Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Techcombank - Chuyển đổi mới, định hình vị thế

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh - Tổng giám đốc Techcombank.

Những sự kiện điển hình trong chiến lược 5 năm (2016 - 2020) tạo chuyển đổi lớn tại Techcombank lần lượt hình thành. Năm 2017 đang là gạch nối nổi bật trên con đường riêng của một ngân hàng thương mại tròn 24 năm khẳng định vị thế trên thị trường.

Kết thúc quý 2/2017, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chính thức trở thành ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đầu tiên ở Việt Nam đã mua lại toàn bộ nợ xấu bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor’s (S&P) xác định tầm quan trọng của việc này và ngay sau đó, nâng hạng triển vọng tín nhiệm Techcombank.

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh - Tổng giám đốc Techcombank, cho rằng, đây là một trong nhiều điểm điển hình trong chiến lược tạo chuyển đổi lớn giai đoạn 2016-2020 mà ngân hàng đang tập trung triển khai.

Thưa ông, có thể xem với việc mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC, hoạt động của Techcombank bắt đầu bước sang giai đoạn mới, chủ động hơn và hướng đến các chuẩn mực an toàn hoạt động cao hơn?

Techcombank đã mua nợ xấu VAMC về, đồng thời trích lập dự phòng 100% và xóa khỏi bảng cân đối mọi  khoản nợ xấu của nhiều năm trước. Do đó, tỷ lệ nợ xấu từ nay trở đi sẽ không còn bị ảnh hưởng vì những khoản cũ nữa.

Ngoài ra, khi thu được khoản nợ sẽ được ghi tăng thu nhập cho ngân hàng dưới hình thức thu nhập khác. Các khoản nợ xấu được xử lý trong thời gian tới  sẽ đóng góp cho tổng lợi nhuận của Techcombanktrong các năm sau. Đây là nhờ tác động đúng đắn từ Nghị quyết xử lý nợ của Quốc hội.

Việc mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC có nghĩa từ bây giờ chúng tôi sẽ chủ động hơn nữa trong quản lý và xử lý nợ xấu; không còn chuyện nợ xấu được tính toán cả ở chỗ này và ở chỗ khác… Việc hạch toán và cân đối các chỉ số tài chính theo đó cũng đồng nhất trên một báo cáo.

Với hoạt động của ngành nói chung, nợ xấu vẫn là khó khăn và thử thách. Còn với Techcombank, chúng tôi đã chủ động giải quyết vấn đề này để kiểm soát tốt và đảm bảo chất lượng tín dụng, để tiếp đó có thêm điều kiện thực hiện các kế hoạch quan trọng khác.

Như mọi người đều biết, Ngân hàng Nhà nước đã chọn 10 ngân hàng thương mại, trong đó có Techcombank, để thí điểm các chuẩn mực của Basel II. Tôi rất tự hào vì Techcombank đã thực thi xong mô hình Basel II từ cuối 2016, và bắt đầu vận hành theo các chuẩn mực Basel II từ năm 2017.

Việc mua lại nói trên và đưa nợ xấu về “một sổ sách”, không còn hai con số nếu vẫn còn bên VAMC, có phải là một trong những kết quả để Standard & Poor’s nâng hạng triển vọng tín nhiệm Techcombank mới đây?

S&P và các cơ quan kiểm toán bên ngoài rất quan tâm đến vấn đề minh bạch: minh bạch trong sổ sách, minh bạch trong tài chính. Vì vậy, tôi nghĩ S&P có những lý do thuyết phục để nâng hạng Techcombank với đánh giá là một trong những ngân hàng có năng lực nhất của Việt Nam.

Báo cáo mới của S&P cũng nêu rõ Techcombank có khả năng tăng lợi nhuận trong những năm tới rất cao.

Lý do vì chúng tôi đã quyết toán được hết những khoản nợ xấu trước đã bán cho VAMC, nên doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới hoàn toàn là thuộc về năm đó chứ không còn phải trích lập dự phòng cho nợ xấu từ nhiều năm trước nếu còn ở VAMC.

Vì thế con số lợi nhuận rất chính xác.

Bên cạnh kết quả trên, chuyển đổi lớn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Techcombank sẽ như thế nào trong chiến lược 5 năm mà ông nói tới, thưa ông?

Đối với Techcombank, nhất là trong hành trình chiến lược 5 năm 2016 - 2020, chuyển đổi lớn là tất cả mọi việc mình làm để giải quyết cho những nhu cầu của khách hàng chứ không phải để giải quyết cho nhu cầu của ngân hàng. Tiện ích cho khách hàng là trọng tâm của mọi việc. Chuyện này nói thì dễ, làm không dễ.

Chúng tôi làm bằng việc bắt đầu thay đổi từ tư duy, bắt đầu thay đổi từ cách làm việc, từ quy trình. Những chuyện đó cho đến khi có tác động đến mỗi khách hàng có thể cần một thời gian khá xa, nhưng đâu đó họ đã nhận được những thành quả đầu tiên.

Ví dụ như Techcombank có chương trình “Zero fee”, tất cả mọi giao dịch của khách hàng qua kênh điện tử đều được miễn phí, trong khi hầu hết các ngân hàng khác đều tính phí.

Chương trình này không phải chuyện tiền phí ngân hàng thu được, mà tính đến việc khách hàng mất thời gian, công sức chờ đợi và có thể không thoải mái khi giao dịch ở các kênh truyền thống tại quầy; thời gian và công sức đó mới là chi phí cần giảm thiểu, cần thúc đẩy họ sang các kênh thay thế tiện ích.

Khi mọi giao dịch đơn giản sẽ được thực hiện qua các kênh tự động, các chuyên viên ngân hàng sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung tư vấn khách hàng các dịch vụ phức tạp, có giá trị nâng tầm đời sống khách hàng hơn.

Trong những thay đổi đó, để tạo chuyển đổi lớn, bên cạnh tư duy và quy trình…, công nghệ đang là điểm nhấn trong hoạt động ngân hàng Việt Nam hiện nay. Từng là ngân hàng đầu tiên và đi đầu trong đầu tư phát triển tiện ích những năm 2002-2003, nay lợi thế cạnh tranh của Techcombank ở khía cạnh này như thế nào?

Việc thay đổi cập nhật hệ thống vận hành và công nghệ thông tin nói chung đòi hỏi đầu tư rất tốn kém. Trong kế hoạch của Techcombank 5 năm tới, tổng số tiền đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin khoảng trên 200 triệu USD, là một số tiền rất lớn.

Để hình dung, có thể so sánh  số tiền đó nhiều hơn gấp đôi lợi nhuận trước thuế của Techcombank trong nhiều năm trước. Techcombank sẵn sàng đầu tư nguyên một năm lợi nhuận vào xây dựng nền tảng hệ thống cho 5 năm tới để đảm bảo trong 10 năm sau đó mình không bị lỗi thời.

Hội đồng Quản trị và Ban điều hành Techcombank quyết định tập trung đầu tư vào công nghệ, trước tiên là để giải quyết vận hành và an ninh thông tin. Vận hành tốt hơn sẽ mang tới trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Hơn thế phải đảm bảo hệ thống của mình luôn vững chắc, an toàn.

Trong hệ thống ngân hàng thế giới có rất nhiều công nghệ đặc sắc, đặc thù để giải quyết mọi nhu cầu của khách hàng theo từng phân khúc. Việc đầu tư của Techcombank nhằm làm sao để tất cả các nhu cầu tài chính của khách hàng đều được đáp ứng, giải quyết tốt mà họ không cần phải tìm kiếm những giải pháp bên ngoài, không phải đi nhiều nơi, nhiều chỗ.

Về hoạt động kinh doanh nói chung, Techcombank có chuyển đổi như thế nào và triển vọng ở kết quả kinh doanh thưa ông?

Ở chiến lược kinh doanh, sự chuyển đổi cũng được đẩy mạnh. Techcombank xác định rõ tập trung vào những phân khúc nào, vào những mảng kinh doanh nào. Hiện nay, Techcombank đi rất mạnh và sâu về phân khúc khách hàng cá nhân, phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều mà chúng ta thấy rõ trong sự dịch chuyển cơ cấu tài sản trên báo cáo tài chính những kỳ gần đây.

Nhìn vào kết quả kinh doanh của những năm gần đây, Techcombank có sự đi lên rất mạnh mẽ, phản ánh quá trình chuyển đổi tích cực đó.

Như năm 2016, nợ xấu của Techcombank đã được kiểm soát ở nhóm thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam; đặc biệt, lợi nhuận có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt tới gần4.000 tỷ đồng, nằm ở vị trí dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.

Quý 1 và quý 2 năm nay, Techcombank cũng đã đạt được tất cả mọi chỉ tiêu kinh doanh, về doanh thu và lợi nhuận, về quản lý chi phí, về dự phòng rủi ro. Và những quý tiếp theo khả năng phát triển đang theo đà đi lên đó. Kết quả này góp phần củng cố niềm tin vào chiến lược đã lựa chọn trên hành trình đưa Techcombank trở thành Ngân hàng tốt nhất Việt Nam


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blogger templates