủi ro T 3 và tiếp tục nắm giữ tỷ trọng hiện tại hoặc có thể xem xét bắt đầu chốt lời đối với những cổ phiếu đã đạt mục tiêu lợi nhuận. Đồng thời, vị thế mua mới nên ưu tiên cho các cổ phiếu có điểm nhấn đầu tư đặc biệt như thoái vốn hoặc xem xét lướt sóng bằng cách bán cao trong nhịp tăng tới và canh mua ở nhịp điều chỉnh.

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Thị trường vẫn ở trong xu hướng tích lũy đi lên. Dòng tiền vào thị trường dồi dào đạt trên 6000 tỷ/ phiên. Chúng tôi vẫn giữ danh mục với tỷ lệ cổ phiếu cao.

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Việc điều chỉnh tôi đánh giá là lành mạnh trong 1 giai đoạn tăng của thị trường, nên không nên quá lo lắng, mà nên tận dụng để cơ cấu danh mục đầu tư.

Tuần qua, tôi đã  bắt đầu hạ tỷ trọng các cổ phiếu tăng nóng đợt rồi, và bắt đầu giải ngân cho nhóm cổ phiếu khả năng có kết quả kinh doanh quý 3 dự kiến tốt. Tỷ trọng hiện tại là 80/20 cho cổ phiếu tiền mặt.

Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên Cứu Phân Tích, Chứng khoán Vietinbank

Mặc dù thanh khoản trong phiên giao dịch vừa qua tăng mạnh nhưng tôi vẫn giữ nguyên danh mục đầu tư của mình với 45% - 50% tập trung cho các mã cổ phiếu cơ bản tiềm năng và không quá 25% cho hoạt động đầu tư ngắn hạn, tập trung vào các mã cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh Quý 3 khả quan.

Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

Tôi đã bán giảm tỷ trọng phần danh mục ngắn hạn của mình trong tuần qua. Tỷ trọng danh mục tổng hiện ở mức 35% cổ phiếu.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates