This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Đạm Phú Mỹ điều chỉnh lợi nhuận tăng gần 200 tỷ

Sau quá trình làm việc, Kiểm toán Nhà nước vừa đưa ra kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ - mã chứng khoán DPM) trong năm 2016 và 2017.

Theo đó, doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Đạm Phú Mỹ năm 2016 là 8.171 tỷ đồng, 1.400 tỷ đồng và 1.167 tỷ đồng. Các số liệu tương ứng của năm 2017 lần lượt là 8.187 tỷ đồng, 1.052 tỷ đồng và 895 tỷ đồng.

Chiếu theo báo cáo tài chính sau kiểm toán độc lập của DPM thì số liệu của năm 2016 không có nhiều biến động, chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, sang năm 2017, mặc dù doanh thu không có nhiều thay đổi nhưng lợi nhuận trước và sau thuế lại được điều chỉnh mạnh.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2017 được điều chỉnh tăng 199 tỷ đồng, từ mức 853 tỷ đồng lên 1.052 tỷ đồng. Và lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh tăng 187 tỷ đồng, từ mức 708 tỷ đồng lên 895 tỷ đồng.

Theo Đạm Phú Mỹ, có sự chênh lệch trên là do một số nguyên nhân như chi phí sửa chữa lớn do thời điểm kết thúc sửa chưa lớn vào 31/12/2017 nên công ty mẹ chưa ghi nhận giảm giá vốn vào báo cáo tài chính năm 2017 (111 tỷ đồng), công ty mẹ đã hạch toán tăng tài sản vào báo cáo tài chính 9 tháng năm 2018.

Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tổng thể thực tế giảm 43 tỷ đồng so với dự toán làm giảm giá vốn tương ứng. Công ty mẹ đã hạch toán hoàn nhập chi phí sửa chữa vào báo cáo tài chính 6 tháng năm 2018.

Ngoài ra, chi phí bán hàng giảm 9 tỷ đồng do phân bổ lại chi phí vận chuyển đối với hàng tồn kho cuối kỳ. Chi phí quản lý giảm 23 tỷ đồng do phân loại lại một số mục chi phí tiền lương, hoàn nhập một số chi phí trước và phân bổ lại công cụ dụng cụ tại công ty mẹ và công ty con.

Như vậy, với việc thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh như trên, Đạm Phú Mỹ sẽ phải nộp bổ sung khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm là 17 tỷ đồng.

Được biết, Đạm Phú Mỹ đã thực hiện điều chỉnh một số bút toán vào báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2018 và còn một số bút toán sẽ thực hiện điều chỉnh vào báo cáo tài chính quý 4/2018 theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DPM đang được giao dịch ở mức 18.800 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa thị trường vào khoảng 7.357 tỷ đồng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Dự thảo Luật Chứng khoán: Lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư có khả thi?

Đại diện các cơ quan ban ngành liên quan cùng các doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… đã có nhiều trao đổi, tham luận về Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, dự kiến sẽ được trình Chính phủ và Quốc hội thông qua vào cuối năm 2019.

Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) được đánh giá sẽ tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm cần phải chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Đó là ý kiến của đa số các thành viên tham gia thị trường tại hội thảo "Đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi)" do Ủy ban Chứng khoán tổ chức vào ngày 14/11/2018 tại Tp.HCM.

Nhiều điểm mới…

Sau hơn 11 năm thực thi, Luật Chứng khoán đã bộc lộ nhiều bất cập cần chỉnh sửa. Nhằm nâng cao minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam, dự thảo luật Chứng khoán (sửa đổi) gồm 10 chương, 137 điều đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đóng góp rộng rãi, trong đó bổ sung nhiều nội dung mới đáng chú ý so với Luật Chứng khoán hiện hành. Đáng lưu ý là những quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng và riêng lẻ; Mua cổ phiếu quỹ giảm vốn điều lệ; Bổ sung hành vi bị cấm, thay đổi quy định về tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài; Mở rộng quyền cho Ủy ban Chứng khoán trong thanh tra chứng khoán…

Ông Nguyễn Quang Việt, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) đã giới thiệu các điểm sửa đổi quan trọng trong Dự thảo luật sửa đổi. Theo đó, Luật Chứng khoán sẽ được sửa đổi theo hướng nâng tiêu chuẩn công ty đại chúng và chào bán chứng khoán ra công chứng nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường đồng thời cũng nâng cao thanh khoản trên thị trường. Bên cạnh đó, nhiều sửa đổi liên quan của luật cũng hướng tới mục tiêu xây dựng khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đi kèm với bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường.

Đánh giá cao dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) và kỳ vọng Luật sửa đổi lần này sẽ tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân trên thị trường, tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm cần phải chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm giúp thị trường chứng khoán phát triển ổn định và bền vững.

Và một trong những điểm đáng chú ý được nhiều người quan tâm là việc mở rộng định nghĩa nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm công ty có vốn điều lệ đạt trên 1.000 tỷ đồng và có thời gian niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tối thiểu 2 năm; cá nhân có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, cá nhân có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 năm và có giá trị giao dịch chứng khoán bình quân hàng tháng tối thiểu 2 tỷ đồng Việt Nam hoặc nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết có giá trị tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam trong 12 tháng.

Dự thảo cũng thay thế định nghĩa người biết tin nội bộ bằng người nội bộ. Cá nhân liên quan mở rộng thêm đối tượng con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu và em dâu…

…nhưng vẫn còn nhiều bất cập

Góp ý cho định nghĩa về "nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp", đại diện Công ty Sữa Việt Nam - Vinamilk, nêu: Hiện có nhiều công ty có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng nhưng họ không phải đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, họ có thể đầu tư tạm thời và ngắn hạn khi có dòng tiền nhàn rỗi thì không nên gọi họ là đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Với cá nhân, càng khó xác định là chuyên nghiệp hay không. Tiêu chí xác định cũng rất khó hợp lý. Đại diện Vinamilk cho rằng nên bỏ quy định này, do không có cơ sở xác định. Chẳng hạn 1 cổ đông cá nhân nắm giữ 5 tỷ đồng giá trị cổ phiếu VNM, sau khi được chia cổ phiếu thưởng hoặc thị giá VNM tăng lên, số vốn của nhà đầu tư tăng lên hơn 5 tỷ thì xem họ là nhà đầu tư chuyên nghiệp là không hợp lý.

Đồng ý kiến với Vinamilk, đại diện Công ty Hàng không Vietjet, cũng cho rằng, về phương diện doanh nghiệp, việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có thể gây khó khăn trong việc thống kê những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để báo cáo trong bảng tóm tắt danh sách cổ đông theo yêu cầu trong các đợt báo cáo phát hành tăng cổ phần. Bên cạnh đó, việc một doanh nghiệp vốn hóa 1.000 tỷ đồng sở hữu cổ phần của một hay nhiều doanh nghiệp khác theo những hình thức khác nhau thì cũng không nên xem doanh nghiệp đó là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Một trong những bất cập khác được nhiều doanh nghiệp nêu ra tại hội thảo là quy định về chào mua cổ phiếu quỹ phải giảm vốn điều lệ. Theo các công ty đại chúng, quy định này chưa rõ ràng, khó hiểu và sẽ tạo thêm những thủ tục không cần thiết, gây khó khăn, cũng như làm giảm tính tự chủ, linh hoạt của các công ty.

Ông Đoàn Hải Đăng, Giám sát pháp lý của Tập đoàn Nova (Novaland), cho rằng: Nếu một người sở hữu 36%, mua thêm 8-9% thì có phải chào mua công khai nữa không? Về việc báo cáo mua lại cổ phiếu chưa ổn cho công ty đại chúng. Việc mua lại không nhất thiết phải giảm vốn điều lệ. Cứ mỗi lần mua lại phải giảm vốn điều lệ sau đó lại làm thủ tục tăng vốn điều lệ sẽ làm nhiễu thông tin.

Ông Đăng cũng nêu bất cập về việc mua lại cổ phiếu ESOP. "Nếu công ty mua trước khi đại hội đồng cổ đông thông qua nhưng sau đó cổ đông không đồng ý thì sao? Theo tôi phải hướng dẫn thêm, nếu áp dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, liên quan hủy tư cách công ty đại chúng, luật còn mập mờ, có thể gây ra những thiệt thòi cho những doanh nghiệp đã khắc phục được vi phạm quy định. Mặt khác, trong trường hợp tài khoản công ty bị phong tỏa hoặc tài khoản phong tỏa không phải do lỗi doanh nghiệp, chỉ là do ngân hàng sơ suất trong giao dịch thì có cần phải công bố hay không?".

Đồng tình, bà Trần Thị Kim Cương, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Manulife Việt Nam, cũng cho rằng: "Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình làm cổ phiếu quỹ là một hoạt động bình thường của doanh nghiệp, được luật pháp công nhận và được cổ đông thông qua. Việc công ty mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ sẽ tạo thêm tính thanh khoản cũng như tính hấp dẫn của cổ phiếu thông qua việc bán lại cổ phiếu quỹ trên sàn giao dịch khi điều kiện thị trường tốt hơn, từ đó tạo ra giá trị thặng dư cho công ty (và cổ đông).

Vì vậy, quy định công ty bắt buộc phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ khi mua lại cổ phiếu quỹ (nhất là trong một thời gian ngắn 10 ngày) chỉ nên được áp dụng trong trường hợp công ty và đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ trong những điều kiện nhất định".

Đại diện Vinamilk cũng nêu câu hỏi: "Luật Chứng khoán (sửa đổi) cần làm rõ việc phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc mua cổ phiếu quỹ. Trường hợp mua lại cổ phiếu ESOP thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua Nghị quyết có nội dung số lượng ESOP được mua theo báo cáo. Còn nếu được đại hội đồng cổ đông thông qua thì công ty có được phân phối ESOP đã mua lại cho nhân viên theo 1 chương trình phúc lợi nào đó của công ty không hay bắt buộc phải giảm vốn điều lệ?".

Trong tham luận góp ý của mình, đại diện Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), đề nghị: Dự thảo cần làm rõ hơn một số khái niệm, từ ngữ đề cập tại Dự thảo như định nghĩa về nhà đầu tư chiến lược, chào bán, sở hữu gián tiếp; công ty liên doanh, công ty liên kết... SSI cũng cho rằng nên thu hẹp các đối tượng được xem là "người có liên quan", sẽ không bao gồm con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu….

Về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, SSI cho rằng nên sửa đổi một số nội dung để phù hợp hơn, và đề nghị loại trừ trường hợp công ty đã niêm yết phải thực hiện thủ tục đầu tư, đáp ứng điều kiện như đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư, góp vốn mua chứng khoán, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Loạt vấn đề liên quan đến "quỹ bảo vệ nhà đầu tư"

Liên quan đến việc thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng cần phải được tính toán kỹ nếu không quỹ sẽ tạo gánh nặng chi phí cho nhà đầu tư.

Cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán trong năm 2008 dẫn đến việc nhiều công ty chứng khoán đóng cửa. Đến nay, nhiều nhà đầu tư còn chưa lấy lại được tài sản từ sự đổ vỡ này. Hiện tượng này ít nhiều có tác động tới niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi, niềm tin của nhà đầu tư là yếu tố tối quan trọng đối với sự phát triển của thị trường. Do đó, trong Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi có quy định về thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán.

Các thị trường trong khu vực đều có định chế là quỹ bảo vệ nhà đầu tư. Khi công ty chứng khoán không thể chi trả cho nhà đầu tư thì quỹ sẽ thực hiện chi trả để giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Quỹ này cũng sẽ thay mặt nhà đầu tư thực hiện kiện tụng thu hồi tài sản giúp nhà đầu tư… Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí cho nhà đầu tư.

"Quỹ bảo vệ nhà đầu tư là một ý tưởng tốt đẹp, tuy nhiên việc góp thành một quỹ chung do sở giao dịch chứng khoán quản lý có thể làm cho việc quản lý và thực thi trở nên phức tạp, chồng chéo, tạo thêm gánh nặng chi phí cho công ty chứng khoán. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty, hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư. Do vậy, chúng tôi thiết nghĩ nên có cơ chế quản lý minh bạch, rõ ràng trước khi thực hiện để đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư và tạo được sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán", bà Kim Cương góp ý thêm.

Đồng ý với việc thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư, nhưng đại diện SSI cho rằng cần phải xem xét kỹ lưỡng việc thành lập quỹ này. Đồng thời, đại diện SSI cũng đưa ra thắc mắc rằng các mức đóng góp của các công ty chứng khoán vào quỹ này bao nhiêu là hợp lý vì nếu đóng góp ít thì không đủ mà đóng góp quá nhiều thì chi phí của các công ty chứng khoán sẽ tăng lên dẫn tới phí thu từ nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải tăng thêm. Mặt khác, trong trường hợp xảy ra sự cố thì mức bồi thường cho nhà đầu tư là bao nhiêu?

Còn rất nhiều ý kiến đóng góp khác của các thành viên tham gia thị trường chứng khoán. Hy vọng, các đóng góp này nhằm hoàn thiện luật chứng khoán sửa đổi, tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch cho các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chỉ còn một "cứ điểm bảo toàn" vốn ngoại tại ngân hàng Việt mới niêm yết

Kết thúc phiên giao dịch 14/11, trên sàn chứng khoán Việt Nam chỉ còn lại duy nhất một cổ phiếu ngân hàng mới tham gia niêm yết bảo toàn được giá trị đầu tư ban đầu của khối ngoại, xét theo giá bán thành công vừa qua.

Đây là cổ phiếu TPB của Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).

Chốt phiên 14/11, giá cổ phiếu TPB ở mức 25.500 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng so với phiên liền trước. Đây cũng là mã ngược dòng tăng giá trong một phiên giá các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm mạnh.

Kết quả trên đưa TPB trở thành "cứ điểm bảo toàn" cuối cùng còn lại của nhà đầu tư nước ngoài, xét theo giá trị ban đầu các thương vụ lớn và nổi bật trong hơn một năm trở lại đây, ở nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam mới niêm yết.

Cụ thể, TPBank đã bán lô lớn cho quỹ PYN Elite Fund và quỹ SBI Ven Holdings Pte trong đợt phát hành riêng lẻ 87 triệu cổ phiếu vừa qua, với giá 25.000 đồng/cổ phiếu.

Với diễn biến ngược dòng thị trường chung và giá nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn niêm yết, mức đóng cửa 25.500 đồng/cổ phiếu phiên 14/11 đồng nghĩa giá trị đầu tư của các quỹ ngoại tại TPBank đang được bảo toàn.

Trong năm 2017 và đến đầu 2018, thị trường chứng kiến loạt chào bán thành công với giá trị lớn, giá bán cao cho nhà đầu tư nước ngoài từ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB), Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank, mã HDB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank, mã TCB) và trường hợp nói trên của TPBank.

Tính đến phiên 14/11, giá VPB còn 19.850 đồng, HDB còn 28.800 đồng và TCB còn 25.250 đồng/cổ phiếu. Dù đã thực hiện chia tách sau các đợt phát hành thêm trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng… (riêng HDB chưa chia tách kể từ khi niêm yết đầu năm nay), giá trị của cả ba cổ phiếu này đều đã giảm sâu dưới mức bán cho các nhà đầu tư nước ngoài ở các đợt chào bán lô lớn trước khi niêm yết.

Trong đó, gần nhất, giá cổ phiếu HDB của HDBank liên tục lao dốc những phiên đầu tuần này và chính thức nằm sâu dưới mốc 32.000 đồng - mốc giá được ghi nhận bán cho loạt quỹ đầu tư nước ngoài cuối 2017, trong khi hoạt động bán ròng mạnh từ khối đầu tư nước ngoài thể hiện suốt gần một tháng qua.

Với thị giá hiện nay, ngoại trừ tại TPBank, giá trị đầu tư của khối đầu tư nước ngoài tham gia các đợt chào bán nói trên hiện đã suy giảm đáng kể so với ban đầu. Đây cũng là diễn biến chung trong xu hướng điều chỉnh kéo dài hơn một tháng qua của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau đợt điều chỉnh mạnh cuối tháng 4/2018.

Đáng chú ý, những trường hợp trên tại thời điểm chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như hiện nay đều là những ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở nhóm cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, cũng như đang hướng đến hoàn thành kế hoạch năm 2018 - với các thông tin cập nhật gần đây.

Giá trị đầu tư của vốn ngoại tại những trường hợp này suy giảm như trên cũng là một thực tế đặt ra trong bối cảnh một số ngân hàng thương mại Việt Nam đang xúc tiến các kế hoạch chào bán cổ phần lô lớn cho nhà đầu tư nước ngoài, hoặc huy động qua kênh trái phiếu, dự kiến cuối 2018 đầu 2019.

Trong các đợt chào bán trên, cũng như dự kiến sắp tới, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài tham gia là hoạt động đầu tư đơn thuần (ngoại trừ KEB Hana Bank với kế hoạch dự kiến trở thành cổ đông chiến lược tại BIDV nếu chào bán thành công), và hầu hết họ phải chịu ràng buộc hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chỉ còn một "cứ điểm bảo toàn" vốn ngoại tại ngân hàng Việt mới niêm yết

Kết thúc phiên giao dịch 14/11, trên sàn chứng khoán Việt Nam chỉ còn lại duy nhất một cổ phiếu ngân hàng mới tham gia niêm yết bảo toàn được giá trị đầu tư ban đầu của khối ngoại, xét theo giá bán thành công vừa qua.

Đây là cổ phiếu TPB của Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).

Chốt phiên 14/11, giá cổ phiếu TPB ở mức 25.500 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng so với phiên liền trước. Đây cũng là mã ngược dòng tăng giá trong một phiên giá các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm mạnh.

Kết quả trên đưa TPB trở thành "cứ điểm bảo toàn" cuối cùng còn lại của nhà đầu tư nước ngoài, xét theo giá trị ban đầu các thương vụ lớn và nổi bật trong hơn một năm trở lại đây, ở nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam mới niêm yết.

Cụ thể, TPBank đã bán lô lớn cho quỹ PYN Elite Fund và quỹ SBI Ven Holdings Pte trong đợt phát hành riêng lẻ 87 triệu cổ phiếu vừa qua, với giá 25.000 đồng/cổ phiếu.

Với diễn biến ngược dòng thị trường chung và giá nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn niêm yết, mức đóng cửa 25.500 đồng/cổ phiếu phiên 14/11 đồng nghĩa giá trị đầu tư của các quỹ ngoại tại TPBank đang được bảo toàn.

Trong năm 2017 và đến đầu 2018, thị trường chứng kiến loạt chào bán thành công với giá trị lớn, giá bán cao cho nhà đầu tư nước ngoài từ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB), Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank, mã HDB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank, mã TCB) và trường hợp nói trên của TPBank.

Tính đến phiên 14/11, giá VPB còn 19.850 đồng, HDB còn 28.800 đồng và TCB còn 25.250 đồng/cổ phiếu. Dù đã thực hiện chia tách sau các đợt phát hành thêm trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng… (riêng HDB chưa chia tách kể từ khi niêm yết đầu năm nay), giá trị của cả ba cổ phiếu này đều đã giảm sâu dưới mức bán cho các nhà đầu tư nước ngoài ở các đợt chào bán lô lớn trước khi niêm yết.

Trong đó, gần nhất, giá cổ phiếu HDB của HDBank liên tục lao dốc những phiên đầu tuần này và chính thức nằm sâu dưới mốc 32.000 đồng - mốc giá được ghi nhận bán cho loạt quỹ đầu tư nước ngoài cuối 2017, trong khi hoạt động bán ròng mạnh từ khối đầu tư nước ngoài thể hiện suốt gần một tháng qua.

Với thị giá hiện nay, ngoại trừ tại TPBank, giá trị đầu tư của khối đầu tư nước ngoài tham gia các đợt chào bán nói trên hiện đã suy giảm đáng kể so với ban đầu. Đây cũng là diễn biến chung trong xu hướng điều chỉnh kéo dài hơn một tháng qua của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau đợt điều chỉnh mạnh cuối tháng 4/2018.

Đáng chú ý, những trường hợp trên tại thời điểm chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như hiện nay đều là những ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở nhóm cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, cũng như đang hướng đến hoàn thành kế hoạch năm 2018 - với các thông tin cập nhật gần đây.

Giá trị đầu tư của vốn ngoại tại những trường hợp này suy giảm như trên cũng là một thực tế đặt ra trong bối cảnh một số ngân hàng thương mại Việt Nam đang xúc tiến các kế hoạch chào bán cổ phần lô lớn cho nhà đầu tư nước ngoài, hoặc huy động qua kênh trái phiếu, dự kiến cuối 2018 đầu 2019.

Trong các đợt chào bán trên, cũng như dự kiến sắp tới, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài tham gia là hoạt động đầu tư đơn thuần (ngoại trừ KEB Hana Bank với kế hoạch dự kiến trở thành cổ đông chiến lược tại BIDV nếu chào bán thành công), và hầu hết họ phải chịu ràng buộc hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Kinh doanh bết bát, cổ phiếu nhà “Cường đôla” cắm đầu giảm

Với số mã giảm chiếm ưu thế, phiên giao dịch ngày 14/11 tiếp tục chứng kiến tình trạng mất điểm tại các số. VN-Index mất 4,45 điểm tương ứng 0,49% còn 900,93 điểm trong bối cảnh HSX có 149 mã giảm so với 126 mã tăng.

HNX-Index cũng nới đà giảm lên 1,27 điểm tương ứng 1,24% còn 101,2 điểm. Kết phiên sàn này ghi nhận 71 mã giảm so với 67 mã tăng.

Dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường trong phiên chiều nhưng thanh khoản vẫn khiêm tốn ở mức 142,26 triệu cổ phiếu tương ứng 3.393,54 tỷ đồng trên HNX và 33,68 triệu cổ phiếu tương ứng 439,61 tỷ đồng.

Trong mức giảm chung của VN-Index thì chỉ riêng GAS đã góp vào 2,2 điểm, BID góp vào 1,06 điểm và CTG kéo sụt chỉ số 0,93 điểm. Nói cách khác, 3 mã mất giá trong phiên đã khiến VN-Index sụt 4,19 điểm.

Cùng với GAS thì trong phiên này, các mã cổ phiếu dầu khí khác cũng bị giảm khá mạnh như BSR (giảm 4,5%), PVD (giảm 3,8%). Cổ phiếu dầu khí mất giá giữa lúc giá dầu thế giới sụt mạnh: Kết thúc phiên giao dịch 13/11, giá dầu WTI và Brent giảm lần lượt 7,1% và 6,1%. Nguyên nhân khiến giá dầu lao dốc hơn 20% so với mức đỉnh của tháng trước được cho là đến từ việc dư cung khi sản lượng khai thác từ cả OPEC, Nga, Mỹ đều gia tăng mạnh.

Công ty của gia đình ông Nguyễn Quốc Cường nhiều khả năng lại thất hứa với cổ đông về kế hoạch kinh doanh năm 2018

Công ty của gia đình ông Nguyễn Quốc Cường nhiều khả năng lại "thất hứa" với cổ đông về kế hoạch kinh doanh năm 2018

Trong phiên này, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục giảm 1,6% xuống còn 6.900 đồng. Đây là phiên thứ 4 liên tục mã này giảm giá.

Diễn biến bất lợi của QCG trong bối cảnh công ty này vừa công bố kết quả kinh doanh quý III tiếp tục sa sút mạnh. Doanh thu cả quý chỉ đạt 82,4 tỷ đồng, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ hơn 1 tỷ đồng, chưa bằng 1% của cùng kỳ năm trước.

Trong công văn giải trình gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Quốc Cường Gia Lai lý giải tình trạng này xuất phát từ việc trong kỳ công ty chưa bàn giao căn hộ cho khách hàng, bên cạnh đó cũng không có thu nhập từ chuyển nhượng đầu tư tài chính.

Theo đó, kết thúc 9 tháng đầu năm QCG mới chỉ đạt được 519,1 tỷ đồng doanh thu thuần và báo lãi 57,6 tỷ đồng, còn một khoảng cách rất xa so với mục tiêu đặt ra cho cả năm là 1.800 tỷ đồng doanh thu và 320 tỷ đồng lợi nhuận. Điều này đặt ra khả năng “vỡ kế hoạch” năm thứ 8 liên tiếp của QCG là rất cao.

Trở lại với diễn biến thị trường, VIC, SAB và VNM là 3 mã có diễn biến tích cực vừa tác động đáng kể lên chỉ số. VIC kéo chỉ số lên 1,39 điểm, SAB đóng góp 1,08 điểm và VNM đóng góp 0,81 điểm. Tuy nhiên, 3 “ông lớn” này chỉ có thể kìm hãm đà giảm của chỉ số chứ không thể “cứu” thị trường.

Theo nhận xét của BVSC, thị trường có sự phân hóa khá rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu. Điều này khiến cho tâm lý nhà đầu tư ngày càng thận trọng và có phần lo sợ về khả năng thị trường sẽ sớm phá đáy 880-885 điểm trong ngắn hạn.

Trên góc độ phân tích kỹ thuật, BVSC cho rằng, vùng quanh 900 điểm sẽ tiếp tục đóng vai trò là vùng hỗ trợ cho chỉ số trong phiên kế tiếp. Mặc dù vậy, công ty này vẫn tiếp tục đưa ra cảnh báo đối với kịch bản tiêu cực.

Nếu chỉ số để mất vùng hỗ trợ quanh 900 điểm, diễn biến của thị trường sẽ có sự chuyển biến xấu hơn trong thời gian tới. Trong kịch bản này, thị trường có thể lùi về vùng hỗ trợ 888-894 điểm và bật lên, trước khi hình thành nguy cơ xuyên thủng đáy 880-885 điểm.

Tỷ trọng danh mục tổng của nhà đầu tư tiếp tục được khuyến nghị khống chế ở mức tối đa 20-25% cổ phiếu trong giai đoạn này.

Mai Chi

Tag :công ty Cường đôla, Quốc Cường Gia Lai, giá dầu lao dốc, cổ phiếu dầu khí


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Mối đe dọa với nền kinh tế từ giá dầu và nợ công

Nợ nước ngoài đã tăng gấp 3 lần trong 1 thập kỷ

Một báo cáo vừa mới phát hành của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động bởi những rủi ro trung và dài hạn từ bên ngoài.

Theo đó, năm 2019, những lo ngại về lạm phát chi phí đẩy, yếu tố thường chi phối quyết định của các nhà hoạch định chính sách, sẽ là một điểm then chốt khi giá các mặt hàng cơ bản đã sẵn sàng tăng cao.

Vấn đề nợ nước ngoài ngắn hạn tăng cũng được nhấn mạnh. Nợ nước ngoài của các doanh nghiệp đang tăng đáng kể. Trong khi dòng tiền nước ngoài tăng trưởng là điều cần thiết cho nền kinh tế, Chính phủ cũng cần phải nâng cao vai trò của thị trường tài chính trong nước để hấp thụ được dòng tiền đó.

Nợ công của Việt Nam, đặc biệt là nợ nước ngoài đang gia tăng với tốc độ nhanh (ảnh minh hoạ)

Nợ công của Việt Nam, đặc biệt là nợ nước ngoài đang gia tăng với tốc độ nhanh (ảnh minh hoạ)

Hiện tại nợ nước ngoài của Việt Nam đã đạt 48% GDP, gần với hạn mức 50% GDP. Trong 10 năm qua, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng gấp ba. Đáng chú ý là, nợ nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp tăng mạnh trong năm ngoái.

Trong khi đó, tỷ lệ dự trữ ngoại tệ/giá trị nhập khẩu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất so với các quốc gia khác trong khu vực.

Tuy nhiên, VDSC cho biết, vẫn chưa ghi nhận những tín hiệu rõ ràng về kiểm soát thâm hụt ngân sách. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP đã tăng lên 3,7%. Đây là mức cao nhất so với các nước trong khu vực.

Hiện tại, Việt Nam được hưởng lợi từ một tài khoản vãng lai dương, chủ yếu nhờ đóng góp của các tập đoàn FDI. Điều này đang bảo vệ nền kinh tế khỏi những rủi ro bên ngoài trong ngắn hạn.

Chuyên gia VDSC đánh giá, nhận thức của Chính phủ thông qua các kế hoạch khác nhau nhằm quản lý nợ trung hạn được xem như một động thái tích cực. Một trong những động thái đáng chú ý là việc giữ các khoản vay ở mức chấp nhận được để cân bằng ngân sách nhà nước. Điều này nhằm mục đích giữ cho việc phân bổ và sử dụng các khoản vay phù hợp với mục đích ban đầu, chỉ số nợ ở mức an toàn, và đảm bảo khả năng trả nợ.

Nợ nước ngoài và thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong tương quan với khu vực

Nợ nước ngoài và thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong tương quan với khu vực

Mối lo lạm phát và dòng tiền

Điều quan trọng là phải theo dõi biến động tiêu dùng hộ gia đình và lạm phát, đặc biệt hiện tượng lạm phát chi phí đẩy trong bối cảnh giá dầu thô đã tăng gấp đôi kể từ 2016.

Theo phân tích của VDSC, giá dầu cao hơn sẽ tạo ra hiện tượng lạm phát chi phí đẩy và làm giảm thu nhập thực của các hộ gia đình. Hiện tại, Chính phủ đang sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để can thiệp vào thị trường xăng dầu trong nước nhằm kiểm soát giá. Giá nhập khẩu xăng dầu các loại đã tăng 20-30% so với đầu năm. Ước tính điều này đã góp phần tăng 0,9% -1,3% vào chỉ số CPI của Việt Nam trong năm 2018.

Chính phủ đang nỗ lực để giảm tác động tiêu cực từ lạm phát lên tiêu thụ nội địa, trụ cột cho nền kinh tế. Song có một vấn đề đáng lưu ý là từ năm 2019, thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho giá dầu cũng bắt đầu có hiệu lực.

Tác động của giá dầu thô đối với nền kinh tế (nguồn: VDSC)

Tác động của giá dầu thô đối với nền kinh tế (nguồn: VDSC)

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích VDSC lo ngại hơn về viễn cảnh tài khoản vãng lai trở nên kém tích cực hơn. Trong khi các nhà máy lọc dầu quy mô lớn bắt đầu hoạt động trong những năm gần đây, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng ròng trong vài năm tới do sản lượng dầu trong nước giảm. Trong 9 tháng đầu năm 2018, chi phí nhập khẩu dầu thô tăng 282% so với cùng kỳ.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Việt Nam và Trung Quốc là những nước hiếm hoi mà tỷ trọng tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu và trái phiếu/GDP thấp hơn tín dụng ngân hàng.

Một mặt, rõ ràng vẫn còn dư địa lớn để gia tăng quy mô thị trường vốn. Song mặt khác, nhà điều hành sẽ đối mặt nhiều áp lực hơn khi phải giải quyết cả hai vấn đề gồm tăng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường vốn trong nước.

Dòng vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình kế hoạch phát triển thị trường vốn Việt Nam. Thời gian qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua phần lớn cổ phần trong các đợt thoái vốn quy mô lớn tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như Vinamilk và Sabeco. Một phần nhờ đó, cán cân tài chính của Việt Nam liên tục dương trong các quý gần đây. Trong 2 năm tới, Chính phủ cũng cam kết đẩy mạnh thoái vốn tại DNNN.

Như vậy, việc kiểm soát chặt dòng tiền ra vào thị trường thông qua hệ thống luật pháp đang trở thành rào chắn cho Việt Nam trước các rủi ro từ bên ngoài, VDSC nhìn nhận.

Bích Diệp

Tag :nợ công của Việt Nam, nợ nước ngoài, tác động của giá dầu tới nền kinh tế, rủi ro của nền kinh tế Việt Nam, VDSC, Rong Viet Research, thâm hụt ngân sách


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Doanh nghiệp chỉ vì một dấu phẩy, phải "gặp" cán bộ... mới xong

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nhìn lại thời gian qua có nhiều đợt cải cách cho rằng tốt nhưng cuối cùng chỉ lẩn quẩn.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Ông Cung dẫn chứng, đầu tiên là Luật Doanh nghiệp 2005 khẳng định tất cả luật, pháp lệnh, nghị định mới có quyền ban hành các điều kiện kinh doanh (ĐKKD). Tuy nhiên, sau đó ĐKKD xuất hiện nhiều tại các Thông tư.

Theo Viện trưởng CIEM cũng là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Luật Doanh nghiệp năm 2005 yêu cầu các Bộ hàng năm phải rà soát ĐKKD thuộc thẩm quyền quản lý. Tuy nhiên, chẳng cơ quan nào làm.

Vì vậy, hàng loạt Nghị định ban hành từ năm 2005 đến năm 2008 đã xuất hiện ồ ạt ĐKKD. Số lượng ĐKKD được cắt giảm từ những năm 2000-2003 nhanh chóng được "sống lại" sau đó, thêm nữa nhiều điều kiện mới được bổ sung thêm.

Ông Cung nhấn mạnh, Luật Doanh nghiệp năm 2005 yêu cầu hạn cuối là ngày 30/6/2010 các doanh nghiệp Nhà nước phải chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên cả từ giai đoạn năm 2005 đến năm 4/2010, các doanh nghiệp không làm gì. Chỉ đến hai tháng cuối cùng thì mới quyết định ồ ạt chuyển.

"Nếu DN Nhà nước được chuyển thành công ty từ năm 2005 sẽ không xảy ra những gánh nợ như Vinashin, Vinalines. Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra 5 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp Nhà nước nhưng cuối cùng không ai thực hiện", TS Cung nhấn mạnh.

Tiếp đến, ông Cung cho biết Luật DN 2014 có nhắc lại một lần nữa về ĐKKD, cho 2 năm thực hiện chuyển đổi, ban hành các quy định về ĐKKD. Tuy nhiên trong 2 năm đó rất ít người làm, 2 tháng cuối cùng dồn dập sửa đổi.

Dẫn tới, cơ quan nhà nước không đủ thời gian, nguồn lực thẩm định cái gì cần thiết, cái gì phù hợp. Cuối cùng ban hành điều kiện kinh doanh ào ạt, chất lượng không đạt.

Thực tế, Nghị quyết số 01/NQ-CP ban hành ngày 1/1/2018, Thủ tướng yêu cầu tất cả các Bộ, ngành rà soát các ĐKKD, yêu cầu phải cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh hiện có trước ngày 31/10/2018. Tuy nhiên, đến thời gian biểu, báo cáo của Bộ KH&ĐT khẳng định mục tiêu không đạt được.

Gần đây, Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP mục tiêu đã chuyển sang bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh.

"Kể những câu chuyện này là tôi muốn nói rằng cải cách thủ tục hành chính nói chung, cắt giảm ĐKKD nói riêng phải liên tục nhất quán, có áp lực từ bên ngoài thì mới làm được", TS Cung nói.

Trước thực trạng các Bộ, ngành lợi dụng "đơn giản hóa" để chỉ bỏ câu, chữ rồi ghi vào thành tích cởi bỏ điều kiện kinh doanh, ông Cung bức xúc nói: "Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng có vai trò quyết định trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, vì nó đòi hỏi thay đổi tư duy và cách thức thực hiện của công chức thực thi.

"Đơn cử như Hà Nội và TP.HCM cùng là hai đầu tàu kinh tế cả nước nhưng vì sao Sở KH&ĐT TP.HCM được khen nhiều hơn Sở KH&ĐT Hà Nội. Đây là điều mà lãnh đạo phải lưu tâm", ông dẫn chứng.

Ông Cung lấy ví dụ đã từng chứng kiến, nghe bao nhiêu câu chuyện rằng DN chỉ sai một dấu phẩy cũng phải đến gặp trực tiếp cán bộ thì công chuyện mới xong.

"Cơ quan hành chính không nhìn thấy chậm trễ là mất mát tiền bạc, cơ hội kinh doanh của DN mà chỉ nhìn thấy quyền lợi cho mình", ông này nói.

An Linh

Tag :điều kiện kinh doanh, rào cản, cắt giảm, 50% điều kiện kinh doanh


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Blog chứng khoán: Dòng tiền quá kiên nhẫn

Thanh khoản chỉ nhích lên khi giá giảm và mức tăng lên cũng không rõ ràng. Thị trường đang rơi về đáy cũ mà lòng tham chưa thấy đâu.

Thị trường ngày 14/11/2018:

VN30 đi vào vùng đáy cũ dù VNI còn chơi vơi ở 900. Thanh khoản tăng nhẹ cộng với mức độ phân hóa khá tốt. Thị trường có cơ hội trụ lại ở đáy cũ.

Áp lực bán hôm nay chủ yếu vẫn dồn vào các blue-chips và nhìn vào hệ số tăng/giảm trong phiên thì tâm lý vẫn còn kém. Buổi sáng số mã tăng giá vượt trội nhưng sang chiều khi các chỉ số rơi mạnh thì tình thế thay đổi xấu. Điều đó có nghĩa là các mã khác ngoài blue-chips cũng đảo xu hướng theo và giảm giá.

Cổ phiếu dầu khí giảm đã đành, nhiều blue-chips khác cũng chịu sức ép lớn phiên này. Nếu không có SAB được kéo lên dễ dàng thì thị trường đã xấu hơn. Dù sao vùng hỗ trợ 865-870 của VN30 vẫn trụ được hết hôm nay. Mức thấp nhất xuống 868 và đóng cửa lên 871.

Vấn đề là sức ép nếu vẫn duy trì thì thị trường sẽ khó khăn hơn trong những phiên tới. Yếu tố duy nhất giúp thị trường Việt Nam tách khỏi thế giới là dòng tiền thì vẫn chưa thấy khác biệt gì. Nước ngoài tăng mua mạnh thẳng khớp lệnh nên vốn nội hôm nay lại giảm xuống còn 2,6k tỷ so với hôm qua hơn 2,7k tỷ. Trong khi đó các yếu tố bất định bên ngoài vẫn có khả năng tác động mạnh.

Quá trình kiểm tra đáy đang diễn ra bình thường và điều nếu lo ngại chỉ là phản ứng thái quá trước các diễn biến đột ngột. Tâm lý lúc này đang yếu nên giá dù quay lại đáy cũ khá nhiều mà thanh khoản cũng không lớn lên được. Vùng dao động tạo đáy khả dĩ hiện tại khá rộng và kéo dài, nếu đổ bê tông được thì sẽ rất tốt cho xu thế tăng sau đó. Tuy nhiên nếu vùng này vỡ, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm.

Chốt lại, thị trường đang điều chỉnh trong vùng dao động, chưa có các tín hiệu xấu đi. Các giao dịch ngắn hạn phần lớn là lỗ, nhưng mức lỗ cũng chưa lớn nên cung mới dồn lại ở dạng tiềm năng. Nếu thị trường có nguy cơ xấu phá thủng vùng dao động, lượng hàng này may ra mới lộ diện.

Giao dịch:

Chiến lược là Long nhưng hôm nay không đặt cược vì chưa biết khả năng có giữ được đáy hay sẽ thủng đáy. Tháng 12 thanh khoản lại nhỏ. Đứng ngoài.

* "Blog chứng khoán" mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.        


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Mỗi chiếc ô tô phải đóng 2 lần lệ phí trước bạ 10%?

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 140/2016 của Bộ Tài chính về lệ phí trước bạ còn một số quy định hiện chưa rõ ràng trong việc xác định được một chiếc xe đã đăng ký lần đầu. Điều này dẫn đến lo ngại một chiếc ô tô qua nhiều lần chuyển nhượng vẫn phải đóng lệ phí trước bạ 10% tới hai lần.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung khoản 7 và khoản 8 tại Điều 7 Nghị định số 140/2016 quy định: Tổ chức, cá nhân đã được miễn hoặc không phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, xe máy, nếu chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân khác; hoặc chuyển mục đích sử dụng mà không thuộc diện được miễn lệ phí trước bạ theo quy định thì tổ chức, cá nhân đăng ký quyền sở hữu ô tô, xe máy nộp lệ phí trước bạ với mức thu lần đầu.

Tuy nhiên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính cho rằng quy định trên hiện chưa nói rõ làm thế nào để xác định được một chiếc xe đã đăng ký lần đầu hay chưa.

VCCI đưa ra ví dụ, một chiếc xe được công ty A đăng ký lần đầu và đã nộp lệ phí trước bạ 10%. Công ty A bán xe cho ông B. là trường hợp được miễn lệ phí trước bạ. Ông B. lại bán xe cho bà C. là trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ.

Lúc này, nếu theo quy định của dự thảo thì bà C. sẽ phải nộp lệ phí trước bạ lần đầu, mức 10%. Như vậy, cùng một chiếc xe đã phải nộp lệ phí trước bạ hai lần ở mức 10%.

Do đó Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo thiết kế quy định theo hướng nguyên tắc, mỗi ô tô, xe máy chỉ chịu lệ phí trước bạ với mức thu lần đầu một lần duy nhất.

“Đi kèm với đó, cũng cần bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan đăng ký phương tiện trong việc thông báo cho cơ quan thuế về việc phương tiện đăng ký lần đầu hay lần thứ hai trở đi”, VCCI góp ý kiến.

Theo ông Võ Quốc Bình , Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Bình Minh, có nhiều thiếu sót của dự thảo này, cần bổ sung rõ trong dự thảo xác định được chiếc xe đó chưa đóng lệ phí trước lần đầu, còn khi chiếc xe đã bán qua lần 2, lần 3 thì chỉ áp dụng khung lệ phí trước bạ đối với xe đã qua sử dụng hiện nay là 2%.

“Nếu ô tô đã đóng lệ phí trước bạ lần đầu 10%, không phải vì chiếc xe này bán cho người được miễn phí lệ phí trước bạ nên khi bán lại cho người thứ ba phải chịu lệ phí trước bạ lần đầu 10% nữa là bất hợp lý”, ông Bình nói.

Luật sư Trần Xoa , chuyên gia thuế, cũng cho rằng cần đưa nguyên tắc mỗi ô tô, xe máy chỉ chịu lệ phí trước bạ với mức thu lần đầu và duy nhất cần được đưa vào trong dự thảo nghị định này.

Theo Quang Huy
Pháp luật TPHCM

Tag :lệ phí trước bạ, cơ quan thuế


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Vinhomes West Point trong mắt cư dân tương lai

"Không còn nhiều cơ hội để sở hữu vị trí đẹp như vậy tại phía Tây Thủ đô"

Anh Việt Phương, chủ nhân một căn hộ Dual Key tại tòa West 1 và cũng là một nhà đầu tư có kinh nghiệm trong làng bất động sản thủ đô cho biết: "Khu vực phía Tây đang nổi lên như một hiện tượng nhờ có quy hoạch tuyến metro số 5,6,8 đi qua, cộng thêm cơ sở hạ tầng được đầu tư và tập trung nhiều tòa cao ốc, trụ sở công ty nước ngoài,... Nếu theo dõi sát sao thị trường bất động sản thì sẽ thấy rằng quỹ đất chung cư ở đây không còn quá nhiều và chỉ một số "ông lớn" như Vinhomes mới đủ tiềm lực để có được những vị trí đẹp nhất. Bởi vậy khi biết tin về Vinhomes West Point thì mình quyết định đầu tư ngay vì đây có thể nói là một trong những cơ hội cuối cùng để sở hữu một BĐS đắc địa như vậy tại khu vực này".

Trong khi đó, anh Dương Hồng Lý, chủ sở hữu một doanh nghiệp đầu tư cho thuê bất động sản, lý giải về lựa chọn đặt mua căn hộ tại tòa West 3: "Mình và bà xã đều "chấm" căn hộ này từ lâu, trước tiên là vì vị trí đẹp ngay gần đường Phạm Hùng, Đỗ Đức Dục, cực kỳ thuận lợi để đi ra sân bay hay di chuyển sang các tỉnh thành lân cận. Chưa kể, dự án nằm đối diện khách sạn Marriott và bảo tàng Hà Nội nên tầm view đẹp và thoáng hơn hẳn so với những dự án khác lân cận".

Vị trí đẹp hiếm có là lý do khiến anh Dương Hồng Lý lựa chọn mua căn hộ tại Vinhomes West Point

Vị trí đẹp hiếm có là lý do khiến anh Dương Hồng Lý lựa chọn mua căn hộ tại Vinhomes West Point

"Chọn Vinhomes là chọn tiện ích sống sang"

Đó là kỳ vọng của không chỉ một mà rất nhiều khách hàng khi được hỏi về hệ thống tiện ích tại Vinhomes West Point. Vốn đã làm nên thương hiệu với hàng chục dự án khu đô thị khép kín đẳng cấp trên khắp cả nước, chủ đầu tư đưa vào Vinhomes West Point trọn bộ những tiện ích sống "chuẩn resort", bao gồm khu thương mại dịch vụ, siêu thị VinMart, trường mầm non Vinschool, sảnh lounge, clubhouse, bể bơi mái kính, phòng tập bóng bàn, sân chơi trẻ em, sân tập gym ngoài trời, đường dạo, thảm cỏ, khu ngắm cảnh thành phố,...

Chọn mua 2 căn hộ tại Vinhomes West Point với mục đích cho thuê, chị Thu Hiền (35 tuổi, làm nghề thiết kế đồ họa tại Hà Nội) chia sẻ: "Khi quyết định đầu tư vào dự án này thì đối tượng khách hàng chính mà mình nhắm vào là người nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc làm việc ở Keangnam và khu vực lân cận. Mình càng yên tâm hơn khi dự án sở hữu đầy đủ các tiện ích hạng sang như bể bơi, khu tập thể thao, siêu thị, khu vui chơi giải trí, đây là một lợi thế rất lớn trong việc thu hút nhóm khách hàng có tiêu chuẩn sống cao này."

Với tiện ích đẳng cấp, Vinhomes West Point là lựa chọn của chị Thu Hiền để đầu tư, nhắm đến đối tượng khách thuê mục tiêu là người nước ngoài làm việc tại khu Keangnam và khu vực lân cận dự án

Với tiện ích đẳng cấp, Vinhomes West Point là lựa chọn của chị Thu Hiền để đầu tư, nhắm đến đối tượng khách thuê mục tiêu là người nước ngoài làm việc tại khu Keangnam và khu vực lân cận dự án

Một điểm đáng chú ý của Vinhomes West Point đó là tòa West 1 được quy hoạch làm tòa căn hộ văn phòng, không những tạo nguồn khách thuê rất lớn cho 2 tòa còn lại mà còn hình thành nên một cộng đồng mới hiện đại, đa quốc tịch ngay giữa trung tâm năng động phía Tây thủ đô. Anh Thành Nam, chủ nhân một căn hộ tại West 2 cho biết: "Kế hoạch trước mắt của tôi là cho thuê, nhưng trong tương lai rất có thể gia đình tôi sẽ chuyển về đây sống bởi các điều kiện tiện ích, môi trường, trình độ dân trí đều không có gì để chê."

"Những sản phẩm đột phá giải quyết tất cả những bài toán mà các dòng căn hộ hiện tại chưa làm được"

Ngoài những dòng căn hộ truyền thống ở tòa West 2 và West 3, hai cái tên được đón nhận tích cực ở tòa West 1 là Officetel (căn hộ văn phòng) và Dual Key (căn hộ chìa khóa đôi). Không những mang đến những không gian đa năng vừa để sống vừa để làm việc, các căn hộ này còn có thể giải quyết bài toán "sống chung" của các gia đình đa thế hệ hay bài toán "ở một nửa kinh doanh một nửa" của nhiều người độc thân, gia đình nhỏ, ngoài ra cung cấp thêm lựa chọn cho những doanh nhân ngoại đang muốn mang văn phòng đại diện về Hà Nội.

Căn hộ Hai chìa khóa với 2 phòng ngủ (Hình ảnh mang tính minh họa)

Căn hộ Hai chìa khóa với 2 phòng ngủ (Hình ảnh mang tính minh họa)

Anh Việt Phương cho biết: "Nhắc đến Officetel thì trước đây khách hàng chỉ e ngại duy nhất về vấn đề chưa có khung pháp lý rõ ràng cho loại hình căn hộ này. Nhưng với thương hiệu uy tín, tính minh bạch cùng hỗ trợ pháp lý của chủ đầu tư Vinhomes thì chúng tôi có thể hoàn toàn yên tâm."

Chị Hiền cũng chia sẻ, dù đã sở hữu 2 căn hộ ở tòa West 3, nhưng khi chủ đầu tư ra mắt thêm tòa West 1 thì cũng không ngần ngại xem xét việc tiếp tục đầu tư vào căn Dual Key tại đây vì công năng đa dạng của sản phẩm này. Chưa kể, trong tương lai khi có kế hoạch chuyển về đây sinh sống, căn hộ chìa khóa đôi cũng tỏ ra hoàn toàn lý tưởng cho gia đình 3 thế hệ của chị.

Rộng lối đầu tư

Sở hữu nhiều lợi thế vượt trội và toàn diện như đã nói ở trên, giá trị bất động sản tại Vinhomes West Point được các cư dân tương lai kỳ vọng là sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Trong đó, sản phẩm "vedette" Dual Key còn được đánh giá là "nơi mà bất cứ đối tượng khách hàng nào cũng có thể sinh lời".

Chủ đầu tư Vinhomes cũng nhận được nhiều lời khen từ các khách hàng. Anh Dương Hồng Lý cho biết: "Nhắc đến Vinhomes thì không cần phải lo lắng nhiều về uy tín và phong cách làm việc. Bao giờ cũng rất chuyên nghiệp và hỗ trợ khách hàng đến nơi đến chốn. Các thủ tục giấy tờ, hồ sơ cũng được giải quyết nhanh chóng và rõ ràng, minh bạch."

Bên cạnh đó, nhiều chương trình hỗ trợ tài chính, chiết khấu hấp dẫn cũng khiến "ông lớn bất động sản" ghi điểm trong mắt khách hàng, khẳng định đây là lựa chọn hàng đầu để giới đầu tư đặt trọn niềm tin.

Từ 1/11/2018, khách hàng đăng ký mua căn hộ tại cả 3 tòa West 1, West 2 và West 3 được nhận ngay gói dịch vụ quản lý căn hộ trong vòng 10 năm. Trường hợp không nhận gói này, khách hàng sẽ được ưu đãi vào giá bán trước VAT và Kinh phí bảo trì:

- Căn 1 phòng ngủ nhận 70 triệu đồng,

- Căn 2 phòng ngủ nhận ngay 140 triệu đồng,

- Căn 3 phòng ngủ nhận 190 triệu đồng

- Và căn trên 3 phòng ngủ nhận ngay 230 triệu đồng

Khách hàng có nhu cầu được vay vốn lên tới 70%, trong đó chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất 0% cho 65% giá bán căn hộ (gồm VAT) kể từ ngày giải ngân nhưng không muộn hơn 16/5/2020 đối với các căn tại West 1, West 2 và không muộn hơn 30/4/2020 với các căn tại West 3.

Đặc biệt, chỉ với 20% giá trị căn hộ, khách hàng đã có thể ký hợp đồng mua bán.

Tag :Vinhomes, dự án Vinhomes West Point, sản phẩm


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Chứng khoán chiều 14/11: VN-Index trụ lại ngay mốc 900 điểm

Chiều nay thị trường thót tim với một đợt rơi rất nhanh và mạnh. VN-Index rơi tuốt xuống tận 898 điểm rồi mới vòng lên trên 900 điểm trở lại.

Đa số blue-chips chiều nay yếu hơn đáng kể so với phiên sáng, nhưng cũng có vài trụ kịp mạnh lên về cuối phiên và đó là lực nâng đỡ vớt chỉ số tại mốc 900 điểm. VIC, VNM và SAB mạnh đáng kể.

SAB là mạnh nhất chiều nay và đặc biệt mạnh từ sau 13h30. Chốt phiên sáng SAB ở mức 240.700 đồng, giá sau đó đi lên chậm chạm 241.000 đồng lúc 13h30. Khoảng 30 phút kế tiếp SAB vọt lên 246.500 đồng và đạt đỉnh lúc 14h, tăng 3,57% so với tham chiếu.

Đúng từ 13h30 đến 14h, VN-Index lại có hành trình cắm đầu từ khoảng 905 điểm xuống 898,83 điểm, mất khoảng 0,7% trong 30 phút. Nếu không có SAB được kéo ngược dòng cùng thời điểm, chỉ số có lẽ sẽ còn lao sâu hơn nữa và chưa chắc đợt phục hồi ít phút cuối cùng đủ lớn để vượt trở lại 900 điểm.

VIC và VNM cũng tăng nhẹ so với phiên sáng tương ứng 300 đồng và 100 đồng. VIC đóng cửa tăng 1,5%, VNM tăng 1,29% và SAB tăng 2,27%. Hơn 10.500 tỷ đồng vốn hóa tăng thêm ở 3 cổ phiếu này là động lực giúp chỉ số không quá xấu. VN-Index đóng cửa chỉ giảm 0,49% so với tham chiếu thì đã có 0,36% là từ 3 trụ trên.

Các blue-chips còn lại phần lớn là yếu hơn phiên sáng, trong đó từ HPG, MSN tới toàn bộ các mã dầu khí, ngân hàng lớn đều giảm thêm. GAS, PLX mỗi mã bốc hơi thêm gần 1% so với cuối phiên sáng và đóng cửa giảm sâu 3,94% và 2,65%. BID cũng cực xấu, giảm thêm gần 3,1% so với phiên sáng và chốt giảm tới 3,23% chung cuộc. CTG cũng rất "đáng nể" giảm thêm 2,08% so với phiên sáng và đóng cửa giảm tổng thể 3,64%. Cũng may là ngoài GAS thì BID và CTG vốn hóa cũng không quá lớn.

Đợt bán tháo mạnh buổi chiều đã đẩy thanh khoản khớp lệnh lên 1.646,3 tỷ đồng, cao hơn phiên sáng khoảng 13%. Tuy nhiên, do buổi sáng giao dịch yếu nên cả ngày giá trị khớp lệnh cũng không khác nhiều lắm so với phiên trước, chỉ tăng 0,7%. Giao dịch thỏa thuận cũng vắng bóng nên tổng giá trị hai sàn chỉ hơn 3.900 tỷ đồng, giảm 5,6%.

Hôm nay cả ngày chỉ có 5 cổ phiếu khớp lệnh được trên 80 tỷ đồng giá trị và nhóm này chiếm gần 22% giá trị khớp tổng hai sàn. Cả 5 mã đều giảm rất mạnh là HPG, CTG, MBB của HSX và ACB, PVS của HNX. ACB đóng cửa giảm 2,47%, PVS giảm 2,67%.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay vẫn bán ròng nhưng mức độ có giảm xuống. HSX và HNX bị rút ròng chưa tới 24,5 tỷ đồng. Cụ thể, trên HSX giá trị bán đạt 485,5 tỷ đồng, mua vào 473,1 tỷ đồng. HNX bị bán 19,3 tỷ, mua vào 7,2 tỷ đồng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Trước thềm bán vốn, BIDV và KEB Hana Bank làm việc với Thống đốc

Ngày 13/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã có buổi tiếp và làm việc với ông Kim Jung Tai, Chủ tịch tập đoàn tài chính Hana (Hàn Quốc).

Buổi làm việc này có sự tham gia của lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - đầu mối đang có hợp tác chiến lược với tập đoàn này.

Tại đây, sau khi nghe Chủ tịch tập đoàn tài chính Hana báo cáo về hoạt động của tập đoàn tại Việt Nam, Thống đốc Lê Minh Hưng chúc mừng quá trình hợp tác chiến lược giữa BIDV và tập đoàn Hana đạt được những bước tiến quan trọng.

Ông Kim Jung Tai, Chủ tịch tập đoàn tài chính Hana cho biết, thời gian qua đã nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình tiếp xúc và triển khai hợp tác với BIDV; đồng thời khẳng định lại cam kết đầu tư, làm ăn lâu dài và mong muốn đóng góp cho sự phát triển của khu vực ngân hàng Việt Nam.

Nhân dịp này, hai bên cũng đã trao đổi và thảo luận một số ý tưởng hợp tác liên quan đến việc phát triển dịch vụ thanh toán ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại mà tập đoàn Hana có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh.

Tập đoàn tài chính Hana tiền thân là công ty tài chính đầu tư Hàn Quốc, bắt đầu hoạt động bằng hai chi nhánh vào năm 1971. Tính đến đến cuối tháng 6/2018, tổng tài sản của tập đoàn này đạt đến 476.138 tỷ won (tương đương hơn 400 tỷ USD), nằm trong top 100 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới.

Mạng lưới của Hana phủ 24 quốc gia với 153 chi nhánh, được xem là tập đoàn có mạng lưới nước ngoài lớn nhất Hàn Quốc. Tại Việt Nam, tập đoàn có hai chi nhánh ngân hàng KEB Hana tại Hà Nội và Tp.HCM.

Buổi làm việc trên diễn ra trước thềm kế hoạch của BIDV, dự kiến sẽ bán 17,65% cổ phần cho KEB Hana Bank trong thời gian tới.

Cuối tháng 10 vừa qua, BIDV cũng đã chính thức có tờ trình lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về kế hoạch chào bán trên.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chủ tịch Hưng Thịnh Incons: “Chúng tôi lên sàn để minh bạch hóa và thu hút nhân tài”

Sáng ngày 12/11/2018, 25 triệu cổ phiếu HTN của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons giao dịch phiên đầu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). HTN tăng kịch trần phiên đầu tiên và chốt phiên 14/11 ở mức 30.200 đồng/cổ phiếu.

Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hưng Thịnh Incons đã có những chia sẻ nhân sự kiện này.

Hưng Thịnh Corp là tập đoàn với 29 công ty thành vin. Vậy lý do nào Hưng Thịnh Incons được chọn là đơn vị đầu tiên đưa cổ phiếu niêm yết trên HOSE?

Với riêng Tập đoàn Hưng Thịnh, chúng tôi đặt mục tiêu phải đưa Hưng Thịnh Incons lên sàn bởi tính minh bạch của thị trường sẽ giúp cho công ty tốt hơn về mặt quản trị. Thêm nữa, chúng tôi cũng dễ thu hút thêm những nhân tài về giúp sức cho công ty.

Trong hệ thống 29 thành viên của Tập đoàn, riêng đối với ngành xây dựng, chúng tôi tin rằng càng minh bạch chất lượng sản phẩm sẽ càng tốt. Khi chất lượng xây dựng của Hưng Thịnh Incons tốt hơn thì sản phẩm của Tập đoàn sẽ càng có giá trị. Đó cũng là mục tiêu hàng đầu của Tập đoàn trong kế hoạch phát triển bất động sản.

Trong chiến lược lâu dài, sau niêm yết, ngoài việc củng cố và bổ sung thêm nhân sự chất lượng cao hơn nữa để đáp ứng 100% nhu cầu xây dựng cho Tập đoàn, chúng tôi tiếp tục mở rộng để tiếp cận thị trường bên ngoài, đa dạng hóa các nguồn thu.

Thị trường chứng khoán nói chung hiện đang trải qua giai đoạn điều chỉnh. Tại sao Hưng Thịnh Incons chọn thời điểm này để lên sàn?

Với nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng bất động sản nói riêng, chúng tôi quan niệm rằng thị trường chung có thuận lợi hay không đều mang lại những cơ hội nhất định cho những ai biết nắm bắt.

Ví dụ năm 2007 thị trường xuống sâu nhưng lại là cơ hội cho Hưng Thịnh phát triển khi chúng tôi lựa chọn đầu tư các sản phẩm trong phân khúc có nhu cầu lớn, đặc biệt chúng tôi luôn nhắm đến những người tiêu dùng cuối cùng.

Trên cơ sở những hợp đồng Hưng Thịnh Incons hiện đang thực hiện, chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán đi xuống hay đi lên cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Hưng Thịnh Incons.

Hơn nữa, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, tình hình kinh tế vĩ mô hiện đang khá tốt, tôi tin rằng thị trường xây dựng, bất động sản trong tương lai sẽ ổn định và có cơ sở để tăng trưởng.

Là đơn vị tổng thầu cho nhiều dự án lớn, yêu cầu về năng lực thi công của Hưng Thịnh Incons ra sao?

Tập đoàn Hưng Thịnh luôn xem chất lượng công trình là tiêu chí hàng đầu. Đây là thách thức và cũng là cơ hội cho Hưng Thịnh Incons, đòi hỏi Hưng Thịnh Incons phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa năng lực của mình. Ngành xây dựng là về kỹ thuật và bắt buộc phải đi kèm chất lượng.

Chúng tôi quan niệm rằng để đạt được điều đó thì phải niêm yết để đảm bảo sự minh bạch. Ngoài ra, trong Tập đoàn luôn có những đơn vị thành viên là liên doanh với các đối tác lớn trong và ngoài nước.

Vì vậy, Hưng Thịnh Incons muốn được chọn là tổng thầu buộc phải đáp ứng nhiều điều kiện rất khắt khe, đặc biệt là công tác quản lý thi công và tiến độ công trình.

Hiện có nhiều công ty liên quan đến bất động sản lên sàn để gọi vốn, Hưng Thịnh Incons có mục tiêu như vậy không?

Mỗi công ty lên sàn đều có mục tiêu riêng. Huy động vốn không phải là mục tiêu trước mắt đối với chúng tôi, hơn nữa một công ty trong ngành xây dựng cũng không cần quá nhiều vốn để hoạt động.

Điều quan trọng đối với chúng tôi, xin nhắc lại là sự minh bạch để công ty tốt hơn về quản trị chất lượng sản phẩm, về con người và về chiến lược. Đây mới là những vấn đề then chốt để nâng cao giá trị nội tại của công ty và qua đó sẽ mang lại những giá trị lớn hơn nhiều cho các cổ đông và đối tác của công ty.

Hưng Thịnh Incons là doanh nghiệp tăng trưởng cao cũng như hiệu quả sinh lợi tốt trong ngành xây dựng. Theo ông, giá cổ phiếu HTN sẽ diễn biến như thế nào?

Hiện chỉ số P/E của công ty khoảng 3-4 lần - theo tôi là hấp dẫn. Mỗi nhà đầu tư sẽ có cách đánh giá riêng của họ và và thị trường sẽ quyết định. Cá nhân tôi hy vọng cổ phiếu HTN sẽ tăng trưởng ổn định trong thời gian tới và mang lại những lợi ích cho các cổ đông.

Tập đoàn có kế hoạch cổ phần hóa, đại chúng hóa các thành viên và Tập đoàn mẹ hay không?

Trước mắt, chúng tôi đưa Hưng Thịnh Incons lên sàn. Trong tương lai gần, chắc chắn chúng tôi sẽ chọn một công ty thành viên chuyên về đầu tư bất động sản để niêm yết.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Doanh thu quý 3 của 72 công ty chứng khoán đạt hơn 5.600 tỷ

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, theo số liệu báo cáo tài chính quý 3/2018 của các công ty chứng khoán thành viên, tổng doanh thu của 72 công ty chứng khoán đạt 5.621 tỷ đồng, giảm 8,6% so với quý trước.

Cụ thể: về cơ cấu doanh thu có sự điều chỉnh tỷ trọng giữa doanh thu môi giới và doanh thu bảo lãnh phát hành. Doanh thu từ hoạt động môi giới chiếm tỉ trọng 24% (giảm 7% so với quý trước), lãi từ hoạt động tự doanh và cho vay chiếm 59%, doanh thu từ hoạt động tư vấn chiếm 7% (tăng 2% so với quý trước), doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chiếm 8% (tăng 6% so với quý trước) và doanh thu khác chiếm 2% (giảm 1% so với quý trước).

Trong đó, doanh thu từ hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán đạt 1.335 tỷ đồng, giảm 28% so với quý trước. Mặt khác, hoạt động môi giới tiếp tục có sự phân hóa lớn giữa các công ty chứng khoán, 20 công ty chứng khoán dẫn đầu có doanh thu môi giới đạt 1.197 tỷ đồng, chiếm 90% tổng doanh thu môi giới của toàn thị trường, giảm 2% so với quý trước.

Tổng lợi nhuận sau thuế của 72 công ty chứng khoán đạt 2.137 tỷ đồng, tăng 59% so với quý trước. Số công ty chứng khoán có lãi và giá trị lãi đều tăng so với cùng kỳ năm trước và quý trước. 56 công ty chứng khoán có lãi, tăng 11 công ty so với quý trước, với số lãi là 2.189 tỷ đồng; 16 công ty chứng khoán thua lỗ, với số lỗ là -52 tỷ đồng.

Lợi nhuận của các công ty chứng khoán tăng chủ yếu là do chi phí hoạt động giảm mạnh. Tổng chi phí quý 3/2018 của các công ty chứng khoán là 3.056 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước và giảm 33% so với quý trước, trong đó, chi phí hoạt động kinh doanh là 1.834 tỷ đồng (giảm 45% so với quý trước).

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết quý 3/2018 của 72 công ty chứng khoán là 9.339 tỷ đồng; 45 công ty chứng khoán có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dương với tổng giá trị là 12.398 tỷ đồng, 27 công ty chứng khoán có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm với tổng giá trị là -3.058 tỷ đồng.

Được biết, top 10 công ty trên HOSE có thị phần giá trị giao dịch mỗi giới cổ phiếu gồm: SSI; HSC; VCSC; VNDS; MBS; SHS; BVSC; FPTS; ACBS và BSC.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Việt Nam có đến 1.300 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang đầu tư mạnh vào thị trường bảo hiểm Việt Nam và tạo nên lực đẩy cho thị trường phát triển nhanh trong giai đoạn 2015-2018.

Nhà đầu tư ngoại đẩy mạnh đầu tư vào bảo hiểm Việt Nam

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính, tính đến thời điểm hiện nay, thị trường bảo hiểm có 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Việt Nam hiện cũng có một chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Mặt khác, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành bảo hiểm cũng ngày càng cao. Cụ thể, năm 2018, tổng tài sản ước đạt 390.717 tỷ đồng, tăng bình quân 18%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 là 16%.

Tổng số tiền đầu tư vào lĩnh vực này ước đạt 324.644 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 19%/năm. Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 247.500 tỷ đồng, tăng trưởng 21%/năm. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 82.584 tỷ đồng, tăng trưởng 13%/năm.

Cũng theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 151.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 23%/năm, hàng tháng. các doanh nghiệp bảo hiểm chi bồi thường trung bình khoảng 2.500 tỷ đồng.

Trao đổi với báo chí, ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, trong những năm gần đây thị trường bảo hiểm Việt Nam nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sau các Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

"Nếu như trước năm 2015, doanh thu thị trường chỉ tăng trưởng ở mức dưới 18% thì sau các Hội nghị xúc tiến đầu tư, tăng trưởng liên tục trên 20%. Riêng nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng gần gấp đôi (1,74 lần) trong giai đoạn 2015-2018, từ 45.157 tỷ đồng năm 2015 lên 78.584 tỷ đồng năm 2018. Cốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng 2 lần, từ 160.258 tỷ đồng năm 2015 lên 324.644 tỷ đồng năm 2018", ông Khánh cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, nơi tập trung đa số các nhà đầu tư nước ngoài, chỉ trong 3 năm từ 2016-2018, vốn chủ sở hữu tăng bình quân 30%/năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 30%/năm, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng bình quân 28%/năm.

"Những con số trên thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của các nhà đầu tư đối với thị trường bảo hiểm và tạo nên lực đẩy cho thị trường phát triển nhanh trong giai đoạn 2015-2018", ông Khánh nhấn mạnh.

1.300 sản phẩm bảo hiểm đang được phát triển ở Việt Nam

Ông Phùng Ngọc Khánh cũng cho biết, tổng số sản phẩm bảo hiểm trên thị trường hiện nay lên tới 850 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 450 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Ngoài việc phát triển về số lượng, sản phẩm bảo hiểm được phát triển theo hướng ngày càng đa dạng và linh hoạt, thực hiện cho tất cả 7 nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, 11 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.

Các sản phẩm bảo hiểm mới như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe được triển khai, ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, các sản phẩm bảo hiểm còn không ngừng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn như bảo hiểm nông nghiệp, tổng số hộ nông dân/tổ chức sản xuất tham gia thí điểm lên đến 304.017 hộ, với tổng giá trị được bảo hiểm là 7.747,9 tỷ đồng.

Tổng số phí bảo hiểm trong lĩnh vực này là 394 tỷ đồng; tổng số tiền bồi thường bảo hiểm cũng đạt 712,9 tỷ đồng.

Hay trong lĩnh vực xuất khẩu cũng áp dụng chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thực hiện trong 3 năm 2011- 2013, nhằm đưa ra sản phẩm nghiệp vụ mới, góp phần bảo hiểm rủi ro trong thanh toán cho thương nhân xuất khẩu.

Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp được tổng số 46 hợp đồng bảo hiểm với tổng kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm là 12.592 tỷ đồng, tổng phí bảo hiểm thu được là 17,23 tỷ đồng, tổng số tiền bồi thường là 13,33 tỷ đồng.

"Hiện nay gần 7,5 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương 8% dân số, 4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe ngắn hạn; 12 triệu học sinh được bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn; 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không; trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt và 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ.

Có thể nói, trong thời gian qua, thị trường bảo hiểm đã đóng vai trò tốt trong việc hỗ trợ kinh tế phát triển, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Bảo hiểm góp phần bổ trợ cho chính sách an sinh xã hội, thông qua việc đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân", ông Khánh nhận định.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Bộ Công Thương: Đã có kịch bản điều chỉnh giá điện năm 2019 để “EVN có lãi”

Bộ Công Thương đã có kịch bản điều chỉnh giá điện

Bộ Công Thương đã có kịch bản điều chỉnh giá điện

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành về xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2019 vào chiều qua (13/11).

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu ngay từ bây giờ cần chủ động tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2019 theo mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%, bám sát diễn biến giá cả thế giới và điều chỉnh giá dịch vụ công, vật tư thiết yếu như điện, than, y tế, giáo dục... phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Liên quan tới giá điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, giá điện không điều chỉnh tăng trong năm 2018 nhằm góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định ngành điện vẫn bảo đảm nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt trong năm 2019, tuy nhiên chi phí đầu vào cho sản xuất điện, trong đó có than, dầu tăng giá, nguồn khí cấp cho phát điện cũng đã đến giới hạn khai thác... mà giá điện không được điều chỉnh đã gây khó khăn cho hiệu quả kinh doanh và hoạt động của ngành điện hiện nay và năm 2019.

Bên cạnh đó, dự báo hiện tượng El Nino vào năm 2019 gây hạn hán, ảnh hưởng tới việc tích nước và hoạt động của các nhà máy thuỷ điện và rủi ro đến từ việc không bảo đảm tiến độ vận hành các nhà máy điện tái tạo và các khoản chênh lệch tỷ giá còn lại chưa phân bổ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào giá thành sản xuất kinh doanh điện theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện cũng là áp lực đối với EVN.

Để bảo đảm EVN kinh doanh có lãi, tăng cường tiềm lực tài chính đầu tư vào phát điện, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng kịch bản điều hành giá bán lẻ điện của năm 2019.

Kết luận tại cuộc họp Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Hiệp hội tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật, chỉ đạo EVN sớm rà soát công bố công khai giá thành điện năm 2017 ngay trong tháng 11/2018, làm cơ sở để xây dựng kịch bản điều hành giá điện năm 2019.

Theo đó, kịch bản giá điện này có tính đến việc thực hiện giá khí trong bao tiêu theo giá thị trường, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ, biến động vật tư đầu vào (than, dầu) và chỉ bảo đảm mức lợi nhuận tối thiểu khoảng 3% cho EVN. Đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh giá điện vào thời điểm phù hợp, trên cơ sở bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2019 dưới 4%.

Nguyễn Khánh

Tag :giá bán lẻ điện, kiểm soát lạm phát, điều hành giá, Bộ Công Thương, tăng giá điện, EVN


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Giải quyết doanh nghiệp "nặng" hay "nhẹ" vẫn ở cái phong bì

Tại Hội thảo "Đánh giá chất lượng cắt giảm điều kiện kinh doanh: Kết quả, vấn đề và kiến nghị", ngày 14/11, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) chia sẻ nhiều nỗi khổ trong việc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) đang có nguy cơ lẩn trốn và chuyển sang hình thức khác tinh vi hơn.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện CIEM, thành viện Ban Nghiên cứu Thủ tướng

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện CIEM, thành viện Ban Nghiên cứu Thủ tướng

Báo cáo về ĐKKD năm 2018, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết trong hơn 5.000 ĐKKD được phân theo các Bộ ngành và nằm ở gần 400 các văn bản khác nhau.

Qua thời gian thực hiện cắt giảm, CIEM cho biết, đến nay có 542 ĐKKD được sửa đổi, bãi bỏ 771, thay thế 111. Tuy nhiên, có 29 ĐKKD phát sinh mới. Tính tổng số các ĐKKD hiện hành, việc cắt bỏ là không đạt 50% như yêu cầu của Chính phủ.

Theo CIEM, hiện còn nhiều ĐKKD không rõ ràng, khó tiên liệu, tiềm ẩn rủi ro cho DN.

"Bằng cách hình thức như sửa đổi, bổ sung thêm ĐKKD gây khó khăn hơn cho DN; sửa đổi dưới hình thức diễn đạt lại quy định về ĐKKD; không phải giảm hoặc gộp nhiều ĐKKD thành một ĐKKD hoặc sửa đổi nhưng không thực sự đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho DN", bà Nguyễn Minh Thảo, Viện CIEM nói.

Nghiên cứu của CIEM chỉ thẳng, sau một năm, Bộ NN&PTNT đạt kết quả cắt giảm thấp nhất khi chỉ 80 điều kiện; Bộ Xây dựng là 158 điều kiện, Bộ VH-TT&DL 61 điều kiện.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: Nhiều ĐKKD buộc phải cắt giảm nhưng chỉ được sửa đổi, thủ tục hành chính đơn giản thế nào cũng cố giữ lại khâu gặp trực tiếp giữa doanh nghiệp và cán bộ...

"Nhiều khi chỉ sai một dấu phẩy đủ khiến doanh nghiệp mất đi chi phí, cơ hội kinh doanh, kéo giảm sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài. Có DN nói trước kia chỉ phải phong bì 200.000-500.000 đồng để hoàn thiện một thủ tục. Nhưng giờ phải trên 500.000 đồng mới xong. Với chi phí này, giá thành sản xuất của Việt Nam có thể cạnh tranh được không, nếu không DN chỉ có nước phá sản", ông Doanh nói.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI: Hiện chúng ta vẫn nặng về đơn giản hóa, chưa có tinh thần mạnh mẽ để cắt giảm.

"Mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD cần phải được tách ra, tránh tình trạng như hiện nay nhiều lúc chỉ thay đổi cách diễn đạt, bỏ từ không ý nghĩa cũng được thống kê đơn giản hóa", ông Tuấn nói.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Nói về tinh thần cắt giảm điều kiện kinh doanh, ông Tuấn dẫn chứng như khi bãi bỏ quy hoạch xăng dầu, nhiều Sở Công Thương các tỉnh cho biết họ cảm thấy trống vắng. Sau đó một số Sở đã phản ánh tới lãnh đạo tỉnh là "làm quy hoạch xăng dầu mà tôi không được thẩm định dự án", như vậy điều này đã hằn sâu trong cách quản lý của họ.

Hay điển hình thay đổi phương thức quản lý nhưng còn e dè như Nghị định 107 thay thế nghị định 109 về xuất khẩu gạo. Mặc dù một số quy định đã được "cởi trói", nhưng nhiều nơi vẫn cảm thấy sự thay đổi này còn rụt rè, chưa thay đổi mạnh mẽ phương hướng quản lý.

Ông Tuấn cũng đề cập tới những điều kiện vô lý khi như yêu cầu cấp chứng chỉ này, chứng kia của các tổ chức, hiệp hội điều này khiến DN phải cử nhân viên đi học lấy chứng chỉ cho có lệ.

"Đến học chỉ là chuyện hình thức, nhiều DN cho biết nhân viên của họ đến có nhiệm vụ dẫn thầy đi nhậu và nộp tiền lấy chứng chỉ", ông Tuấn nói.

Nguyễn Tuyền

Tag :điều kiện, giấy phép con, chi phí lót tay


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Tăng thuế lên kịch khung, có thêm 15.700 tỷ đồng, đề xuất đầu tư cho môi trường

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

“Báo cáo ngân sách dành cho công dân về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 trình Quốc hội” vừa được Bộ Tài chính công bố cho biết, dự toán thu ngân sách năm 2019 đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tương đương 23% GDP.

Trong đó, thu nội địa khoảng 1,173 triệu tỷ đồng, chiếm 83,2% tổng thu ngân sách; Thu từ dầu thô và thu từ xuất nhập khẩu lần lượt đạt 44.600 tỷ đồng và 189.200 tỷ đồng.

Báo cáo năm nay cũng công bố cụ thể số thu theo dự toán theo từng loại thuế. Đáng chú ý, thu từ thuế bảo vệ môi trường năm sau dự tính chiếm 4,9% tổng thu, đạt khoảng hơn 69.000 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với con dự toán năm nay - khoảng hơn 49.000 tỷ đồng.

Về dự toán chi, con số theo báo cáo là khoản trên 1,633 triệu tỷ đồng trong đó chi thường xuyên khoản 63,8% tổng thu, còn lại là chi đầu tư (26,3%), chi trả nợ lãi và viện trợ (7,7%) và dự phòng (2,1%).

Bội chi ngân sách theo báo cáo năm sau là 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP, thấp hơn mức dự kiến năm nay (tỷ lệ bội chi dự kiến năm nay là 3,67% GDP). Nợ công dự kiến giữ ở mức 61,3% GDP, nợ Chính phủ 52,2% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia 49,9% GDP.

Trước đó, hồi tháng 9/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng lên kịch trần 4.000 đồng/lít (mức cũ là 3.000 đồng/lít).

Thuế môi trường đối với dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức trần 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít. Những điều chỉnh trên áp dụng từ 1/1/2019.

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ thời điểm đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, Uỷ ban Tài chính – Ngân sách tán thành phương án tăng thuế môi trường với xăng, dầu vì giá bán lẻ xăng Việt Nam ngày 10/9 ở mức thấp so với các nước có chung đường biên giới, trong ASEAN và châu Á (thấp hơn Lào 5.318 đồng một lít, Campuchia 1.773 đồng một lít, Trung Quốc 1.499 đồng một lít...).

Với phương án tăng thuế môi trường với xăng lên 4.000 đồng/lít thì tỷ lệ thuế trên giá cơ sở xăng của Việt Nam khoảng 39%, vẫn thấp hơn tỷ lệ thuế trên giá xăng các nước trong khu vực, như Campuchia 49%, Lào 56,5%, Trung Quốc 52%, Singapore khoảng 67%...

Dẫn báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ gửi kèm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, nếu mức thuế với xăng dầu được điều chỉnh như đề xuất thì mỗi năm ngân sách sẽ có thêm hơn 15.700 tỷ đồng. Đó số tiền rất lớn để đầu tư, xử lý vấn đề môi trường. Ông Hiển đề nghị đưa khoản tiền thuế này vào dự toán ngân sách năm 2019 để chi cho bảo vệ môi trường.

Phương Dung

Tag :thuế môi trường, xăng dầu, giá xăng dầu, bảo vệ môi trường


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Kinh doanh "gặp thời", cựu diễn viên 40 tuổi có ngay gần 150 tỷ đồng trong buổi sáng

Diễn biến thuận lợi trong hầu hết thời gian phiên giao dịch sáng 14/11, tuy nhiên, cả VN-Index và HNX-Index đều tạm dừng giao dịch với tình trạng giảm điểm. VN-Index mất 1,71 điểm tương ứng 0,19% còn 903,67 điểm; HNX giảm 0,47 điểm tương ứng 0,46% còn 102 điểm.

Đáng nói là độ rộng thị trường vẫn đang nghiêng về các mã tăng. Trên HSX có 142 mã tăng so với 116 mã giảm, trong khi đó, HNX có 55 mã tăng, chỉ “đuối” hơn so với bên giảm 9 mã.

Thị trường đang đứng trước những rủi ro nhất định vào phiên giao dịch chiều trong bối cảnh thanh khoản thị trường bị sụt khá mạnh so với hôm qua. Toàn sàn HSX chỉ có 67,51 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.566,33 tỷ đồng; HNX cũng chỉ có 17,19 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 231,84 tỷ đồng.

GAS đang là mã có tác động tiêu cực nhất lên VN-Index khi lấy đi của chỉ số tới 1,73 điểm. HPG, PLX, BVH cùng loạt cổ phiếu ngân hàng như VCB, HDB, CTG, TCB, VPB, BID sụt giảm cũng đã gây ảnh hưởng xấu lên thị trường.

Ở chiều ngược lại, mặc dù VIC, VNM, SAB đang tăng giá tốt và đóng góp tới 2,73 điểm cho VN-Index song chỉ số vẫn bị kéo sụt.

Sinh năm 1978, trước khi thành lập Công ty Yeah1 vào năm 2006, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống từng là nhân viên quảng cáo, diễn viên điện ảnh, biểu diễn thời trang

Sinh năm 1978, trước khi thành lập Công ty Yeah1 vào năm 2006, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống từng là nhân viên quảng cáo, diễn viên điện ảnh, biểu diễn thời trang

Đáng chú ý, sau phiên điều chỉnh mất 2,67% vào hôm qua, YEG quay trở lại đà tăng 5 phiên liền đã bị ngắt mạch trước đó. Theo đó, trong sáng nay, YEG tăng mạnh 13.000 đồng/cổ phiếu tương ứng 4,45% lên 305.000 đồng.

Và như vậy, YEG vẫn đang là mã có mức giá “đắt đỏ” nhất trên thị trường chứng khoán, vượt xa cả SAB (240.700 đồng/cổ phiếu) và CTD (147.000 đồng/cổ phiếu).

Tại mức giá này, YEG đã tăng tới 66.900 đồng mỗi cổ phiếu tương ứng 28,1% chỉ trong 1 tháng giao dịch và tăng tới 124.000 đồng tương ứng 68,51% so với mức đáy của ngày 28/8. Theo đó, tài sản của vị đại gia 40 tuổi Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cũng tăng mạnh tương ứng, tăng hơn 1.400 tỷ đồng trong hơn 3 tháng qua. Riêng trong sáng nay, giá trị tài sản của ông Tống tăng thêm gần 150 tỷ đồng, đạt 3.455,6 tỷ đồng, lọt top 15 người giàu nhất thị trường chứng khoán.

Giá YEG đang được hỗ trợ bởi các thông tin tích cực. Cụ thể, theo danh mục định kỳ hàng quý mà MSCI vừa công bố thì rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Small Cap Indexes đã vừa thêm mới 12 cổ phiếu vào danh mục trong đợt cơ cấu này, trong đó có 3 cổ phiếu Việt Nam là DHG, VGC và YEG.

Trước đó, YEG cũng đã báo kết quả kinh doanh quý III với mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ: doanh thu thuần đạt 378,5 tỷ đồng, tăng 111% và lợi nhuận sau thuế đạt 45 tỷ đồng, tăng 187%.

Nhận định về triển vọng thị trường, VCBS cho rằng, trong điều kiện thị trường thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại, những biến động trên thị trường tài chính quốc tế sẽ có tác động mạnh đến tâm lý chung của nhiều nhà đầu tư trong nước.

Theo đó, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư chưa nên vội vàng giải ngân bắt đáy mà có thể quan sát thêm một số phiên tới để chờ đợi sự ổn định của mặt bằng giá trên thị trường cũng như sự quay trở lại của dòng tiền.

SHS cũng đưa ra dự báo, trong phiên giao dịch 14/11, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại với vùng kháng cự gần nhất trong khoảng 915-920 điểm. SHS khuyến nghị nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục canh những nhịp hồi phục trong phiên để bán giảm tỷ trọng cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nếu có tỷ trọng tiền mặt cao cũng chưa nên vội vã giải ngân trong thời điểm này khi mà rủi ro thị trường có thể giảm tiếp về hỗ trợ 880-900 điểm vẫn được để ngỏ.

Mai Chi

Tag :Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, cổ phiếu YEG, rổ chỉ số MSCI


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Bộ Công Thương đặt tham vọng thay điện than bằng điện khí hóa lỏng

Hiện LPG của Việt Nam trong nước đáp ứng 45%, còn 55% phải nhập khẩu, trong khi lượng khí này đã và đang được tận dụng và sử dụng hết, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu ngày càng nhiều loại khí này để phục vụ cho các cụm công nghiệp nặng: khí, điện, đạm.

Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương

Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương

Bà Quỳnh cho hay, sắp tới chúng ta sắp nhập LPG từ Malaysia về Việt Nam có thể trộn chung với đường ống khí cung cấp cho điện, đạm ở Cà Mau, chắc chắn mức giá có thể tăng do chi phí phát sinh.

Theo đại diện Bộ Công Thương, trở ngại lớn nhất của Việt Nam hiện không phải là vấn đề cơ sở vật chất khó khăn mà là vốn.

"Chúng ta có hệ thống kho LPG rất tốt ở Cảng Thị Vải, quy mô chứa 3 triệu tấn là có thể đáp ứng được. Nhu cầu ở đây rất lớn nên cần thêm kho chứa trong thời gian sắp tới", bà Quỳnh nói.

Theo Bộ Công Thương, trước đây trong chiến lược khai thác và sử dụng khí thiên nhiên, Đông Nam Bộ có thêm 1 kho chứa LPG dự kiến ở Tiền Giang, nhưng sông Xoài Rạp hạn chế về luồng lạch nên có thể vị trí này sẽ được chuyển sang chỗ khác. Hiện các cơ chức năng của Việt Nam cùng Ngân hàng Thế giới (WB) nghiên cứu xây dựng các cảng LPG ở Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), gần Cà Ná (Ninh Thuận - Bình Thuận) hay Bạc Liêu.

"Cái khó khăn chính vẫn là cụm khí điện đạm hiện nay khó cạnh tranh về giá bán điện so với điện than, thủy điện nên cần xem xét thời gian tới ưu tiên làm ở đâu trước. Tuy nhiên, khi nhu cầu điện của chúng ta cần thì phải huy động đầu tư tư nhân vào LPG phát điện", bà Quỳnh nói.

Đại diện của Bộ Công Thương tính toán: "Chi phí đầu tư cao nhưng chắc chắn sẽ không có ưu tiên riêng về mức giá, mức giá bán cần phải nằm trong mức giá của Nhà nước và bên điện lực chấp nhận được, nếu cao quá họ cũng không mua và doanh nghiệp cũng không thể bán được".

Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, lợi thế của Việt Nam hiện nay là có nguồn khí nhập về thuận lợi, trong đó đặc biệt là LPG từ Mỹ khá là rẻ để vận chuyển về Việt Nam. Đồng thời, nguồn vốn đầu tư cho LPG phát điện hiện nay khá nhiều.

"Tất cả các cuộc họp năng lượng đều nói về LPG và các nhà đầu tư đến với Việt Nam đều quan tâm đến LPG" bà Quỳnh cho hay.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã hợp tác và đặt kế hoạch xây dựng nhà máy phát điện khí LPG tại Việt Nam, họ đặt quan hệ với PV Gas; bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ đã có ý định đầu tư ở Cà Ná vì xu hướng đầu tư điện bằng LPG đang rất nóng trên thế giới.

Hiện đường đi của LPG về Việt Nam thuận lợi bởi nước ta có hệ thống cảng phù hợp để nhập LPG và nằm gần Singapore, hệ thống cảng lớn có nguồn nhập LPG lớn từ Úc, Trung Đông về Việt Nam.

Nguyễn Tuyền

Tag :khí gas, LPG, khí hóa lỏng, nhiệt điện than, dự án nhiệt điện


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Cây dại làm củi bỗng được săn lùng, đào cả gốc bán sang Trung Quốc

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những ngày này người dân địa phương đổ xô đi chặt cây dó liệt để bán cho thương lái (khác với cây dó bầu để tạo trầm).

Đào cả gốc rễ đem bán

Cây dó liệt thường mọc tự nhiên ở các vùng đất cát, trong đó nhiều nhất là ở huyện Thăng Bình và huyện Duy Xuyên. Trước đây, không có ai để ý tới loại cây này vì nó chỉ dùng để làm củi đốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, không hiểu vì sao thương lái các nơi đổ xô về lùng sục thu mua cây dó liệt, tạo nên "cơn sốt" ở địa phương.

 Cây dó liệt vốn được người dân làm củi đốt đã bị chặt hạ để bán cho thương lái với giá cao ngất.

Cây dó liệt vốn được người dân làm củi đốt đã bị chặt hạ để bán cho thương lái với giá cao ngất.

Theo quan sát của PV, thời gian này mỗi ngày có đến vài chục người ở các vùng ven đi tìm chặt cây dó liệt về tập kết lại một điểm rồi chặt khúc, bó thành từng bó để bán cho thương lái. Theo đó, cây gió liệt được thương lái thu mua cả gốc, rễ, thân cành với giá trung bình từ 2.500 đồng - 3.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Lựu (trú xã Bình Sa, huyện Thăng Bình) cho biết: "Việc các thương lái tìm thu mua cây dó liệt đã diễn ra gần một tháng nay. Thấy nhiều người dân đổ xô đi chặt về bán, tôi cũng đi theo thôi chứ mục đích họ mua về làm gì thì mình không rõ. Nhưng nghe đâu là họ chở ra miền Bắc bán lại cho một người khác rồi xuất qua Trung Quốc".

“Hiện mỗi kg dó liệt được thương lái mua với giá từ 2.500 - 3.000 đồng. Mỗi ngày tranh thủ thời gian rảnh, tôi lại đi tìm chặt loại cây này nên cũng thu được từ 250.000 - 300.000 đồng” - bà Lựu cho hay.

 Người dân vùng ven Quảng Nam đang ồ ạt đi chặt cây dó liệt về bán.

Người dân vùng ven Quảng Nam đang ồ ạt đi chặt cây dó liệt về bán.

Còn bà Trần Thị Hương (trú xã Bình Dương, huyện Thăng Bình) cho biết: “Thời gian đầu, thương lái chỉ mua với giá 2.500 đồng mỗi kg, nhưng hiện nay cây này dần trở nên khan hiếm nên thương lái tăng giá thu mua lên 3.000 - 3.500 đồng/kg. Giá tăng đột ngột nên nhiều người dân đi chặt đốn càng đông hơn, khiến loại cây này cũng khó kiếm hơn. Hết cây to, người dân bắt đầu lùng và tận diệt cả cây nhỏ, thu gom cành khô và đào luôn cả gốc rễ để bán”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cây dó liệt sau khi được người dân chặt về thường chở đến tập kết dọc theo tuyến đường 129 đoạn qua xã Bình Dương (Thăng Bình). Tại đây, thương lái sẽ thuê một số người dân chặt ra rồi chuyển lên các xe tải để đem đi.

Thương lái thu mua nói gì?

Một thương lái chuyên thu mua loại cây dó liệt cho hay, sau khi thu mua lại của người dân, đội quân này nhập lại cho một người chủ ở huyện Thăng Bình để họ chở ra miền Bắc rồi bán lại cho người khác.

"Dù thu mua như vậy nhưng tôi cũng không biết loại cây này có tác dụng gì. Có người thì bảo để làm dược liệu, có người thì bảo để sản xuất hương thắp, vì nó có mùi thơm giống như trầm” - người này nói.

 Nhiều người cho rằng cây dó liệt được thu mua, phân loại rồi bán cho thương lái sau đó xuất sang Trung Quốc?

Nhiều người cho rằng cây dó liệt được thu mua, phân loại rồi bán cho thương lái sau đó xuất sang Trung Quốc?

Trao đổi với PV, ông Phan Thanh Vân - Chủ tịch UBND xã Bình Dương, huyện Thăng Bình cho biết: Sự thật là thời gian gần đây, có nhiều thương lái tìm đến thu mua cây dó liệt, việc này khiến cho nhiều người dân địa phương cùng một số người dân ở xã khác đổ xô vào rừng đào, chặt cây đem về bán. Chúng tôi chỉ biết người dân chặt cây dó liệt về bán cho thương lái, còn việc thương lái nhập sang Trung Quốc hay không thì chính quyền chưa nắm rõ.

“Chúng tôi đã hỏi phía Hạt Kiểm lâm huyện Thăng Bình xem cây dó liệt này có nằm trong danh mục cây quý hiếm hay loại gỗ quý không thì được biết, đây là loài mọc tự nhiên không thuộc danh mục quý hiếm, nên cũng khó có thể cấm người dân khai thác. Trước mắt, để hạn chế tình trạng chặt đốn cây rừng, chính quyền xã cũng đã thông báo yêu cầu người dân ngừng chặt phá cây dó liệt, để tránh ảnh hưởng tới hệ sinh thái của cây rừng” - ông Vân nói.

Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết thêm: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói đến cây dó liệt, không biết mục đích họ thu mua cây này để làm gì. Tôi sẽ cho kiểm tra lại loại cây này”.

Còn ông Phan Tuấn - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, ngành kiểm lâm đã chủ động cử cán bộ đi theo dõi tình hình. Tuy nhiên chưa có kết quả cụ thể.

“Cây dó liệt là loại cây mọc tự nhiên trong vùng cát, việc người dân ồ ạt chặt cây bán cho thương lái là hiện tượng lạ. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và có kết luận cụ thể" - ông Tuấn nói.

Y học không dùng cây dó liệt để chữa bệnh

Trao đổi với PV, ông Ngô Ngọc Toàn - Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Nam cho hay, trong y học không có loại thuốc nào được bào chế từ cây dó liệt để chữa bệnh.

Do đó, việc các thương lái đổ xô mua loại cây này cần phải xem xét lại, ngoài ra các cơ quan có liên quan cũng cần vào cuộc xem họ mua cây dó liệt với mục đích gì.

Theo: Trương Hồng

Dân Việt

Tag :thương lái Trung Quốc, Cây dó liệt


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Chứng khoán sáng 14/11: Tiền vẫn không chịu vào

Chỉ trong chừng 30 phút cuối, VN-Index nhanh chóng mất sạch mức tăng có được đầu phiên. Lực cầu quá kém đã không thể duy trì đà tăng giá ở nhiều cổ phiếu, đặc biệt ở nhóm blue-chips.

Tâm điểm sáng nay là cổ phiếu dầu khí vì đêm qua giá dầu sụt giảm kinh hoàng. Giảm trên dưới 8% mà sáng nay giá dầu vẫn không ngóc lên nổi. Cổ phiếu dầu khí lập tức bị bán rất mạnh.

Ban đầu các mã dầu khí cũng không đến nỗi xấu, như GAS có lúc chỉ giảm 0,43%, PLX có lúc tăng 0,88%. Tuy vậy sức ép đã tăng dần theo thời gian và đến cuối phiên sáng, GAS lao dốc giảm 3,09%, PLX giảm 2,12%, PVD giảm 3,14%, PVS giảm 3,74%...

GAS trở thành trụ yếu nhất trong VN-Index với vốn hóa bốc hơi gần 5.400 tỷ đồng, tương đương thổi bay 0,2% khỏi chỉ số này. GAS đã thủng đáy ngắn hạn cuối tháng 10 từ ngày hôm qua trong khi PLX thì đang sát đáy tháng 7, tức là quay về điểm xuất phát.

Ngoài dầu khí, nhóm ngân hàng cũng đang điêu đứng. Hai mã dẫn dắt nhóm này giảm mạnh là VCB giảm 1,12%, CTG giảm 1,36%, thêm HDB giảm 4,67%. Các mã còn lại giảm chưa nhiều: MBB giảm 0,24%, BID giảm 0,32%, TCB giảm 0,58%, VPB giảm 0,74%. STB lại tăng 0,42%.

Tuy nhiên không nên nhìn mức giảm nhẹ mà mừng, cổ phiếu ngân hàng là một trong những nhóm hạ độ cao chóng mặt nhất. Chẳng hạn BID ban đầu còn tăng 1,61%, TCB tăng 0,79%, STB tăng 1,67%, VCB tăng 1,31%, CTG tăng 1,59%...

HPG cũng là cổ phiếu được chú ý với thông tin quỹ ngoại bán ra khối lượng lớn. Sáng nay giao dịch của khối ngoại vẫn khá hiền với bên bán chỉ hơn 1 triệu cổ, mua 655.230 cổ và tổng giao dịch 3,27 triệu đơn vị tương đương 119,3 tỷ đồng, thanh khoản lớn nhất thị trường. Tuy nhiên HPG đang giảm giá tới 2,17% và là phiên giảm thứ 7 liên tiếp với mức giảm chung xấp xỉ 10%.

Phía tăng, VN-Index vẫn đang dựa vào 3 trụ chính là VIC tăng 1,39%, VNM tăng 1,29% và SAB tăng 1,3%. Trong 3 mã này thì trừ SAB được neo giá ổn, VIC và VNM cũng đang tụt nhẹ khỏi đỉnh cao và thanh khoản thấp đáng thất vọng.

Cho đến cuối phiên sáng, sự suy yếu rất nhanh của nhiều blue-chips đã khiến các chỉ số mất hết động lực. VN-Index đã rơi xuống dưới tham chiếu, giảm 0,19%. VN30-Index vẫn còn tăng nhẹ 0,07% với 14 mã tăng/14 mã giảm, chủ yếu nhờ yếu tố kỹ thuật là GAS và VCB khá nhỏ trong chỉ số này.

Độ rộng của HSX là 143 mã tăng/115 mã giảm cho thấy giao dịch ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng không kém. Midcap tăng nhẹ 0,12%, Smallcap tăng 0,11%. Tuy vậy đa số nhóm tăng cũng chỉ là những mã đầu cơ thanh khoản rất kém, số ít như KMR, CMX, LDG, PHR giao dịch khá sôi động.

Sàn HNX cũng chịu tác động từ cổ phiếu ngân hàng và dầu khí. ACB đang giảm 0,71% và PVS giảm 3,74% là lực kéo lớn nhất. Số tăng đáng kể duy nhất là VGC tăng 1,94%. HNX-Index đang giảm 0,46% với 55 mã tăng/64 mã giảm. HNX30 giảm 0,48% với 5 mã tăng/13 mã giảm.

Cả hai sàn sáng nay đều có diễn biến giống nhau là khá tích cực ban đầu, nhưng sau đó yếu dần. Cổ phiếu lẫn chỉ số từ từ hạ độ cao và tăng tốc trượt những phút cuối phiên. Nguyên nhân chính vẫn là lực cầu quá kém, đặc biệt tại các blue-chips nên không ngăn được áp lực bán. Rổ VN30 sáng nay lại lập kỷ lục thấp mới với giá trị khớp 555,6 tỷ đồng. Tổng giá trị khớp hai sàn cũng giảm 17% so với sáng hôm qua, đạt 1.455,2 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng nhẹ. HSX được giải ngân 126,3 tỷ đồng và bán 108,1 tỷ đồng. VN30 mua 88 tỷ, bán 61,7 tỷ. HNX mua 3,6 tỷ, bán 13,5 tỷ đồng. GMD, VNM, SBT là các mã được mua ròng tốt nhất, phía bán là HPG, HDB, CTG.  


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Online Friday 2018: Nhiều sản phẩm có giá 0 đồng hoặc giảm giá 90%

Các ưu đãi “khủng” này nằm trong chương trình “Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday” đã được Chính phủ phê duyệt tổ chức thường niên vào ngày Thứ 6 đầu tiên của tháng 12.

Ngày mua sắm trực tuyến diễn ra trong tuần đầu tiên của tháng 12

Ngày mua sắm trực tuyến diễn ra trong tuần đầu tiên của tháng 12

Để người dân thực sự có thể mua được đồ tốt, giá rẻ chứ không phải hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn, Ban tổ chức yêu cầu doanh nghiệp viết cam kết, và khi đưa sản phẩm lên hệ thống phải có văn bản, cung cấp thông tin chứng nhận về xuất xứ của hàng hoá.

Sau khi mua hàng, khách hàng hoàn toàn có thể gửi phản hồi về hàng hóa đó với phía Ban tổ chức. Nếu thật sự có vấn đề, toàn bộ hàng hóa của doanh nghiệp (DN) đó sẽ bị gỡ xuống khỏi chương trình.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng về điện tử, đồ gia dụng,…các sàn giao dịch, các nhà phân phối lớn, có uy tín của Việt Nam và thế giới đều có mặt.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng phối hợp với các hệ thống so sánh giá để đảm bảo các sản phẩm trước khi được đưa lên hệ thống được kiểm tra giá so với giá thị trường.

Đặc biệt, sự kiện trải nghiệm Công nghệ số và Thương mại điện tử dự kiến diễn ra một tuần từ 30/11 - 9/12 xung quanh khu vực Hồ Gươm, phố đi bộ, để người tiêu dùng trải nghiệm các ứng dụng, tiện ích của thương mại điện tử.

Tuy nhiên, điểm thực sự gây chú ý năm nay lại là việc Online Friday 2018 sẽ là chương trình khuyến mãi trực tuyến tập trung đầu tiên trong năm 2018 do Chính phủ tổ chức, triển khai theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2018.

Theo đó, các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%.

Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Tuy là năm đầu áp dụng chương trình này và do các DN tự triển khai, nhưng đại diện Bộ Công Thương khẳng định, chắc chắn Online Friday năm 2018 sẽ có các sản phẩm có giá 0 đồng hoặc giảm giá sốc 80 - 90%.

Việc mua hàng với giá 0 đồng, theo đại diện phía DN tham gia, thì đó có thể là việc, khách mua hàng vẫn trả tiền bình thường, nhưng sẽ được gửi tặng phiếu giảm giá bằng với số tiền đó để khách hàng tiếp tục mua sắm. Hoặc có DN sẽ khuyến mại bằng chính sách tiêu dùng trong thời gian dài sau này cho khách hàng, tùy theo chiến lược của các DN.

Ngoài ra, một thông tin đáng chú ý là gần đây, những lùm xùm về việc bảo mật thông tin khách hàng tại Thế giới di động, Con cưng đã khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử & Kỹ thuật số Bộ Công Thương, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định rằng, khách hàng hoàn toàn yên tâm vì việc mua bán sẽ không lưu lại thông tin của khách hàng.

Thế Hưng

Tag :Online Friday, ngày hội giảm giá, mua hàng 0 đồng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Cận kề ngày bàn giao, căn hộ hạng A the Sapphire Residence càng thêm sức hút

Gần một năm kể từ thời điểm chính thức ra mắt, The Sapphire Residence vẫn đang tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản căn hộ tại Quảng Ninh. Lý giải sức nóng của dự án này, các chuyên gia cho biết, khu căn hộ hạng A do DOJILAND xây dựng không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng mới về nhà ở mà còn là đòn bẩy quan trọng cùng Hạ Long trở thành một trong những thành phố đáng sống nhất tại khu vực miền Bắc.

Thành phố Lam Ngọc, tâm điểm của BĐS Quảng Ninh

Hạ Long trước nay vốn là mảnh đất hứa của du lịch nghỉ dưỡng. Một dự án sở hữu vị trí đắc địa như The Sapphire Residence được định hướng phát triển làm BĐS nhà ở đã trở thành “hiện tượng lạ”. Sau công bố quy hoạch Hầm Cửa Lục, khu vực Bến Đoan càng trở nên sốt nóng, dự án này vốn đã hot lại càng trở nên hot hơn.

Nằm trên khu bao biển Bến Đoan, The Sapphire Residence sở hữu tầm view độc tôn thu trọn vịnh Kỳ quan.

Nằm trên khu bao biển Bến Đoan, The Sapphire Residence sở hữu tầm view độc tôn thu trọn vịnh Kỳ quan.

Không quá khi nói The Sapphire Residence được ưu ái lưu trọn mọi kỳ quan của Hạ Long trong tầm mắt: cáp treo nữ hoàng, cầu Bãi Cháy, vịnh Hạ Long, toàn cảnh thành phố và trong tương lai là Hầm Cửa Lục. Để khai thác lợi thế về tầm nhìn, các căn hộ The Sapphire Residence được thiết kế theo hướng không gian mở với hệ thống cửa kính và logia thoáng rộng. 360 độ quanh dự án vốn đều đã là cảnh quan đẹp khiến cho cuộc sống nơi đây không khác gì một thiên đường nghỉ dưỡng.

Bên cạnh đó, dự án được đầu tư đến 68 tiện ích 5 sao với nhiều tiện ích lần đầu tiên có mặt tại Quảng Ninh: bể bơi 4 mùa trong nhà, bể bơi ngoài trời, vườn hoa, Cigar Lounge & Wine Bar, chuỗi cửa hàng thương mại, dịch vụ, phòng tập gym hiện đại,… cùng các tiện ích ngoại khu kề dự án như Bệnh viện quốc tế Vinmec, khu shophouse Vinhomes Dragon Bay, quảng trường Châu Âu hướng biển,…

Sở hữu những ưu điểm vượt trội nhưng The Sapphire Residence lại có chính sách giá rất hợp lý.

Sở hữu những ưu điểm vượt trội nhưng The Sapphire Residence lại có chính sách giá rất hợp lý.

The Sapphire Residence được chủ đầu tư DOJILAND đầu tư kỹ lượng về chất lượng công trình. Các đối tác tham gia dự án 100% là các tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thi công, xây dựng: Unicons – Coteccons Group, Tange Associates (Nhật Bản), LJ-ASIA (Brazil) và West Green Design (Canada)… Đây cũng đồng thời là dự án tiên phong về sản phẩm, đưa những sản phẩm mang tính khác biệt vào thị trường như căn hộ hạng A, SkyVillas, Penthouse vào Quảng Ninh.

Chủ đầu tư uy tín làm đúng cam kết về tiến độ bàn giao

Không chỉ sở hữu các ưu điểm nổi bật về vị trí, tiện ích, một trong những giá trị quan trọng giúp duy trì sức nóng của dự án là uy tín của Chủ đầu tư trong việc đảm bảo cam kết về tiến độ.

Ảnh chụp dự án giai đoạn cận kề ngày bàn giao vào cuối tháng 11/2018

Ảnh chụp dự án giai đoạn cận kề ngày bàn giao vào cuối tháng 11/2018

Sau gần một năm chính thức ra mắt, The Sapphire Residence vẫn giữ được sức hút với thị trường. Dự án xuất hiện đều đặn trên các mặt báo cùng các thông tin cập nhật nhất về tiến độ thi công, thời gian mở bán và tiến độ bàn giao. Tính đến thời điểm hiện tại, The Sapphire Residence đang vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng để bàn giao chính thức cho những chủ nhân đầu tiên từ cuối tháng 11/2018.

Cuộc đua sở hữu những căn hộ view Vịnh biển cuối cùng

Là một khách hàng khó tính, quan tâm đến dự án ngay từ ngày đầu ra mắt, mãi đến khi dự án cất nóc mới quyết định xuống tiền, anh Lê Ngọc Hải (Cẩm Phả, Quảng Ninh) cho biết. Mua nhà với anh là chuyện trọng đại, phải được nhìn thấy tận mắt, chứng kiến tận nơi, cảm nhận giá trị thực của dự án anh mới yên tâm xuống tiền, và quả thực, The Sapphire Residence đã không làm anh thất vọng.

Bắt đầu với nhiều kỳ vọng, mong chờ, đến đích bằng những giá trị thực sự chinh phục, càng vào giai đoạn cuối, những căn hộ The Sapphire Residence càng là sản phẩm hấp dẫn, không chỉ với khách hàng Quảng Ninh mà còn với những khách Hà Nội, Hải Phòng muốn sở hữu ngôi nhà thứ hai. Theo anh Vũ Hoàng Phong, chuyên viên giao dịch sàn Xland, thực tế thị trường vài năm qua ở Quảng Ninh, thực sự chưa có dự án nào sốt nóng được như “Thành phố Lam Ngọc” The Sapphire Residence. Hiện dự án đang bước vào giai đoạn bán hàng cuối cùng với số lượng căn còn lại rất hữu hạn.

Chi tiết thông tin về dự án tìm hiểu thêm tại:

Hotline: 0969 69 59 68

Website:

Đơn vị tư vấn và quản lí bán hàng: Công ty TNHH Phát triển & Kinh doanh BĐS Weland.

Đại lý phân phối chính thức: MG Land, Nhật Minh Land, Đất Xanh Quảng Ninh.

Tag :the sapphire residence, bất động sản hạ long


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates