This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

100 triệu đồng đầu cơ căn hộ cao cấp, cái kết đắng của bà mẹ trẻ

Liều mình vay nửa tỷ mua nhà

Sau khi sinh con, Nguyễn Thị Quỳnh Mai (26 tuổi, Hà Nội) nghĩ tới việc làm gì đó để phụ thêm thu nhập cho chồng. Đọc trên mạng, xem facebook thấy thị trường bất động sản đang nóng, cô quyết tâm tìm hiểu. Mai gửi con cho bà để đi dự sự kiện bán hàng của một công ty bất động sản.

Được nhân viên tư vấn rất nhiệt tình, Mai cảm thấy có thể kiếm được tiền nhờ đầu tư vào căn hộ cao cấp. Trong sổ tiết kiệm có 100 triệu đồng, là tiền dành dụm được của hai vợ chồng. Mai đã âm thầm rút để đặt mua 1 căn hộ rộng gần 80m2 tại Mỹ Đình, với tổng số tiền lên tới hơn 3 tỷ đồng.

Theo tính toán của Mai, chỉ cần đặt mua xong, nếu thị trường tăng cao. Mai có thể lướt sóng luôn, thu về vài chục triệu trong thời gian ngắn.

 Tham vọng kiếm tiền từ buôn căn hộ (ảnh minh họa)

Tham vọng kiếm tiền từ buôn căn hộ (ảnh minh họa)

Nhân viên của sàn luôn gọi điện giục Mai về việc xuống tiền đặt cọc, khiến cô nghĩ thị trường chắc đang sốt nóng. Hầu hết các căn đẹp đều rao bán trên mạng có mức chênh lên tới hơn 100 triệu đồng.

Đặt cọc xong căn hộ, Mai lên kế hoạch tìm khách. Cả ngày, Mai lên các trang rao vặt, mạng xã hội để quảng cáo giới thiệu căn hộ. Cô còn tranh thủ gọi điện hỏi một số đối tác xem họ có nhu cầu mua nhà hay không? Hơn 1 tháng, dự án sắp phải vào tên hợp đồng trong khi đó Mai vẫn chưa thể giải quyết được căn hộ.

Sốt ruột với khoản tiền lớn phải nộp nếu vào tên hợp đồng, Mai gọi điện nhờ nhân viên bán hàng tư vấn. Lúc này, chị nhận được câu trả lời: “Nên để lại vì càng bàn giao nhà càng có giá hơn, lúc đó các căn đẹp sẽ chênh hàng trăm triệu đồng”.

Quyết giữ lại căn hộ để đầu tư cũng là lúc mà chị Mai méo mặt khi không còn đủ số tiền để đóng đợt 1. Bất đắc dĩ, Mai hỏi vay mượn bố mẹ đẻ, anh chị em trong nhà nhưng đều giấu kín. Trong khi đó, Mai vẫn tiếp tục đi tìm kiếm khách hàng song mọi thứ đều vô vọng.

Không còn khả năng vay mượn, bán nhà cũng không xong, bỏ của chạy lấy người thì mất hàng trăm triệu đồng, Mai đã phải chia sẻ thật với chồng và gia đình. Tới lúc này, cả nhà mới ngã ngửa. Số tiền Mai vay mượn lên tới 500 triệu đồng. Các đợt tiếp theo của dự án, Mai không biết xoay sở thế nào.

Vợ chồng Mai cũng lục đục từ lúc đó. Cả gia đình tìm cách cứu vãn tình hình, như nhờ nhân viên môi giới bán hộ nhưng dường như họ đều tìm cách từ chối hoặc ép phải trả hoa hồng rất cao. Gia đình Mai đành tìm cách để bán cắt lỗ căn hộ lên tới hàng trăm triệu.

Hết thời lướt sóng

Thực tế, thời gian qua, nguồn cung khổng lồ, giá cao đã khiến cho thị trường căn hộ không còn hấp dẫn như trước. Những người đầu cơ ngoại đạo như Mai dễ dàng nhận được trái đắng.

 Nguồn cung căn hộ tăng mạnh

Nguồn cung căn hộ tăng mạnh

Ông Nguyễn Vũ Long, giám đốc kinh doanh công ty BĐS, cho rằng, thị trường đang gặp khó, đặc biệt ở các dự án có giá vài ba tỷ, người mua có nhiều sự lựa chọn nên việc bán chênh kiếm lời là hoàn toàn không thể.

Theo ông Long, lý do các nhân viên môi giới thường không mặn mà với các căn hộ đã bán do họ vẫn phải chịu doanh số của sàn áp đặt. Nguồn cung của chủ đầu tư đang khá dồi dào nên người mua cũng không muốn mua nhà sang tên đổi chủ phải qua công chứng...

Dưới góc độ của đơn vị tư vấn, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Hà Nội, nhận định, giá căn hộ đã giảm. Mức tăng trưởng tương đối nhanh về nguồn cung sơ cấp phần nào tạo áp lực cho thị trường, giá trung bình có xu hướng giảm nhất là tại các dự án đã hoàn thiện với mức giảm 3% theo quý, tương đương 12% theo năm. Trên thị trường thứ cấp cũng xuất hiện tình trạng giảm giá tương tự.

“Hiện nay, khách hàng mua nhà kỳ vọng chốt lời trong một khoảng thời gian ngắn là việc rất khó. Điều này khác hẳn so với thị trường cách đây vài năm. Xu hướng này chúng tôi đã nhìn thấy tại TPHCM và hiện nay là Hà Nội”, bà An nhấn mạnh.

Theo thống kê của CBRE, năm 2017 nguồn cung chung cư Hà Nội đạt mức kỷ lục chạm mốc 35.000 căn, cao gấp 3 lần so với cách đó 4 năm. Chỉ tính riêng trong quý 3/2017, thị trường Hà Nội đón thêm gần 8.300 căn hộ mới mở bán từ 38 dự án trên toàn thành phố, tập trung chủ yếu khu vực phía Tây và Tây Nam chiếm đến 60% nguồn cung mới.

Mặc dù giá chung cư đang có xu hướng giảm nhưng nguồn cung chung cư vẫn ồ ạt bung hàng. Năm 2018 và 2019, thị trường sẽ tiếp tục đón thêm gần 70.000 căn nữa.

Có thể nói, thị trường căn hộ đang bước vào thời kỳ khó khăn, những người có nhu cầu đầu tư mà không đủ mạnh về tài chính cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những rủi ro đáng tiếc. Bài học về sự sụp đổ khi lướt sóng bất động sản cách đây là lời cảnh tỉnh các nhà đầu tư không chuyên nghiệp.

Theo Nam Hải
VietnamNet

Tag :Căn hộ cao cấp, đầu cơ bất động sản, sổ tiết kiệm


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Xuất khẩu hàng tỷ USD: Ngành điều đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu

 Toàn cảnh hội nghị phát triển ngành điều bền vững gắn với chuỗi giá trị toàn cầu diễn ra sáng nay (30/9)

Toàn cảnh hội nghị phát triển ngành điều bền vững gắn với chuỗi giá trị toàn cầu diễn ra sáng nay (30/9)

Phát biểu tại Hội nghị phát triển ngành điều bền vững gắn với chuỗi giá trị toàn cầu diễn ra sáng nay (30/9), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, sau 30 năm đổi mới, sản xuất nông sản của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn chế biến xuất khẩu.

Nguy cơ lớn từ thiếu nguyên liệu

"Trong đó có 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD và cây điều cũng nằm trong số đó. Từ con số 0, sau 28 năm, vào năm 2016, chúng ta xây dựng ngành kinh tế điều với kim ngạch xuất khẩu lên tới 3 tỷ USD, năm nay, dự báo cũng khoảng 3,2-3,3 tỷ USD", Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, với diện tích, sản lượng hiện tại, đặc biệt là công nghiệp chế biến điều, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có thế mạnh về chế biến hạt, chiếm trên 50% nguyên liệu hạt điều thế giới và 346 doanh nghiệp trưởng thành. Sự phát triển ngành điều giúp cải thiện đời sống cho một bộ phận nông dân vùng núi, đưa kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 3 tỷ USD góp phần cân đối ngoại tệ. Cùng với đó, trong quá tình phát triển, đội ngũ doanh nhân đã trưởng thành, nhiều doanh nghiệp hàng đầu phát triển.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho rằng, còn nhiều thách thức, thậm chí nguy cơ đe doạ đến ngành hạt điều. Cụ thể, liên tục có dự báo trong những năm tới nhu cầu tiêu dùng điều sẽ tăng 6-8%, nhưng nguồn cung không đáp ứng được, dự báo chỉ tăng 3,5%.

"Sự mất cân đối là vô lý. 10 năm gần đây, diện tích điều liên tục đi xuống, năng suất từ 1,1 tấn/ha có thời điểm giảm còn 0,75 tấn/ha, quy mô lớn mà chỉ tự chủ được trên 30%. Phải chăng cây điều, ngành điều không còn hấp dẫn, hay chúng ta không biết làm cho ngành điều hấp dẫn?", ông nói.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh thêm rằng, vấn đề mất cân đối này gắn với bức tranh biến đổi khí hậu và nếu không có tổ chức tốt, không có sự vào cuộc từ Chính phủ, doanh nhân, người dân thì ngành điều sẽ đi xuống.

"Phải nhận dạng cho rõ, đâu là thời cơ, thách thức, nút thắt trong cả ba khâu bao gồm: Tổ chức cây điều tốt chưa? Giống, quy trình, kiểm soát, chế biến ra sao? 346 doanh nghiệp gắn với nhà máy, nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, rất nhỏ thì tính như thế nào? Chuỗi giá trị gia tăng mặt hàng thấp, tái phân phối để nuôi dưỡng như thế nào?", ông nói thêm.

Không làm sẽ dứt khoát thua

Phân tích cụ thể hơn về thực trạng ngành điều, chuyên gia phân tích ngành điều Lê Văn Liền chỉ ra rằng, diện tích cây điều có xu hướng ngày càng giảm trong khi năng suất cũng giảm. Theo đó, nguồn cung điều thô ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu và dự báo sẽ không đáp ứng được trong vòng 10 năm tới.

“Nếu tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu thì sẽ gặp trở ngại về giá. Hơn nữa, doanh số xuất khẩu là 3 tỷ USD nhưng con số giá trị gia tăng mang về rất ít. Nhìn về cơ hội, ngành điều có tiềm năng tăng trưởng do hạt điều ngày càng được ưu chuộng. Tuy nhiên, Việt Nam muốn thành thủ phủ của ngành điều thì phải có chính sách rõ ràng hơn từ cơ quan quản lý và sự quyết tâm thực thi hơn nữa”, ông Liền bình luận.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam cho rằng, đầu tư thì không lo về tiền khi có sự vào cuộc của doanh nghiệp và các tổ chức tài chính nhưng là làm thế nào để liên kết nông dân và doanh nghiệp.

"Để liên kết quan trọng là lấy doanh nghiệp là nòng cốt liên kết với hợp tác xã nông dân. Một người không làm được, một doanh nghiệp không làm được mà cần rất nhiều mô hình này", ông Long nói.

Cũng nói về giải pháp, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cũng kiến nghị thêm về việc xây dựng vùng nguyên liệu và đặc biệt là quan tâm hơn đến chế biến sâu sản phẩm.

"Bộ trưởng nói 5-10 năm tới kim ngạch lên tới 5 tỷ USD, năm nay 3,2-3,5 tỷ USD nên mục tiêu không có gì là khó. Nhưng điều ở siêu thị mình nhập về bán 20 USD trong khi xuất khẩu chỉ hơn 10 USD. Không chế biến sâu thì dứt khoát là thua", ông Thanh nói.

Năng suất có thể tăng gấp đôi

Bàn về câu chuyện giải pháp, Tổng giám đốc Tập đoàn PAN, ông Nguyễn Khắc Hải cho rằng, để tháo gỡ khó khăn, tồn tại của ngành điều, quan trọng nhất là câu chuyện đầu vào nguyên liệu và đầu ra sản phẩm.

Đối với đầu vào nguyên liệu, theo ông Hải, để chủ động được đầu vào cần phải phát triển theo hình thức là tái canh. Theo đó, phải tìm ra phương thức tái canh làm sao người nông dân, các mắt xích khác cùng tham gia vào tái canh.

"Tổng diện tích điều Bình Phước 180.000 ha, 80% được trồng từ hạt, không qua chọn giống, năng suất thấp. Tỷ lệ cây già cỗi chiếm 30%, tương đương 60.000 ha. Chi phí tái canh cho 1ha điều năm đầu tiên rơi vào 30 triệu đồng, năm sau đắt hơn. Trong 3-4 năm đầu, sẽ không có thu nhập từ tái canh. Tuy nhiên, nếu người nông dân tái canh thì có khả năng hoàn vốn là sau 1 năm, năng suất tăng lên 2,4 tấn/ha, thu nhập tăng gấp đôi, từ 35 triệu đồng lên đến 76,4 triệu đồng, đạt khoảng 900 tiệu đồng/năm. Hiệu quả kinh tế này đủ lớn để thuyết phục người nông dân tái canh", ông Hải phân tích.

Theo ông Hải, Chương trình tái canh cần thực hiện theo phương án "vết dầu loang, cuốn chiếu". Với 30% diện tích nguyên liệu điều già cỗi, tái canh sẽ thực hiện từ những cây này, và làm cuốn chiếu dần dần, cứ như vậy tái canh toàn bộ cả nước trong 20 năm.

"Để thực hiện tái canh, cần nguồn vốn, nhân lực từ xã hội. Cụ thể, một doanh nghiệp tham gia thì khó, nhưng nếu có được đồng tâm từ doanh nghiệp khác, mắt xích khác, cụ thể là người nông dân, Chính phủ, World Bank thì tìm được nguồn tài trợ trang trải chi phí tái canh ban đầu", ông nói thêm.

Còn theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch PAN Group, để tái canh thành công chúng ta cần nhất là phải đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây giống trên cơ sở nền tảng cây điều Việt Nam hiện tại được đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới và kỹ thuật thuỷ lợi vào tưới tiêu. Cùng với nguồn tài chính, kỹ thuật cây giống, kỹ thuật tưới, bón phân triển khai trên vùng đất có sẵn nguồn nhân lực tại chỗ của nước ta kết hợp với việc làm chủ thị trường tiêu thụ và tham gia thị trường hàng hoá thế giới sẽ mang lại tương lai ngành điều Việt Nam.

"Đây chính là bước đi cần thiết để chúng ta phát triển bền vững ngành điều Việt Nam, để không chỉ chiến thắng khi cạnh tranh trong ngành điều mà còn có thể cạnh tranh với các ngành hạt khác trên thế giới", ông Hưng cho biết.

Phương Dung

Tag :ngành điều, xuất khẩu điều, xuất khẩu, nông nghiệp, tái canh


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Lượng xe nhập giảm bất thường vì người mua "gác tiền", dân buôn tránh lỗ

Cụ thể, theo số liệu cập nhật mới từ Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 9/2017, lượng xe nhập về Việt Nam đạt trên 380 chiếc, giảm hơn 2.300 chiếc so với 15 ngày đầu tháng 8/2017.

Tính bình quân, 15 ngày đầu tháng, mỗi ngày chỉ có khoảng 25 chiếc xe con được nhập về Việt Nam, con số này giảm mạnh so với 166 chiếc nhập về trong 15 ngày đầu tháng 8, 100 chiếc trong cùng kỳ của tháng 6 và trên 133 chiếc so với cùng kỳ tháng 5. Nếu so với 15 ngày cuối tháng 9, lượng xe con dưới 9 chỗ nhập về Việt Nam cũng giảm gần 1.000 chiếc.

Xe nhập đang có xu hướng giảm mạnh về lượng nhập, trong nửa đầu tháng 9/2017, lượng xe nhập đã giảm hàng nghìn chiếc so với tháng liền kề.

Xe nhập đang có xu hướng giảm mạnh về lượng nhập, trong nửa đầu tháng 9/2017, lượng xe nhập đã giảm hàng nghìn chiếc so với tháng liền kề.

Về mức giá khai báo nhập khẩu, xe dưới 9 chỗ nhập về trong nửa đầu tháng 9 đạt trung bình khoảng 600 triệu đồng/chiếc, cao hơn nhiều so với giá xe nhập về trong thời gian đầu tháng 8 (hơn 455 triệu đồng/chiếc) và cao hơn so với mức giá bình quân trong ba tháng gần nhất là từ 445 - 460 triệu đồng/chiếc.

Giá xe bắt đầu tăng và lượng xe giảm đột biến, điều này cho thấy các phân khúc xe rẻ không còn nhập ồ ạt về Việt Nam. Đồng thời, nó cũng cho thấy tác động lớn từ các chiến lược giảm giá xe trong nước khi gần đây nhiều dòng xe từ xe hatchback, sedan, đến xe SUV trên thị trường đã giảm giá mạnh đến rất mạnh từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng/chiếc.

Những tín hiệu giảm giá xe trong nước gần đây rõ ràng tạo áp lực cho các DN nhập xe buộc phải cơ cấu lại kinh doanh bởi từ nay đến năm 2018 (thời điểm Việt Nam bỏ thuế xe ô tô nhập khẩu chỉ còn vài tháng) trong khi nhiều người dân có tâm lý chờ sang năm mua xe, nếu nhập xe ồ ạt về mà không bán được có thể sẽ gánh thêm lỗ.

Bên cạnh đó, theo chia sẻ của một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu xe hơi về Việt Nam: Một số dòng xe đã và đang được lắp ráp tại Việt Nam như Hyundai i10 (loại xe được nhập khẩu lớn từ Ấn Độ) cũng giảm mạnh lượng nhập từ Ấn Độ bởi rất có thể hàng nhập sẽ không cạnh tranh được về giá và ưu đãi thuế với xe lắp ráp trong nước.

Trước đó, trong tháng 8/2017, Tổng cục Hải quan cũng đưa ra con số xe nhập giảm mạnh tại các thị trường (ngoại trừ hai nước ASEAN có lượng xe nhập lớn nhất là Thái Lan, Indonesia).

Cụ thể, từ quý II đến nay, lượng xe con nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam đã giảm nhanh trông thấy. Báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong quý II, tình hình nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc có chiều hướng giảm dần. Lượng nhập khẩu trong 2 tháng gần đây đều thấp hơn so với lượng nhập khẩu bình quân của quý I/2017 là 8.800 chiếc/tháng và quý II/2017 là 8.200 chiếc/tháng.

Tính đến hết tháng 8 vừa qua, lượng ô tô nhập khẩu của cả nước là gần 65.500 chiếc, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2016; trị giá nhập khẩu là 1,39 tỷ USD, giảm 14,1%. Về thị trường, xe nhập từ Thái Lan và Indonesia vẫn dẫn đầu nhóm thị trường xe nhập ở Việt Nam, trong khi đó các xe từ Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Nga, Đức... đều giảm mạnh cả về lượng và giá trị.

Nguyễn Tuyền

Tag :xe nhập, xe Ấn Độ, xe Thái Lan, Giá xe giảm, cuộc chiến giá xe, thuế xe ô tô, Tổng cục Hải quan


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Google, Facebook sẽ khiến người giàu càng giàu hơn?

Ông Sundar Pichai, CEO Google và Mark Zuckerberg, CEO Facebook. (Nguồn: Techfactslive.com)

Ông Sundar Pichai, CEO Google và Mark Zuckerberg, CEO Facebook. (Nguồn: Techfactslive.com)

“Không ai biết tương lai sẽ ra sao, liệu Google và Facebook có muốn tham gia vào việc tư vấn đầu tư hay không?" David Wilson, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản châu Á tại công ty Tư vấn tài chính Capgemini Global Financial Services nói với CNBC.

Tuy nhiên, việc quản lý tài sản trong tương lai sẽ hoàn toàn dựa trên trí thông minh nhân tạo, ông Wilson nhận định.

Và đó chính xác là lợi thế của những gã khổng lồ công nghệ, CNBC nhận định.

Theo ông Wilson, kho dữ liệu về kinh nghiệm bán lẻ, kinh nghiệm xã hội của những ông trùm công nghệ này có thể được tổng hợp lại nhằm đưa ra các gợi ý phù hợp, những lời tư vấn tài chính có chất lượng cao cho những người giàu có.

Nhưng không có nghĩa là lĩnh vực này sẽ được tự động hóa hoàn toàn, ông Wilson nói. Theo ông này, mặc dù công nghệ có thể đáp ứng nhu cầu về những lời tư vấn tài chính chất lượng, nhưng những khách hàng có giá trị tài sản ròng lớn đòi hỏi nhiều hơn là chỉ có lợi nhuận, và điều đó thì chỉ con người mới làm được.

Ông Wilson cho biết rằng những người cực giàu này đã thu về khoản lợi nhuận siêu khủng trên danh mục đầu tư được giám sát bởi các nhà quản lý tài sản. Theo một báo cáo về mức độ giàu có trên thế giới của Capgemini tuần này, các nhà quản lý tài sản của những người giàu thu được lợi nhuận trung bình 24,3%. Ở châu Á, trừ Nhật Bản, lợi nhuận của họ ở mức 33,0%.

Bên cạnh đó, theo báo cáo, hơn một nửa số cá nhân có giá trị tài sản ròng cao cho biết họ sẵn sàng để tài sản của họ được quản lý bởi các công ty công nghệ lớn như Google và Facebook.

Theo CNBC, những gã khổng lồ về công nghệ đã suy nghĩ về việc chuyển sang các dịch vụ tài chính và một số khác đã tham gia vào lĩnh vực thanh toán di động.

Mặc dù những suy luận về đầu tư của các nhà quản lý tài sản là rất đúng đắn, các khách hàng có khối tài sản khổng lồ cho biết họ chỉ hài lòng ở mức vừa phải với hiệu suất làm việc của các cố vấn của họ, Wilson nói.

“Tôi cho rằng, lý do lớn nhất là vì thiếu sự cá thể hóa từng trường hợp riêng biệt, mà điều này đòi hỏi phải có kinh nghiệm”, ông nói thêm và nhận định rằng mô hình lý tưởng sẽ là sự kết hợp của công nghệ cao và sự cá thể hóa, với khả năng kết hợp các nguồn thông tin tốt hơn.

Hồng Vân
Theo CNBC

Tag :công ty công nghệ, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, trí thông minh, trí thông minh nhân tạo


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Vĩnh Phúc chi 65 tỷ đồng mua ấm chén tặng dân: "Phô trương, thừa giấy vẽ voi!"

Trở lại vấn đề, sau khi Vĩnh Phúc bị phanh phui số tiền lớn chi mua ấm chén tặng người dân trong tỉnh nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu Sở KH&ĐT địa phương này rà soát và báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua ấm chén nói trên tại UBND 9 huyện, thành phố, thị xã.

Chủ trương chi 65 tỷ đồng mua ấm chén tặng dân nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh của lãnh đạo Vĩnh Phúc bị chính người dân tỉnh này và nhiều tỉnh cho rằng phô trương

Chủ trương chi 65 tỷ đồng mua ấm chén tặng dân nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh của lãnh đạo Vĩnh Phúc bị chính người dân tỉnh này và nhiều tỉnh cho rằng phô trương

Tỉnh bảo huyện sai, lý do thiếu thuyết phục

Theo đó, nhiều sai phạm được chỉ rõ như: Các huyện không thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt theo quy định Luật Đấu thầu. Bên mời thầu của 9/9 huyện, thành phố, thị xã không thực hiện đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Tuy nhiên, một số huyện thị xã cho rằng: Chủ trương chi 65 tỷ đồng mua ấm chén và có in chữ kỷ niệm từ trên tỉnh, lãnh đạo huyện chỉ lên lấy về phát cho nhân dân. Trong gói thầu mua sắm quà tặng cho nhân dân trong huyện có sự định hướng từ trên tỉnh.

Sau thông tin được đăng tải, bạn đọc trên cả nước đã gửi rất nhiều phản hồi chờ tỉnh và các huyện của Vĩnh Phúc giải đáp thắc mắc, Dân Trí xin trích đăng một vài băn khoăn của độc giả.

Độc giả Tân Sơn đặt ngay câu hỏi về số tiền chi kỷ niệm có đúng hay sai về mục đích và hiệu quả: "Nhà nước luôn kêu gọi :"Tiết kiệm, chống lãng phí", nhưng các tỉnh nói không đi đôi với làm. Mỗi lần tổ chức sự kiện chi phí vài trăm tỷ đồng, như vậy trong năm chi khoảng hơn chục nghìn tỷ đồng, trong khi đời sống nhân dân còn vô cùng khó khăn, hạ tầng xã hội còn rất lạc hậu. Các nhà quản lý hiện nay chỉ thích tiêu tiền, lười nghĩ cách nâng cao phúc lợi xã hội".

Độc giả Bùi Huy Thạch phê phán chủ trương của Vĩnh Phúc là: "Thừa giấy vẽ voi, trong khi Đảng và Chính phủ đang kêu gọi sự đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt thì tỉnh này lại làm những việc như vậy thì có nên không?".

Nói về việc tỉnh Vĩnh Phúc phê các huyện làm sai quy trình, một số huyện lại nói làm theo tỉnh chỉ đạo, độc giả Cường Phạm Xuân chỉ trích: "Họ (tỉnh Vĩnh Phúc và các huyện) đang đá bóng, giành giải "trách nhiệm".

Độc giả Cường Nguyễn lại ví von một cách châm biếm: "Thảo nào sau lễ kỷ niệm của Vĩnh Phúc, người dân Thái Nguyên sản xuất không đủ chè về bán cho Vĩnh Phúc".

Độc giải Quỳnh Hà nói: "Mang 65 tỷ đồng ra mua ấm chén, còn người dân nghèo vẫn cứ nghèo, nhiều xã, huyện có đường, trường, trạm vẫn còn kém, nếu số tiền ấy để tu bổ cho những xã, huyện nghèo hay xây nhà từ thiện cho những hộ nghèo tôi thấy có ý nghĩa hơn rất nhiều, hãy họp kiểm điểm nghiêm túc và rút ra kinh nghiệm và bài học".

Sự phô trương, phong trào khiến ngân sách phình to

Độc giả Lê Mạc kịch liệt lên án: "Xin lỗi các ông, tiền Nhà nước đâu phải lá mít đâu mà chi 65 tỷ đồng mua ấm chén. Trong lúc nhiều người dân còn quá khó khăn, chạy ăn từng ngày, các em học sinh trường lớp thiếu thốn phòng học tạm bợ. Sao không để tiền đó làm việc có ý nghĩa hơn. Tôi là thương binh ở Vĩnh Phúc có nhận được bình trà hoặc quà gì đâu?".

Duy nhất, độc giả Vũ Hùng có cái nhìn rộng rãi hơn bởi mua ấm chén tặng cũng là việc mà một số tỉnh đã và đang làm khi có dịp kỷ niệm: "Mua cho dân thì tốt chứ sao. Ấm chén là đồ dùng thiết yếu mà, chỉ có điều mua phải đấu thầu công khai, nghiêm túc, tránh tham ô".

Nhân vấn đề này, nhiều người nói đến chi tiêu công và việc địa phương "phóng tay" chi tiền tỷ để cho những hạng mục không có hiệu quả. Độc giả Công Lý nói: "Qua sự việc mới thấy cách làm ăn quan liêu, cục bộ từ... bộ ấm chén. Ngân sách Nhà nước đang thiếu thốn, phải chi tiêu đã đủ thứ, giờ còn phải chi ngân sách cho cả những thứ không hiệu quả như này".

Độc giả Trần Đức Sâm đề nghị: "Vụ việc chưa rõ ràng, đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra làm rõ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm và xử lý theo pháp luật quy định".

Độc giả Nguyễn Công Tâm chỉ ra đây là sự "phô trương", "phong trào": "Mượn gió bẻ măng, lãng phí không đâu vào đâu, bao mảnh đời cần hỗ trợ để có nhà không dột nát, học sinh có sách vở đến trường... Ai chả biết “ông khốt ăn một, bà khốt ăn hai”, thật đau lòng cho những kiểu phô trương, hoành tráng có một không hai".

Độc giả Đức Lợi bày tỏ quan điểm: "Tôi thấy có cái gì đó sai ở đây, ông Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc nói: "Về giá thành mua ấm chén, địa phương không nắm được vì trên tỉnh mua rồi các đơn vị huyện lên lấy về". Vậy thì các huyện, thị còn tổ chức đấu thầu gì nữa? Vậy là ai đấu thầu sai? Cái này cần trả lời minh bạch cho nhân dân biết".

Cũng bàn về chi tiết này, độc giả Đặng Đình Luật bình luận: "Về giá thành mua ấm chén, địa phương không nắm được vì trên tỉnh mua rồi các đơn vị huyện lên lấy về, như vậy huyện không được tham gia vào quá trình đấu thầu, điều này rõ như ban ngày rồi còn gì?"

An Linh

Tag :mua ấm chén, 65 tỷ đồng, Vĩnh Phúc mua ấm chén, tặng dân


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

646 triệu cổ phiếu LienVietPostBank niêm yết trên sàn chứng khoán

Theo thông báo từ HNX, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) sẽ chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 5/10 tới. Cụ thể, 646 triệu cổ phiếu LPB của LienVietPostBank sẽ được phép giao dịch chính thức trên UPCoM kể từ ngày 5/10. Mức giá khởi điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của LPB là 14.800 đồng/cổ phiếu.

Ngày 2/10, tại TP.HCM, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sẽ tổ chức buổi tiếp xúc và trao đổi với nhà đầu tư, trước thềm thực hiện kế hoạch đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Theo thông tin từ LienVietPostBank, tại buổi tiếp xúc này, ngân hàng sẽ cập nhật tình hình và triển vọng hoạt động, trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư, để cung cấp thông tin chuẩn bị cho việc thực hiện đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch trên UPCoM từ ngày 5/10.

 646 triệu cổ phiếu LienVietPostBank niêm yết trên sàn chứng khoán vào ngày 5/10 tới.

646 triệu cổ phiếu LienVietPostBank niêm yết trên sàn chứng khoán vào ngày 5/10 tới.

Trước sự kiện này, LienVietPostBank đã quyết định phát hành 20 triệu trái phiếu chuyển đổi với giá trị 2.000 tỷ đồng; phương thức phân phối sẽ được Hội đồng Quản trị trình đại hội đồng cổ đông thông qua.

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn của ngân hàng này lên 7.500 tỷ đồng, qua phát hành 104 triệu cổ phần trong năm 2017 (gồm 38,76 triệu cổ phần trả cổ tức với tỷ lệ 6% và 65,25 triệu cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu hoặc chào bán cho cán bộ nhân viên).

Vừa qua, LienVietPostBank cũng đã có các cuộc tiếp xúc với một số tổ chức đầu tư nước ngoài, song song với kế hoạch đăng ký giao dịch cổ phiếu nói trên.

LienVietPostBank bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3/2008. Tính đến 31/8/2017, ngân hàng này có vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 150.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt gần 138.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 96.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm đạt 1.289 tỷ đồng.

Hiện cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), với tỷ lệ sở hữu 12,54%.

An Hạ

Tag :bưu điện liên việt, LienVietPostBank, UPCoM, sàn chứng khoán, cổ phiếu LPB


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Giá vàng trồi sụt, dân đầu tư lỗ 200.000 đồng/lượng

Lúc hơn 10h sáng nay 30/9, giá vàng SJC tại Hà Nội được một số doanh nghiệp vàng lớn niêm yết giao dịch ở mức 36,48 triệu đồng/lượng (mua vào) - 36,55 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và 36,49 triệu đồng/lượng - 36,54 triệu đồng/lượng đối với giao dịch bán buôn.

Các mức giá này giảm so với chốt phiên trước khoảng 30 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 50 nghìn đồng ở chiều bán.

Tại TPHCM, giá vàng SJC hiện giao dịch ở mức 36,4 triệu đồng/lượng - 36,6 triệu đồng/lượng.

 Tính trung bình trong tuần, mỗi lượng vàng điều chỉnh giảm khoảng 200 nghìn đồng.

Tính trung bình trong tuần, mỗi lượng vàng điều chỉnh giảm khoảng 200 nghìn đồng.

Phiên hôm qua 29/9, nhà đầu tư trong nước thiên về xu hướng mua vàng vào khi chứng kiến giá vàng trong nước đã ghi nhận những chuyển mình tích cực do tác động phục hồi từ giá vàng quốc tế bất chấp sự tăng giá của đồng bạc xanh.

Nhìn lại tuần này, giá vàng trong nước được dẫn dắt từ nhịp giảm của giá vàng quốc tế do các yếu tố kinh tế khả quan hơn kỳ vọng và sự tăng giá của đồng USD trước đồn đoán về đợt tăng lãi suất tiếp theo của Mỹ. Cũng bởi tác động này, giá vàng trong nước diễn biến giảm điểm cùng chiều.

Thời điểm giá vàng niêm yết ở ngưỡng cao nhất là 36,59 triệu đồng/lượng - 36,69 triệu đồng/lượng lúc đầu tuần và giảm dần về ngưỡng thấp nhất tại mức 36,41 triệu đồng/lượng - 36,49 triệu đồng/lượng. Tính trung bình trong tuần, mỗi lượng vàng điều chỉnh giảm khoảng 200 nghìn đồng.

Xu hướng giảm trong tuần ít nhiều có tác động tới tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong tuần, dữ liệu từ DOJI cho hay, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục song hành và linh hoạt lựa chọn thời điểm mua vào khi mức điều chỉnh được nhiều khách hàng đánh giá là ngưỡng an toàn.

Mỗi nhà đầu tư đều có sự nhìn nhận không giống nhau cũng bởi vậy trong tuần qua, xu hướng đan xen mua và bán vẫn góp phần tạo nhịp giúp thị trường có một tuần giao dịch tương đối thành công.

Trên thế giới, giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com chốt tuần ở mức 1.279,4 USD/ounce.

Giá vàng ngày 29/9 đi ngang kết hợp tăng, giảm nhẹ trước sức ép của đồng USD mạnh lên. Hiện kim loại quý này đang hướng đến tháng mất giá nhiều nhất trong năm nay do triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong tháng 12 ngày một tăng.

Đồng USD lên giá và hướng đến mức tăng nhiều nhất theo tuần trong năm nay khi các nhà đầu tư dõi theo sát sao kế hoạch về thuế của Tổng thống Donald Trump và triển vọng chính sách của Fed. Trên thị trường tiền tệ, một đồng bạc xanh đổi được 112,66 yen so với mức 112,29 yen/USD tại New York trước đó.

Cũng trong tuần, xu hướng giảm giá chiếm chủ đạo. Nhiều thông tin khiến giá vàng liên tục trồi sụt. Giá vàng niêm yết với mức cao nhất và thấp nhất tại 1,314 USD - 1.277 USD/ounce.

An Hạ

Tag :giá vàng SJC, đồng bạc xanh, giá vàng quốc tế, nhà đầu tư, giá vàng niêm yết


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

PVC nói gì về một loạt lãnh đạo bị bắt và khởi tố?

Hàng loạt lãnh đạo PVN, PVC bị bắt, khởi tố liên quan tới dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

Hàng loạt lãnh đạo PVN, PVC bị bắt, khởi tố liên quan tới dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

Liên quan tới vụ việc một số lãnh đạo vừa bị bắt tạm giam, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) vừa phát đi thông cáo báo chí cho biết, đây là vụ việc liên quan đến giai đoạn trước, PVC hiện đã và đang phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra.

"Đồng thời, Tổng công ty cũng bố trí cán bộ thay thế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty sẽ chủ động có thông tin cụ thể tới các cơ quan báo chí khi có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng", thông báo cho biết.

Như Dân trí đưa tin trước đó, nhằm tiếp tục mở rộng điều tra vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản" xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), ngày 29/9/2017, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số lãnh đạo của PVC.

Theo đó, cơ quan điều tra tống đạt Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Bùi Mạnh Hiển, Chánh Văn phòng Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam và ông Nguyễn Đức Hưng, nguyên Trưởng Phòng Tài chính, Kế toán Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam;

Đồng thời, tống đạt Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và Lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Anh Minh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Cơ quan An ninh điều tra cho biết, các bị can bị khởi tố về hành vi "Tham ô tài sản" quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn các quyết định tố tụng của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra để xử lý đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, một số lãnh đạo khác của PVC và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng bị bắt giữ liên quan đến hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tổng Công ty PVC làm tổng thầu.

Về những sai phạm cụ thể tại Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, nguồn tin của Dân Trí cho biết, hồi tháng 3 năm ngoái, Kiểm toán Nhà nước đã có báo cáo kiểm toán hé lộ một số sai phạm liên quan dự án này.

Theo kết luận kiểm toán, dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có hợp đồng EPC nhà máy chính quy định cấp chứng chỉ hoàn thành tạm thời tổ máy số 1 vào tháng 1/2015, tổ máy số 2 vào tháng 7/2015 nhưng đến tháng 8/2015 vẫn chưa có tổ máy nào hoàn thành.

Đến nay, dự án đã điều chỉnh tiến độ theo thông báo của Văn phòng Chính phủ tại văn bản 329/TP-VPCP ngày 2/10/2015, yêu cầu đưa các tổ máy vào vận hành trong tháng 9/2017 và tháng 3/2018.

Đáng lưu ý, công tác thanh - quyết toán vốn đầu tư cũng để xảy ra nhiều sai sót. Tại dự án này, chủ đầu tư là PVN đã tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1,3 ngàn tỷ đồng cho nhà thầu nhưng tổng thầu PVC đã chi chưa đúng mục đích tạm ứng 576 tỷ đồng và các bên vẫn chưa thu hồi được hết khoản tạm ứng trên.

Theo một nguồn tin khác, theo kết quả điều tra ban đầu, sau khi nhận được số tiền tạm ứng 1.080 tỷ đồng, PVC đã sử dụng 1.080 tỷ đồng để thanh toán nợ gốc vay ngân hàng 425 tỷ đồng; thanh toán lãi vay uỷ thác của Tập đoàn PVN 55 tỷ đồng; hỗ trợ vốn Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ 74 tỷ đồng; hỗ trợ vốn công trình Vũng Áng 103 tỷ đồng; hỗ trợ vốn các công trình khác 156 tỷ đồng.

Ngoài ra, PVC còn sử dụng số tiền trên để góp vốn vào 5 công ty con gồm: Công ty PVC-MS 102 tỷ đồng; Công ty PVC-Land 50 tỷ đồng; Công ty PVC-Hoà Bình 55 tỷ đồng; Công ty PVNC 30 tỷ đồng và Công ty PVC-Mekong 30 tỷ đồng. Đến nay có 3 công ty kinh doanh thu lỗ không thu hồi được vốn, PVC đã phải trích lập dự phòng và hạch toán kinh doanh thua lỗ.

Phương Dung

Tag :PVC, nhiệt điện thái bình 2, pvn, khởi tố


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Tân Hoàng Minh ký hợp tác chiến lược với SHB và Đất Xanh, Danko

Theo thỏa thuận hợp tác, Ngân hàng SHB sẽ tài trợ vốn cho toàn bộ dự án D’. El Dorado, cho khách hàng vay mua căn hộ và bảo lãnh tiến độ dự án. Danko Group và Sàn BĐS Đất Xanh miền Bắc là đơn vị phân phối dự án.

Chủ đầu tư Tân Hoàng Minh ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng SHB

Chủ đầu tư Tân Hoàng Minh ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng SHB

Ngân hàng SHB là một trong những Tập đoàn tài chính lớn và uy tín tại Việt Nam, đã hợp tác với Tập đoàn Tân Hoàng Minh trong rất nhiều dự án như D’. Le Pont D’or, D’. Le Roi Soleil… Còn Danko Group và Sàn BĐS Đất Xanh miền Bắc đều là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực phân phối bất động sản tại Việt Nam.

Danko Group và Đất Xanh miền Bắc là đơn vị phân phối dự án D’. El Dorado

Danko Group và Đất Xanh miền Bắc là đơn vị phân phối dự án D’. El Dorado

Việc hợp tác giữa Tân Hoàng Minh và các đối tác uy tín nói trên nhằm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với dự án D’. El Dorado. Dự án được xây dựng gồm 2 tòa tháp: D’. El Dorado 1 tọa lạc trên đường Lạc Long Quân và D’. El Dorado 2 tọa lạc trên đường Võ Chí Công. Sở hữu vị trí vàng đáng mơ ước bên Hồ Tây, nơi huyệt đạo đầu rồng, vượng phong thủy, hứa hẹn sẽ mang đến cho cư dân 1 cuộc sống viên mãn. Dự án được xây dựng với chức năng shophouse, căn hộ khách sạn, căn hộ dịch vụ và văn phòng với các tiện ích tiêu chuẩn như siêu thị, nhà trẻ, phòng tập gym, bể bơi, trung tâm mua sắm, khu sinh hoạt cộng đồng…D’. El Dorado được lấy cảm hứng từ phong cách sống văn minh của Châu Âu với những căn hộ nhỏ đầy đủ tiện ích và bố trí nội thất thông minh dành cho những bạn trẻ yêu thích phong cách sống năng động, hiện đại.

D’. El Dorado là dự án tiên phong đưa phong cách sống mới đến với giới trẻ Việt Nam

D’. El Dorado là dự án tiên phong đưa phong cách sống mới đến với giới trẻ Việt Nam

Không chỉ có ưu thế về vị trí và tiện ích, D’. El Dorado còn được thiết kế ngoại thất theo phong cách tân cổ điển với các đường nét trau chuốt, cầu kỳ cùng cách bài trí nội thất gọn gàng và thông minh. Đây chính là những điểm mạnh giúp dự án có sức hút mạnh mẽ, mang lại cơ hội đầu tư sinh lời vô cùng hấp dẫn trong tương lai.

Với sự bắt tay hợp tác giữa Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Ngân hàng SHB, Đất Xanh, Danko trong việc đầu tư, phân phối dự án D’. Eldorado, hứa hẹn sẽ cung cấp thị trường dòng sản phẩm chất lượng, có tính thanh khoản cao, đem lại cơ hội đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt, sự kiện ký kết này khẳng định mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững và hiệu quả giữa Tân Hoàng Minh với các đối tác Ngân hàng SHB, Đất Xanh, Danko trong nhiều dự án sắp tới.

P. Anh

Tag :Tân Hoàng Minh, D’. El Dorado, phong cách tân cổ điển


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Đối thoại với 14 lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân lớn, Thủ tướng hỏi: Nút thắt là gì?

 Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại toạ đàm.

Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại toạ đàm.

Tại buổi Toạ đàm Đối thoại chính sách một số tập đoàn kinh tế tư nhân diễn ra sáng nay (30/9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ 14 Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế tư nhân: Đặng Văn Thành – Chủ tịch Thành thành công, Đoàn Nguyên Đức – Hoàng Anh Gia Lai, Bùi Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG; bà Thái Hương – Chủ tịch Tập đoàn TH; bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Vietjet…

Theo ông Vũ Viết Ngoạn, năm 2017 nền kinh tế có những khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm để đạt mục tiêu tăng trưởng trong chặng đường phát triển tới đây của đất nước.

"Thủ tướng tổ chức toạ đàm với một số tập đoàn kinh tế tư nhân với chủ đề “Chính phủ và tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành, phát triển kinh tế", lắng nghe và đổi mới chính sách để khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển", ông Ngoạn cho biết.

Phát biểu tại Toạ đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: "Trước đây, Chính phủ thường gặp các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhưng năm nay chúng tôi quyết định gặp gỡ, đối thoại với khối doanh nghiệp tư nhân".

"Chính phủ muốn lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển, có gì đặt ra để kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển", Thủ tướng cho biết và mong muốn đại diện tập đoàn kinh tế tư nhân "nói thẳng, thật, trách nhiệm".

“Vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển? Do môi trường kinh doanh hay thuế khoá, lao động? Nếu do môi trường thì Nhà nước cần làm gì nữa để khối doanh nghiệp tư nhân phát triển? Nhà nước phải làm gì trong giai đoạn hiện nay?”, Thủ tướng đặt câu hỏi.

Khẳng định những tập đoàn tham dự toạ đàm hôm nay đều là những đơn vị bước đầu thành công, góp phần vào phát triển đất nước, Thủ tướng cũng đánh giá, trước đây chưa từng có những tập đoàn lớn như hiện nay và vai trò kinh tế tư nhân cũng chưa được nhấn mạnh.

"Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, trong cơ cấu thì DNNN chỉ chiếm 0,5% trong khi doanh nghiệp tư nhân chiếm 96,7%, doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 2,6%... Điều này cho thấy, doanh nghiệp tư nhân chiếm vị thế quan trọng trong cơ cấu về số lượng doanh nghiệp hiện nay", Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, nhiều tập đoàn, tổng công ty tư nhân rất thành công, trong số đó có những vị đang ngồi đây ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong 496.000 doanhg nhiệp đang hoạt động, doanh nghiệp tư nhân chiếm phần lớn thì doanh nghiệp lớn (quy mô vốn khá) chỉ chiếm chưa tới 10.000, còn lại phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

“Nút thắt ở đây là gì? Các vị hay đưa ra những vấn đề mà cho rằng cần tháo gỡ để kinh tế tư nhân phát triển. Từ tiếng nói này chúng tôi sẽ hình thành chính sách, định hướng để tiếp tục tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh để doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng hướng; ngày càng nhiều tập đoàn lớn mạnh cùng khối doanh nghiệp nhỏ và vừa” , Thủ tướng nói

Trước đó, hồi tháng 7 năm nay, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam lần 2 – VPSF 2017, Thủ tướng cũng khẳng định, với mỗi đơn vị bổ sung thì doanh nghiệp tư nhân tạo ra doanh thu nhiều hơn gấp 3 lần doanh nghiệp Nhà nước, cho thấy chìa khoá cho tăng trưởng kinh tế nằm rất nhiều ở khu vực tư nhân.

“Những gì tư nhân có thể làm tốt thì để tư nhân làm. Đây là con đường đúng đắn để Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích các địa phương chủ động sáng tạo, phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế”, Thủ tướng cho biết.

Ông cũng trích lại lời đại văn hào Mark Twain từng nói “hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khơi để đến bến đỗ an toàn và để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió” và nhấn mạnh "kinh tế tư nhân Việt Nam hãy ra khơi bình an”.

Trả lời câu hỏi của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình về việc Chính phủ, lãnh đạo có lắng nghe doanh nghiệp không, Thủ tướng một lần nữa khẳng định khu vực tư nhân không chỉ là động lực mà còn là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước.

Phương Dung

Tag :thủ tướng nguyễn xuân phúc, tập đoàn kinh tế, hoàng anh gia lai, tập đoàn TH, đặng văn thành


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Thủ tướng đối thoại với 14 lãnh đạo tập đoàn kinh tế tư nhân

Thủ tướng nhấn mạnh mục đích tọa đàm là hỏi và đáp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tập đoàn tư nhân một cách chân thành, với tinh thần nói thẳng, nói thật, trách nhiệm.

“Vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển mạnh? Môi trường kinh doanh hay thuế khóa, hay ở khâu đối xử? Nhà nước phải làm gì để kinh tế tư nhân phát triển tốt và Nhà nước phải làm gì trong giai đoạn hiện nay và bản thân doanh nghiệp phải làm gì?”.

Câu hỏi trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra khi ông chủ trì cuộc tọa đàm với đại diện hàng chục tập đoàn kinh tế tư nhân, sáng 30/9.

Với chủ đề “Chính phủ và các tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành phát triển kinh tế”, đây được xem là một cuộc tọa đàm chưa từng có tiền lệ bởi trước đây, thường chỉ có các cuộc tọa đàm với doanh nghiệp nói chung hoặc khối doanh nghiệp Nhà nước.

Cuộc tọa đàm được tổ chức theo đề xuất của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ, với sự tham dự 14 Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Báo cáo tại cuộc tọa đàm cho thấy, kinh tế tư nhân là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Những cỗ máy tăng trưởng ở mọi tỉnh, thành phố, với tiềm năng, thế mạnh riêng có, chủ yếu từ kinh tế tư nhân. Từ năm 2010 trở lại đây, kinh tế tư nhân đóng góp trên 43% GDP trong khi tỷ lệ này của khu vực kinh tế Nhà nước là khoảng 28,9%.

Có nghiên cứu cho rằng, với mỗi một đơn vị vốn bổ sung thì khu vực tư nhân Việt Nam đang tạo ra doanh thu nhiều gấp 3 lần so với doanh nghiệp Nhà nước. Điều này thể hiện chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm rất nhiều ở khu vực tư nhân.

Mới đây, Hội nghị Trung ương 5 - khóa 12 đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho thấy sự quan tâm của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Phát biểu tại cuộc tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thành công của kinh tế tư nhân so với những năm trước đây là rất lớn. Trên thực tế hoạt động ở Việt Nam hiện nay, trong gần nửa triệu doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 0,5%, doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 2,8% còn doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 96,7%.

Theo Thủ tướng, “doanh nghiệp tư nhân chiếm một vị thế gần như tuyệt đối về số lượng. Nhiều tập đoàn, tổng công ty tư nhân rất thành công mà quý vị là người đại diện hôm nay”.

Thủ tướng cho hay, cá nhân ông và lãnh đạo Chính phủ không thể gặp hết các doanh nghiệp tư nhân vì lực lượng này rất đông, rất rộng trong khi thời gian eo hẹp và 14 doanh nghiệp dự tọa đàm hôm nay là đại diện cho các tập đoàn, tổng công ty lớn của kinh tế tư nhân nước ta.
 
“Có thể nói, các tập đoàn, tổng công ty tham dự hôm nay là những đơn vị thành công, bước đầu đóng góp vào sự phát triển của đất nước”, Thủ tướng chia sẻ và đặt vấn đề, trong tổng số 496.000 doanh nghiệp đang hoạt động mà tư nhân chiếm phần lớn thì doanh nghiệp lớn chỉ dưới 10.000, còn lại 486.000 là doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Vậy phải làm sao để không phải chỉ có mười mấy người ngồi đây, không phải chỉ có dưới 10.000 doanh nghiệp lớn mà phải có nhiều anh, nhiều chị, nhiều tập đoàn tư nhân ở Việt Nam lớn mạnh như quý vị cùng ngồi đây”.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh mục đích tọa đàm là hỏi và đáp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tập đoàn tư nhân một cách chân thành, với tinh thần nói thẳng, nói thật, trách nhiệm.

“Hôm nay chúng tôi nghe quý vị chính là để tiếp tục tháo gỡ, tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển đúng hướng, ngày càng có nhiều tập đoàn tư nhân lớn mạnh cùng với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Thủ tướng nêu rõ.

Cách đây gần 2 tháng, tới dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2017 với sự tham gia của khoảng 1.000 doanh nghiệp tư nhân, Thủ tướng đã đặt mục tiêu phấn đấu là nâng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân từ 43% lên 50 - 60% GDP. Thủ tướng khẳng định, “chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nằm rất nhiều ở khu vực kinh tế tư nhân” và “những gì mà tư nhân có thể làm tốt thì Nhà nước tạo điều kiện cho tư nhân làm”.

Trong thời gian qua, tính bình quân không có ngày nào mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ không làm việc với doanh nghiệp, về chủ đề doanh nghiệp. Từ đó, một loạt cải cách thể chế, chính sách pháp luật đã được ban hành.

Một số hình ảnh tại buổi đối thoại này - Nguồn: VGP:

Thủ tướng đối thoại với 14 lãnh đạo tập đoàn kinh tế tư nhân 1
Thủ tướng đối thoại với 14 lãnh đạo tập đoàn kinh tế tư nhân 2
Thủ tướng đối thoại với 14 lãnh đạo tập đoàn kinh tế tư nhân 3


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Nhận định chứng khoán tuần 2-6/10: “Kiểm tra ngưỡng 800”

BVSC cho rằng, nhiều khả năng các phiên đầu tuần tới, thị trường sẽ tiếp tục diễn biến lình xình đi ngang hoặc điều chỉnh nhẹ.

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần 2-6/10/2017.

Đóng cửa phiên cuối tuần ngày 29/9, VN-Index giảm 0,40 điểm xuống 804,42 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng thêm 0,23 điểm lên 107,66 điểm.

Nhận định

Khuyến nghị

BVSC

Nhiều khả năng các phiên đầu tuần tới, thị trường sẽ tiếp tục diễn biến lình xình đi ngang hoặc điều chỉnh nhẹ.

 

BSC

 

Nhà đầu tư nên tránh tham gia thị trường ở thời điểm hiện tại và chờ đợi những thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 3/2017 hỗ trợ sự hồi phục của các nhóm ngành thị trường.

FPTS

Chúng tôi nghiêng về khả năng chỉ số sẽ lùi về kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 800 điểm cũng như đường SMA 20 trong phiên giao dịch đầu tuần 40.

Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm nhà đầu tư nên thận trọng, hạn chế mở các vị thế đầu cơ trong giai đoạn này.

VDSC

 

Hai chỉ số tiếp tục dóng cửa với hai màu sắc trái chiều, trạng thái xu hướng vẫn không có sự thay đổi, VN-Index đi ngang và HNX-Index tiếp diễn xu hướng tăng giá, nhà đầu tư có thể duy trì vị thế nắm giữ và tích lũy thêm cổ phiếu ở những nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ.

VCSC

Bản chất thực sự của thị trường vẫn đang chuyển biến chậm theo chiều hướng tiêu cực hơn.

 


Tiếp tục điều chỉnh nhẹ

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)
 
“Nhiều khả năng các phiên đầu tuần tới, thị trường sẽ tiếp tục diễn biến lình xình đi ngang hoặc điều chỉnh nhẹ. Tuy nhiên, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 đang tới gần. Đây sẽ là yếu tố khiến mức độ phân hóa sẽ diễn ra ngày càng mạnh giữa các nhóm cổ phiếu”.

Xu hướng chung là điều chỉnh

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

“Tác động chính đến xu thế thị trường trong phiên giao dịch ngày cuối tuần là sự giằng co của các cổ phiếu trụ trong rổ VN30. Tuy xuất hiện những sự tăng điểm vào đầu phiên nhờ thông tin tăng trưởng của GDP quý 3 nhưng ngay sau đó đã có những nhịp điều chỉnh do dòng tiền khá yếu và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Thị trường hôm 29/9 được nâng đỡ bởi ngành thép, ngân hàng, chứng khoán nhưng xu hướng chung vẫn là đang có tín hiệu điều chỉnh, thanh khoản yếu và chưa lành mạnh. Nhà đầu tư nên tránh tham gia thị trường ở thời điểm hiện tại và chờ đợi những thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 3/2017 hỗ trợ sự hồi phục của các nhóm ngành thị trường”.

Kiểm tra ngưỡng 800

(Công ty Cổ phần chứng khoán FPT - FPTS)

“Kết thúc tuần 39, đồ thị chỉ số vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu nào đủ mạnh để giúp xác định xu hướng sắp tới. Mặc dù kỳ công bố kết quả kinh doanh quý 3/2017 đang đến gần nhưng rõ ràng sự phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm cổ phiếu cùng với sự thiếu ổn định của chỉ số thị trường đang gây ra rủi ro rất lớn với các vị thế ngắn hạn.

Do đó, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm nhà đầu tư nên thận trọng, hạn chế mở các vị thế đầu cơ trong giai đoạn này. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu đang có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 tích cực, tích lũy trên nền tảng hỗ trợ mạnh”.

Duy trì vị thế nắm giữ

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

“Hai chỉ số tiếp tục dóng cửa với hai màu sắc trái chiều, trạng thái xu hướng vẫn không có sự thay đổi, VN-Index đi ngang và HNX-Index tiếp diễn xu hướng tăng giá, nhà đầu tư có thể duy trì vị thế nắm giữ và tích lũy thêm cổ phiếu ở những nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ”.

Chuyển biến tiêu cực hơn

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

“Tín hiệu ngắn hạn của VN-Index vẫn duy trì ở trạng thái Trung tính với ngưỡng hỗ trợ MA20 tại 802 điểm. Trong khi đó, tín hiệu của VN30 tạm quay về trạng thái Tích cực còn tín hiệu của VNMidcap cũng tạm cải thiện lên mức Trung tính. Ngược lại, tín hiệu của VNSmallcap tiếp tục diễn biến xấu đi khi chuyển từ Trung tính xuống mức Tiêu cực..

Chỉ còn duy nhất chỉ số HNX-Index vẫn đang đóng cửa trên đường MA5 ngày và duy trì tín hiệu Tích cực. Sự phân hóa mạnh trong tín hiệu ngắn hạn của các chỉ số là do sự điều tiết của một số cổ phiếu lớn trên HOSE hay HNX.    

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

LienVietPostBank tiếp xúc nhà đầu tư trước thềm UPCoM

Lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm 2017 của LienVietPostBank đạt 1.289 tỷ đồng.

Ngày 2/10, tại Tp.HCM, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sẽ tổ chức buổi tiếp xúc và trao đổi với nhà đầu tư, trước thềm thực hiện kế hoạch đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Theo thông tin từ LienVietPostBank, tại buổi tiếp xúc này, ngân hàng sẽ cập nhật tình hình và triển vọng hoạt động, trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư, để cung cấp thông tin chuẩn bị cho việc thực hiện đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch trên UPCoM từ ngày 5/10 tới.

Cụ thể, LienVietPostBank sẽ đăng ký giao dịch 646 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán LPB.

Trước sự kiện này, LienVietPostBank đã quyết định phát hành 20 triệu trái phiếu chuyển đổi với giá trị 2.000 tỷ đồng; phương thức phân phối sẽ được Hội đồng Quản trị trình đại hội đồng cổ đông thông qua.

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn của ngân hàng này lên 7.500 tỷ đồng, qua phát hành 104 triệu cổ phần trong năm 2017 (gồm 38,76 triệu cổ phần trả cổ tức với tỷ lệ 6% và 65,25 triệu cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu hoặc chào bán cho cán bộ nhân viên).

Ngoài ra, được biết vừa qua LienVietPostBank cũng đã có các cuộc tiếp xúc với một số tổ chức đầu tư nước ngoài, song song với kế hoạch đăng ký giao dịch cổ phiếu nói trên.

LienVietPostBank bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3/2008. Tính đến 31/8/2017, ngân hàng này có vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 150.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt gần 138.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 96.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm đạt 1.289 tỷ đồng.

Hiện cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), với tỷ lệ sở hữu 12,54%. Trước đó, một cổ đông lớn khác là công ty Him Lam đã thoái hết vốn tại LienVietPostBank, liên quan đến việc tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

LienVietPostBank tiếp xúc nhà đầu tư trước thềm UPCoM

Lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm 2017 của LienVietPostBank đạt 1.289 tỷ đồng.

Ngày 2/10, tại Tp.HCM, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sẽ tổ chức buổi tiếp xúc và trao đổi với nhà đầu tư, trước thềm thực hiện kế hoạch đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Theo thông tin từ LienVietPostBank, tại buổi tiếp xúc này, ngân hàng sẽ cập nhật tình hình và triển vọng hoạt động, trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư, để cung cấp thông tin chuẩn bị cho việc thực hiện đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch trên UPCoM từ ngày 5/10 tới.

Cụ thể, LienVietPostBank sẽ đăng ký giao dịch 646 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán LPB.

Trước sự kiện này, LienVietPostBank đã quyết định phát hành 20 triệu trái phiếu chuyển đổi với giá trị 2.000 tỷ đồng; phương thức phân phối sẽ được Hội đồng Quản trị trình đại hội đồng cổ đông thông qua.

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn của ngân hàng này lên 7.500 tỷ đồng, qua phát hành 104 triệu cổ phần trong năm 2017 (gồm 38,76 triệu cổ phần trả cổ tức với tỷ lệ 6% và 65,25 triệu cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu hoặc chào bán cho cán bộ nhân viên).

Ngoài ra, được biết vừa qua LienVietPostBank cũng đã có các cuộc tiếp xúc với một số tổ chức đầu tư nước ngoài, song song với kế hoạch đăng ký giao dịch cổ phiếu nói trên.

LienVietPostBank bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3/2008. Tính đến 31/8/2017, ngân hàng này có vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 150.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt gần 138.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 96.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 8 tháng đầu năm đạt 1.289 tỷ đồng.

Hiện cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), với tỷ lệ sở hữu 12,54%. Trước đó, một cổ đông lớn khác là công ty Him Lam đã thoái hết vốn tại LienVietPostBank, liên quan đến việc tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog chứng khoán: Không đồng thuận

Hsx30 vẫn có cửa mở rộng vùng dao động theo hướng tăng, nhưng sẽ bị nghi ngờ nhiều hơn.

Thêm nhịp kéo mạnh thứ hai thay vì một nhịp giảm, nhưng kết quả thì vẫn vậy: tiền không vào.

Thị trường ngày 29/9/2017:

Thêm một nỗ lực không thành công nữa hôm nay. VN-Index đỏ không đáng ngại, nhưng thị trường rõ ràng là vẫn đang chịu một sức ép lớn và không có đồng thuận.

Yếu tố đột biến giảm ở vài trụ có thể khiến chỉ số tổn thương nhiều hơn, nhưng rõ ràng là lần thứ hai xuất hiện những cố gắng kéo thị trường lên và kết quả vẫn như cũ. Lần này tiền đã giảm đi đáng kể nghĩa là đã có nhiều người rời bỏ hàng ngũ đua giá. 

Nói đơn giản thì đã có nhiều người không còn tin vào diễn biến tăng nữa, đứng ngoài chờ xem cuộc chơi kết thúc thế nào, thay vì tham gia cuộc chơi. 

Diễn biến giá cổ phiếu hôm nay về cơ bản là giống hôm qua, nâng lên rồi tụt xuống. Điều duy nhất có thể tạo nên diễn biến như vậy vẫn là cầu không đủ mạnh để neo giá, trong khi bán tiếp tục xuất hiện đúng trình tự cũ. Đó là diễn biến khó chịu vì hoặc là đang có nỗ lực cố gắng kéo xả; hoặc thị trường không đồng thuận.

VN30 bình quân bị ép khỏi giá High 1,15%, nâng khỏi giá Low 0,72%, mức độ nhẹ hơn hôm qua một chút. Ngoài ra hệ số tăng/giảm có cải thiện nhẹ. VN30 cũng đóng cửa trên vùng dao động hẹp một chút. Đó là những gì tích cực nhất hôm nay.

Phía ngược lại thì dòng tiền đã sụt giảm nghiêm trọng. Vốn nội trừ ROS còn 2.918 tỷ. Tâm lý phòng thủ sẽ lên cao.

Ngoài ra biến động ở một số trụ là khá nguy hiểm cho xu hướng tăng. Có thể điểm ra: MSN bị đánh tụt mạnh khi retest vùng đỉnh cũ. GAS rời đỉnh với quán tính quá mạnh. VNM bị ép xuống mạnh với Vol lớn. Nhóm ngân hàng MBB, BID, CTG rất mong manh.

Khi mà tâm lý nghi ngại đang lên cao vì không chỉ bị đánh úp một lần mà tới hai lần, sự đồng thuận sẽ khó có được, đồng thời các trụ lại đang phân hóa thì sức mạnh của xu hướng tăng cần bị nghi ngờ. 

Về cơ bản thì xu hướng tích lũy đi ngang vẫn chưa có gì thay đổi. Tuy nhiên những yếu tố trên có thể khiến thời gian kéo dài hơn nữa. 

Giao dịch:

Blog chứng khoán: Không đồng thuận 1

Diễn biến kỳ hạn tháng 10 hôm nay tỏ rõ sự thận trọng của bên Long. VN30 có thời điểm vượt mức High hôm qua, nhưng giá kỳ hạn này vẫn thấp hơn đỉnh hôm qua đáng kể. Basis lúc VN30 đạt đỉnh là -5,56 điểm, lại là rộng nhất trong cả ngày.

Điều quan tâm nhất ngày hôm nay là liệu đà tăng tốt có kết thúc bằng một nhịp rơi giống như hôm qua hay không. Buổi chiều khi VN30 đạt đỉnh cao mới (intraday) ở 797,26 điểm lúc 1h38, kỳ hạn tháng 10 cũng chỉ vươn tới 791,7 điểm tương đương với đỉnh cao nhất trong buổi sáng, tức là phân kỳ với VN30. Short 791.5-791.4 với giả định sẽ xuất hiện một nhịp rơi ở chỉ số, kịch bản xấu nhất là cắt lỗ ở 791.7, tức là khi hợp đồng tháng 10 vượt đỉnh intraday thành công.

Thị trường diễn biến phù hợp kịch bản, nhưng không mạnh như dự kiến. Đóng vị thế ở 790.2-790.3 trong lần retest thứ hai mức 790.1 mà không bị xuyên thủng, đồng thời 790 được chặn quá dày.

* “Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.       


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Bầu Kiên thắng kiện, giành lại 190 tỷ đồng từ công ty cũ

Ngày 29/9, Tòa Kinh tế (TAND TPHCM) tiếp tục phiên tòa xét xử vụ tranh chấp giữa các công ty nhà “bầu” Kiên liên quan đến khoản tiền 190 tỷ đồng.

Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, tuyên hủy 2 hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa B&B với ACI, đồng thời buộc ACI liên đới trả lại cho công ty B&B số tiền 190 tỷ đồng.

“Bầu” Kiên thắng kiện giành lại hơn 190 tỷ đồng.

“Bầu” Kiên thắng kiện giành lại hơn 190 tỷ đồng.

Theo nội dung vụ án, ngày 5/9/2016, bà Hương (em gái ông Nguyễn Đức Kiên, tức “bầu” Kiên) đứng tên đại diện B&B khởi kiện ACI đòi hơn 190 tỷ đồng.

Đến ngày 11/10/2016, “bầu” Kiên (đang chấp hành bản án hình sự) làm đơn khởi kiện ACI với cùng yêu cầu như em gái mình.

Theo đơn khởi kiện của B&B, công ty này yêu cầu tòa án tuyên hủy 2 hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa B&B với ACI và yêu cầu tòa án buộc ACI liên đới cùng Ngân hàng ACB hoàn trả hơn 190 tỷ đồng cho B&B. Theo đơn khởi kiện thì B&B đã thanh toán cho ACI hơn 190 tỷ đồng theo 2 hợp đồng trên.

Tuy nhiên, theo phía bị đơn thì thực tế ACI chỉ nhận được số tiền 101 tỷ đồng, còn số tiền hơn 89 tỷ đồng do “bầu” Kiên cùng em gái ruột là bà Hương dùng Công ty B&B để rút tiền của chính Công ty ACI chuyển cho B&B.

Bởi thời điểm năm 2009 - 2010, ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT Công ty ACI, Chủ tịch HĐQT Công ty B&B, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty AFG… Với vị trí lãnh đạo đó, Kiên phù phép, mua qua bán lại cổ phẩn các công ty với nhau để rút tiền.

Theo HĐXX, ông Kiên đã bị tuyên phạt về tội kinh doanh trái phép, trong đó có liên quan tới hai hợp đồng chuyển nhượng này. Điều này đồng nghĩa hai hợp đồng này không có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định, hậu quả hợp đồng vô hiệu các bên phải hoàn trả những gì đã nhận của nhau. Do đó, bên mua (B&B) đã thanh toán 190 tỷ đồng thì bên nhận ACI phải có nghĩa vụ hoàn trả cho B&B. Vì vậy, HĐXX chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của nguyên đơn.

Xuân Duy

Tag :bầu kiên, kiện, hợp đồng chuyển nhượng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Tỷ phú trúng Vietlott 112 tỷ đồng đến từ Đồng Nai?

Như Dân trí đã thông tin, tại kỳ quay số mở thưởng (QSMT) thứ 186 ngày 27/9, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã xác định được 1 vé trúng thưởng giải đặc biệt (Jackpot) sản phẩm Mega 6/45 trị giá lên tới 112.128.144.500 đồng. Hội đồng giám sát xổ số đã xác nhận kết quả kỳ QSMT 186 có bộ số: 10 – 19 - 33 - 34 - 35 - 45.

Xác định từ hệ thống kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán, Vietlott xác định chiếc vé có dãy số 10 – 19 - 33 - 34 - 35 - 45 được phát hành tại điểm bán hàng xổ số tự chọn ở số 9 Đường Nguyễn Ái Quốc, Phường Tân Phong,Thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai (đại lý Ba Phúc Lộc). Tờ vé có 1 bộ số duy nhất do máy chọn vào 14h27 chiều ngày 25/9, tức trước khi QSMT 2 ngày.

Chủ nhân giải thưởng 112 tỷ đồng vẫn chưa xuất hiện

Chủ nhân giải thưởng 112 tỷ đồng vẫn chưa xuất hiện

Mặc dù đã "khoanh vùng" được địa điểm phát hành vé nhưng đến nay, chủ nhân của giải thưởng "khủng" này vẫn chưa xuất hiện.

Để bảo đảm thông tin cá nhân, bảo vệ quyền lợi của người tham gia dự thưởng, Vietlott mời người sở hữu vé trúng thưởng giải Jackpot kỳ QSMT 186 liên hệ trực tiếp với Vietlott tại Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu để được hướng dẫn làm thủ tục nhận thưởng.

Được biết, số tiền thưởng hơn 112 tỷ đồng của kỳ QSMT 186 là mức tiền thưởng gấp tới 4-5 lần so với số tiền thưởng ở 3 giải Jackpot liền kề trước đó. Mức tiền thưởng kỳ này bằng với giải Jackpot tại kỳ quay ngày 24/5 và chủ nhân là một cán bộ hưu trí ở Hà Nội.

Ngoài ra, kỳ quay số ngày 27/9 cũng xác định thêm 85 giải nhất (10 triệu đồng/giải), 3964 giải nhì (300.000 đồng/giải) và 69922 giải ba (30.000 đồng/giải).

Công Quang

Tag :Vietlott, Jackpot, tỷ phú trúng 112 tỷ đồng, xổ số điện toán


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng theo tiêu chí bình chọn mới nhất của Asiamoney

Theo đó, HDBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt giải thưởng ở hạng mục “Ngân hàng do doanh nghiệp và các tổ chức tài chính bình chọn năm 2017” theo hệ thống bình chọn mới nhất từ năm 2017 của tổ chức Asiamoney.

Để đạt được giải thưởng này, HDBank đã vượt qua được 2 lần “thử thách”: Xét chọn từ Ban tổ chức thông qua năng lực của ngân hàng và sự bình chọn, đánh giá của hơn 1,500 doanh nghiệp lớn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (nguồn Tạp chí Asiamoney- số 3 năm 2017)

Bên cạnh đó, để đạt giải Ngân hàng tốt nhất năm 2017, HDBank là ngân hàng Việt Nam được xếp điểm cao nhất ở cả 2 tiêu chí quan trọng, gồm: Tiêu chí “Top of mind”, với tiêu chí này thì HDBank là ngân hàng được khách hàng lựa chọn đầu tiên. Tiêu chí thứ 2, HDBank có 6 nhóm sản phẩm dịch vụ tiên tiến được khách hàng tin dùng và ưu tiên lựa chọn hàng đầu: Dịch vụ quản lý tiền mặt; tài trợ thương mại, dịch vụ ngoại hối, thị trường vốn, lãi suất và dịch vụ tín dụng…

Cùng đoạt một số giải thưởng của Asiamoney năm nay, còn có đại diện một số ngân hàng trong nước và Quốc tế như: ANZ, HSBC, CitiBank, Vietcombank, ACB, VPBank…

Ông Matthew Thomas, Trưởng Đại diện ở châu Á – đại diện Ban tổ chức trao giải thưởng cho ông Nguyễn Thành Đô – Phó CT HĐQT, đại diện HDBank nhận giải thưởng.

Ông Matthew Thomas, Trưởng Đại diện ở châu Á – đại diện Ban tổ chức trao giải thưởng cho ông Nguyễn Thành Đô – Phó CT HĐQT, đại diện HDBank nhận giải thưởng.

Ông Clive Horwood- Tổng Biên tập tạp chí Euromoney và Asiamoney (bên phải) cùng ông Matthew Thomas, trưởng đại diện ở châu Á – đại diện Ban tổ chức Asiamoney trao giải thưởng cho các thành viên lãnh đạo đại diện HDBank

Ông Clive Horwood- Tổng Biên tập tạp chí Euromoney và Asiamoney (bên phải) cùng ông Matthew Thomas, trưởng đại diện ở châu Á – đại diện Ban tổ chức Asiamoney trao giải thưởng cho các thành viên lãnh đạo đại diện HDBank

Xuyên suốt thời gian hình thành và phát triển, HDBank đã nhận được nhiều giải thưởng và xếp hạng cao từ các tổ chức nước ngoài như: “Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liền (2012; 2013; 2014; 2015; 2016) cũng do tổ chức Asiamoney trao tặng; 2 năm liền nhận giải “Doanh nghiệp quản lý tốt nhất tại khu vực châu Á” năm 2015 và 2016 do Tạp chí Euromoney trao tặng; Hãng xếp hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s Investors Service xếp hạng cho ngân hàng ở mức B2 - Mức tín nhiệm cao và triển vọng ổn định; The Asian Banker công bố HDBank đứng thứ hạng cao trong TOP 500 ngân hàng mạnh nhất châu Á và thuộc TOP 8 ngân hàng thương mại Việt Nam.

Và với Giải Ngân hàng tốt nhất năm 2017 lần này, một lần nữa ghi nhận HDBank là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, với uy tín trong nước và trên thế giới, đặc biệt tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo các báo cáo chuyên ngành, ngân hàng này đã có sự phát triển vượt bậc, so với năm 2011, tổng tài sản của HDBank tại ngày 31/12/2016 tăng hơn 3 lần, vốn chủ sở hữu tăng gần 3 lần, tổng huy động vốn tăng hơn 4 lần, tổng cho vay tăng 5 lần, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 2 lần, mạng lưới hoạt động hơn 240 chi nhánh, PGD; 9.100 điểm giao dịch, số lượng nhân sự tăng thêm gần 9.000 CBNV và đang có những bước phát triển mạnh mẽ.

6 tháng đầu năm 2017 đã được thực hiện với nhiều kết quả khả quan: Tổng tài sản đạt 169.528 tỉ đồng, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước, tăng 13% so với cùng kỳ và đạt 95% kế hoạch năm 2017. Tổng vốn huy động: đạt 152.324 tỉ đồng, tăng 34%% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ: đạt 105.522 tỉ đồng, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng 17,1% so với cuối năm 2016 (trong đó HDBank riêng lẻ tăng trưởng đảm bảo đúng qui định của NHNN giao) và đạt 98% kế hoạch năm 2016. Nợ xấu được khống chế ở mức thấp, chiếm 1,6% thấp hơn nhiều so với qui định <3% của NHNN. Hệ số an toàn vốn tối thiểu 11,3%.

Tạp chí Asiamoney là tạp chí kinh tế - tài chính chuyên sâu hàng đầu tại châu Á ra đời từ năm 1989, có trụ sở tại HongKong (Trung Quốc), thuộc tập đoàn truyền thông toàn cầu Euromoney Institution Investor PLC. Tạp chí Asiamoney phát hành tại 100 quốc gia. Đối tượng độc giả chủ yếu là lãnh đạo cấp cao các tập đoàn tài chính – ngân hàng. Hệ thống chương trình Asiamoney Polls & Awards được Asiamoney tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các tổ chức tài chính hàng đầu tại châu Á.

Mai Tâm

Tag :đại diện Ban tổ chức, Ngân hàng Việt Nam, Việt Nam đầu tiên, ngân hàng hàng đầu, ngân hàng thương mại, quản lý tiền tệ, 8 ngân hàng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ vẫn khó tiếp cận vốn

Ngày 29/9, Hội thảo về Diễn đàn Kết nối Doanh nghiệp do Phụ nữ làm chủ với thị trường Đông Á do Nhóm Ngân hàng Thế giới phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện trong khuôn khổ Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 tại TP Huế đã nêu lên nhiều vấn đề thú vị về doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ.

21 nền kinh tế thế giới đang tham dự nhiều phiên họp quan trọng tại Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 ở TP Huế từ 26-29/9

21 nền kinh tế thế giới đang tham dự nhiều phiên họp quan trọng tại Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 ở TP Huế từ 26-29/9

Kết luận từ một khảo sát thị trường do IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, thực hiện, ước tính nhu cầu tài chính chưa được đáp ứng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam hiện lên tới 1,19 tỷ USD hạn chế các cơ hội dành cho phụ nữ để mở rộng và phát triển doanh nghiệp của mình.

DNNVV đóng vai trò thiết yếu trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp, và 50% tổng số lao động cả nước. Theo Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2015 của Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có 95.906 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, chiếm khoảng 21% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, 42% hay 40.003 doanh nghiệp trong số này có quy mô vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô tương tự như các doanh nghiệp do nam giới làm chủ với doanh thu trung bình hàng năm tương tự nhau cho thấy doanh thu trung bình hàng năm của các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ là 548.000 USD so với 543.000 USD của các doanh nghiệp nhỏ do nam giới làm chủ; và 5,69 triệu USD đối với cac doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ so với 5,76 triệu USD đối với doanh nghiệp vừa do nam giới làm chủ.

Tuy nhiên, một phân khúc quan trọng của thị trường này – DNNVV do phụ nữ làm chủ - chưa được nhìn nhận đầy đủ. Quản lý và điều hành hoạt động của gần 45.000 DNNVV thuộc các lĩnh vực khác nhau, các nữ doanh nhân tạo ra lợi nhuận trung bình hàng năm tương đương với các nam doanh nhân, và các doanh nghiệp của họ đang tăng trưởng với tốc độ trên 20%. Nhưng khi cần vay vốn ngân hàng, phụ nữ thường gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới.

Bản báo cáo với tiêu đề “Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Quan niệm và tiềm năng” chỉ ra rằng, trong hai năm vừa qua, chỉ 37% DNNVV do phụ nữ làm chủ tiếp cận được các khoản vay ngân hàng, so với 47% doanh nghiệp thuộc sở hữu của nam giới. Dù môi trường đầu tư trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ, đa phần các ngân hàng hoặc cho rằng không cần đưa ra một cách tiếp cận riêng đối với các nữ doanh nhân, hoặc đánh giá phân khúc này là ít lợi nhuận hơn, nhiều rủi ro hơn và thiếu kỹ năng quản lý tài chính.

Các đại biểu về tham dự Hội thảo về Diễn đàn Kết nối Doanh nghiệp do Phụ nữ làm chủ với thị trường Đông Á ngày 29/9 tại TP Huế trong khuôn khổ APEC 2017

Các đại biểu về tham dự Hội thảo về Diễn đàn Kết nối Doanh nghiệp do Phụ nữ làm chủ với thị trường Đông Á ngày 29/9 tại TP Huế trong khuôn khổ APEC 2017

“Khảo sát này đã thay đổi nhìn nhận về khu vực DNVVN do phụ nữ làm chủ khi chỉ ra những thách thức khi phục vụ phân khúc này thật ra lại chính là cơ hội cho các ngân hàng và các nhà cung ứng dịch vụ nói chung, tạo điều kiện cho họ nắm bắt được một thị trường đang tăng trưởng của các nữ doanh nhân có năng lực; khai thác tiềm năng lớn còn chưa được phát huy của các nữ doanh nhân Việt Nam,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết.

Theo ông Kyle Kelhofer :“Đã đến lúc các ngân hàng cần nhìn nhận DNNVV do phụ nữ làm chủ là một phân khúc khách hàng chiến lược và riêng biệt, với những sản phẩm và dịch vụ được thiết kế phù hợp.”

Trên cơ sở này, IFC đã khuyến nghị, các ngân hàng hãy tìm hiểu kỹ hơn phân khúc chưa được chú trọng đầy đủ này, bằng cách xác định các nhu cầu và cơ hội tài chính cũng như phi tài chính cụ thể của các doanh nhân nữ là chủ các DNVVN. Đây chính là một phân khúc khách hàng chiến lược đặc biệt, và là một cơ hội kinh doanh lớn cho các ngân hàng hiện đang ít phục vụ thị trường này.

Các ngân hàng cần đào tạo về tính nhạy cảm giới cho nhân viên ngân hàng để họ hiểu rõ hơn các khía cạnh về giới trong hoạt động ngân hàng, ví dụ như những khác biệt về giới trong nhu cầu, sở thích, và hành vi tài chính, và khắc phục bất cứ định kiến nào có thể tác động đến hoạt động cung ứng dịch vụ.

Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể cải thiện sản phẩm và dịch vụ dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ bằng cách hỗ trợ các hình thức cung cấp dịch vụ phi tài chính thích hợp dành cho nữ doanh nhân (tức là dịch vụ phát triển doanh nghiệp do các ngân hàng cung cấp), qua đó giải quyết các vấn đề như thiếu cơ hội tiếp cận tài chính, thông tin, kỹ năng và các thị trường mới.

Đại Dương

Tag :phụ nữ làm chủ, IFC, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nữ doanh nhân, APEC 2017, Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 tại TP Huế:


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Samsung ra Note 8, Formosa hoạt động: Tăng trưởng kinh tế tự tin đạt 6,7%

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT): Quý 3 tăng cao vì khu vực nông nghiệp thủy sản đã tăng mạnh trở lại; chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi thủy sản, chuyển một vụ lúa sang nuôi trồng thủy hải sản đã cho thu nhập của người dân tăng từ 4 đến 5 lần.

Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) tự tin nền kinh tế sẽ đạt và vượt mức tăng trưởng 6,7%.

Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) tự tin nền kinh tế sẽ đạt và vượt mức tăng trưởng 6,7%.

Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến, chế tạo lần đầu tiên tăng trưởng 12,77%, (cao hơn cùng kỳ năm 2016), đóng góp 2,15% vào mức tăng chung. Ngành xây dựng duy trì tăng trưởng khá với tốc độ 8,30%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Con số tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được Tổng cục Thống kê nhận định là chưa từng có, đến từ nhiều ngành sản xuất, trong đó đặc biệt là việc Samsung Việt Nam đưa điện thoại Glaxy note 8 vào sản xuất và bán ra thị trường quốc tế đã kích thích tăng trưởng mạnh mẽ và nhiều kỳ vọng sẽ tạo tăng trưởng thời gian tới. Bên cạnh đó, nhà máy thép Formosa cũng đi vào hoạt động, ra sản phẩm giúp tạo ra tăng trưởng cho Việt.

Về dịch vụ, ba quý liên tiếp vừa qua tăng mạnh, tính toán của Tổng cục Thống kê thời điểm từ nay đến hết quý IV sẽ là cao điểm khách du lịch quốc tế từ châu Âu sang Việt Nam nghỉ đông, do đó doanh số kinh doanh du lịch tại nhiều tỉnh phía Nam sẽ khả quan, đóng góp vào tăng trưởng chung.

Ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,16% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung (0,75 điểm phần trăm) cao hơn 9 tháng của năm trước.

Đại diện Tổng cục Thống kê khẳng định: "Dãy số liệu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực từ năm 2011-2016 chưa có năm nào tăng như hiện nay. Chúng tôi kỳ vọng GDP quý IV sẽ tăng khoảng 7,31% cùng với đà tăng của quý III, tăng trưởng GDP cả năm sẽ đạt 6,7%".

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho biết: Nền kinh tế đang có nhiều khởi sắc trông thấy nhưng đề nghị Chính phủ, bộ ngành đưa ra nhiều quyết sách, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn nhằm kích thích khu vực tư nhân bỏ vốn kinh doanh. Nếu không thỏa mãn được các điều kiện tự do và lý tưởng trong kinh doanh, nền kinh tế sẽ không đạt được tăng trưởng ổn định, bền vững.

Trả lời về việc nhập siêu Hàn Quốc tăng cao gây rủi ro cán cân thương mại, chỉ chuyển đổi cơ học từ nhập siêu Trung Quốc sang Hàn Quốc chứ không phải chuyển đổi cơ cấu, giảm tỷ lệ thuộc nhập siêu.

Đại diện Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ cho hay: Nhập siêu Hàn Quốc gia tăng cao vì nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất các tổ hợp nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc không ổn định dù nhiều mặt hàng được xoá, giảm thuế nhập khẩu khiến nhập siêu tăng cao hơn. Hiện tỷ trọng xuất nhập của Samsung so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng trên 20% và tỷ lệ này tương ứng dưới 20% nhập khẩu.

Nguyễn Tuyền

Tag :GDP, Formosa, Samsung Note 8, tăng trưởng kinh tế, samsung Việt Nam


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Cất nóc toàn dự án, thời điểm thích hợp để mua căn hộ EcoHome Phúc Lợi

Dự án EcoHome Phúc Lợi được cất nóc vào ngày 27/9 vừa qua, dự kiến sẽ hoàn thành sớm 1 tháng so với tiến độ thi công cam kết với khách hàng.

Dự án EcoHome Phúc Lợi được cất nóc vào ngày 27/9 vừa qua, dự kiến sẽ hoàn thành sớm 1 tháng so với tiến độ thi công cam kết với khách hàng.

Quà tặng nội thất 35 triệu và gói EcoSchool 10 triệu

Chào mừng lễ cất nóc, chủ đầu tư Capital House đã tung ra một chương trình ưu đãi hấp dẫn: các khách hàng mua căn hộ sẽ được tặng gói nội thất trị giá 35 triệu đồng kèm theo gói chăm sóc EcoSchool trị giá 10 triệu, lãi suất vay ngân hàng 0% cho đến lúc nhận nhà. Với các khách không vay qua ngân hàng nếu thanh toán 95% giá trị căn hộ sẽ được chiết khấu trực tiếp 3,5%.

Đặc biệt, ngày 15/10 tới đây, chủ đầu tư Capital House cũng sẽ tổ chức chương trình Chào mừng lễ cất nóc dự án EcoHome Phúc Lợi với sự tham gia của đông đảo khách hàng quan tâm. Tại đây, khách hàng không chỉ trực tiếp nhận những chương trình ưu đãi lớn khi đặc cọc căn hộ mà còn có cơ hội nhận nhiều phần quà hấp dẫn. Không những thế, quý khách có thể trực tiếp tới tầng căn hộ mẫu của dự án để thăm quan căn hộ, trực tiếp chứng kiến tiến độ thi công, hoàn thiện của dự án.

Tọa lạc tại quận Long Biên (Hà Nội), EcoHome Phúc Lợi có diện tích xây dựng công trình 8.142,62 m2, gồm 2 tòa nhà cao 22 tầng và 3 tầng hầm. Dự án sẽ mang đến cho cư dân một cuộc sống xanh, tiện ích đầy đủ như trường mẫu giáo, khu shophouse, khu thể thao, vườn dạo bộ, bể bơi…

Chương trình “Chào mừng cất nóc dự án EcoHome Phúc Lợi” sẽ được Capital House tổ chức với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng.

Chương trình “Chào mừng cất nóc dự án EcoHome Phúc Lợi” sẽ được Capital House tổ chức với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng.

Thời điểm “vàng” để sở hữu căn hộ xanh tiêu chuẩn quốc tế

Lễ cất nóc dự án là một trong những thời điểm căn hộ EcoHome Phúc Lợi được săn đón bởi không chỉ đúng vào “điểm rơi” cuối tháng 9, khởi đầu cho mùa bất động sản cuối năm mà tiến độ vượt trội so với dự kiến cũng là một trong những điểm cộng mà chủ đầu tư lấy lòng khách hàng. Nhận bàn giao nhà đầu năm 2018, cư dân hoàn toàn có thể sở hữu ngôi nhà của mình vào thời gian trước Tết Nguyên đán.

Đại diện chủ đầu tư Capital House cũng chia sẻ, đây là thời điểm “vàng” để sở hữu căn hộ tại dự án EcoHome Phúc Lợi bởi số lượng quỹ căn không còn nhiều, khi dự án hoàn thành nhu cầu mua căn hộ sẽ tăng cao và những khách hàng mua căn hộ để đầu tư có thể yên tâm về khả năng tăng giá trong tương lai gần khi dự án hoàn thành.

Vượt tiến độ dự kiến, các căn hộ EcoHome Phúc Lợi sẽ mang đến một môi trường sống xanh, tiện ích hiện đại cho các cư dân

Vượt tiến độ dự kiến, các căn hộ EcoHome Phúc Lợi sẽ mang đến một môi trường sống xanh, tiện ích hiện đại cho các cư dân

Từ thiết kế đến xây dựng, dự án EcoHome Phúc Lợi đã được Tổ chức Tài chính Quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới kiểm định để cấp chứng chỉ xanh quốc tế EDGE. Chính vì những tiện ích vượt trội so với giá bán (chỉ từ hơn 1 tỷ đồng mỗi căn), EcoHome Phúc Lợi đã nhận được giải thưởng Bất động sản Việt Nam 2017 ở hạng mục “Căn hộ chung cư có giá tốt nhất tại Hà Nội” vào tháng 6 vừa qua.

Tag :ecohome phúc lợi, capital house


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Nhan nhản xe ô tô cũ giá 50 triệu đồng: Nên mua hay không?

Thị trường nhan nhãn mẫu xe ô tô cũ siêu rẻ chỉ 50 triệu đồng

Thị trường ô tô cũ đang rao bán nhiều mẫu xe chỉ trên dưới 100 triệu đồng, thậm chí cá biệt có xe chỉ 39 triệu đồng - mức giá có thể khiến nhiều người … bật cười vì bất ngờ.

Theo khảo sát của PV, đây là các mẫu ô tô đời khá sâu, từ những năm 2000, thậm chí có mẫu còn từ đời 1996. Đơn cử, trên một trang rao vặt bán ô tô cũ, một chiếc Honda Civic 1989 đang được rao bán giá 50 triệu đồng. Một chiếc xe khác là Toyota Corolla đời 1986 giá chỉ 36 triệu đồng.

 Loạt xe ô tô giá trên dưới 50 triệu đồng được rao bán trên mạng. Ảnh: Lâm Anh

Loạt xe ô tô giá trên dưới 50 triệu đồng được rao bán trên mạng. Ảnh: Lâm Anh

Một chiếc khác - Daewoo Matiz S 0.8 MT đời 2004 – được chủ nhân rao bán 69 triệu đồng, và vô số các mẫu xe khác giá cực kỳ rẻ. Theo lời rao bán của các chủ xe thì các mẫu xe vẫn còn hoạt động tốt, máy móc ổn định…

Theo chia sẻ của chủ một cửa hàng xe cũ tại Cầu Giấy thì các loại xe cũ trong tầm giá 50 triệu không được nhiều người tìm mua, nhưng thị trường vẫn có khá nhiều xe rao bán. Lý do là bởi vì chủ nhân của các mẫu xe cũ nhiều, mà nhu cầu dùng không còn nữa nên quyết định bán đi.

“Về độ bền thì một số xe do người dùng giữ tốt nên khá ổn. Tuy nhiên phần đa xe ở tầm giá này thuộc vào dạng “tiền nào của nấy”, vị chủ cửa hàng xe cũ cho biết.

Xe ô tô giá “siêu rẻ”: Nên mua hay không?

Không có nhiều tiền nhưng vẫn muốn có một chiếc ô tô để đi, anh Trung (Gia Lâm, Hà Nội) muốn tìm một chiếc xe khoảng 50 triệu để đi tạm, gọi là che mưa che nắng.

Tuy nhiên, anh Trung chia sẻ: “Khi tham vấn kinh nghiệm của 1 anh bạn từng sở hữu một chiếc xe 100 triệu đồng, tôi đã quyết định không mua nữa, để dành tiền tiết kiệm mua một chiếc ô tô khá khẩm hơn. Lý do là chiếc xe “cũ rich” của anh ấy thường xuyên chết máy dọc đường, rất vất vả. Không những vậy xe còn rất tốn xăng, và quan trọng nữa là “mã cũ quá”.

 Một mẫu xe giá chỉ 35 triệu đồng. Ảnh: Lâm Anh

Một mẫu xe giá chỉ 35 triệu đồng. Ảnh: Lâm Anh

Trên một diễn đàn chuyên về ô tô, câu chuyện ô tô cũ 50 triệu cũng từng được đem ra bàn luận, mổ xẻ rôm rả. Theo đó, phần đông người cho biết không nên mua những chiếc ô tô quá rẻ, vì xe cũ dễ hỏng hóc và chi phí sửa chữa cũng không hề rẻ

"Theo tôi, nên vay thêm để mua luôn một chiếc xe mới, chứ xe cũ thời gian sửa nhiều hơn thời gian đi, tiền sửa cũng nhiều hơn tiền mua xe, chưa kể đi đường cũng không an tâm lắm. Nó hư lúc nào thì cũng không nói trước được (độ an toàn cũng không cao), tôi là thợ sửa ôtô nên góp ý với anh như thế", một thợ sửa xe chia sẻ.

Một người khác cho hay: “Theo tôi không nên mua xe quá cũ. Xe ô tô mà 50 triệu đi vài năm chỉ có bán sắt vụn. Xe nào cũng phải cỗng thuế và phí như nhau, thay vì xe 50 triệu thì cũng phải đóng thuế phí hằng năm như xe mới, nếu đã tính đến che nắng che mưa, người dùng nên “cố” thêm mua xe nào giá trên 150 triệu tốt để mua. ít ra che nắng che mưa cho vợ con vẩn còn hàng xóm nữa, người ngoài nhìn vào nữa, không lẽ nhìn vào chiếc xe lại nói giống … cái bang thì khổ”, anh Lâm, một cư dân mạng cho biết.

Theo ý kiến của các chuyên gia, thì xe tầm giá 50 triệu chắc chắn là “tiền nào của nấy”. Thường xe càng cũ, độ an toàn càng thấp. Ngoài ra, xe cũ cũng tiêu tốn nhiên liệu hơn xe mới; phụ tùng thay thế không dễ tìm, chi phí cao hơn. Với xe cũ, độ hỏng vặt cũng cao hơn và khó tránh khỏi, gây ảnh hưởng đến túi tiền của bạn.

Vì vậy, theo chuyên gia, để tránh rước bực vào người, người quyết mua cần hết sức cẩn thận xem xét kỹ tình trạng xe.

Theo Lâm Anh
VietQ

Tag :xe ô tô, ô tô cũ, giá siêu rẻ, thị trường ô tô


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Không muốn thua kiện doanh nghiệp phải chủ động phòng vệ

Đó là nhận định của ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại tại Hội thảo “Kinh nghiệm xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của Úc” diễn ra sáng nay (29/9) tại Hà Nội.

Khá nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề phòng vệ thương mại tại thị trường Úc

Khá nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề phòng vệ thương mại tại thị trường Úc

Ở chiều ngược lại ông Nam cho rằng: “Khi chúng ta có ý định khởi kiện điều tra các sản phẩm của nước ngoài, thì cơ quan điều tra theo quy định của Việt Nam được quyền khởi xướng, nhưng cuối cùng, số liệu ở đâu ra. Do vậy, vẫn cần có sự hợp tác, hỗ trợ từ phía doanh nghiệp”.

Nói là vậy, nhưng việc kháng kiện điều tra phòng vệ thương mại tại úc cũng gặp rất nhiều thách thức, luật sư Đinh Ánh Tuyết, văn phòng luật sư IDVN chia sẻ: “Đơn cử như các cơ quan điều tra yêu cầu báo cáo số liệu nhiều, chi tiết, phức tạp và phải chứng minh được; thời hạn trả lời ngắn; đồng thời yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, hiệp hội và Chính phủ Việt Nam, luật sư tư vấn…”

Thế nhưng, luật sư Đinh Ánh Tuyết cho rằng: “Muốn kháng kiện thành công, Việt Nam cần xem xét kỹ lưỡng các cáo buộc của nguyên đơn về các chương trình trợ cấp; từ đó có sự phối hợp chặt giữa các bộ, ngành, hiệp hội trong cung cấp thông tin và giải trình các chương trình bị cáo buộc cho cơ quan điều tra Úc. Cùng với đó là chuẩn bị và được tư vấn từ ban đầu về chiến lược biện hộ trong điều tra chống trợ cấp và cáo buộc về phòng vệ thương mại”.

Về phần doanh nghiệp, luật sư Đinh Ánh Tuyết lưu ý: “Các doanh nghiệp nên cẩn trọng và phân tích kỹ lưỡng bản câu hỏi, cáo buộc của nguyên đơn và các dữ kiện thực tế để xây dựng chiến lược thích hợp trước và trong khi chuẩn bị bản trả lời và báo cáo số liệu; hợp tác nhanh chóng và đầy đủ với luật sư của Chính phủ trong việc cung cấp thông tin, số liệu;...”

“Dù thị trường nào, thì doanh nghiệp cũng đang bị điều tra áp thuế, điều đầu tiên phải tự vệ, phải cung cấp thông tin, nộp hồ sơ đúng hạn, hợp tác để thẩm tra một cách “tử tế”. Một trong những điều mà phía Úc không chấp nhận là số liệu không điều tra được, không thẩm tra, hay số liệu khai gian dối, khai sai... Họ sẽ áp một số liệu khác vào, thì sẽ rất nguy hại cho doanh nghiệp”, bà Tuyết cho biết thêm.

Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, thị trường Úc là một thị trường rất cởi mở và hợp lý, nhưng quan trọng là Việt Nam cần cung cấp thông tin, hợp tác. Đơn cử như Tôn Hoa Sen là một doanh nghiệp hiểu rõ một khi các đơn vị tiến hành điều tra thì sẽ tác động tới hàng hóa xuất khẩu như thế nào. Và phần lớn các vụ Úc khởi xướng điều tra thì Tôn Hoa Sen đều đã vượt qua được.

Ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho hay: “Hiện có rất ít văn phòng luật sư trong nước có kinh nghiệm ứng phó với các vấn đề phòng vệ thương mại, nhất là các vụ việc xảy ra ở nước ngoài”.

“Trong khi đó, việc thuê luật sư nước ngoài có chi phí rất tốn kém. Tại các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn nhân lực có kinh nghiệm về phòng vệ còn khan hiếm... Để giải quyết vấn đề này, Tập đoàn Hoa Sen đã lựa chọn luật sư bản xứ, có liên kết với văn phòng luật sư tại Việt Nam và đồng thời thành lập bộ phận chuyên xử lý các vấn đề phòng vệ thương mại, đào tạo và tuyển dụng lâu dài...”, ông Thanh cho biết thêm.

Ngoài ra, một yếu tố cuối cùng mà các doanh nghiệp Việt hiện nay vẫn đang e ngại theo ông Thanh là: “Trong vấn đề hợp tác với các cơ quan điều tra và tuân thủ các quy định liên quan, hầu hết doanh nghiệp trong nước thường e ngại và không cung cấp một số thông tin nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến kinh doanh, dẫn đến bị kết luận không hợp tác và nhận biên phá giá cao nhất, không tuân thủ các thời hạn về nộp bản trả lời câu hỏi...”.

Thế Hưng

Tag :điều tra phòng vệ thương mại, biện pháp phòng vệ, Phòng vệ thương mại


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Vì sao cà rốt, hành tỏi của Việt Nam khó cạnh tranh với Trung Quốc?

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, nơi có tới trên 70% dân số đã và đang sống nhờ vào đầu tư, canh tác và kinh doanh nông sản, là quốc gia có nhiều ưu đãi của thiên nhiên để có được những vựa lúa lớn, những vùng trái cây với đa dạng về chủng loại và chất lượng, …

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, thị trường tiêu thụ luôn là một rào cản lớn với nông sản Việt Nam, do vậy tìm và mở rộng tiêu thụ luôn là giải pháp tối ưu mà chúng ta cần đẩy mạnh và mở rộng để nông sản Việt thực sự là sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam đóng góp vào thị trường quốc tế một cách đầy đủ và chất lượng.

Chất lượng, mẫu mã khó cạnh tranh với láng giềng

Trao đổi với báo chí mới đây, đại diện CJ Freshway, một trong số những nhà phân phối nguyên liệu thực phẩm lớn nhất Hàn Quốc cho biết, hiện công ty này đang nhập khẩu các loại sản phẩm nông sản từ các thị trường chính như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Úc, New Zealand… mà không phải từ Việt Nam.

Nói về những thách thức khiến nông sản Việt khó cạnh tranh với các nước khác, đại diện CJ dẫn ví dụ cho hay: “Như với trái thanh long tươi hiện chưa thể xúc tiến xuất khẩu vào Hàn Quốc do yêu cầu cao từ quy định nhập khẩu của Hàn Quốc. Việt Nam cũng chưa có nhiều nhà máy đủ thiết bị xử lý nhiệt trong khi sản phẩm này cần phải quảng bá mạnh để thúc đẩy nhu cầu sử dụng”.

Hay như với mặt hàng cà rốt tươi, theo vị này, cà rốt Việt Nam từng bị thông báo nhiễm bệnh, sau đó lệnh cấm nhập khẩu được tháo gỡ nhưng có ràng buộc điều kiện nên rủi ro cho đơn vị xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, giá cà rốt của Trung Quốc rẻ hơn khoảng 20% so với cà rốt Việt Nam khiến mặt hàng này khó cạnh tranh.

Rau của quả cấp đông như hành, tỏi… cũng được chỉ ra rằng đang có giá cao gấp 1,5 lần so với thị trường Trung Quốc. Việt Nam cũng thiếu nhà máy có cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất phù hợp cho loại mặt hàng này. Đồng thời cũng chưa triển khai được vùng nguyên liệu đảm bảo độ an toàn và tính ổn định.

Đại diện Lottemart thì chỉ ra những vấn đề trong thiết kế bao bì sản phẩm của nông sản Việt Nam thiếu chuyên nghiệp, kém hấp dẫn hơn hẳn so với những mặt hàng cùng loại của các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc… Vị này cũng chỉ ra những vấn đề với nông sản Việt không chỉ bao gồm khâu bao bì mà còn về quy chuẩn về kích cỡ, chất lượng, màu sắc, khả năng cung ứng đều đặn...

Doanh nghiệp cần thay đổi căn cơ

Về phía nhà cung ứng Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (DAA Việt Nam) cho rằng, một trong những khó khăn của doanh nghiệp phân phối khi tìm kiếm và phát triển thị trường là hầu hết các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện nay là phát triển theo xu hướng tự phát, chưa có định hướng và quy hoạch rõ ràng vùng chuyên canh, chưa có tiêu chuẩn cụ thể và sự ràng buộc giữa nhà phân phối và người nông dân, chưa có chuẩn quy định về thị trường nông sản…

“Điều này dẫn đến sự không minh bạch và khó tạo niềm tin cho người mua hàng về danh giới giữa sạch và bẩn. Do đó khó có thể thuyết phục được đối tác đặc biệt là đối tác nước ngoài”, ông Hoàng Anh chia sẻ.

Nhằm cải thiện tình trạng trên, hiện Bộ Công Thương, Vụ thị trường châu Á - châu Phi đang thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại “Đưa nông sản Việt Nam vào chuỗi cung ứng Hàn Quốc” nhằm định hướng, thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp với vị thế mũi nhọn để phát triển kinh tế Việt Nam.

Cho rằng đây là cơ hội để doanh nghiệp có thể đưa các mặt hàng nông sản Việt tham gia chuỗi cung ứng Hàn Quốc thông qua hệ thống siêu thị lớn như Lotte, CJ tại Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia khác nhưng ông Hoàng Anh cũng khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự thay đổi hệ thống sản xuất, tiêu chuẩn, cách xúc tiến thương mại…

"Nếu muốn vào được thị trường nước ngoài, đặc biệt là xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối lớn ở các nước phát triển, doanh nghiệp Việt Nam phải sản xuất hàng hóa theo chuẩn hội nhập với thế giới ngay từ đầu. Theo đó, ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu và quy hoạch vùng nông sản rất rõ ràng và chặt chẽ để đảm bảo phát huy được lợi thế địa hình, khí hậu và hơn nữa sẽ giám sát được chất lượng nông sản, hạn chế và phải tiến đến loại bỏ các loại thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ…", ông nói thêm.

Phương Dung

Tag :nông sản, xuất khẩu, xúc tiến thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, nông sản Việt Nam, nông nghiệp Việt Nam


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates