This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

HAR báo lãi vượt 34% kế hoạch

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (mã chứng khoán HAR - HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4 và năm 2017.

Trong quý 4/2017, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của An Dương Thảo Điền đạt 36,6 tỷ đồng, tăng gần 12 lần so với quý 4/2016 (3,2 tỷ đồng). Theo đó, lợi nhuận gộp quý 4/2017 cũng tăng mạnh lên 13,1 tỷ đồng.

Chi phí tài chính trong kỳ nhích nhẹ trong khi doanh thu từ hoạt động này tăng mạnh so với cùng kỳ giúp lợi nhuận trước thuế quý 4/2017 đạt 15,5 tỷ đồng và 12,6 tỷ đồng sau thuế.

Lũy kế cả năm 2017, HAR đạt mức lợi nhuận sau thuế hợp nhất 35,27 tỷ đồng, tăng 95% so với năm 2016 và vượt 34% kế hoạch 2017.

Báo cáo quý 4 và lũy kế 2017 cho thấy hoạt động kinh doanh cơ bản của HAR vẫn tăng trưởng tốt. Mặc dù biến động về doanh thu nhưng mảng hoạt động cho thuê vẫn mang lại mức lợi nhuận gộp 20,48 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2016. Đây là mức tăng trưởng khá cao đối với hoạt động cho thuê vốn là ngành kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp này.

Điểm đáng chú ý trong quý 4 và cả năm 2017 là doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tài chính có sự tăng trưởng mạnh. Riêng quý 4/2017 doanh thu hoạt động tài chính của HAR đạt 10,6 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ 2016.

Cả năm 2017 doanh thu lũy kế từ hoạt động tài chính đạt 43,8 tỷ đồng, vượt xa con số 17,5 tỷ của năm liền trước. Đáng kể hơn là chi phí tài chính năm 2017 chỉ nhích nhẹ từ mức 6,8 tỷ năm 2016 lên 10,8 tỷ trong năm nay.

Sự chuyển dịch về cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của HAR trong nửa cuối năm 2017 cho thấy các hoạt động tái cơ cấu của doanh nghiệp này đang phát huy hiệu quả. Việc doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng mạnh là kết quả của việc chuyển đổi sang mô hình holding.

Với việc thâu tóm các công ty con có hoạt động kinh doanh lành mạnh giúp HAR đạt được cả mục tiêu cải thiện kết quả kinh doanh lẫn việc gia tăng tài sản và quỹ đất. Các công ty con như Công ty Cổ phần Phương Đông, Cơ Khí Ngân Hàng...đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng.

Cần lưu ý là chi phí tài chính trong năm 2017 chỉ tăng nhẹ 4 tỷ đồng là điều đáng chú ý. Điều này cho thấy dư nợ vay thực tế của HAR không biến động mạnh sau khi thực hiện thâu tóm.

Việc này có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông khi mà các doanh nghiệp thất bại trong chiến lược tăng trưởng nhờ thâu tóm thường gặp vấn đề về tài chính và khả năng sinh lời như bài học vừa qua từ một đại gia thủy sản.

Việc vừa kiểm soát được chi phí lãi vay đồng thời tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào công ty con, công ty liên kết cho thấy HAR đã thành công trong việc chuyển đổi mô hình holding khi đầu tư vào các tài sản (công ty) có chất lượng và hiệu quả nhanh.

Ngay sau các thương vụ M&A đầu tiên, trong tháng 9/2017 doanh nghiệp này đã điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận sau thuế tăng 40% lên 26,4 tỷ đồng nhưng vẫn vượt 34% con số này.

Thay đổi để phát triển luôn là một thử thách khó khăn với bất kì doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, việc đạt được những thành công bước đầu là điều hiếm hoi và quan trọng để tiến nhanh hơn.

Với quỹ đất và tài sản còn nguyên sơ hậu thâu tóm (nhiều tài sản và bất động sản vẫn giữ nguyên giá trị sổ sách từ 2007) đã bước đầu tạo ra hiệu quả, thì có thể kì vọng công ty này sẽ khiến khối tài sản này phát huy kết quả tốt hơn so với hiện tại khi tiến hành khai thác sâu quỹ đất cùng hoạt động kinh doanh đặc biệt (nhiều yếu tố độc quyền) của các công ty con.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Thủ tướng trả lời chất vấn về xử lý ngân hàng yếu kém

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM về việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng.

Một trong những nội dung đáng chú ý trong trả lời chất vấn là việc Thủ tướng cho biết đã giao Ngân hàng Nhà nước  làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan này trong việc được giao phụ trách các đơn vị để xảy ra nhiều sai phạm, vi phạm qua kết quả kiểm toán, kiểm tra, kết luận thanh tra và các vụ án đã xét xử.

Yếu kém của ngành đã được phát hiện, xử lý

Theo đó, về kết quả kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ cho biết: Giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước  đẩy mạnh tái cơ cấu, tăng cường thanh tra, giám sát nhằm bảo đảm an toàn, lành mạnh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng theo đúng mục tiêu của Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015" ban hành tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các tồn tại, yếu kém của hệ thống được tích tụ từ trước đã được phát hiện và xử lý.

Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và quá trình thực hiện tái cơ cấu, căn cứ quy định pháp luật, một số tổ chức tín dụng  đã được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, yêu cầu các tổ chức tín dụng này phải xây dựng phương án để tự chấn chỉnh, củng cố và khôi phục hoạt động.

Tuy nhiên, có một số tổ chức tín dụng do vi phạm quy định pháp luật, thực trạng tài chính quá yếu kém không thể tự khôi phục mà cần phải có các biện pháp can thiệp của Nhà nước nhằm xử lý dứt điểm các yếu kém, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu nguy cơ lây lan, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng.

Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước báo cáo về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến các sai phạm, yếu kém của các tổ chức tín dụng này, trên cơ sở đó, xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án xử lý.

Khẩn trương xử lý tổ chức, cá nhân có liên quan

Thủ tướng khẳng định: Để xảy ra các sai phạm, vụ việc nổi cộm trong ngành ngân hàng trước hết thuộc về các cá nhân, tập thể sai phạm, người đứng đầu tổ chức, đơn vị nơi xảy ra vụ việc sai phạm; đặc biệt là các cổ đông, nhóm cổ đông cố tình lách quy định về giới hạn sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối ngân hàng, những cá nhân này đã bị Tòa án đưa ra xét xử và tuyên án với các mức án nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, thanh tra, giám sát. Tại các báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thẳng thắn thừa nhận công tác quản lý, thanh tra, giám sát còn những tồn tại, hạn chế do khuôn khổ pháp lý, cơ chế về thanh tra, giám sát và chính sách an toàn hoạt động ngân hàng chậm được đổi mới để phù hợp thực tiễn; năng lực, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát chưa cao, một số trường hợp chưa kịp thời phát hiện các rủi ro trọng yếu, vi phạm hoạt động của một số ngân hàng; đồng thời, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, còn có một số cán bộ đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm, để xảy ra một số vi phạm.

Liên quan đến Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước, vào tháng 8/2017, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì họp nghe báo cáo về kết luận thanh tra nêu trên và đã có ý kiến chỉ đạo.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước phải làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước được giao phụ trách các đơn vị để xảy ra nhiều sai phạm, vi phạm qua kết quả kiểm toán, kiểm tra, kết luận thanh tra và các vụ án đã xét xử; tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận số 1411/KL-TTCP.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương và nghiêm túc chỉ đạo tập thể, cá nhân có liên quan đến các tồn tại, sai phạm nêu tại Kết luận của Thanh tra Chính phủ, tiến hành kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề ra giải pháp khắc phục, trên cơ sở đó có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân có sai phạm, khuyết điểm; đồng thời, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, giám sát…


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Tháng 1/2018, giá trị cổ phần đấu giá trên HNX cao hơn 13 lần tháng 12

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết trong tháng 1/2018, HNX đã tổ chức 4 phiên đấu giá cổ phần trong đó có 1 phiên bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam và ba phiên đấu giá thoái vốn tại các công ty gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng 18, Công ty Cổ phần Tin học Viễn thông Hàng không, Công ty Cổ phần Điện tử Tin học Hóa chất.

Theo HNX, tổng khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá trong 4 phiên này đạt hơn 472,8 triệu cổ phần, tăng 29% so với tháng 12/2017. Các nhà đầu tư đã đặt mua với tổng khối lượng hơn 499,4 triệu cổ phần, cao hơn 6% so với khối lượng chào bán.

Kết quả, 100% khối lượng chào bán, tương ứng hơn 472,8 triệu cổ phần đã được bán hết cho nhà đầu tư, tương ứng tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt hơn 7.071 tỷ đồng (cao hơn 252,5 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm). Tính bình quân, giá trị cổ phần đấu giá thành công đạt hơn 1.767 tỷ đồng/phiên, cao gấp 13 lần so với tháng 12/2017.

Điểm nhấn trong hoạt động đấu giá tháng 1/2018 của HNX là phiên đấu giá IPO hơn 468,37 triệu cổ phần của Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Phiên đấu giá đã thu hút sự tham gia của 1.981 nhà đầu tư - trong đó có 97 nhà đầu tư tổ chức, số lượng nhà đầu tư tham dự cao nhất trong vòng 6 năm qua với số lượng đặt mua đạt 491,44 triệu cổ phần. Phiên đấu giá đã bán hết 100% số cổ phần chào bán cho 1.928 nhà đầu tư, thu về cho Nhà nước hơn 6.996 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần đạt 2.312 tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm hơn 251,9 tỷ đồng.

Trong tháng 2/2018, HNX sẽ tổ chức đấu giá 7 công ty. Cụ thể: Công ty Cổ phần Nước sạch Hòa Bình chào bán 1.603.000 cổ phần; Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hapulio chào bán 3.850.000 cổ phần; Ngân hàng Tiên Phong chào bán 5.549.914 cổ phần; Ngân hàng Đông Nam Á chào bán 33.422.937 cổ phần; Công ty Cổ phần Tôn Vikor chào bán 4.080.000 cổ phần; Công ty Cổ phần Phát triển Viễn thông Bắc Miền Trung chào bán 14.400 cổ phần và Công ty Cổ phần Cadico chào bán 29.137 cổ phần.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

2 vạn con lợn đất bán Tết hết veo, muốn làm thêm cũng không kịp

Không khí tại làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) vào những ngày gần Tết khá nhộn nhịp. Người mua kẻ bán ra vào tấp nập hối hả. Những mặt hàng bán chạy nhất vào các dịp gần Tết tại đây luôn là những mặt hàng thiết yếu như bộ đồ thờ, bát, đĩa, ấm chén,… Nhưng những ống tiết kiệm lại rất được các bé yêu thích.

heo-tiet-kiem-1

Những chuyến đi chơi để sắm đồ như vậy, các bé cũng được bố mẹ cho theo cùng để thăm thú đây đó và thu nạp thêm nhiều kiến thức. Và dĩ nhiên, đứng trước những ống tiết kiệm đáng yêu thì các bé khó có thể kìm lòng mà không xin bố mẹ mua cho được.

Nhận thấy nhu cầu đó từ 1 – 2 năm gần đây, chủ một cửa hàng gần cổng chợ Bát Tràng đã tập trung chiến lược vào sản xuất mặt hàng này trong dịp gần Tết. Chị chủ cho biết: “Ống tiết kiệm có hình các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh là chiến lược kinh doanh của nhà tôi 2 năm gần đây. Đây không phải mặt hàng sản xuất đại trà, mà chỉ được làm vào dịp Tết nguyên đán.”

 Những chú lợn đất xinh xắn, đắt khách- một cố gắng đa dạng hóa sản phẩm của làng gốm Bát Tràng

Những chú lợn đất xinh xắn, đắt khách- một cố gắng đa dạng hóa sản phẩm của làng gốm Bát Tràng

 Nhiều hộ kinh doanh ở Bát Tràng đã bày bán mặt hàng mới này

Nhiều hộ kinh doanh ở Bát Tràng đã bày bán mặt hàng mới này

“Hàng sẽ được sản xuất trước Tết khoảng hơn 2 tháng và dừng hẳn trước Tết khoảng 2 tuần. Trong khoảng thời gian đó, lượng hàng sản xuất ra có thể dao động từ 2 – 3 vạn sản phẩm”, chị chủ nói.

Cũng theo chị này: “Cũng có nhiều xưởng trong làng Bát Tràng làm hàng này, nhưng lượng tiêu thụ vẫn rất tốt. Hơn 2 vạn hàng làm ra chỉ tiêu thụ cho các quầy trong chợ cũng đã gần hết hàng, còn lại một ít thì tôi bày tại cửa hàng cho sinh động.”

 Các sản phẩm đều có kích cỡ khác nhau

Các sản phẩm đều có kích cỡ khác nhau

“Các ống tiết kiệm làm theo các nhân vật hoạt hình đang được các bé yêu thích hiện nay, nên dù giá có hơi cao thì các bố mẹ vẫn chấp nhận mua tặng con mình”, chị chủ cửa hàng chia sẻ thêm.

Hiện giá của những ống tiết kiệm ngộ nghĩnh này đang ở mức 90.000 đồng cho một con nhỏ, 150.000 đồng cho cỡ vừa và loại to là 200.000 đồng. Theo người bán hàng, cỡ vừa là loại bán tốt nhất vì cũng đủ để đựng tiền tiết kiệm cho cả năm. Loại to cũng có người mua nhưng ít, vì hay để trang trí là chính.

Để ra những ống tiết kiệm ngộ nghĩnh này, phải trải qua nhiều công đoạn. Người thợ phải nhào nặn, đắp mũi, đắp tai, phơi khô, vẽ trang trí, tô màu và nung mới cho ra được thành phẩm.

Theo người bán, hàng này không cần phải nung đến 1250 độ C như hàng sứ nhưng cũng phải đủ 500 – 600 độ C thì chất lượng mới tốt.

Mỗi xưởng trong làng lại có những mẫu mã hình thù riêng không giống nhau. Do mỗi nhà lại có phân khúc thị trường riêng để phân phối nên giá cũng vì thế mà khác nhau.

Nhà thì cung cấp đến các thành phố lớn, các trung tâm đô thị thì sẽ sản xuất hàng có tính thẩm mỹ cao. Nhà nào có khách đặt để bán ở các vùng quê, huyện thị nhỏ thì sẽ sản xuất hàng không quá cầu kì, giá ắt sẽ rẻ hơn.

Tuy nhiên, đó là bán buôn, còn giá mua lẻ các sản phẩm bình dân tại chợ thì thấp nhất vẫn phải từ 50.000 – 150.000 đồng/sản phẩm, tuỳ kích cỡ.

Thế Hưng

Tag :Lợn đất, Lợn tiết kiệm, Heo đất


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Choáng váng bức tường tiền thưởng Tết 2018 dày hàng mét, cao quá đầu người

Mới đây, một công ty có tên là Cửu Cương ở Giang Tây (Trung Quốc) vừa tổ chức phát thưởng cho Tết 2018 cho 10.000 nhân viên, mỗi người được nhận 50.000NDT (175 triệu đồng). Tổng số tiền được phát lên tới 500 triệu NDT, tất cả đều là loại giấy bạc mệnh giá 100NDT được công ty cho xếp thành một bức tường lớn.

 Cận cảnh bức tường tiền thưởng Tết 2018 gây choáng váng

Cận cảnh "bức tường" tiền thưởng Tết 2018 gây choáng váng

Ngoài ra, theo thông tin mà nhân viên công ty này tiết lộ thì ngay cả cha mẹ nhân viên và cựu nhân viên cũng được thưởng 3000 tệ (hơn 10 triệu đồng). Không chỉ vậy, bắt đầu từ tháng 1 năm 2018, tiền lương cơ bản của công ty này đều tăng 50% so với năm 2017.

Hình ảnh tiền thưởng Tết được xếp bức tường bằng tiền cao quá đầu người, dày hàng mét, phía sau là băng rôn có dòng chữ “Chân thành cám ơn thâm tình của Chủ tịch Phương Uy đối với công nhân viên Cửu Cương”, khiến nhiều người choáng váng.

 Bức tường tiền này dày hàng mét.

"Bức tường" tiền này dày hàng mét.

Nhiều cư dân mạng đã không khỏi xuýt xoa ngưỡng mộ trước độ chịu chi của "sếp nhà người ta". Không ít người cảm thấy chỉ cần được một nửa số đó cũng đã cảm thấy mãn nguyện rồi. Thậm chí nhiều người hài hước bình luận: "Không biết công ty này còn nhận đơn xin việc không để mình xin vào", "Nhiều tiền thế này đủ đóng thành tường rồi ấy chứ"... Nhưng vẫn một số người nhận xét: "Có lẽ muốn nhận được số tiền đó cũng chẳng dễ dàng gì", hay "Đóng thuế cá nhân xong, số tiền đó còn lại bao nhiêu"...

Công ty có mức thưởng Tết siêu ‘khủng khiếp’ này kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như than đá, mỏ sắt, sắt thép vật liệu, nhà đất. Hiện có 2 công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán.

Công ty đã tổ chức một buổi lễ long trọng trong một căn phòng trải thảm đỏ rực. Những đồng tiền mới tinh được sắp xếp ngay ngắn, để thành một hàng dài cao cả mét trên bục trao tặng. Xung quanh có nhiều may quay, an ninh chõ lễ trao thưởng.

Theo Lâm Anh
VietQ

Tag :tiền thưởng Tết, thưởng tết cho nhân viên, mức thưởng Tết


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

“Mạnh tay” cho quảng cáo, doanh thu của Habeco vẫn “đi thụt lùi”

Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và cả năm 2017.

Theo đó, trong quý IV/2017, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của Habeco giảm khá mạnh, chỉ bằng 70% cùng kỳ, đạt 2.597 tỷ đồng, lợi nhuận thuần cũng chỉ đạt 150,3 tỷ đồng, giảm hơn 28%.

Tuy vậy, với 12,7 tỷ đồng lợi nhuận khác (cùng kỳ hạng mục này ghi nhận lỗ 173,1 tỷ đồng) nên lợi nhuận trước thuế trong quý IV của Habeco năm vừa rồi đạt gần 163 tỷ đồng, gấp 4,5 lần quý IV/2016. Do đó, hãng bia này ghi nhận đạt 123,4 lãi ròng so với kết quả lỗ ròng 15,8 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2016.

Luỹ kế cả năm 2017, Habeco báo lãi trước thuế 972,6 tỷ đồng, bằng 95% thực hiện năm 2016 (trong đó, lợi nhuận khác đóng góp 43,1 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 754,1 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 2016.

Habeco có khoản tiền gửi khủng hơn 1.600 tỷ đồng ở ngân hàng.

Habeco có khoản tiền gửi "khủng" hơn 1.600 tỷ đồng ở ngân hàng.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, trong quý IV/2017, khoản thu nhập thừ thanh lý tài sản mang về cho Habeco 4,4 tỷ đồng, cả năm khoản này đạt 12,2 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần cùng kỳ). Thu thừ thu hồi vỏ chai, keg đạt 37,3 tỷ đồng trong cả năm, tăng 6,7 lần so với năm 2016.

Ngoài ra, các dữ liệu cũng cho thấy, trong quý IV, Habeco đã mạnh tay chi 232 tỷ đồng cho công tác quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ, tăng 43,5% so với cùng kỳ 2016. Cả năm, khoản này “ngốn” của Habeco 559,2 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2017, Habeco có khoản tiền gửi ngân hàng 1.646,9 tỷ đồng, tăng hơn 260 tỷ đồng so với đầu năm. Con số này chiếm 1/3 tài sản ngắn hạn của Habeco. Nhờ đó, trong năm, Habeco thu về được 125 tỷ đồng lãi tiền gửi.

Mặc dù từ cuối năm 2016, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi Habeco ngay trong năm đó theo chủ trương của Chính phủ: “Nhà nước không bán bia, bán sữa” tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, công tác này vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.

Theo đó, Bộ Công Thương vẫn đang là cổ đông lớn nhất tại Habeco với giá trị khoản vốn góp đạt 1.895,9 tỷ đồng tương ứng chiếm 81,79% vốn điều lệ. Cổ đông Carlsberg Breweries A/S sở hữu 17,34% tương ứng 402 tỷ đồng và vốn góp của Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam là 3,8 tỷ đồng (0,16%). Carlsberg sẽ được quyền ưu tiên mua trước khi Habeco bán tiếp cổ phần.

Theo thông tin được ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cung cấp cho báo chí mới đây, việc đàm phán chào bán cổ phần Nhà nước tại Habeco với đối tác Carlsberg vẫn đang diễn ra và có kết quả đến nay cơ bản tốt. Phương thức chào bán cần trình Chính Phủ, những vướng mắc đang được tháo gỡ từng phần và cố gắng hoàn tất thoái vốn trong quý I/2018.

Bích Diệp

Tag :bia Hà Nội, Habeco, chi phí quảng cáo habeco, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Nhận định chứng khoán ngày 1/2: "Nên tránh bắt đáy"

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/1, VN-Index giảm 0,20 điểm xuống 1.110,36 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 1,47 0,01 điểm xuống 125,90 điểm.

Tiếp tục có diễn biến phân hóa mạnh

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

"Thị trường được dự báo tiếp tục có diễn biến phân hóa mạnh trong các phiên sắp tới. Rủi ro điều chỉnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã tăng nóng ở mức cao, kéo theo triển vọng thị trường chung ở mức kém tích cực. Mặc dù vậy, nhóm cổ phiếu chưa tăng có thông tin hỗ trợ vẫn thu hút tốt sự quan tâm của dòng tiền".

Nên tránh bắt đáy

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

"BSC nhận định dòng tiền đổ vào thị trường vẫn tương đối lớn nhưng lực bán ra mạnh sẽ tiếp tục khiến thị trường rung lắc. Nhà đầu tư nên tránh bắt đáy trong khoảng thời gian này, thay vào đó, nên theo dõi thị trường và theo dõi những mã cổ phiếu đã có tín hiệu hồi phục trong 1 đến 2 phiên".

Tiếp tục giằng co đi ngang trong biên độ 1.100-1.120

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

"Bốn phiên liên tiếp, chỉ số VN-Index chỉ biến động giằng co và đi ngang trong biên độ 1.090-1.130 điểm. Mức giá không tăng và thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao cho thấy rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu tăng dần lên. Sự thận trọng trong giao dịch vào thời điểm này là cần thiết trong bối cảnh kỳ nghỉ Tết đang đến gần và dòng tiền có thể được rút ra một phần trước Tết.

Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của các chỉ số chính VN-Index và HNX-Index vẫn giữ ở mức tích cực với các ngưỡng kháng cự lần lượt tại 1.130 điểm và 128,4 điểm. Dự báo, trong phiên giao dịch ngày 1/2, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và đi ngang với biên độ 1.100-1.120 điểm, cần sự bứt phá ra khỏi vùng này để xu hướng trở nên rõ ràng hơn.

Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua mới và có thể tận dụng đà tăng của thị trường để chốt lời dần nhằm đưa tỷ trọng danh mục về mức cân bằng. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2018".

Tái diễn với khung dao động 1.100-1.200

(Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS)

"Sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu đang là nguyên nhân khiến rung lắc xuất hiện đột ngột và gây rủi ro cho các vị thế ngắn hạn, đặc biệt là với các cổ phiếu đã tăng nóng như ngân hàng, bảo hiểm. Theo đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư bám sát thị trường, hạn chế mở ra các vị thế mua mới ở vùng giá cao nếu VN-Index không vượt qua được ngưỡng kháng cự.

Mặt khác, cơ hội trading ngắn hạn vẫn được nhận diện ở các cổ phiếu bất động sản - xây dựng bởi nhóm này tiếp tục thu hút dòng tiền trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch liên tục ở thời điểm này sẽ đi kèm với rủi ro cao, chỉ dành cho nhà đầu tư ưa mạo hiểm và tham gia với một tỷ trọng vừa phải trong danh mục sẵn có".

Nên thu hẹp danh mục đầu tư

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

"Các chỉ số quay đầu giảm điểm sau khi đã tăng mạnh trong buổi sáng. Thanh khoản tăng cao cho thay áp lực bán lớn. Khả năng cao các chỉ số đã tạo đỉnh trong ngắn hạn và nhịp điều chỉnh sẽ kéo dài hơn nữa. Nhà đầu tư nên thu hẹp danh mục đầu tư, chốt lời những cổ phiếu đã tăng quá nóng và không mua đuổi trong những thời điểm hưng phấn của thị trường".

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Suýt đổ oan cho trộm, đường cao tốc năng lượng mặt trời mất tấm thực ra vì ...thiết kế tồi

Đường năng lượng mặt trời ở miền đông Trung Quốc bị hư hỏng nặng chỉ vài ngày sau khi đi vào hoạt động. (Nguồn: Sohu.com)

Đường năng lượng mặt trời ở miền đông Trung Quốc bị hư hỏng nặng chỉ vài ngày sau khi đi vào hoạt động. (Nguồn: Sohu.com)

Cụ thể, theo một cuộc điều tra, cảnh sát và các chuyên gia kết luận rằng con đường năng lượng mặt trời ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, có thể bị hư hỏng do các vật thể từ trên xe rơi xuống và lượng xe chạy qua đây quá nhiều, tờ Qilu Evening News đưa tin.

Bên cạnh đó, tờ báo này cho biết, các thanh tra đã phát hiện ra một tấm pin năng lượng mặt trời dài 1,8m mất tích trên đường và một số khác bị hỏng. Thiệt hại này đã được nói là do trộm cắp, mặc dù không có một tuyên bố nào từ phía cảnh sát.

Theo South China Morning Post, con đường cao tốc năng lượng mặt trời dài 1km này đã được mở thử nghiệm hôm 28/12 và việc mất tấm pin đã được phát hiện chỉ vài ngày sau đó.

Tuy nhiên, sau khi thông tin về vụ trộm này lan tràn trên mặt báo, nhiều cảnh sát điều tra và thanh tra, chuyên gia đã đến xem xét tình trạng và tiến hành một cuộc điều tra.

Trong vài tuần, họ đã nhận ra rằng những mảnh vỡ nhỏ mà họ tìm thấy xung quanh khu vực bị phá hoại thực sự là những tàn dư của tấm pin mặt trời hỏng nặng nhất.

Các chuyên gia và cảnh sát cũng phát hiện ra nhiều vết trầy xước trên bề mặt đường là do những mảnh kính vỡ bị các xe ô tô kéo lê theo trên đường, báo cáo cho hay.

Thêm nữa, các thanh tra kết luận rằng có thể có một vật nặng nào đó đã rơi từ một chiếc xe tải gây ra thiệt hại ban đầu, sau đó vấn đề trở nên trầm trọng hơn vì có nhiều phương tiện đi qua đó.

Bên cạnh đó, theo báo cáo, con đường cao tốc năng lượng mặt trời này có độ dốc nên các mảnh vỡ có thể bị thổi hoặc kéo lê đi, gây hiểu nhầm rằng toàn bộ bảng điều khiển đã bị cố ý tháo dỡ.

Ngoài ra, theo Tân Hoa Xã, các tấm pin mặt trời này có thể sản xuất được 1 triệu kWh điện mỗi năm, đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khoảng 800 hộ gia đình.

Hồng Vân

Theo South China Morning Post

Tag :đường năng lượng mặt trời, Trung Quốc, ăn trộm, quá tải


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Bộ Công thương không bổ nhiệm chức hàm trưởng, phó phòng

Ban cán sự đảng Bộ Công thương vừa thống nhất ban hành Nghị quyết quy định tạm thời về số lượng lãnh đạo cấp phòng trực thuộc các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ.

Theo Nghị quyết, việc bổ nhiệm, thực hiện sắp xếp, tinh giản đội ngũ lãnh đạo cấp phòng của các đơn vị thuộc Bộ Công thương thực hiện theo nguyên tắc sau:

Phòng và tương đương có dưới 10 biên chế: Có 1 rưởng phòng và 1 phó trưởng phòng.

Phòng và tương đương có từ 10 biên chế trở lên: Có 1 trưởng phòng và không quá 2 phó trưởng phòng.

Không bổ nhiệm chức vụ hàm trưởng phòng, hàm phó trưởng phòng được hưởng phụ cấp.

Đối với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại có thể bổ nhiệm hàm trưởng phòng, hàm phó trưởng phòng để thuận lợi trong công tác đối ngoại, nhưng không được hưởng phụ cấp và phải báo cáo xin ý kiến của lãnh đạo Bộ.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ căn cứ quy định này để tiến hành xây dựng phương án sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ cấp Phòng, công khai và lấy ý kiến trong tập thể lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo chủ chốt và toàn thể cán bộ công chức, viên chức của đơn vị theo nguyên tắc:

Đối với cán bộ lãnh đạo cấp phòng theo cơ cấu tổ chức cũ (theo Nghị định số 95/2012/NĐ-CP) không được sắp xếp, thực hiện thôi không giữ chức vụ thì được bảo lưu hệ số phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ chức vụ đã bổ nhiệm theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Đối với cán bộ lãnh đạo đang giữ hàm, thực hiện rà soát để bổ nhiệm chính thức (theo tiêu chí về số lượng đã nêu ở trên), quyết định thôi giữ chức vụ hàm hoặc thôi không hưởng phụ cấp chức vụ.

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng phương án, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp phòng, báo cáo Bộ quyết định (đối với các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ) hoặc quyết định theo thẩm quyền (các Cục thuộc Bộ) theo phân cấp của Bộ, hoàn thành trong tháng 1/2018.

Trung Anh

Tag :bộ công thương, Ban cán sự đảng, chính sách tinh giản biên chế, tinh giản biên chế


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Táo đỏ Trung Quốc nguyên cây trưng Tết: Có độc, cấm ăn

Mặc dù xuất hiện trên thị trường cây cảnh Tết từ vài năm trước, nhưng với lượng không đáng kể do phải nhập khẩu từ Trung Quốc, táo đỏ bonsai không được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, năm nay, loại cây cảnh này đã được ươm trồng tại Việt Nam. Người chơi có thể tìm kiếm dễ dàng cho mình một cây ưng ý để trưng bày trong những ngày Tết.

 ​Cây táo cảnh chỉ cao dưới 1,2m, phù hợp trồng trong chậu đặt trong nhà chơi Tết

​Cây táo cảnh chỉ cao dưới 1,2m, phù hợp trồng trong chậu đặt trong nhà chơi Tết

Táo cảnh bonsai thực chất là giống táo đỏ lùn, cao khoảng 1,2m, tán rộng. Lá táo hình bầu dục, đầu lá sắc nhọn, có răng cưa. Lá táo thường rụng vào mùa thu, đến mùa xuân hoa bắt đầu bung nở cùng với các mầm mới nhú. Hoa táo màu trắng hồng, quả chín có màu đỏ, bổ ra năm múi hình ngôi sao 5 cánh, mỗi múi có từ 1-3 hạt. Đây là giống táo được trồng phổ biến ở vùng Trung Á.

Do cây chỉ cao vừa tầm nên dễ dàng trồng trong chậu, phù hợp khi đặt trong nhà dịp Tết. Tuy nhiên, để có một chậu táo cảnh có thế đẹp, nhiều quả, bắt buộc phải lai ghép.

Nắm bắt được xu hướng người chơi từ những năm trước, một số nhà vườn ở tỉnh Tuyên Quang năm nay đã thuê người từ Trung Quốc sang hướng dẫn cách nhân giống, lai ghép nhằm gia tăng số lượng táo bonsai trên thị trường Tết Mậu Tuất. Dự tính giá cây nhờ đó sẽ không cao hơn so với các năm trước.

 Cây có đủ hoa và quả giá sẽ lên đến cả triệu đồng

Cây có đủ hoa và quả giá sẽ lên đến cả triệu đồng

Hiện trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều gian hàng rao bán táo bonsai, mức giá dao động khác nhau. Một cây táo cảnh đẹp, ngoài kiểu dáng bắt mắt còn phụ thuộc số lượng quả trên cây. Tùy thuộc vào cây có đủ lá, quả và hoa hay không, giá có thể chênh nhau đến vài triệu đồng.

Hiện cây cao 60cm, có từ 10 quả trở lên đang được bán với giá 5 triệu đồng.

Chị Nhung, một tài khoản Facebook cá nhân bán táo bonsai, dự báo, Tết năm nay, loại cây cảnh này sẽ tạo ra mốt chơi mới.

“Năm nay táo bonsai là làn sóng mới cho thị trường cây cảnh phục vụ Tết Mậu Tuất. Để chăm sóc, chỉ cần ngày tưới nước 2 lần, có thể chơi đến hết Rằm tháng Giêng. Sau đó nên trồng cây ra ngoài vườn, nếu chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật, Tết sang năm cây có thể ra hoa và đậu quả”, chị Nhung cho hay.

 Năm nay táo bonsai được trồng nhiều ở Việt Nam, người chơi thoả sức lựa chọn

Năm nay táo bonsai được trồng nhiều ở Việt Nam, người chơi thoả sức lựa chọn

Còn muốn chơi táo bonsai Tết 2018, người mua phải đặt từ bây giờ, trước Tết 1 tuần mới có hàng.

Chị Nhung nói thêm, do táo bonsai phải dùng thuốc kích thích đậu quả và thuốc bảo quản trong thời gian chăm sóc để quả được bền, chính vì vậy, người bán khuyến cáo người chơi khi hết Tết không nên hái quả ăn, dễ nhiễm độc.

Muốn mua một chậu táo bonsai về chơi Tết, chị Mai (Thanh Xuân - Hà Nội) băn khoăn bởi trên thị trường hiện đang loạn giá, các gian hàng bán chênh đến vài triệu đồng/cây. Chị phải lên mạng tìm hiểu kỹ tiêu chuẩn để chọn được một cây ưng ý mà không bị hớ.

“Không những lo bị hớ, mình đang tìm hiểu cách chăm sóc đúng kỹ thuật để sau Tết đem ra vườn trồng, Tết sang năm có thể mang ra chơi tiếp”, chị Mai chia sẻ.

Theo: Hà Linh

Vietnamnet

Tag :thị trường cây cảnh, cây cảnh tết


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Những yếu tố tác động tới thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

1. Là một trong những doanh nghiệp lớn phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, theo ông năm 2018 sẽ có những yếu tố nào tác động tới phân khúc này?

Nhân tố cốt lõi thúc đẩy sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là tiềm năng về du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam. Trong những năm gần đây, thống kê về du lịch luôn cho thấy những con số hết sức ấn tượng, đặc biệt năm 2017 được đánh giá là năm kỷ lục của du lịch Việt Nam với lượng du khách quốc tế đạt tới gần 13 triệu lượt.

Một nét mới của ngành du lịch trong năm qua, đó là khách du lịch trong nước đang ngày càng cho thấy khả năng chi tiêu tăng đáng kể. Nếu như khoảng 5 - 10 năm trước, người dân chủ yếu lựa chọn các nhà nghỉ bình dân hoặc khách sạn 2 - 3 sao để nghỉ ngơi khi đi du lịch, thì nay việc du khách nội địa đến nghỉ dưỡng tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp 4 - 5 sao là hết sức phổ biến. Điều này tác động vô cùng lớn đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng; 73 triệu lượt du khách nội địa hàng năm là một miếng bánh vô cùng hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Bước sang năm 2018, giới chuyên môn đánh giá và kỳ vọng du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhờ sự phát triển và nở rộ của các hãng hàng không giá rẻ, các cải tiến về công nghệ trong ngành du lịch, chính sách miễn giảm thị thực cũng như sự gia tăng về nhu cầu du lịch trong điều kiện kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng cao.

Ngoài ra, các yếu tố khác có thể tác động tích cực đến thị trường BĐS nghỉ dưỡng như Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vĩ mô; Sự gia tăng nhanh chóng của phân khúc nhà đầu tư thu nhập khá và thu nhập cao; Hành lang pháp lý có thể sớm có những diễn biến tích cực.

Dự án Regent Residences Phú Quốc nổi bật của chủ đầu tư BIM group trong năm 2017.

Dự án Regent Residences Phú Quốc nổi bật của chủ đầu tư BIM group trong năm 2017.

2.Vậy ông dự báo thế nào về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng năm 2018?

Với những bước phát triển mạnh mẽ về du lịch, năm 2018 thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chắc chắn sẽ tiếp tục sôi động.

Chính sách cam kết lợi nhuận vẫn sẽ đóng vai trò then chốt để thu hút nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, tôi dự đoán trong năm tới, khách hàng sẽ cẩn trọng hơn với những tỷ lệ cam kết này và có thể sẽ hướng đến giá trị thật của sản phẩm nghỉ dưỡng.

Đồng thời, qua quá trình phát triển và chọn lọc, thị trường cũng như nhà đầu tư chắc chắn sẽ chuyên nghiệp và khắt khe hơn với các sản phẩm đầu tư. Vì vậy, thị trường sẽ có ít chỗ cho các dự án nhỏ lẻ, chủ đầu tư ít kinh nghiệm, tiềm năng phát triển không rõ ràng, thay vào đó, các dự án với đơn vị quản lý quốc tế chuyên nghiệp, chủ đầu tư uy tín, quy hoạch đồng bộ rõ ràng sẽ được ưa chuộng hơn.

3.Có nhiều ý kiến cho rằng, lượng căn hộ condotel đang dư thừa, quan điểm của ông về nhận định này?

Tôi đồng ý rằng xét trên toàn thị trường, nguồn cung căn hộ condotel hiện đang rất lớn và cho thấy sức tăng trưởng nóng trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên, có mấy điểm mà tôi cho rằng là đáng chú ý trong khía cạnh này:

Nóng nhất và dường như dần có dấu hiệu bão hòa là hai thành phố Nha Trang và Đà Nẵng với nhiều dự án ồ ạt mở bán, trong đó có nhiều dự án lên tới vài ngàn căn. Vốn tại những thành phố này, nguồn cung khách sạn đã rất lớn, thì lượng căn hộ trên đúng là có thể dẫn tới dư cung trong tương lai trung hạn. Trong khi đó, tại các thị trường mới nổi như Hạ Long, Phú Quốc, Vũng Tàu… thì mặc dù sức tăng cũng khá mạnh, nhưng tôi tin là vẫn còn nhiều dư địa phát triển.

Bên cạnh đó, theo quan sát của cá nhân tôi, số lượng các sản phẩm condotel chất lượng cao thực sự thì vẫn còn khá hạn chế. Những dự án mà đảm bảo được 3 yếu tố: Được phát triển bởi chủ đầu tư uy tín; Được quản lý và vận hành bởi đơn vị danh tiếng và đáng tin cậy; Đặt trong một quần thể nghỉ dưỡng quy hoạch tổng thể bài bản và có tầm nhìn thì chắc chắn vẫn sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Dự án InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort & Residences do BIM Group làm chủ đầu tư sắp khai trương vận hành.

Dự án InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort & Residences do BIM Group làm chủ đầu tư sắp khai trương vận hành.

4.Chiến lược của BIM Group trong phát triển bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới ra sao thưa ông?

Tôn chỉ hàng đầu và duy nhất của Tập đoàn BIM là mang tới những sản phẩm và cơ hội đầu tư bất động sản tốt nhất cho khách hàng.

Xét riêng trong lĩnh vực Bất động sản nghỉ dưỡng, trong tương lai gần, Tập đoàn BIM sẽ theo đuổi 3 mục tiêu và chiến lược cốt yếu:

Tiếp tục tập trung tại các thị trường mới nổi, còn nhiều dư địa và tiềm năng phát triển là Phú Quốc và Quảng Ninh. Với những lợi thế to lớn về du lịch và tầm nhìn dài hạn, chắc chắn hai địa danh này sẽ còn gặt hái nhiều thành công và thu hút đầu tư hơn nữa, sớm sánh ngang với các thủ phủ về du lịch của Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang.

Đa dạng hóa danh mục sản phẩm và dự án cũng là mục tiêu rất quan trọng của Tập đoàn BIM. Các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng của chúng tôi sẽ hướng đến nhiều đối tượng khách hàng thuộc những phân khúc khác nhau. Điểm nhấn trong kế hoạch ngắn hạn của chúng tôi là khiến những nhà đầu tư trung cấp cũng có thể sở hữu second home cao cấp cho riêng mình.

Bên cạnh đó, Tập đoàn BIM sẽ tiếp tục hợp tác và tìm kiếm những đối tác quản lý, vận hành khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong và ngoài nước đáng tin cậy. Một phần rất lớn trong thành công tại các dự án gần đây của chúng tôi đến từ sự hợp tác này và đây cũng chính là điểm nổi bật của Tập đoàn BIM trên toàn thị trường BĐS nghỉ dưỡng hiện nay, đem lại niềm tin cho quý khách hàng và nhà đầu tư.

Tag :thị trường bất động sản, BĐS nghỉ dưỡng, du lịch Việt Nam, Tập đoàn BIM, Ông Lê Minh Dũng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Hàng loạt "ông lớn" nhà nước khuyết chức danh lãnh đạo

Trong 33 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thuộc Khối doanh nghiệp Trung ương, thì có tới 9 tổng công ty chưa có cán bộ chủ chốt điều hành công việc.

Thông tin trên được Bí Thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương Phạm Viết Thanh đưa ra tại cuộc họp tổng kết nhiệm vụ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 31/1.

Lấy dẫn chứng cho tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung ương đang rơi vào tình trạng "khuyết" cán bộ chủ chốt, ông Thanh cho hay, ngay như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là một doanh nghiệp lớn, nhưng hiện đang khuyết chức danh Tổng giám đốc, đồng thời là người đại diện pháp luật của công ty.

Thậm chí theo Chủ tịch SCIC Nguyễn Đức Chi, hiện đang có sự chắp vá, chưa chính thức về người đại diện pháp luật nên quá trình triển khai nhiệm vụ của Tổng công ty rất khó khăn.

"Thực tế, hằng ngày, hằng tuần vẫn phải bán vốn, vẫn phải kinh doanh nhưng không có người đại diện pháp luật thì rủi ro rất cao", ông Nguyễn Đức Chi nói.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công cho biết ông đang kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, và tại Tổng công ty này cũng mới chỉ có quyền Tổng giám đốc.

"Chúng tôi đã sàng lọc, tìm kiếm lãnh đạo chủ chốt cho Tổng công ty nhưng không được, đưa từ chuyên viên lên thì nhiều nhưng lại không đủ tiêu chuẩn. Với cương vị Chủ tịch kiêm nhiệm tôi cũng không được ký tá, nhiều khi mọi người nói đùa là anh cứ ký đi, tôi cũng bảo tôi mà ký thì mọi người vào tù thăm tôi...", ông Nguyễn Văn Công cho hay.

Kiến nghị giải pháp giải quyết về vấn đề "khuyết" cán bộ chủ chốt, ông Phạm Viết Thanh cho rằng: doanh nghiệp không nên bổ nhiệm các cán bộ không đủ nhiệm kỳ, cán bộ sắp về hưu làm lãnh đạo. Bán vốn cần người làm tốt, có thể hoạch định cho tương lai của doanh nghiệp. Phải bổ nhiệm người đủ năng lực, thời gian công tác dài hạn để họ xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Chỉ đạo về nội dung này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu quan điểm: "Thiếu người đứng đầu thì làm gì cũng khó, có nơi thiếu một lãnh đạo, nhưng như Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thiếu cả Chủ tịch và Tổng giám đốc, như vậy thì không thể giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp".

Do đó, Phó thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổng hợp để có báo cáo đầy đủ tới lãnh đạo Chính phủ vấn đề này trong thời gian sớm nhất.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Sa thải 10.000 nhân viên, kinh doanh lao dốc, Vinasun vẫn miệt mài kiện đối thủ

Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, mã chứng khoán: VNS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2017.

Theo đó, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 4 đạt 486,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 41,3 tỷ, lần lượt sụt giảm 55% và 41% so với cùng kỳ. 

Tính chung cả năm 2017, Vinasun chỉ đạt doanh thu gần 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận 245 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh lao dốc mạnh, thấp nhất kể từ 2013, Vinasun đang lâm vào suy thoái. 

Đặc biệt, trong năm Vinasun sa thải lượng lớn nhân viên, thay đổi chiến lược kinh doanh. Cụ thể, Vinasun chuyển đổi từ mô hình phân chia phí taxi sang mô hình cho thuê xe, nhượng quyền thương hiệu. 

Do đó, số lượng nhân viên của công ty đã giảm từ 17.160 người hồi đầu năm xuống còn 7.292 người. Chi phí nhân công năm 2017 của Vinasun cũng cắt giảm tới 1.000 tỷ đồng.

Dù kinh doanh gặp khó khăn song Vinasun vẫn miệt mài kiện các đối thủ như Uber, Grab. Toà án nhân dân Tp. HCM vừa có quyết định ngày 6/2 tới sẽ đưa ra xử sơ thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Vinasun và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam. Lý do vụ kiện được Vinasun đưa ra là Grab phá giá, vi phạm luật cạnh tranh thương mại. 

Vinasun đã chủ động thu thập nhiều chứng cứ và khẳng định sẽ theo đuổi vụ kiện Uber, Grab đến cùng. 


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog chứng khoán: Vẫn là kéo xả

Nếu cố gắng đẩy vượt đỉnh thành công đầu giờ chiều nay, có lẽ thị trường đã chuyển biến tốt hơn. 

Tiếc là cuối cùng thì vẫn chỉ là hành động kéo xả như đã diễn ra ở các phiên trước, thậm chí kết quả còn tệ hơn.

Thị trường ngày 31/1/2018:

Đáng lẽ hôm nay có thể là một ngày bùng nổ thành công, nếu sức mua duy trì được tốt hơn ở buổi chiều. Sự chú ý tập trung vào đợt "dội bom" lúc đóng cửa, nhưng thực tế sau khi đạt đỉnh, thị trường đã có dấu hiệu yếu đi.

Đợt tăng mạnh đầu giờ chiều là khá thực chất, nhiều cổ phiếu lớn tăng tốt. VNI lẫn VN30 đều tiến sát đỉnh cũ. Dấu hiệu bất ổn xuất hiện là ngoài GAS, MSN là đi ngang khi chỉ số tạo đỉnh, phần lớn còn lại bắt đầu tụt xuống. Hệ số tăng/giảm của VN30 lẫn toàn HSX bắt đầu hẹp lại. Như vậy chỉ số đang được các trụ giữ, còn muốn lên cao hơn thì GAS đã kịch trần mất rồi, phải trông đợi vào các mã khác. Các mã khác lại tụt xuống thì hết cửa vượt đỉnh.

Thị trường sau đó xuất hiện các đợt chốt lời đẩy giá giảm, chỉ số tụt xuống. Trong 1 tiếng cuối cùng chỉ số chỉ có một diễn biến là giảm, không có phục hồi. Đó là dấu hiệu của việc xả tăng cường. Kể cả khi thị trường đóng cửa tại thời điểm cuối đợt liên tục thì diễn biến cũng vẫn là kéo xả như những phiên trước.

Đợt đóng cửa làm thị trường xấu đi đáng kể. Đã có một lối suy nghĩ và hành động giống nhau thì mới tạo ra lực bán mạnh như vậy lúc chốt phiên. Các thuyết âm mưu thường đổ lỗi cho "nhà cái" hay "tay to" đánh úp thao túng, nhưng hợp lý hơn là các tay chơi đọc tín hiệu từ thị trường giống nhau dẫn tới hành động giống nhau. Diễn biến intraday của đa số cổ phiếu rất tệ là bằng chứng cho thấy hành động bán cộng hưởng xuất hiện trên diện rộng chứ không phải ép trụ.

Thị trường thực tế vẫn đang ở vùng đỉnh cao và dao động rất lớn với thanh khoản khổng lồ kéo dài liên tục nhiều phiên mà không bứt phá rõ rệt được. Hôm nay nếu lực đẩy đủ mạnh thì đã vượt đỉnh rồi vì có lúc các trụ rất khỏe, tin tốt nhiều. Tuy nhiên trước khi có cú sập lúc đóng cửa thì thị trường đã bị chốt lời đủ lớn để tụt xuống. Đợt đóng cửa chỉ là hệ quả của quá trình xả hàng mà thôi.

Nhịp tăng hôm nay là phép thử đối với lượng hàng còn kìm giữ lại sẽ ứng xử như thế nào. Có lẽ suy nghĩ chung là nếu vượt đỉnh - tức là vào sóng tăng mới sẽ giữ hàng lại - còn không sẽ chốt lời. Cuối cùng thì hành động bán ra đã chiếm ưu thế. Như vậy dao động hôm nay tuy mạnh và tích cực nhưng vẫn là diễn biến kéo xả bình thường như các phiên trước.

Sau nhiều phiên với nhiều nỗ lực mua vào và dòng tiền rất lớn mà hiệu quả vẫn chưa thể hiện ra thì rủi ro đang tăng lên. Vùng đỉnh hiện tại vẫn chưa thay đổi, vẫn chưa xác nhận tín hiệu theo hướng nào, nhưng ngày càng lộ rõ hơn diễn biến phân phối. Nếu thị trường tiếp tục giảm mà không kéo lên được nữa thì sẽ có thêm nhiều người chấp nhận thực tế này. Việc thay đổi quan điểm thường diễn ra từ từ, nhưng khi đã chiếm ưu thế thì sẽ diễn biến rất nhanh.

Giao dịch:

undefined - Ảnh 1.

Biến động của GAS hôm nay đã tạo rủi ro trong giao dịch phái sinh. Lúc hơn 10h30 kỳ hạn tháng 2 tạo phân kỳ với VN30 và chỉ số không vượt được vùng cản trading 1103-1104, Short 1102. Tuy nhiên đúng lúc đó GAS lại bất ngờ mạnh lên bẻ ngược chỉ số tăng. Đáng lẽ phải cắt lỗ như kế hoạch ở 1103 thì lại đi chờ VN30 vượt hẳn đỉnh 1104. Sửa sai chậm một nhịp khiến hợp đồng tháng 2 đã phi mạnh lên 1107. Đành cắt lỗ khá nặng.

Với diễn biến mới của GAS và nhiều trụ khác tạo nên nhịp tăng mạnh ở chỉ số tiến sát tới đỉnh cũ, chiến lược có thể phải chuyển sang Long. Tuy nhiên, VN30 đạt đỉnh lúc 1h23 nhưng basis âm gần 2 điểm là có chuyện bất thường. Lực Long đã không hưng phấn tương xứng với chỉ số.

VN30 tạo đỉnh và đi xuống nhưng hợp đồng tháng 2 vẫn loanh quanh vùng đỉnh tới hơn 15 phút. Short ở 1110, stoploss 1111 và Vn30 vượt đỉnh. Lúc sau 2h có diễn biến rất lạ ở hợp đồng tháng 2, khi  giá vọt lên 1112, vượt cả mức stoploss. Bài học buổi sáng quay lại. Nhưng điểm khác là VN30 lúc đóng tụt dưới đỉnh rất sâu, vì vậy có thể việc basis đột nhiên chênh lệch gần 5 điểm là do bên Short đóng vị thế. Vì vậy không cắt lỗ.

Rủi ro hơi cao, nhưng được đền bù tốt. Đóng vị thế lúc đóng cửa.

* "Blog chứng khoán" mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.     


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Không có người, nhiều doanh nghiệp “chắp vá” lãnh đạo chủ chốt?

Sáng nay (31/1), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo sắp xếp, cổ phần hóa (CPH), thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và phát triển doanh nghiệp năm 2017.

Nhiều DN “khuyết” lãnh đạo

Theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, năm 2017 cả nước đã phê duyệt phương án CPH 69 DNNN (nhiều hơn 14 DN so với năm 2016). Vốn điều lệ của 69 DN này là gần 162.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ hơn 85.000 tỷ đồng. Trong số 69 DNNN này có 21 DN đã IPO, thu về hơn 5.000 tỷ đồng. Sắp xếp theo hình thức khác đối với 3 DN, trong đó giải thể 2 DN và bán 1 DN.

Cả nước đã thoái vốn Nhà nước tại DN được gần 9.000 tỷ đồng theo giá trị sổ sách, thu về hơn 139.000 tỷ đồng. Tổng thu từ CPH, thoái vốn phải nộp về ngân sách Nhà nước năm 2017 đạt gần 145.000 tỷ đồng (gấp 2,41 lần so với chỉ tiêu 60.000 tỷ đồng Quốc hội giao).

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1468 về việc phê duyệt “Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu của ngành Công Thương”, trong đó đề ra quan điểm, mục tiêu và phương án xử lý cụ thể đối với từng dự án.

Cuộc họp Ban chỉ đạo sắp xếp, cổ phần hóa (CPH), thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và phát triển doanh nghiệp năm 2017, sáng 31/1

Cuộc họp Ban chỉ đạo sắp xếp, cổ phần hóa (CPH), thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và phát triển doanh nghiệp năm 2017, sáng 31/1

Cũng theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, năm 2017 một số Bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành kế hoạch CPH, thoái vốn. Còn DN bán cổ phần lần đầu (IPO) chưa thành công như Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Becamex Bình Dương.

Tại cuộc họp, ông Phạm Viết Thanh - Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương - kiến nghị phải niêm yết lên sàn chứng khoán, công khai thông tin. Ông Thanh cũng cảnh báo giới quản trị DNNN trong quá trình CPH nếu sai phạm gì phải kịp thời có giải pháp khắc phục, xử lý những yếu kém, vì sai phạm thường xuất phát từ những việc nhỏ và có thể lặp lại.

Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cũng đưa ra dẫn chứng cần rút kinh nghiệm về Tổng Công ty Sông Đà IPO không thành công, nguyên nhân là ngành nghề không thu hút các nhà đầu tư và cũng có những lí do chủ quan.

Ông Thanh cũng cho rằng, một số DN trong khối Trung ương cán bộ chủ chốt “khuyết” tương đối lớn, trong 33 Tổng Công ty thì có 9 Tổng Công ty bị “khuyết” cán bộ chủ chốt.

Kiến nghị giải pháp giải quyết về vấn đề “khuyết” cán bộ chủ chốt, Bí thư khối DN Trung ương cho rằng: “DN không nên bổ nhiệm làm lãnh đạo đối với cán bộ không đủ nhiệm kỳ, cán bộ sắp về hưu. Bán vốn cần người làm tốt, có thể hoạch định cho tương lai của DN. Phải bổ nhiệm người đủ năng lực, thời gian công tác dài hạn để họ xây dựng và phát triển DN”.

Đồng quan điểm về vấn đề nói trên, đại diện Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng đưa ra kiến nghị về sự chính thức về người đại diện pháp luật của DN. “Hiện đang có sự chắp vá, chưa chính thức về người đại diện pháp luật nên quá trình triển khai nhiệm vụ của các Tổng công ty rất khó khăn. Thực tế, hàng ngày, hàng tuần vẫn phải bán vốn, vẫn phải kinh doanh nhưng không có người đại diện pháp luật thì rủi ro rất cao” - đại diện SCIC khẳng định.

“Thiếu người đứng đầu làm gì cũng khó”

Nói về vấn đề “khuyết” lãnh đạo chủ chốt của DN, ông Nguyễn Văn Công - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - cho biết, việc “khuyết” cán bộ chủ chốt có những lí do thực sự. Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, hiện ông đang kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, tại Tổng Công ty này cũng mới chỉ có Quyền Tổng Giám đốc.

“Chúng tôi đã sàng lọc, tìm kiếm lãnh đạo chủ chốt cho Tổng Công ty nhưng không được, đưa từ chuyên viên lên thì nhiều nhưng lại không đủ tiêu chuẩn. Với cương vị Chủ tịch kiêm nhiệm tôi cũng không ký tá được gì, nhiều khi mọi người nói đùa là anh cứ ký đi, tôi cũng bảo tôi mà ký thì mọi người vào tù thăm tôi...” - ông Công giãi bày.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ

Chủ trì cuộc họp này, Phó Thủ tướng cho rằng: “Thiếu người đứng đầu thì làm gì cũng khó, có nơi thiếu 1 lãnh đạo, nhưng như Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thiếu cả Chủ tịch và Tổng Giám đốc, như vậy thì không thể giải quyết được các vấn đề của DN”. Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổng hợp để có báo cáo đầy đủ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc sẽ công bố báo cáo về “sức khỏe” của doanh nghiệp. Theo Phó Thủ tướng, “bức tranh” về “sức khỏe” của DN bây giờ đã khác, hiện một gần nửa DN đang làm ăn có lãi (47%), đây là số lượng khiêm tốn nhưng so với trước kia thì đã tốt hơn nhiều.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm công bố chỉ số phát triển DN, công bố bức tranh phát triển DN trong thời gian vừa qua. Theo Phó Thủ tướng, cần công khai minh bạch các DN như thế nào, DN làm ăn có lãi ra sao, tổng lao động được hưởng lợi như thế nào...

Lãnh đạo Chính phủ cũng đề cập tới việc nhiều DN sau CPH không niêm yết trên sàn chứng khoán nên phải kiên quyết. Việc chuyển giao DN về SCIC rất đình trệ, ở đây có tâm lý chờ đợi việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN, cần thúc đẩy việc chuyển giao nhanh chóng hơn.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp yếu kém, rà soát lại đội ngũ cán bộ tại các Tập đoàn, Tổng Công ty. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngoài 12 dự án, DN yếu kém của Bộ Công Thương thì đợt rà soát mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy có thêm 43 dự án, DN yếu, kém. Các DN nếu không phát triển được, không đáp ứng được thị trường thì phải cho giải thể.

Châu Như Quỳnh

Tag :Cổ phần hoá, khuyết cán bộ, chắp vá lãnh đạo chủ chốt, vốn Nhà nước


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Tiền trảm hậu tấu, dự án muối mỏ nghìn tỷ “đắp chiếu”

 Bảng thông báo về dự án khai thác và chế biến muối mỏ tại Lào của Vinachem.

Bảng thông báo về dự án khai thác và chế biến muối mỏ tại Lào của Vinachem.

Lại kêu lên Chính phủ

Thông tin từ lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa có báo cáo xung quanh việc tạm dừng dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào với vốn đầu tư cả nghìn tỷ đồng do vướng nhiều quy định khác nhau. Dự án này tạm “đắp chiếu” vì phải xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Cũng chia sẻ tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Vinachem cách đây ít ngày, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, dự án muối mỏ Kali của Vinachem tại huyện Nongbok (tỉnh Khammouan, Lào) đang được xếp vào danh sách dự án thứ 13 của ngành Công Thương thua lỗ, kém hiệu quả với vốn đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng. Cùng với hậu quả mà 4 dự án thua lỗ ngành hóa chất để lại, việc xử lý dự án muối mỏ này đang có nhiều vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.

Được biết, dự án được Vinachem khởi công xây dựng vào tháng 9/2015, với mục đích cung cấp phân bón kali cho Việt Nam thay thế hàng nhập khẩu. Dự án có phạm vi khai thác 10 km2 với thời gian xây dựng dự kiến trong 5 năm, công suất khai thác 320.000 tấn/năm. Theo kế hoạch, dự án khai thác vào năm 2020 với công suất đạt 1 triệu tấn/năm.

Điểm đặc biệt: dự án có tổng mức đầu tư 522 triệu USD (hơn 10.000 tỷ đồng), trong đó, vốn tự có của Vinachem là 105 triệu USD. Các ngân hàng tham gia tài trợ thu xếp vốn bao gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 113 triệu USD (đã ký hợp đồng tín dụng), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 161 triệu USD và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) 143 triệu USD. Dự án cũng được ghi trong hiệp định hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Lào.

Tuy nhiên, chỉ gần 2 năm sau khi triển khai dự án đã có nhiều “vấn đề”. Để “cứu” dự án và số tiền hơn 1.400 tỷ đồng đã rót vào dự án, đến năm 2017, lãnh đạo Vinachem đã phải kiến nghị Thủ tướng cho thực hiện nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó có giải ngân thanh toán cho phần khối lượng nhà thầu đã thực hiện khi dự án chưa có bảo lãnh Chính phủ.

Nhà thầu điêu đứng

Liên quan dự án này, trong một báo cáo vào cuối năm 2017, lãnh đạo Vinachem cho biết, đã điều chỉnh kế hoạch đầu tư xây dựng dự án với mức vốn đầu tư tăng tương đối nhiều. Theo đó, dự án trọng điểm muối mỏ tại Lào sẽ được rót tổng cộng 1.407 tỷ đồng.

Bản báo cáo cũng cho thấy, năm 2016, dự án đã triển khai với giá trị thực hiện lên tới 1.277 tỷ đồng. Nhiều gói thầu của dự án đã đạt tiến độ đề ra như: Gói thầu số 4 thi công tuyến đường ngoài nhà máy; Gói thầu số 9 tư vấn quản lý dự án.

Đáng chú ý, gói thầu số 10 EPC về “Thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, xây lắp, đào tạo, chuyển giao công nghệ, chạy thử, khởi động, nghiệm thu và bàn giao nhà máy khai thác và chế biến muối mỏ tại Lào” thuộc dự án khai thác và chế biến muối mỏ vừa được ký kết giữa Công ty TNHH Hóa chất và Muối mỏ Việt Lào (Vilachemsalt) thuộc Vinachem và nhà thầu liên danh TTCL-K-UTEC-CECO đến cuối năm 2016 đã thực hiện được khoảng 23,4% tổng khối lượng công việc. Trong đó, đã hoàn thành 73% khối lượng công tác thiết kế, 27,6% khối lượng công tác mua sắm và hoàn thành công tác san nền. Các gói thầu liên quan thi công xây lắp công trình trạm biến áp và đường dây tải điện cũng như các gói thầu khảo sát, thiết kế công trình phụ trợ cũng được đánh giá đảm bảo tiến độ đề ra.

“Trong thời gian qua, tiến độ dự án đã bị ảnh hưởng bởi những vướng mắc, tồn đọng trong thiết kế, giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư đã và đang phối hợp cùng nhà thầu EPC, nhà thầu PMC giải quyết những vấn đề tồn tại, đẩy nhanh việc phê duyệt tài liệu thiết kế kỹ thuật và các thay đổi thiết kế”, lãnh đạo Vinachem cho hay.

Tuy nhiên, sau khi được rầm rộ triển khai năm 2015, dự án muối mỏ Kali của Vinachem bắt đầu bộc lộ nhiều vấn đề về vốn cũng như công nghệ, thiết kế, thi công… Ngày 27/6/2017, nhà thầu TTCL (Thái Lan) trong liên doanh đã có công văn gửi ông Nguyễn Gia Tường, Tổng Giám đốc Vinachem và ông Nguyễn Huy Cương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hóa chất và Muối mỏ Việt – Lào (Vinachemsalt), chủ đầu tư dự án Khai thác và Chế biến muối mỏ về việc chủ đầu tư dự án là Vinachemsalt liên tục vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đã ký. Theo công văn này, TTCL ngày 23/5/2017 đã có công văn yêu cầu thanh toán cho phần tiến độ thi công của công ty trong 5 tháng cuối năm 2016 chưa được thanh toán cũng như quyền đòi bồi thường cho các khoản tài chính mà nhà thầu bị thanh toán chậm.

Công văn cũng cho thấy, dù nhà thầu có ý kiến bằng văn bản chính thức nhưng Vinachemsalt không phản hồi công văn của TTCL cũng như không tiến hành thanh toán cho nhà thầu theo quy định. Trong văn bản gửi đi, nhà thầu Thái Lan cũng yêu cầu chủ đầu tư thanh toán cho các tháng thi công thứ 13 đến tháng 17 theo tiến độ. Nếu quá thời hạn thanh toán, TTCL sẽ đưa vụ việc ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.

Sự việc được đẩy lên cao trào và ông Nguyễn Gia Tường đã phải ra công văn chỉ đạo Vinachemsalt phát hành thông báo tạm ngừng công việc đối với nhà thầu EPC và tạm ngừng hợp đồng đối với nhà thầu PMC thuộc dự án khai thác muối mỏ.

Năm 2017, nhà thầu phụ cung cấp 2.600 tấn thép cho dự án của Vinachem là Công ty CP Lilama 69-1 cũng xác nhận, chủ đầu tư dự án đã tạm dừng thi công dự án.

Làm trái chỉ đạo, che giấu tài chính?

Liên quan tình hình tài chính của Vinachem và một số đơn vị thành viên, hồi cuối tháng 6/2017, Bộ Tài chính đã có một bản báo cáo dài 9 trang do Thứ trưởng Trần Xuân Hà ký gửi Thủ tướng Chính phủ cảnh báo về những hoạt động đầu tư cũng như trách nhiệm trả nợ của Vinachem. Trong văn bản này, lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, trước đó Vinachem và Công ty Đạm Ninh Bình đã có báo cáo Chính phủ và Bộ Công Thương về tình hình tài chính và đề nghị đề xuất được khoanh nợ cho Dự án Đạm Ninh Bình. Tuy nhiên, các báo cáo không đầy đủ và Bộ Tài chính phải thông qua một đơn vị khác để “cập nhật” tình hình tài chính của đơn vị này.

Bản báo cáo cho thấy, năm 2016, tổng tài sản của Vinachem giảm 1,68% so với năm 2015. Khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng nhiều nhất, tăng tới 1.558 tỷ đồng, chủ yếu do đầu tư Dự án thăm dò khai thác chế biến muối mỏ tại Lào với số tiền khoảng 1.200 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2016 của tập đoàn bị lỗ 895 tỷ đồng. Các chỉ tiêu sinh lời năm 2016 sụt giảm so với 2015 và bị âm. Việc Vinachem vẫn tham gia góp vốn tại gần 40 đơn vị doanh nghiệp và tiếp tục triển khai đầu tư dài hạn mới vào dự án muối mỏ Kali tại Lào sẽ dẫn tới sức ép về tài chính.

“Việc Vinachem vẫn tiếp tục đầu tư dài hạn Dự án muối mỏ Kali tại Lào trong khi tình hình tài chính không khả quan, dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng tiền đảm bảo trả nợ cho dự án Đạm Ninh Bình, không phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 18/11/2016 là “chỉ vay trong khả năng trả nợ”.

Một chuyên gia trong ngành cho rằng, việc ban lãnh đạo Vinachem, cụ thể là Hội đồng Thành viên và Ban tổng giám đốc Vinachem cố tình triển khai đầu tư dài hạn vào dự án muối mỏ Kali tại Lào trái với chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao trong bối cảnh tình hình tài chính không thuận lợi là không chấp nhận được và cần xem xét xử lý theo đúng quy định.

Dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào được xếp là dự án trọng điểm của Vinachem với tổng mức đầu tư 522,5 triệu USD, tương đương 10.900 tỷ đồng. Dự án còn phải tính thêm 307,6 tỷ đồng chi phí thăm dò đánh giá trữ lượng của mỏ. Tháng 8/2015, Vinachem đã ký hợp đồng EPC thi công với liên danh TTCL – K.UTEC – CECO với tổng giá trị hợp đồng 334 triệu USD, thời gian thi công 40 tháng. Ngày 13/9/2015, dự án được khởi công và chỉ hơn 1 năm sau đó rơi vào cảnh khó khăn do Vinachem bị thiếu vốn để triển khai.

Theo Phạm Tuyên
Tiền Phong

Tag :Tập đoàn Hóa chất, Vinachem, Dự án nghìn tỷ


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Lợi nhuận lao dốc, “ông lớn” taxi Vinasun sa thải 9.500 người và đâm đơn kiện đối thủ

Doanh thu, lợi nhuận sụt giảm mạnh

Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam - Vinasun (Mã CK: VNS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2017.

Báo cáo cho biết doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV đạt 486,3 tỷ đồng, sụt giảm tới 55% so với cùng kỳ năm 2016. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 41,3 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2016

Luỹ kế cả năm 2017, doanh thu VNS đạt 2.937 tỷ đồng, giảm 35% so với con số 4.519 tỷ đồng đạt được năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng theo đó giảm tới 40% với năm 2016, đạt 187,3 tỷ đồng cả năm 2017.

Mặc dù doanh thu từ hoạt động vận tải bằng taxi vẫn đóng góp chủ yếu trong cơ cấu doanh thu VNS với 2,937 tỷ đồng, song con số này đã giảm mạnh so với mức 4.519 tỷ đồng của năm 2016 (giảm 35%). Điều này phản ánh rất rõ sự cạnh tranh gay gắt của các loại hình vận tải mới như Uber, Grab… đối với taxi truyền thống như Vinasun.

 Lợi nhuận lao dốc, “ông lớn” taxi Vinasun sa thải 9.500 người và đâm đơn kiện đối thủ

Lợi nhuận lao dốc, “ông lớn” taxi Vinasun sa thải 9.500 người và đâm đơn kiện đối thủ

Trong khi đó, hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng mặc dù chiếm tỷ trọng không quá lớn (khoảng 10%) nhưng lại là lĩnh vực có sự tăng trưởng tốt. Nếu như năm ngoái, hoạt động này chỉ mang về cho VNS 67,8 tỷ thì con số này vọt lên 278,5 tỷ đồng trong 2017.

Đồng thời, kỳ này Vinasun đặc biệt ghi nhận tới 566,4 tỷ đồng từ nhượng quyền thương mại và khai thác taxi, trong khi cùng kỳ chưa xuất hiện khoản mục này.

Báo cáo tài chính của VNS cũng đưa ra một con số đáng chú ý cho thấy những khó khăn mà công ty gặp phải năm vừa qua là tương đối lớn.

Cụ thể, số lượng nhân viên nhóm công ty Vinasun vào ngày cuối năm 2017 chỉ còn 7.717 người. Trong khi đó, cuối năm 2016 con số này là 17.160 người. Với việc cắt giảm một số lượng rất lớn người lao động như vậy, chi phí nhân công VNS đã giảm 1.005 tỷ đồng so với năm 2016.

Tại thời điểm cuối năm 2017, tiền và các khoản tương đương của Vinasun giảm nhẹ xuống mức 152 tỷ đồng (đầu năm là 164,5 tỷ đồng); vay và nợ thuê tài chính ở ngưỡng 788 tỷ đồng, giảm mạnh so mức 1,171 tỷ đồng của đầu kỳ.

Vì sao Vinasun kiện Grab?

Ngày 31/1, phương tiện truyền thông trong nước đã đưa tin về quyết định của TAND TP. HCM về việc xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Vinasun và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam. Phiên tòa dự kiến diễn ra vào tuần sau, ngày 6/2.

Theo tìm hiểu, Vinasun kiện đối thủ dựa trên quy định của pháp luật về Luật Cạnh tranh. Công ty thu thập đủ bằng chứng bao gồm văn bản, hình ảnh, video… cho thấy Grab vi phạm cạnh tranh thương mại bằng hình thức phá giá mà điển hình trong đó là việc khuyến mại hơn 90 ngày một năm.

Trong khi đó, Việt Nam có Nghị định 37/2006 quy định rõ về việc khuyến mại không quá 90 ngày/năm, một chương trình không quá 40 ngày. Doanh nghiệp muốn thực hiện khuyến mại phải đăng ký qua Sở Công Thương. Còn Grab tổ chức khuyến mại tràn lan, vượt quá quy định.

Trao đổi với báo chí, ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Vinasun nhiều lần cho biết, hãng sẽ theo đuổi vụ kiện Grab đến cùng vì cách thức làm ăn bát nháo trên thị trường.

Trước đó, với sự xuất hiện của các dịch vụ vận tải mới như Uber, Grab, Vinasun đã phải nỗ lực tìm cách cạnh tranh khá gắt gao. Công ty này liên tiếp triển khai nhiều hoạt động nhằm giữ lại thị phần. Nổi bật năm 2016, Vinasun đã chi 1.015 tỷ đồng đầu tư mua mới phương tiện vận tải, ước tính đến cuối năm hãng sở hữu đội xe khoảng 6.141 chiếc có giá trị lên đến 2.400 tỷ đồng.

Đáng chú ý, giữa tháng 2/2016, hãng đã triển khai dịch vụ xe taxi hạng sang trên ứng dụng riêng. Tại ứng dụng gọi xe này, người dùng sẽ nhìn thấy thêm các mục yêu cầu xe Vcar 4 chỗ và 7 chỗ bên cạnh các loại taxi 4 chỗ, 7 chỗ quen thuộc trước đây.

Mặc dù khá nỗ lực nhưng báo cáo tài chính 2016 và mới nhất là năm 2017 đều cho thấy một bức tranh kinh doanh khá ảm đạm.

Nguyễn Khánh

Tag :vận tải hành khách, taxi truyền thống, Vinasun, grab, uber


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Vụ Khaisilk: Có đúng hai cán bộ quản lý thị trường Hà Nội chỉ bị hạ mức khen thưởng?

Tại Hội nghị Tổng kết của Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia sáng nay (31/1), trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Trí đề nghị cho biết: Bộ Công Thương đã có quyết định, chỉ đạo xử lý cán bộ QLTT Hà Nội để xảy ra vụ việc của Khaisilk hay chưa? Thông tin QLTT Hà Nội hạ mức khen thưởng đối với hai cán bộ liên quan đến vụ việc này có đúng và có sự chỉ đạo của Cục QLTT hay không?

Lãnh đạo Quản lý Thị trường, Bộ Công Thương khẳng định: Không dừng lại ở việc xử lý hạ mức khen thưởng 2 cán bộ QLTT Hà Nội vì vụ Khaisilk

Lãnh đạo Quản lý Thị trường, Bộ Công Thương khẳng định: Không dừng lại ở việc xử lý hạ mức khen thưởng 2 cán bộ QLTT Hà Nội vì vụ Khaisilk

Ông Trần Hùng cho biết: Vụ việc liên quan đến Khaisilk cắt mác, làm lụa giả đã được Bộ Công Thương làm rõ và đưa sang cơ quan Công an để mở rộng điều tra. Ngay từ khi dư luận phát hiện vụ Khaisilk cắt mác, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có công văn yêu cầu làm rõ, xác minh và điều tra cơ sở bán tại 113 phố Hàng Gai.

"Tôi lúc ấy vừa về Cục QLTT, khi ấy tôi đã đề xuất và được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chấp thuận cho kiểm tra cửa hàng nói trên. Tôi có hẹn lịch làm việc với các cơ quan gồm có cả báo đài vào 14 giờ chiều để kiểm tra cửa hàng 113 của Khaisilk tại Hàng Gai. Tuy nhiên, khi tôi đến QLTT Hà Nội đã làm từ giữa sáng", ông Hùng cho hay.

Ông Hùng cho biết, việc thông tin xử phạt vi phạm hai cán bộ QLTT của Hà Nội ở mức hạ bậc khen thưởng, Cục QLTT không biết, có thể đây là biện pháp trước mắt.

Ông này nói tiếp: "Như các đồng chí biết, vụ việc cắt mác, làm giả lụa là rất nghiêm trọng, việc xử lý cán bộ bằng hình thức hạ bậc khen thưởng, phê bình của QLTT Hà Nội, tôi sẽ cho kiểm tra ngay và sẽ không dừng lại ở đây".

"Quản lý thị trường Hà Nội nói chỉ phê bình, hạ bậc khen thưởng. Tôi sẽ trực tiếp kiểm tra việc này. Thông tin này được đưa ra khiến dư luận đặt hoài nghi có tiêu cực, ảnh hưởng không tốt", ông Hùng nói.

Như Dân Trí đưa tin, chiều nay 19/12/2017, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Đắc Lộc – Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP. Hà Nội đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến vụ khăn Khaisilk bán lụa Trung Quốc nhưng gắn mác “made in Vietnam”.

Ông Lộc cho biết: Hai cán bộ của lực lượng QLTT của đơn vị này gồm một đội phó và một cán bộ kiểm soát bị kỷ luật với hình thức hạ một bậc khen thưởng vì vụ Khaisilk.

Nguyễn Tuyền

Tag :quản lý thị trường Hà Nội, xử lý cán bộ, QLTT Hà Nội, Khaisilk, Trung Quốc gắn mác Việt Nam


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Có 5,6 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng đã “bỏ xa” Chủ tịch Hyundai

Theo cập nhật của tạp chí Forbes, đến thời điểm 30/1/2018, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup đã có tổng tài sản lên tới 5,6 tỷ USD. Qua đó, vị trí của tỷ phú số 1 Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới đã tăng đáng kể. Ông trở thành người giàu thứ 364 thế giới.

Thứ hạng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong danh sách người giàu thế giới không ngừng tăng.

Thứ hạng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong danh sách người giàu thế giới không ngừng tăng.

Với khối tài sản hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng đã giàu hơn cả tỷ phú Richard Branson, ông trùm kinh doanh người Anh, sở hữu tập đoàn Virgin (hơn 400 hạng mục kinh doanh: hàng không, khách sạn, điện thoại, ngân hàng và thậm chí du lịch vũ trụ). Hiện tỷ phú Richard Branson có 5,3 tỷ USD tài sản ròng, xếp thứ 394 thế giới.

Trong khi tỷ phú Branson rất nổi tiếng với cuộc sống xa hoa thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại rất kín tiếng.

Trong một lần hiếm hoi trả lời phỏng vấn trên báo chí, ông Phạm Nhật Vượng từng cho biết, “Tôi không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn áo mặc, nhà cửa, xe cộ…có rồi”. Ông cũng không có ý định mua máy bay riêng vì “người ta bay suốt ngày thì mới mua chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ”. Quan điểm của Chủ tịch Vingroup là: Cái gì đáng thì bao nhiêu cũng đầu tư, nhưng không đáng thì một đồng cũng không tiêu.

Ông cũng bày tỏ, không quan tâm đến việc lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới. “Quan tâm của tôi là làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình”, ông nói.

Ngoài ra, cũng trong đợt cập nhật này của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng đã bỏ xa tỷ phú người Hàn Quốc Chung Mong-Koo, Chủ tịch hãng xe Hyundai. Hiện ông Chung Mong-Koo được ghi nhận có 5,1 tỷ USD tài sản, xếp thứ 414 thế giới. Năm ngoái, Chủ tịch Hyundai xếp thứ 4 Hàn Quốc và xếp thứ 334 trong danh sách người giàu thế giới.

Một điều thú vị là hồi tháng 9 năm ngoái, ông Phạm Nhật Vượng cũng đã chính thức bước chân vào lĩnh vực sản xuất ô tô với việc khởi công tổ hợp Vinfast để viết nên giấc mơ ô tô thương hiệu Việt.

Với cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Phạm Nhật Vượng đang trực tiếp sở hữu 724 triệu cổ phiếu VIC và sở hữu gián tiếp qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam 817,5 triệu cổ phiếu VIC. Giá trị cổ phiếu VIC mà ông Vượng đang nắm giữ đạt trên 131.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu VIC hiện đang giao dịch trên thị trường với mức giá 87.500 đồng và đã tăng gần 12% trong vòng 1 tháng qua và tăng tới 106% so với 1 năm trước.

Quý IV/2017, Vingroup báo doanh thu kỷ lục với con số thuần lên tới 33.189 tỷ đồng, tăng 45% so cùng kỳ năm trước. Lãi ròng trong kỳ tăng 6,4 lần lên 2.676 tỷ đồng, qua đó đưa con số lãi ròng cả năm lên 5.440 tỷ đồng, tăng 55% so với năm trước đó và vượt 81% so với kế hoạch đặt ra.

Bích Diệp

Tag :tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Vingroup, Richard Brandson, Forbes, ông Phạm Nhật Vượng, tỷ phú Richard Branson


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Chứng khoán chiều 31/1: Đánh úp quá nhanh

Mặc dù GAS vẫn trần, ROS được đánh thốc lên trần cũng không khiến đợt đóng cửa chiều nay tích cực hơn. Đồng loạt các cổ phiếu blue-chips bị đánh úp và VN-Index đóng cửa giảm điểm.

Mức giảm cuối cùng của chỉ số này chỉ khoảng 0,2 điểm (-0,02%) nhưng là một kết quả rất xấu. Ngay đầu phiên chiều, thị trường có một đợt tăng rực rỡ, VN-Index lên tận 1128 điểm, tăng 1,58%. Bao nhiêu công sức của GAS đã bốc hơi sạch khi chỉ số lại còn thiệt hại thêm.

VN30-Index đóng cửa giảm 0,3% so với tham chiếu và so với đỉnh cao đầu phiên chiều chỉ số giảm 1,32%. Đó đã là nhờ ROS đột nhiên có lực mua ở những giây cuối cùng kéo vọt lên kịch trần tăng 6,99%. Riêng ROS đã kéo lại cho VN-Index 0,18% và kéo cho VN30-Index 0,24%.

GAS vẫn được cố gắng duy trì giá đóng cửa ở mức kịch trần nhưng màn che giá cuối cùng vẫn giúp xả được hơn 256.000 cổ phiếu và còn dư bán giá trần 64.900 cổ phiếu.

VIC tăng 1,18%, MSN tăng 1,43%, HPG tăng 1,63%, SAB tăng 0,41%, NVL tăng 0,38%, HSG tăng 0,38%, SBT tăng 0,49% là những cổ phiếu blue-chips duy nhất còn lại. Tất cả các mã này thực ra đều là tụt sâu hơn nhiều so với phiên sáng, chỉ là còn tăng so với tham chiếu mà thôi.

Rổ VN30 ghi nhận tới 22 cổ phiếu giảm so với phiên sáng, chỉ 5 mã tăng cao hơn. Điều bất ngờ nhất là có quá nhiều cổ phiếu giảm tốc cực mạnh: BID giảm 5%, BVH giảm 4,32%, CTG giảm 5,56%, DPM giảm 3,56%, FPT giảm 2,48%, GAS giảm 2,13%, HPG giảm 1,74%, MBB giảm 1,39%, SSI giảm 5,41%, STB giảm 3,38%, VCB giảm 1,48%, VIC giảm 0,81%...

Chỉ từ sáng sang chiều mà có quá nhiều cổ phiếu tụt dốc mức độ lớn như vậy cũng đồng nghĩa với rất nhiều nhà đầu tư mua ở giá cuối phiên sáng đã mất tiền lớn, chưa cần phải đua giá đúng đỉnh.

Thanh khoản phiên chiều tăng mạnh lên gần 4.270 tỷ đồng đẩy giao dịch cả phiên đạt 9.988 tỷ đồng khớp lệnh và 11.895 tỷ đồng tính cả thỏa thuận. Tuy nhiên các cổ phiếu thanh khoản lớn nhất đều chịu ảnh hưởng xấu của lực bán ra, hoặc giảm giá hoặc lùi sát trở lại tham chiếu thu hẹp mức tăng.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay đã quay lại mua ròng khoảng 115 tỷ đồng trên toàn thị trường. Cụ thể, tổng giá trị mua bao gồm cả thỏa thuận đạt 1555,3 tỷ đồng, bán ra 1440,2 tỷ đồng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Quý 4/2017, HAG báo lãi hợp nhất chỉ đạt hơn 3,3 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG-HOSE) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và lũy kế năm 2017.

Theo đó, doanh thu thuần quý 4 của HAG giảm 640 tỷ so với cùng kỳ năm 2016 đạt 1.160 tỷ đồng, lũy kế cả năm đạt 4.895 tỷ đồng, giảm hơn 1.816 tỷ đồng so với năm 2016.

Lợi nhuận sau thuế quý 4/2017 chỉ đạt hơn 3,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ -58,5 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 914 tỷ đồng). Lũy kế năm hết năm 2017 lãi 1.032 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2016, công ty báo lỗ 2.183 tỷ đồng). EPS cả năm 2017 đạt 724 đồng/cổ phiếu (cùng kỳ -1.988 đồng/cổ phiếu).

Tính đến ngày 31/12/2017, tổng tài sản của HAG đạt 53.444 tỷ đồng, tăng 1.318 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái, vốn chủ sở hữu tăng 2.343 tỷ lên 18.288 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên 1.275 tỷ đồng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Lo tiền mặt phục vụ Tết

Các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, chế xuất được các ngân hàng chú trọng nâng cấp hệ thống rút tiền; chuẩn bị nhiều phương án chi trả, kể cả chi trả tại chỗ.

Theo bà Đào Thị Phượng, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, đơn vị này vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn chuẩn bị lượng tiền mặt xét trên các mặt giá trị, cơ cấu mệnh giá hợp lý và nhiều cách thức chi trả khác nhau để giảm tải cho hệ thống ATM trên địa bàn vào dịp Tết Nguyên đán 2018.

Giảm tải cho ATM

Bà Phượng nói: "Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bắc Ninh đã có văn bản gửi tới tất cả tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ động xây dựng phương án đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu tập trung dân cư, không để ách tắc, nghẽn máy khi rút tiền. Bên cạnh hệ thống ATM, các ngân hàng thương mại phải chủ động thêm hình thức chi trả trực tiếp ngay đầu nguồn ở các cơ quan, nhà  máy cho người lao động".

Ngoài ra, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng theo dõi sát sao tồn quỹ, tiếp quỹ và dự trữ tiền mặt trong suốt thời gian nghỉ Tết.

Tính đến hết 2017, Bắc Giang có 16 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ, 159 máy ATM, tăng 11 máy ATM so với 2016. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện các giải pháp đảm bảo thông suốt hoạt động cho các máy ATM, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, giảm đến mức thấp nhất các sự cố về ATM. 

Trao đổi thêm với ông Nguyễn Trọng Chí, Phó giám đốc Agribank chi nhánh Bắc Ninh, ông này cho biết, cách Tết 20 ngày, ngân hàng đã chủ động lên kế hoạch tiếp quỹ, tồn quỹ và đề xuất phương án tiếp ứng nếu cần đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh. 

Đáng chú ý, cơ quan này cũng tích cực vận động người dân không dùng tiền mệnh giá nhỏ dưới 10 nghìn đồng đi lễ chùa, cúng bái và nhận được sự đồng thuận cao.

Tại Đền Bà Chúa Kho, ông Nguyễn Thành Lập, Trưởng Ban quản lý di tích này cho biết, ban này đã quán triệt không được phép đổi tiền lẻ trong khuôn viên đền. 

Đáp ứng đủ nhu cầu và thanh toán thông suốt

Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, để chuẩn bị kế hoạch đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt và hệ thống thanh toán thông suốt, Ngân hàng Nhà nước có các công văn: 10303/NHNN-TT ngày 20/12/2017; 10441/NHNN-TT ngày 25/12/2017 đề ra một loạt yêu cầu với các nhóm đơn vị liên quan trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Thứ nhất, đối với nhóm tổ chức cung ứng hạ tầng chuyển mạch: thực hiện kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng, kỹ thuật (máy móc, thiết bị, đường truyền,..) và theo dõi, giám sát chặt chẽ để đảm bảo hoạt động chuyển mạch thẻ an toàn, thông suốt và ổn định trong dịp cuối năm và Tết. 

Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thành viên theo dõi, phát hiện, xử lý các sai sót, sự cố phát sinh, hạn chế thấp nhất lỗi kỹ thuật, nghẽn mạng; phản hồi tra soát; khiếu nại đối với các giao dịch ATM liên mạng một cách nhanh chóng, kịp thời.

Thứ hai, đối với các ngân hàng thương mại, giám sát hoạt động của hệ thống ATM (đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư có nhu cầu rút tiền mặt lớn) để chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật, các trường hợp ATM hết tiền, ngừng hoạt động, đảm bảo hệ thống ATM hoạt động ổn định, liên tục và thông suốt. 

Chủ động xây dựng kế hoạch tiếp quỹ, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực và tiền mặt để tiếp quỹ đầy đủ, kịp thời cho ATM, không để ATM ngừng hoạt động. Tăng cường hoạt động ATM lưu động phục vụ tại các địa bàn xảy ra hiện tượng ATM quá tải (đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ đã có trang bị ATM lưu động). 

Đàm phán với các doanh nghiệp điều chỉnh thời gian trả lương hợp lý để giảm tải cho các ATM tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Bán hết 468 triệu cổ phiếu, Nhà nước thu 7.000 tỷ từ IPO PV Power

Sáng 31/1 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) 468 triệu cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ.

Phiên IPO thu hút đông đảo các nhà đầu tư quan tâm đến. Theo HNX, 1.981 nhà đầu tư đăng ký mua với khối lượng 491 triệu cổ phần, vượt 4% khối lượng chào bán. 

Trong đó, 97 tổ chức đăng ký mua 361,38 triệu cổ phiếu. Lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia đông đảo với 1.885 nhà đầu tư đặt mua hơn 130 triệu cổ phiếu.

Phiên đấu giá khai mạc lúc 8 giờ sáng và kết thúc vào chiều 14 giờ chiều cùng ngày khi HNX công bố kết thúc khớp lệnh và khẳng định đấu giá thành công. 

Cụ thể, tổng khối lượng cổ phần bán được là hơn 468,37 triệu đơn vị, giá bình quân 14.938 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị thu về 6.996,5 tỷ đồng. Giá đấu cao nhất là 28.000 đồng/cổ phiếu và giá thấp nhất là 14.500 đồng/cổ phiếu. 

Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ dự kiến của công ty sau cổ phần hóa là 23.418 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 1.194 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ. 2,7 triệu cổ phần (tương đương 0,118% vốn điều lệ) dành để bán cho cán bộ công nhân viên. 676,3 triệu cổ phần (tương đương 28,882% vốn điều lệ) bán cho cổ đông chiến lược và 468,3 triệu cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư. 

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) được thành lập năm 2007, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ, với 5 đơn vị thành viên  gồm: Công ty TNHH Một thành viên Quản lý dự án PMC1, PMC2, Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí (PV Power Land).

Giá trị phần vốn Nhà nước của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tại ngày 31/3/2015 đạt hơn 23.418 tỷ đồng.                                                                                      

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đang quản lý và sử dụng 3 lô đất trên tổng diện tích hơn 1,9 triệu m2, trong đó có lô đất tại Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau 605.318 m2, Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 335.653 m2 và Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh 979.906 m2.Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty đến chủ yếu từ mảng hoạt động bán điện, chiếm trên 99% tổng doanh thu. Tỷ lệ sản lượng điện sản xuất của Công ty so với cả nước chiếm khoảng 12-14%.

undefined - Ảnh 1.

Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Vì sao lợi nhuận hợp nhất MB bất ngờ ngược chiều riêng lẻ?

Chiều muộn 30/1, Ngân hàng Quân đội (MB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2017 với kết quả gây bất ngờ về lợi nhuận.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, trong quý 4/2017, MB đạt 5.519,4 tỷ đồng thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù tăng mạnh chỉ tiêu thu nhập từ lãi, nhưng chi phí của MB lại chỉ tăng 15,7%, dẫn đến việc thu nhập lãi thuần tăng 42,18% lên mức 3.245,4 tỷ đồng.

Thu nhập tăng mạnh, nhưng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB trong quý 4/2017 chỉ bằng 71% so với cùng kỳ quý 4/2016. Đây cũng là điểm chính khiến lợi nhuận hợp nhất lũy kế cả năm ngược chiều với kết quả riêng lẻ báo cáo trước đó.

Cụ thể, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của MB theo báo cáo vừa công bố năm 2017 đạt 4.615,72 tỷ đồng, thấp hơn mức 5.355 tỷ đồng lợi nhuận riêng lẻ.

Hiện tượng ngược chiều trên có nguyên do từ chính sách trích lập dự phòng xử lý nợ xấu, và đặc biệt do trọng số thay đổi việc hạch toán khoản 615 tỷ đồng liên quan đến việc tuân thủ quy định về hạch toán lợi nhuận với trường hợp thoái vốn tại công ty con.

Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, trong quý 4/2017, MB đã trích lập dự phòng tới 1.316 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số hơn 902 tỷ đồng của quý 4/2016. Theo đó, đến cuối 2017 ngân hàng này đã hoàn thành trích lập 100% giá trị trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Đáng chú ý, khoản lợi nhuận 615 tỷ đồng đến từ việc bán một phần vốn góp từ Công ty Tài chính Shinsei (tiền thân là Công ty Tài chính TNHH một thành viên MB) cho ngân hàng Shinsei Bank được hạch toán thẳng vào vốn chủ sở hữu (lợi nhuận chưa phân phối) thay vì kết quả kinh doanh trong kỳ.

Việc hạch toán trên phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 202/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, khiến báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh lợi nhuận thấp hơn tổng lợi ích mà ngân hàng thu được trong kỳ.

Còn trên báo cáo tài chính riêng lẻ công bố trước đó, khoản 615 tỷ đồng nói trên là khoản thu nhập được trình bày tại khoản mục "thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần" tại báo cáo kết quả kinh doanh riêng của MB.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Bộ tứ ngân hàng tư nhân Việt giàu lên trông thấy

Đến thời điểm này hầu hết các ngân hàng thương mại đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2017, với sự nổi lên ở một số thành viên khối cổ phần tư nhân.

Sau những con số lợi nhuận ấn tượng, điểm đáng chú ý ở mùa báo cáo kết quả kinh doanh này là quy mô vốn gia tăng mạnh ở một số thành viên dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.

"Của ăn, của để"

Nếu cổ tức là "của ăn" thì vốn chủ sở hữu phản ánh nguồn lực "của để", nhất là ở nguồn lợi nhuận giữ lại chưa chia và thặng dư có được.

Một mặt, nguồn vốn này tích lũy và "giàu" lên tạo động lực thúc đẩy kinh doanh trong tương lai; mặt khác, nó gia cố thêm tấm đệm an toàn, phòng ngừa rủi ro. Và đây cũng chính là những thành viên đang có năng lực mạnh để thực hiện Basel 2, xét ở tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

Vẫn là Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) nổi bật ở khía cạnh này.

Sự giàu lên trông thấy thể hiện rõ ở sự tăng trưởng đột biến quy mô vốn chủ sở hữu - một tiêu chí đang thu hẹp khoảng cách với khối "Big 4" các ngân hàng thương mại Nhà nước, thay vì so sánh về quy mô tổng tài sản.

VPBank và HDBank nổi bật vì đã tạo được các đợt IPO thành công trong 2017, thành công ở thặng dư vốn thu về rất lớn và qua đó nâng cao quy mô vốn chủ sở hữu.

Đến cuối 2017, quy mô vốn chủ sở hữu của VPBank đã lên tới 29.693 tỷ đồng (vốn điều lệ 15.706 tỷ), tăng vọt so với con số 17.177 tỷ cuối 2016. Tương tự, HDBank cũng gia tăng đột biến ở chỉ tiêu này từ 9.942 tỷ đồng lên 14.759 tỷ đồng trong năm qua (vốn điều lệ 9.810 tỷ).

Phải sau gần chục năm hệ thống ngân hàng Việt Nam mới ghi nhận những bước gia tăng mạnh mẽ của quy mô vốn chủ sở hữu, đặc biệt đến từ thặng dư vốn cổ phần sau phát hành, dù mới chỉ số ít thành viên tạo được bằng cách này.

Cùng với VPBank và HDBank, bằng con đường khác, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cũng đã tích lũy được quy mô vốn chủ sở hữu lên tới 26.930 tỷ đồng (vốn điều lệ 11.655 tỷ).

Trong nguồn lực này Techcombank có gần 11.000 tỷ lợi nhuận chưa phân phối, sau quá trình 7 năm liền không trả cổ tức.

Bên cạnh VPBank, Ngân hàng Quân đội (MB) hiện cũng đã có quy mô vốn chủ sở hữu lên tới 29.601 tỷ đồng.

"Big 4" dậm chận tại chỗ

Với những kết quả trên, đến cuối 2017, khối ngân hàng thương mại tư nhân đã có quy mô vốn chủ sở hữu thu hẹp khoảng cách với khối "Big 4".

Ngược lại, đã ba năm qua khối "Big 4" các ngân hàng thương mại Nhà nước gần như không tăng được vốn, ngoại trừ trường hợp Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đã chuyển hóa khoảng 9.000 tỷ thặng dư trước đây thành cổ phần tăng vốn trong năm 2016.

Vietcombank hiện có quy mô vốn chủ sở hữu 36.022 tỷ đồng, cũng không còn quá vượt trội so với những ngân hàng thương mại cổ phần nói trên, như với VPBank và MB.

Trong khi đó, lớn nhất so với toàn hệ thống, Ngân hàng Công thương (VietinBank) đang có quy mô vốn chủ sở hữu lên tới 63.685 tỷ đồng. Đứng thứ hai là Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV) có 48.985 tỷ đồng.

Ngoại trừ Vietcombank vượt trội về lợi nhuận, có quy mô vốn chủ sở hữu rất lớn nói trên nhưng các thành viên còn lại của khối ngân hàng thương mại Nhà nước đã bị thu hẹp khoảng cách về quy mô lợi nhuận, về con số tuyệt đối, so với một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân sau kết quả kinh doanh năm qua.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates