This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Nhùng nhằng khoản tiền bán đất 507 tỷ đồng: Vinatex “cầu cứu” Thủ tướng

Vinatex muốn dùng tiền bán đất mở rộng đầu tư.

Vinatex muốn dùng tiền bán đất mở rộng đầu tư.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan tới việc thực hiện đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 963.

Tại công văn nói trên, Bộ Tài chính yêu cầu Vinatex tổ chức thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính tại Kết luận thanh tra Vinatex đưa ra trước đó. Tuy nhiên Vinatex cho biết, vẫn còn một số vấn đề vướng mắc phải báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Một trong các nội dung được đưa ra đó là việc xác định thời điểm hạch toán tăng vốn đầu tư từ nguồn tiền chuyển mục đích sử dụng đất (hơn 507 tỷ đồng) được Bộ Tài chính cấp cho Vinatex và các đơn vị thực hiện di dời cơ sở sản xuất ra khỏi Hà Nội.

Theo Vinatex, 507 tỷ đồng nói trên là khoản tiền thu được từ nguồn chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất do Công ty Dệt 8/3 và Tổng công ty CP Dệt may Hà Nội (Hanosimex), được Chính phủ cho phép Vinatex, 8/3 và Hanosimex dùng để xây dựng dự án trọng điểm và dự án nhà máy tại địa điểm mới khi thực hiện di dời.

Số tiền cũng đã được cấp phát cho các đơn vị để mở L/C nhập máy móc, thiết bị và xây dựng cơ bản, các dự án này đều trong đang trong quá trình đầu tư, chưa đưa vào sử dụng.

Vinatex khẳng định việc di dời nhà máy là chủ trương của Chính phủ, TP Hà Nội do đó Hanosimex và Dệt 8/3 phải dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh và xây dựng tại địa chỉ mới.

Do khác địa bàn nên phần lớn lao động đang làm việc xin nghỉ và phải tuyển dụng, đào tạo mới. Đồng thời phải thực hiện đầu tư nên Công ty cần thời gian khôi phục lại toàn bộ năng lực sản xuất, thị trường và khách hàng.

Hơn nữa theo Vinatex, nguồn tiền chuyển mục đích sử dụng đất được cấp để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Vinatex là khoản đặc thù phục vụ cho việc di dời, được Thủ tướng cho phép để lại cho doanh nghiệp di dời nhằm đầu tư tái tạo cơ sở sản xuất mới nên khác với nguồn vốn cấp phát cho dự án đầu tư từ ngân sách.

Do vậy việc tăng vốn ngân sách nhà nước khi mới cấp phát từ Kho bạc để thực hiện dự án ngay sau khi dự án bắt đầu triển khai sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tiến độ di dời và gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, tại Đại hội đồng cổ đông lần đầu ngày 8/1/2015, các cổ đông Vinatex đã thông qua “Điều lệ tổ chức và hoạt động Tập đoàn Dệt may Việt Nam hoạt động theo loại hình công ty cổ phần”, trong đó thống nhất nội dung: “tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ nguồn chuyển mục đích sử dụng đất khi quyết toán dự án đầu tư hoàn thành”.

Đối với vướng mắc này, Vinatex đã có công văn gửi Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình và Tổng Thanh tra Chính phủ để giải trình và đề xuất, kiến nghị để Vinatex cùng các đơn vị di dời được xác định thời điểm hạch toán tăng vốn nhà nước khi công trình đưa vào sử dụng.

Cũng theo Vinatex, tại thời điểm các đơn vị của Vinatex thực hiện di dời, chưa có quy định cụ thể về xác định thời điểm hạch toán tăng vốn đầu tư từ nguồn tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi thực hiện di dời tại các công ty cổ phần.

Do vậy, Vinatex kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho Vinatex và các đơn vị dời việc hạch toán tăng vốn nhà nước tại thời điểm công trình hoàn thành, cụ thể là thời điểm cuối năm 2017.

Trước đó, Vinatex từng “phản pháo” kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan tới khoản tiền 507 tỷ đồng nói trên.

Theo đó, Vinatex bày tỏ không đồng tình với kết quả thanh tra khi xác định Bộ Tài chính cấp cho tập đoàn 507 tỷ đồng vốn nhà nước. Điều này theo Vinatex là chưa chính xác, thực chất đây là khoản tiền tập đoàn này thu được từ nguồn chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất Công ty Dệt 8/3 và Hanosimex tại Hà Nội.

Nguyễn Khánh

Tag :chuyển mục đích sử dụng đất, Vinatex, Hanosimex, di dời nhà máy


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Quả rừng đỏ au: Món lạ dầm muối ớt lên cơn sốt quà vặt

Chị Nguyễn Thị Thanh Hoa, nhân viên văn phòng một công ty ở Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội), đến cơ quan, nhanh tay ngồi bóc từng quả vải đỏ au bỏ vào chiếc bát, lấy ít muối ớt, đường trộn lẫn. Xong, chị nhón một quả vải bỏ vào miệng nếm thử rồi gật gù khoe: “Vải rừng dầm muối ớt chua ngọt ăn siêu ngon. Món ăn vặt này khiến tôi nghiện cả tuần nay”.

Chị Hoa cho biết, vải thiều năm nào chị cũng ăn. Vào chính vụ (cuối tháng 5 và đầu tháng 6) vải thiều ăn ngọt sắc, hạt nhỏ xíu bằng đầu ngón tay út. Tuy nhiên, loại vải dầm muối ớt này là vải rừng, quả nhỏ chỉ bằng nửa vải thiều. Thay bằng vị ngọt, vải rừng ăn cực kỳ chua. Song, vì có vị chua đó nên đem dầm với muối ớt, bỏ thêm chút xíu đường nữa là thành món vải dầm ngon thứ thiệt, ngon hơn cả cóc và xoài dầm.

Vải rừng đỏ au giá từ 30.000-50.000 đồng/kg đang được rao bán rầm rộ trên mạng

Vải rừng đỏ au giá từ 30.000-50.000 đồng/kg đang được rao bán rầm rộ trên mạng

“Ăn quả vải dầm có vị chua chua, ngọt ngọt, thêm chút cay cay rất hấp dẫn. Ngồi làm việc thỉnh thoảng nhón một quả ăn mà xuýt xoa”. Chị Hoa cho hay, giá vải rừng khá rẻ, chỉ khoảng 30.000-40.000 đồng/kg, loại 50.000 đồng/kg là loại ngon và có kèm thêm gia vị để trộn. Theo đó, mỗi ngày chị ăn hết cả cân.

Loại quả này cũng không hiếm như những quả rừng khác. Trên mạng bán tràn lan, đặt mua sáng chiều được giao hàng tới tận nơi, số lượng bao nhiêu cũng có. Thế nên, đều đặn mỗi ngày chị đặt từ 1,5-2kg vải rừng ăn cho tươi ngon, chị Hoa chia sẻ.

Thực tế, khoảng nửa tháng nay, trên “chợ mạng”, vải rừng đỏ au được rao bán tràn lan. Đáng chú ý, loại vải rừng này đang gây sốt thị trường, được chị em Hà thành cuồng mua về ăn dù quả khá nhỏ, ăn lại chua.

Dù ăn chua nhưng vải rừng lại cực kỳ hút khách, được nhiều người mua về dầm muối ớt

Dù ăn chua nhưng vải rừng lại cực kỳ hút khách, được nhiều người mua về dầm muối ớt

Chị Phạm Thu Hương, một đầu mối bán vải rừng ở Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết, giá vải rừng hiện là 50.000 đồng/kg có kèm gia vị chấm. Chị mới nhập buôn về bán lẻ cho khách khoảng chục ngày nay. Nhưng quả này đang lên cơn sốt, được chị em dân văn phòng đặt mua về làm món vải dầm.

Chị tiết lộ, lượng khách mua rất ổn định nên đều đặn mỗi ngày chị bán ra trung bình từ 1,5-2 tạ vải. Riêng khách lẻ thường lấy từ 2-5kg/lần.

Tương tự, chị Bùi Thị Lan ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho biết, đang vào mùa vải rừng cả bán buôn và bán lẻ, mỗi ngày chị bán hết trên dưới nửa tấn.

Với những người quê ở Tây Nguyên, vải rừng không phải quả gì mới lạ, nhưng gần đây mới được bán rầm rộ tại Hà Nội nên nhiều người khá lạ lẫm với quả mới này. Chị Lan nói, vải rừng khác vải thiều ở chỗ khi chín vỏ đỏ au nhưng nhỏ chỉ bằng quả nhãn hay bằng nửa quả vải thiều. Hạt vải to, cùi trắng, ăn rất chua. Do đó, khi ăn mọi người thường chấm muối gia vị hoặc làm món vải dầm.

Theo chị, quả vải khó bảo quản, để lâu vỏ quả sẽ bị thâm không còn đỏ đẹp như lúc mới hái. Chị thường nhập và bán hết trong ngày. Dịp này, nhiều người còn hỏi mua vải rừng dầm muối ớt sẵn, nhưng làm khá mất công vì phải ngồi bóc vỏ và tẩm ướp gia vị. Sản phẩm làm ra có giá đắt gấp 2,5 lần giá vải tươi nguyên chùm nên chị chỉ làm cho khách quen.

Theo Như Băng
Vietnamnet

Tag :dân hà thành, món ăn vặt, Quả rừng, vải rừng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Bộ Kế hoạch: Quyết toán ngay khi làm xong dự án PPP gây bức xúc, tạo dư luận

Tổng kết của Bộ KH&ĐT cho thấy, tính từ năm 1997 đến 2014, các bộ ngành và địa phương đã ký kết và thực hiện hợp đồng PPP với tổng số 193 dự án, đứng đầu là Bộ GTVT với 75 dự án, trong đó có 120 hợp đồng BOT, 71 hợp đồng BT.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định phải thay đổi chính sách và cơ chế về PPP để thu hút nguồn lực xã hội hóa hạ tầng tốt hơn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định phải thay đổi chính sách và cơ chế về PPP để thu hút nguồn lực xã hội hóa hạ tầng tốt hơn

Ngân sách khó, cần lượng vốn theo phương thức PPP rất lớn

Bộ Kế hoạch chỉ rõ: Dù có nhiều nhà đầu tư vào giao thông đường bộ song chưa có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia theo hình thức PPP mà chủ yếu là doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, hạ tầng cảng biển đã có nhà đầu tư nước ngoài tham gia trực tiếp như: Xây dựng cảng container Tân Cảng - Cát Lái; bến cảng container trung tâm Sài Gòn SPCT liên doanh DP World - Ả rập xê út; bến cảng container quốc tế Sài Gòn Việt Nam VITV (liên doanh Hutchison Hongkong)…

Theo ước tính, vốn huy động từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước cho phát triển hạ tầng giao thông thời gian qua ước đạt 327.100 tỷ đồng.

Từ năm 2015, số dự án PPP mới khá hạn chế, theo báo cáo của các Bộ như Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì chưa có dự án nào được triển khai dù đã có chính sách mới về PPP như Nghị định 15 của Chính phủ.

Đối với các địa phương, giai đoạn 2016 và 2020 có 18/63 địa phương đăng ký danh mục dự án PPP với 598 dự án, trong đó có 321 dự án khởi công giai đoạn 2016 và 2020, 277 dự án chuyển tiếp từ năm 2011 - 2015 sang.

Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung và dài hạn giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn này từ 9,1 triệu tỷ đồng đến 9,7 triệu tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước chỉ đóng góp khoảng 2 triệu tỷ đồng, còn lại chủ yếu là vốn của khu vực dân cư và doanh nghiệp (xã hội hoá) đóng góp vào khoảng từ 4,3 triệu đến gần 5 triệu tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư.

Về khả năng thu hút được vốn cho các dự án PPP giai đoạn 2016 - 2020, Bộ KH&ĐT ước tính cần 254.054 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước (làm đối ứng và vốn mồi) khoảng 16.800 tỷ đồng, còn lại hơn 237.000 tỷ đồng do các doanh nghiệp tự huy động.

Điều này đặt ra áp lực lớn để thu hút nguồn lực ngoài ngân sách. Tuy nhiên, thời gian qua chính sách về PPP chưa hiệu quả, hệ lụy của BOT đang để lại “dư âm” không tốt đẹp khiến nhiều dự án bị đình lại, các tỉnh ngại BOT và các nhà đầu tư cũng sợ thay đổi chính sách.

Bộ KH&ĐT khẳng định: Với nhu cầu vốn lớn như vậy nhưng khung pháp lý cho PPP còn rất nhiều vướng mắc, nếu không có thay đổi sẽ không thể thu được nguồn lực như dự tính.

Hàng loạt vấn đề nổi cộm được vạch rõ

Trong tờ trình lên Chính phủ, Bộ KH&ĐT đã liệt kê hàng loạt vướng mắc như: Quy định dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công nhà nước thì phải lập hội đồng phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều dự án PPP chỉ sử dụng 1% vốn nhà nước và vẫn chịu các quy định trình tự thủ tục dự án nhóm A - phải báo cáo chủ trương lên Thủ tướng quyết định.

Điều này làm phát sinh thêm thủ tục và chậm tiến độ dự án trong khi đó bản thân các dự án này đều do tư nhân đứng ra chủ động làm.

Thêm nữa, những hạn chế, rủi ro của hình thức đầu tư BT (xây dựng chuyển gia) để đổi đất lấy hạ tầng hoặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp cũng đang khiến doanh nghiệp sợ hãi và thực tế minh chứng không phải dự án nào các bên cũng cũng “xuôi chèo, mát mái”.

Bộ KH&&ĐT khẳng định: Quỹ đất thanh toán cho các dụ án và nhà đầu tư BT ngày càng hạn chế, trong khi đó hình thức thanh toán cho nhà đầu tư BT là từ quyền kinh doanh dự án thương mại khác không áp dụng được hoặc không hiệu quả, khiến các doanh nghiệp không mặn mà.

Bộ này đơn cử: TP.HCM có đề xuất cho phép xây dựng cầu vượt bộ hành theo hình thức BT, nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư bằng việc cho phép gắn các tấm quảng cáo điện tử bên thành cầu. Tuy nhiên, phương án tiền khả thi không tốt, nên doanh nghiệp không mặn mà.

Đặc biệt, Bộ KH&ĐT nêu một ví dụ cụ thể về quy định "quyết toán" công trình dự án PPP sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng hiện vẫn được áp dụng như các dự án đầu tư công. Điều này không đảm bảo khoa học, vì bản chất PPP là nhà nước lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư xây dựng vận hành dự án trong suốt vòng đời 20 - 30 năm, hoàn toàn khác với các dự án sử dụng vốn nhà nước để thi công.

Chính vì việc "quyết toán" công trình theo quy định của vốn đầu tư công, vô tình gây bất cập, bức xúc dư luận.

Bộ KH&ĐT đưa ra kinh nghiệm quốc tế tại Hàn Quốc, giá công trình là trọn gói và không quyết toán chi phí xây dựng, Nhà nước kiểm soát qua bộ chỉ số yêu cầu về chất lượng công trình/dịch vụ được quy định tại hợp đồng dự án. Đồng thời, Luật PPP tại các nước khác hầu hết cũng không có quy định “quyết toán” chỉ quy định về nghiệm thu công trình.

Nguyễn Tuyền

Tag :BOT, BT, PPP, hợp tác công tư, trạm BOT, dự án PPP


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Trúng độc đắc xổ số Vietlott, đại gia chia nhau 144 tỷ đồng

Mới đây nhất, kết quả xổ số Vietlott ngày 29/4 xác định một khách hàng trúng giải jackpot của loại hình xổ số Mega 6/45 trị giá hơn 43 tỷ đồng (chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định).

Cách đó vài hôm, trong kỳ quay số mở thưởng thứ 113 của loại hình xổ số điện toán Power 6/55 diễn ra vào tối 21/4, Vietlott đã tìm ra một khách hàng trúng giải Jackpot 2 với trị giá giải thưởng gần 8 tỷ đồng (chưa nộp thuế).

Điều đáng nói, đây là lần thứ 3 liên tiếp chỉ trong vòng một tuần, Vietlott tìm ra người trúng giải jackpot 2.

Trước đó, trong kỳ quay 112 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 diễn ra vào tối 19/4, Vietlott đã tìm ra người trúng giải Jackpot 2 với trị giá giải thưởng hơn 7 tỷ đồng.

Còn tại kỳ quay 111 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 diễn ra vào ngày 17/4 đã tìm ra người trúng giải Jackpot 2 với trị giá giải thưởng gần 67 tỷ đồng.

 Một khách hàng trúng giải jackpot 2 của loại hình xổ số Power 6/55 trị giá gần 67 tỷ đồng.

Một khách hàng trúng giải jackpot 2 của loại hình xổ số Power 6/55 trị giá gần 67 tỷ đồng.

Trong tháng 4, bên cạnh giải độc đắc Jackpot 2, Vietlott cũng tìm thấy người trúng giải jackpot của loại hình xổ số Mega 6/45.

Ngoài giải jackpot của loại hình xổ số Mega 6/45 trị giá hơn 43 tỷ đồng dành cho một khách hàng trúng thưởng vào hôm 29/4 thì trước đó, kết quả xổ số Vietlott hôm 6/4 xác định một khách hàng trúng giải jackpot của loại hình xổ số Mega 6/45 trị giá gần 19 tỷ đồng.

Theo Công ty Xổ số Điện toán Vietlott, thời gian qua, số người trúng Jackpot 2 của loại hình xổ số Power 6/55 nhiều hơn vì xác xuất trúng độc đắc này lớn hơn nhiều so với xác suất trúng Jackpot của loại hình xổ số Mega 6/55.

Bởi, kể từ ngày 30/1, giá trị của Jackpot 1 bắt đầu vượt kỷ lục 300 tỷ đồng. Theo thể lệ, số dư của Jackpot 1 khi vượt trên 300 tỷ đều được cộng dồn vào giải Jackpot 2. Vì thế, giải thưởng Jackpot 2 có giá trị lớn và có nhiều đợt trúng giải.

Tuy nhiên, giải Jackpot 1 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 dù đã mở bán được gần 9 tháng nhưng vẫn chưa tìm được người trúng thưởng. Hiện nay, giải jackpot 1 đã vượt giá trị 300 tỷ đồng. Độ khó của giải thưởng này được đơn vị phát hành công bố là 1/28.989.675, khó gấp 3 lần giải độc đắc của loại hình xổ số Mega 6/45.

Theo: Vietnamnet

Tag :trúng độc đắc, giải độc đắc, Xổ số Điện toán, vietlott


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

"Chỉ báo niềm tin và cạnh tranh" ở Eximbank sụt giảm

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2018 - quý chịu nhiều ảnh hưởng của các sự cố rủi ro nội bộ.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, đến 31/3/2018, tổng tài sản của Eximbank sụt giảm, từ hơn 149.369 tỷ đồng cuối 2017 xuống còn 143.630 tỷ đồng.

Dù không giảm mạnh, nhưng chỉ tiêu trên phản ánh khả năng cạnh tranh để mở rộng thị phần, mở rộng quy mô hoạt động tiếp tục suy giảm. Quy mô tổng tài sản trên khiến Eximbank ngày càng lùi xa so với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn trên thị trường.

Khoảng 5 năm trước, đây là một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn mạnh nhất trong khối. Đến nay, quy mô tổng tài sản chỉ bằng phân nửa so với những thành viên dẫn đầu, trong khi một số thành viên mới nổi như Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) đã có so sánh quy mô gần ngang bằng.

Quý 1/2018, hoạt động của Eximbank chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những vụ việc rủi ro tiền gửi có giá trị lớn của khách hàng. Dù xẩy ra từ những năm trước, nhưng đến đầu 2018 mới trở nên nổi bật trong các dòng chảy thông tin.

Theo đó, kết quả huy động vốn trở thành "một chỉ báo niềm tin" đối với Eximbank trên thị trường, đặt trong bối cảnh trên. Và chỉ báo này sụt giảm trong quý 1/2018.

Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, tổng tiền gửi của khách hàng tại Eximbank đã giảm 4% so với cuối năm 2017, từ gần 117.540 tỷ đồng xuống còn 112.830 tỷ đồng.

Đáng chú ý, với tiền gửi không kỳ hạn, chỉ tiêu cạnh tranh mạnh nhất giữa các ngân hàng thương mại hiện nay, cũng như gián tiếp phản ánh cơ sở khách hàng và giá trị gia tăng trong phát triển các dịch vụ thanh toán, giao dịch…, quý 1/2018 Eximbank giảm từ hơn 16.182 tỷ cuối 2017 xuống còn 15.114 tỷ.

Tuy nhiên, dữ liệu trên thường mang tính tương đối, do độ lỏng lớn của tiền gửi thanh toán có thể biến động qua từng ngày, cũng như ngày chốt quý chỉ mang tính thống kê tương đối.

Ở hoạt động cho vay, dư nợ của Eximbank đến cuối quý 1/2018 cũng sụt giảm so với cuối 2017, giảm từ 101.324 tỷ xuống còn 100.709 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu kinh doanh chính nói trên của Eximbank đều giảm, nhưng lợi nhuận trước thuế quý 1/2018 lại tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ 2017, đạt hơn 560 tỷ đồng so với 170,4 tỷ đồng.

Tại đại hội đồng cổ đông ngày 27/4 vừa qua, Eximbank cho biết mức lợi nhuận trên chủ yếu đến từ việc phân bổ 521 tỷ đồng nguồn thu từ lãi đầu tư và thoái vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thực hiện đầu năm.

Cũng qua đại hội trên, người từ Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) đã xuất hiện trong cơ cấu Hội đồng Quản trị Eximbank. Bà Lương Thị Cẩm Tú, người vừa từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Nam A Bank trở thành ứng viên duy nhất và được bầu vào Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ 2015 - 2020.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Lịch trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết từ 4-11/5

Tổng hợp ngày trả cổ tức bằng tiền của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX trong tháng 5/2018.

* Ngày 4/5/2018, Công ty Cổ phần Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh (mã CIA-HNX) trả cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng).

* Ngày 4/5/2018, Công ty Cổ phần Logistics Portserco (mã PRC-HNX) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 20%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng).

* Ngày 4/5/2018, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 (mã DP3-HNX) tạm ứng cổ tức lần 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 30%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng).

* Ngày 4/5/2018, Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (mã VIP-HOSE) tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng).

* Ngày 4/5/2018, Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải Ngoại thương (mã VNT-HNX) chi tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1500 đồng).

* Ngày 8/5/2018, Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (mã TIP-HOSE) chi trả cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng).

* Ngày 9/5/2018, Công ty Cổ phần dược Hậu Giang (mã DHG-HOSE) trả cổ tức bằng tiền đợt cuối năm 2017 với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng).

* Ngày 10/5/2018, Công ty Cổ phần Sông Ba (mã SBA-HOSE) trả cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 7%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 700 đồng).

* Ngày 10/5/2018, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương VIDIPHA (mã VDP-HOSE) chi trả cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng).

* Ngày 10/5/2018, Công ty Cổ phần Sách giáo dục tại Tp Hà Nội (mã EBS-HNX) thanh toán cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).

* Ngày 10/5/2018, Công ty Cổ phần Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế (mã GSP-HOSE) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng).

* Ngày 11/5/2018, Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco (mã SAF-HNX) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 30%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng).

* Ngày 11/5/2018, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG-HOSE) chi trả cổ tức bằng tiền năm 2017 với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng).


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Nhận định chứng khoán ngày 2/5: "Có thể thêm các phiên hồi sau kỳ nghỉ"

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/4, VN-Index tăng 5,40 điểm lên 1.050,26 điểm. Tương tự, HNX-Index tăng 2,53 điểm lên 122,64 điểm.

Có thể thêm các phiên hồi sau kỳ nghỉ

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC)

"Tâm lý nhà đầu tư hiện đang ở trạng thái tiêu cực với áp lực bán tăng mạnh ngay ở vùng giá thấp, trong khi dòng tiền bắt đáy hoạt động còn khá yếu. Tuy vậy, phiên hồi phục cuối tuần mở ra khả năng chỉ số VN-Index có thể sẽ có thêm các phiên hồi phục sau kỳ nghỉ lễ".

Rủi ro để xác định đáy

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

"Thị trường đã có một phiên hồi nhẹ, dù buổi sáng chỉ số cũng đã có nhịp rơi sâu. Các cổ phiếu trụ có diễn biến trái ngược lẫn nhau. Chỉ số VN-Nndex đóng cửa ở mức 1,050.26 điểm, tương ứng với mức tăng 0,52%. Tuy là phiên hồi phục, thị trường vẫn còn rất rủi ro để xác định đáy. Nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên hạ tỷ lệ margin xuống mức an toàn".

Nhiều lo ngại về hiện tượng "bulltrap"

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

"Thị trường tiếp tục giảm sâu đầu phiên tuy nhiên sau đó đã phục hồi đáng kể. Thanh khoản tiếp tục giảm sút về mức thấp. Mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại về hiện tượng "bulltrap" nhưng khi các chỉ số đã giảm quá sâu về vùng quá bán, rủi ro cũng phần nào được giảm bớt. Nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân nếu như có thêm các tín hiệu tích cực trong 1-2 phiên tới".

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

4 nhà đầu tư “tranh nhau” trở thành cổ đông chiến lược của PV Oil

PV Oil dự kiến kéo dài thời gian hoàn thành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược đến cuối tháng 7/2018.

PV Oil dự kiến kéo dài thời gian hoàn thành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược đến cuối tháng 7/2018.

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) vừa có báo cáo Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về dự thảo quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

Theo đó, PV Oil cho biết đang thực hiện cổ phần hoá theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1979/QĐ-TTg.

Hôm 25/1, PV Oil đã chào bán thành công gần 20% cổ phần thông qua đấu giá ra công chúng (IPO) và song song đó, đang xúc tiến việc chào bán 44,72% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án được duyệt.

Hiện có 4 nhà đầu tư chiến lược đã gửi thư xác nhận đăng ký tham giá đấu giá sau khi hoàn thành bước thẩm định đầu tư với số lượng cổ phần đăng ký mua gấp 2,86 lần số lượng chào bán.

Theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg, thời hạn yêu cầu hoàn thành việc chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của PV Oil là 3 tháng kể từ ngày phê duyệt phương án cổ phần hoá.

Tuy nhiên theo lãnh đạo PV Oil, Quyết định nói trên cũng cho phép trường hợp không thể hoàn thành trong thời hạn quy định, Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ xem xét quyết định.

Ngày 26/3, Hội đồng Thành viên PVN đã có công văn báo cáo Bộ Công Thương tình hình triển khai công tác cổ phần hoá PV Oil, đồng thời đề xuất Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét chấp thuận kéo dài thời gian hoàn thành bán cổ phần hoá cho nhà đầu tư chiến lược thêm 4 tháng.

Sau đó, Bộ Công Thương cũng đã có công văn gửi Thủ tướng về kết quả bán cổ phần lần đầu và đề xuất điều chỉnh phương án cổ phần hoá PV Oil, trong đó có nội dung kéo dài thời gian hoàn thành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược đến cuối tháng 7/2018.

Trước đó, hồi đầu năm 2018, lãnh đạo PVOil cho biết đã nhận được 8 hồ sơ đăng ký là nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp, trong đó có 6 nhà đầu tư nước ngoài với một số tên tuổi đáng chú ý như Shell, Puma, SK... Và có hai nhà đầu tư trong nước là quỹ đầu tư Sacom và Sovico Holdings.

Lãnh đạo PV Oil cho biết tất cả các nhà đầu tư ngoại đều muốn mua tối đa số cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược, còn hai nhà đầu tư trong nước muốn sở hữu khoảng 35% cổ phần của PV Oil.

Theo kế hoạch, PV Oil sẽ bán khoảng 44,7% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, giảm sở hữu Nhà nước xuống 35,1%.

Như vậy, theo thông tin mới nhất PV Oil đưa ra tại văn bản trên thì chỉ còn 4 nhà đầu tư chiến lược đã gửi thư xác nhận đăng ký tham giá đấu giá sau khi hoàn thành bước thẩm định đầu tư. Tuy nhiên, lượng cổ phần đăng ký mua vẫn nhiều hơn rất nhiều lần lượng chào bán, cụ thể gấp tới 2,86 lần số lượng chào bán.

Nguyễn Khánh

Tag :PV Oil, Nhà đầu tư chiến lược, cổ phần hoá


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Hoa hậu lừa đảo triệu USD, cầm đầu đường dây phạm tội ngàn tỷ

Hoa hậu doanh nhân cầm đầu đường dây mua bán hóa đơn nghìn tỷ

Nhiều người ngỡ ngàng trước thông tin Hoa hậu doanh nhân thế giới người Việt 2018 Nguyễn Thị Nhung liên quan đến đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) liên tỉnh hàng nghìn tỷ đồng vừa bị Công an quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng triệt phá.

 Hoa hậu doanh nhân thế giới người Việt 2018 cầm đầu đường dây mua bán hóa đơn nghìn tỷ.

Hoa hậu doanh nhân thế giới người Việt 2018 cầm đầu đường dây mua bán hóa đơn nghìn tỷ.

Theo cơ quan công an, Nguyễn Thị Nhung (40 tuổi, trú phường An Biên, quận Lê Chân) có vẻ đẹp khả ái với vỏ bọc là nữ doanh nhân thành đạt hòng mục đích che giấu hành vi phạm tội. Nhung là giám đốc một công ty cổ phần thương mại xây dựng, luôn tiên phong trong những phong trào xã hội, thiện nguyện tại Hải Phòng.

Nhung là kẻ trực tiếp điều hành, phân công công việc, chỉ đạo các đối tượng thực hiện hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nhung, đường dây này đã thành lập 17 doanh nghiệp để tiến hành mua bán trái phép hóa đơn GTGT. Các doanh nghiệp “ma” này không hề có hoạt động buôn bán kinh doanh thông thường mà tiến hành giao dịch một lượng rất lớn hóa đơn chứng từ với giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng/năm.

Quý bà dự Hoa hậu châu Á dính nghi án mỹ phẩm giả 11 tỷ đồng

Cuối năm 2017, dư luận xôn xao trước thông tin bà chủ lô mỹ phẩm trị giá 11 tỷ đồng nghi hàng giả chính là bà Nguyễn Thu Trang - người từng được đề cử tham dự cuộc thi Hoa hậu Quý bà châu Á 2017.

Ngày 18/10/2017, Công ty do bà Trang làm giám đốc đã bị cơ quan chức năng kiểm tra và thu giữ 14.000 sản phẩm gồm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, ước tính giá trị ban đầu của lô hàng lên tới gần 11 tỷ đồng.

 Nguyễn Thu Trang được chọn là đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Quý bà châu Á tại Trung Quốc tháng 11/2017.

Nguyễn Thu Trang được chọn là đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Quý bà châu Á tại Trung Quốc tháng 11/2017.

Toàn bộ lô hàng từ nguyên liệu đầu vào, khi bị kiểm tra công ty đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ. Nhiều dòng sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da có dấu hiệu giả nguồn gốc xuất xứ, khi nhãn mác ghi xuất xứ tại New Zealand, Hàn Quốc nhưng thực chất được đóng nhãn mác bao bì tại kho xưởng ở quận Hà Đông.

Nguyễn Thu Trang quê ở Hòa Bình, là một trong 2 nhà lãnh đạo trẻ sáng lập và điều tập đoàn kinh doanh online lớn nhất Việt Nam và mang trong mình hình ảnh của một người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Bà Trang ngoài chức danh là Giám đốc Công ty TNHH Thiên nhiên TS. Việt Nam còn là Chủ tịch HĐQT của T’s Group.

Hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga lừa đảo hàng triệu USD

Từ một doanh nhân có tiếng, lại xinh đẹp, nhưng sự nghiệp của Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt Trương Thị Tuyết Nga (SN 1961, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh, nguyên Giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Vũ Lan) trượt dài vì bê bối.

Bà Nga dính dáng tới không ít những bê bối trong các cuộc thi nhan sắc cũng như trong công việc làm ăn, từ việc bị kiện cáo, bị tố lừa đảo, những lần bị ra lệnh cấm xuất cảnh, bị con nợ réo đòi, tố cáo làm ăn thiếu trung thực, gian lận trong mua bán bất động sản,...

 ​Hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga lừa đảo hàng triệu USD.

​Hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga lừa đảo hàng triệu USD.

Đỉnh cao của những bê bối này là việc ngày 27/4/2013, bà Nga bị bắt tạm giam, sau đó bị truy tố về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, từ cuối năm 2007, bà Nga thuê người vẽ thiết kế dự án khu chung cư cao cấp – tháp văn phòng trên diện tích đất 35.000 m2 thuộc phường Bình Khánh, quận 2.

Dù các cơ quan chức năng đã có văn bản trả lời đất này thuộc khu quy hoạch nhà ga Thủ Thiêm, UBND TP HCM không giải quyết cho sang nhượng, xây dựng... nhưng bà Nga đã che giấu thông tin này và mang dự án đi quảng cáo chào bán thông qua việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án. Với hành vi này, bà Nga đã chiếm đoạt 3,1 triệu USD của bà D.M.Linh (ngụ quận 3, TP.HCM).

Chiều 23/1/2017, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã tuyên phạt bà Nga mức án 15 năm tù, buộc bà Nga trả lại 3,1 triệu USD đã chiếm đoạt của bị hại D.M.Linh (trừ đi 27 tỉ đồng bà Nga đã khắc phục).

Hoa hậu Phu nhân toàn cầu cùng chồng trồng cần sa

Năm 2014, Bùi Nguyễn Thị Trâm (còn gọi Tristine Trâm Bùi, Hoa hậu Phu nhân toàn cầu) bị tuyên án ba năm tù vì trồng và buôn bán một lượng lớn cần sa tại nhà khiến dư luận ồn ào.

Vào tháng 2/2012, cảnh sát Mỹ đã theo dõi Trâm và chồng là Keith Ly phát hiện xe của vợ chồng cô chở cần sa cùng số tiền mặt là 8.900USD. Sau đó, Cơ quan phòng chống ma túy tại King County phát hiện người đẹp đã trồng cần sa trong một ngôi nhà tại Renton.

 Hoa hậu Phu nhân toàn cầu Bùi Nguyễn Thị Trâm bị bỏ tù vì trồng cần sa.

Hoa hậu Phu nhân toàn cầu Bùi Nguyễn Thị Trâm bị bỏ tù vì trồng cần sa.

Trong quá trình điều tra, cảnh sát tiếp tục phát hiện 2 nơi nữa mà vợ chồng Trâm cũng dùng để trồng cần sa tại Marysville và Shoreline (bang Washington). Tổng cộng, qua hai lần khám xét, cảnh sát đã thu giữ tổng số 1.889 cây cần sa và hơn 10kg ma túy.

Theo: Hạnh Nguyên (t/h)

Vietnamnet

Tag :Nguyễn Thị Nhung, nữ doanh nhân, doanh nhân thành đạt, mua bán hóa đơn


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

"Ông lớn" DNNN mang 600 tỷ đồng đi gửi, 9 năm vẫn "bặt vô âm tín"

Vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong hoạt động huy động và sử dụng vốn tại Công ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam.

Vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong hoạt động huy động và sử dụng vốn tại Công ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam.

Tại kết luận thanh tra trước đây, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý trách nhiệm theo pháp luật về 4 vụ việc sai phạm có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, gây hậu quả lớn về kinh tế tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị thành viên.

Mới đây, Bộ Công an đã có văn bản cung cấp thông tin về kết quả điều tra, xử lý các vi phạm có dấu hiệu tội phạm xảy ra tại một số đơn vị thành viên VRG theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.

Trong đó, vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong hoạt động huy động và sử dụng vốn tại Công ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam, vẫn đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định. Tuy nhiên, quá trình điều tra chưa chứng minh được các cá nhân liên quan tại Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam có tư lợi.

Hiện Toà án nhân dân TPHCM đang thụ lý thủ tục phá sản đối với Công ty cho thuê tài chính II nên chưa xác định được hậu quả thiệt hại do hành vi gửi 600 tỷ đồng vào Công ty này.

Được biết, từ năm 2009, Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam đã ký 6 hợp đồng vay vốn và nhận tiền gửi 600 tỷ đồng của Công ty Tài chính Điện lực, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hà Nội (sáp nhập vào SHB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội với lãi suất từ 8,35% đến 10,2%.

Sau đó, khoản tiền trên được gửi vào Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với lãi suất từ 8,6% đến 10,3% để hưởng lãi suất chênh lệch. Tính đến tháng 5/2011, Công ty cho thuê tài chính II mới trả được trên 26 tỷ đồng, sau đó mất khả năng thanh toán nợ gốc và nợ lãi.

Công ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam đã khởi kiện ra Toà án Nhân dân Quận 5, TPHCM về việc Công ty cho thuê tài chính II không thanh toán nợ gốc, lãi của khoản 600 tỷ đồng.

Ngày 27/1/2015, Toà án nhân dân Quận 5 có bản án sơ thẩm và ngày 9/7/2015, Toà án nhân dân TPHCM có bản án phúc thẩm, tuyên Công ty cho thuê tài chính II phải thanh toán hết một lần cho Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam với tổng số tiền 1.164,81 tỷ đồng. Trong đó, 599,5 tỷ đồng tiền gốc, 129,57 tỷ đồng tiền lãi trong hạn và 435,74 tỷ đồng tiền lãi quá hạn.

Ngày 2/10/2015, Chi cục thi hành án dân sự Quận 5, TPHCM có quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 30/12/2016, Cục thi hành án dân sự TPHCM quyết định đình chỉ thi hành án do Toà án nhân dân TPHCM quyết định mở thủ tục phá sản cho Công ty cho thuê tài chính II.

Phương Dung

Tag :tập đoàn cao su, công ty cho thuê tài chính II, thanh tra chính phủ, dấu hiệu sai phạm


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Vụ 70 triệu đồng/1,9 kg tam thất: Hơn 700 triệu đồng chuyển bất minh về Trung Quốc

 Lãnh đạo TP.Hạ Long và các lực lượng chức năng có mặt kịp thời “giải cứu” 2 du khách Trung Quốc tại Ki-ốt A114, tối 25.4.2018. Ảnh: Nguyễn Hùng

Lãnh đạo TP.Hạ Long và các lực lượng chức năng có mặt kịp thời “giải cứu” 2 du khách Trung Quốc tại Ki-ốt A114, tối 25.4.2018. Ảnh: Nguyễn Hùng

Như chúng tôi đã đưa tin, tối 25.4, tại ki-ốt A114 ở trung tâm khu du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh), theo thỏa thuận ban đầu, giá 0,5kg tam thất là 12 NDT, tuy nhiên sau khi du khách chọn 1,9 kg và nhân viên cửa hàng đem xay xong thì bị đòi tới 2,4 vạn NDT, tương đương với trên 70 triệu đồng. Nhờ sự có mặt kịp thời của lãnh đạo UBND TP.Hạ Long và các lực lượng chức năng, 2 du khách Trung Quốc đã được “giải cứu”.

Tại hiện trường, các lực lượng chức năng thu được 3 máy thanh toán POS có dấu hiệu chuyển tiền về thẳng Trung Quốc và 13 hóa đơn hoàn toàn bằng chữ Trung Quốc.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Thạch – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Quảng Ninh – cho biết, qua kiểm tra 3 máy POS, phát hiện trên 700 triệu đồng quy đổi đã được chuyển thẳng về Trung Quốc.

“Bước đầu xác định là cả máy POS, thẻ đều là của Trung Quốc, được các đối tượng mang vào Việt Nam để sử dụng. Chúng tôi đã báo cáo vụ việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hiện đang tiếp tục điều tra để xử lý. Tuy nhiên, các đối tượng đã bỏ trốn” – ông Thạch cho biết.

Theo đại diện một số DN làm ăn với các đối tác Trung Quốc, với POS, có thể thanh toán, chuyển tiền ở bất cứ nơi đâu, miễn là có mạng Internet. Nếu thanh toán qua máy POS mà không thông qua tài khoản đăng ký tại Việt Nam thì bản chất là trốn thuế. Không những vậy, vụ việc ở ki-ốt A114 không chỉ trốn thuế, mà còn giao dịch bằng đồng ngoại tệ trái phép.

Được biết, chủ nhân của ki-ốt trên là một người khác, nhưng cho thuê lại; theo giấy phép kinh doanh thì chỉ được bán hàng lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, nước giải khát, nhưng khi xảy ra vụ việc lại đang bán thảo dược. Các nhân chứng cho biết, thời điểm đó có một số nhân viên Trung Quốc bán hàng tại đây, nhưng sau đó trốn mất.

Hiện, tại khu vực này, rất nhiều ki-ốt có biển hiệu tiếng Trung Quốc để phục vụ du khách Trung Quốc. Ông Hồ Quang Huy – Phó Chủ tịch UBND TP.Hạ Long – cho biết, sẽ cho tổng rà soát toàn bộ các ki-ốt tại khu vực này.

Như vậy, sau các điểm bán hàng “chỉ phục vụ khách tour 0 đồng”, bắt đầu xuất hiện các chiêu thức mới nhằm trốn thuế tại các ki-ốt tại trung tâm du lịch Bãi Cháy.

Theo: Nguyễn Hùng

Lao động

Tag :du khách trung quốc, khách trung quốc, Khu du lịch


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Đặc khu Vân Đồn kéo được 2,55 tỷ USD, Vân Phong đang lo tìm tư vấn quốc tế

Theo báo cáo, về quy hoạch đặc khu Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vừa cho biết đã chọn lựa các đơn vị tư vấn nước ngoài lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng đặc khu Vân Đồn.

Báo cáo Chính phủ về tiến độ xây dựng các đặc khu kinh tế, Bộ KH&ĐT khẳng định các địa phương đã chủ động thực hiện quy hoạch và kêu gọi đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng.

Báo cáo Chính phủ về tiến độ xây dựng các đặc khu kinh tế, Bộ KH&ĐT khẳng định các địa phương đã chủ động thực hiện quy hoạch và kêu gọi đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng.

Trong giai đoạn 2011 - 2017, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được trên 56.790 tỷ đồng (tương đương 2,55 tỷ USD) đầu tư cho Vân Đồn để cải thiện hạ tầng giao thông, kết nối vùng, giao thông nội khu, hạ tầng kỹ thuật điện, nước viễn thông và các công trình động lực.

Tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian qua đã có những dự án, công trình trọng điểm đang được triển khai. Đơn cử như tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng dài 25km, dự kiến thông toàn tuyến vào quý II/2018; Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương dài 53,6km, dự kiến sẽ hoàn thành vào quý II/2018; Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái thực hiện theo hình thức BOT dài khoảng 80,2km, dự kiến khởi công quý II/2018… Như vậy, các dự án trọng điểm giúp kết nối vùng và đặc khu phát triển tốt hơn.

Về nhân sự, Bộ KH&ĐT cho biết tỉnh Quảng Ninh báo cáo lượng cán bộ, viên chức và người hoạt động không chuyên trách toàn huyện Vân Đồng là khoảng 1.978 người.

Trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức là 386 người, dự kiến sẽ tiếp tục công tác tại Đặc khu 271 người, dự kiến giảm khoảng 115 người và khoảng 40 cán bộ, công chức đang được đi học tập bồi dưỡng tại Trung Quốc, Hàn Quốc để chuẩn bị cán bộ xây dựng đặc khu trong tương lai.

Tại đặc khu Bắc Vân Phong, theo Bộ KH&ĐT sau nhiều lần bị yêu cầu điều chỉnh quy hoạch, hiện UBND tỉnh Khánh Hoà đã xây dựng đề án thành lập đặc khu Bắc Vân Phong theo phương án mở rộng. Lãnh đạo tỉnh này đang tiếp cận với một số nhà tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm và uy tín để mời tham gia xây dựng quy hoạch cho đặc khu Bắc Vân Phong.

Bộ KH&ĐT khẳng định, hiện tỉnh Khánh Hoà đang kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng ở đặc khu Bắc Vân Phong.

Tại đặc khu Phú Quốc (Kiên Giang), theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tỉnh này đang chỉ đạo Sở Nội vụ để hoàn thiện dự thảo phương án nhân sự của đặc khu. Hiện nay địa phương này đã hoàn thành khung vị trí việc làm, xác định số lượng người làm việc, dự kiến nhân sự sẽ bố trí vào đặc khu và các phương án giải quyết nhân sự dôi dư…

Nguyễn Tuyền

Tag :Bắc Vân Phong, đặc khu, Phú Quốc, Vân Đồn, Cầu Bạch Đằng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Cắm nhà, cầm xe buôn đất: ‘Sáng mua, trưa bán’ đẩy giá trăm triệu đồng

Cùng “lướt sóng” kiếm lời

Là chủ một DN tư nhân nhỏ tại Hải Phòng, trước đây, Lê chuyên kinh doanh ô tô nhập khẩu. Mới rồi, Lê tiết lộ vừa thắng quả đậm nhờ đầu tư vào đất nền tại Vân Đồn (Quảng Ninh). Sau khi thôi kinh doanh ô tô năm 2017, thấy đất nền tại Vân Đồn đang lên giá, Lê dồn tất cả tiền mặt và thế chấp một số tài sản vay thêm ngân hàng, mua một lô đất 500m2 tại thị trấn Cái Rồng.

Cách đây hơn 1 năm, giá đất tại Cái Rồng đã là 10 triệu đồng/m2. Vừa qua, khi giá lên tới 25 triệu đồng/m2, Lê bán hết đất, thu tiền về. Trừ chi phí, trả vốn và lãi vay ngân hàng, anh vẫn đút túi trên 5 tỷ đồng.

“Lướt sóng bất động sản đúng vào thời điểm giá tăng mạnh, mới thấy có ‘cảm xúc’ như thế nào”, Lê nói. “Với số đất tôi mua, giá cứ tăng thêm 1 triệu đồng/m2 là mình lại có thêm 500 triệu đồng”.

Từ cuối năm 2017 đến nay, khá nhiều người bỏ tiền đầu tư “ lướt sóng” đất nền , trong đó có rất nhiều nhà đầu tư không chuyên.

 Giá đất nền nhiều nơi vẫn đang tăng mạnh

Giá đất nền nhiều nơi vẫn đang tăng mạnh

Giám đốc một công ty môi giới bất động sản có tên tuổi tại Hà Nội cho biết, thời gian này, giới công chức văn phòng, tiểu thương, thậm chí cả bà nội trợ cũng nhảy vào “lướt sóng” bất động sản. Có đến 60% nhà đầu tư tham gia giao dịch đất nền chỉ để “lướt sóng”, sang tay nhanh. Nhanh thì 1-2 tuần, nhiều thì 3-4 tháng là họ bán. Hầu hết đều mong muốn bán ra nhanh, bán non, vì sợ cơn “ sốt đất ” qua đi.

Trên nhiều trang mạng còn có những bài viết khuyên nhà đầu tư bỏ tiền “lướt sóng” đất nền. Chẳng hạn, ban đầu chỉ cần bỏ ra số tiền bằng 15% giá trị thực của đất nền (thuộc các dự án nhà ở, nhà phố thương mại,... ) để tạm thời giữ chỗ. Khi thị trường nóng lên, nhiều người sẵn sàng mua lại với giá chênh hơn từ vài chục, thậm chí là vài trăm triệu.

Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, nhà đầu tư đã thu được khoản tiền lớn. So với việc gửi tiền ngân hàng "ăn" lãi suất thì đầu tư "lướt sóng" hiệu quả hơn nhiều, trong khi những kênh đầu tư như chứng khoán, vàng có nhiều biến động.

Từ giữa năm 2017 đến nay, đất nền đã tăng giá mạnh tại nhiều khu vực trên toàn quốc như Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), vùng ven đô Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,...

Đến đầu năm 2018, đất nền lại tăng giá. Tại Hà Nội, hàng loạt dự án đất nền tại Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Tây Hồ,... vừa mở bán, mức giá chênh được đẩy lên vài trăm triệu đến 2,5 tỷ đồng.

Tại TP.HCM, giá đất nền đã bị đẩy lên cao nhất, vượt qua thời kỳ “sốt” đỉnh cao vào năm 2009. Giá tăng mạnh tai các quận 2, quận 9, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ,... Giá đất đã tăng từ 2-3 lần trong vòng 1 năm. Chỉ tính từ tháng 1/2018 đến nay, giá đất nền tại ven đô TP.HCM đã tăng khoảng 8-10%.

Còn ở Đà Nẵng và các khu vực Vân Đồn, Phú Quốc, nhiều lô đất nền nằm ở những vị trí đẹp, cũng đã tăng gấp 2-3, thậm chí gấp 4 lần sau hơn 1 năm.

Lợi nhuận cao chỉ trong “chớp mắt” đã khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang “lướt sóng”. Rất nhiều nhà đầu tư không chuyên đã thế chấp sổ đỏ nhà ở và các tài sản giá trị khác để vay vốn ngân hàng, với mục đích “lướt sóng” nhanh kiếm lời. Ở nhiều nơi, người ta còn lập nhóm các nhà đầu tư để cùng nhau “lướt sóng” bất động sản. Nhiều nhà đầu tư “sáng mua, trưa bán” khiến giá đất đã nóng lại càng thêm nóng.

Lo ngại “bong bóng” mới

Cùng với thị trường bất động sản nóng sốt, tín dụng trung và dài hạn lại đảo chiều tăng nhanh, dấy lên lo ngại vốn ngân hàng đang chảy vào lĩnh vực này.

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các ngân hàng đang lách để cho vay bất động sản thông qua cho vay tiêu dùng.

Cụ thể, mặc dù tỷ trọng tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng năm 2017 giảm nhẹ, song, tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh theo đà tăng trưởng từ cuối năm 2015. Năm 2017, tín dụng tiêu dùng ước tăng 65% (năm 2016 tăng 50,2%). Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng tăng từ 12,3% năm 2016 lên 18% trong năm 2017.

Đáng chú ý, cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà ở, tiếp tục chiếm tỷ trọng chính và là lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất. Năm 2017 chiếm 52,9% (năm 2016 chiếm 49,5%), tốc độ tăng trưởng 76,5% (năm 2016 tăng 78,4%).

Theo các chuyên gia bất động sản, trong mấy năm gần đây nhiều ngân hàng thương mại xem việc cho vay bất động sản là “miếng bánh” ngon không thể bỏ qua. Cho vay bất động sản phải có tài sản thế chấp, nhu cầu vốn lớn và lãi suất cao. Khi có quá nhiều tiền chảy vào lĩnh vực này, cũng là nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng lên.

Hiện nhiều ngân hàng đã lên sàn và muốn đẩy giá cổ phiếu lên cao. Muốn đẩy giá lên thì các con số thể hiện trên báo cáo tài chính phải tốt. Như vậy chỉ có cách là tăng dư nợ tín dụng cùng lãi suất cho vay lên. Vì thế, việc hướng tới cho vay tiêu dùng (có nhu cầu lớn với lãi suất cao) đang là đích nhắm của nhiều ngân hàng.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cảnh báo, đang có hiện tượng ngân hàng “đẩy” tín dụng tiêu dùng sang công ty tài chính và điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Nếu nguồn vốn này không được kiểm soát tốt mà phục vụ thực hiện các dự án mới, hoặc cho vay cá nhân mua nhà, sửa nhà,... là dấu hiệu đáng lo ngại, khi mà thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nóng trở lại và tiềm ẩn rủi ro một “bong bóng” mới.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã cảnh báo rủi ro do việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá mức. Cảnh báo này xuất phát từ nguyên do nợ xấu chưa được giải quyết triệt để. Đến cuối 2017, quy mô cho vay lĩnh vực khác, gồm tín dụng tiêu dùng và bất động sản, gấp hơn 2 lần so với cuối năm 2012.

Trước tình hình này, nhiều ngân hàng đã nâng lãi suất cho vay bất động sản lên cao so với đầu năm 2018. Nhiều nhà băng đang áp dụng mức lãi suất cho vay mua đất, mua nhà, xây sửa nhà khá cao, có nơi lên đến 12%/năm nếu khách hàng vay trung hạn và 12,5% nếu vay dài hạn. So với đầu năm, lãi suất cho vay mua, xây sửa nhà tại đã tăng khoảng 2 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, do giá nhà đất vừa qua tăng khá nóng, nên các ngân hàng cũng thẩm định lại giá và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị. Đặc biệt ở những khu vực giá đất bị đẩy lên bất thường, ngoài khảo sát kỹ, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ cho vay xuống mức thấp, khoảng 50%, thậm chí 30% so với giá thị trường.

Theo: Vietnamnet

Tag :giá đất nền, môi giới bất động sản, Giá trị thực, bất động sản


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Coi chừng "nếm trái đắng" khi cho thuê xe ô tô du lịch dịp lễ

Cho thuê xe kiếm “bộn tiền”

Anh Đặng Ngọc Khánh (ngụ quận Tân Bình) cho biết, dịp lễ 30/4, gia đình anh thuê một chiếc xe Toyota Fortuner từ sáng ngày 29/4 đến chiều ngày 1/5 để tự lái đi Nha Trang. Giá thuê xe là 1,4 triệu đồng/ngày, tổng cộng 3 ngày lễ là 4,2 triệu đồng.

“Ngày bình thường tôi thuê chỉ 1.000.000 đồng/ngày nhưng dịp lễ thì giá xe tăng lên thêm 400.000 đồng/ngày nhưng đành chịu vì nhiều nơi tại quận Tân Bình cũng cho thuê với giá đó”, anh Khánh nói.

Cũng như anh Khánh, gia đình chị Bảo Châu (ngụ quận 10) thuê một chiếc Toyota Innova để tự lái đi Vũng Tàu trong ngày 1/5. Giá thuê xe là 1.100.000 đồng/ngày, cao hơn ngày thường 300.000 đồng.

Dịch vụ cho thuê xe ô tô dịp lễ 30/4 “hốt bạc” nhờ nhu cầu đông đảo của người dân.

Dịch vụ cho thuê xe ô tô dịp lễ 30/4 “hốt bạc” nhờ nhu cầu đông đảo của người dân.

Theo ông Lý Văn Công, chủ một doanh nghiệp cho thuê xe tại quận 3 thì doanh nghiệp của ông có 5 xe ô tô từ 4 - 7 chỗ. Tất cả các xe đều đã “kín lịch” cho thuê vào dịp lễ 30/4, 1/5. Giá thuê xe tự lái và có tài xế lái đều tăng so với ngày bình thường từ 200.000 - 400.000 đồng.

“Những ngày này chỉ ước có vài chục chiếc xe mà cho thuê thôi. Người ta muốn thuê nhiều lắm mà không có xe cho thuê đó. Mấy ngày lễ cho thuê xe cũng kiếm được vài chục triệu đồng”, ông Công nói.

Cũng theo ông Công, thủ tục cho thuê xe tự lái tại TPHCM khá đơn giản. Người thuê xe tự lái chỉ cần có hộ khẩu tại TPHCM, chứng minh nhân dân, bằng lái xe bản chính, một chiếc xe gắn máy chính chủ trị giá trên 15 triệu đồng (có giấy đăng ký xe) hoặc nếu không có xe máy thì đặt cọc 15 triệu đồng.

Đối với các cá nhân có hộ khẩu ở tỉnh và tạm trú tại TPHCM thì cần có hộ khẩu bản gốc, giấy đăng ký tạm trú (KT3) bản gốc hoặc hợp đồng lao động tại thành phố, hồ sơ gốc giấy phép lái xe. Ngoài ra, trong hợp đồng thuê xe cần có từ 2 người trở lên đứng tên ký vào hợp đồng và một chiếc xe máy có giấy đăng ký xe bản gốc do người thuê xe đứng tên (trị giá trên 15 triệu đồng).

Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều đơn vị cho thuê xe tại quận 3, quận 10, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp đã “cháy hàng”, lịch thuê xe đều đã kín chỗ. Một số đơn vị có lượng xe cho thuê lớn đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng trong 4 ngày nghỉ lễ.

Miếng bánh ngon nhưng “khó nuốt”

Mặc dù dịch vụ cho thuê xe đang vào dịp “hốt bạc”. Thế nhưng, một số doanh nghiệp cho thuê xe ô tô tại TPHCM vẫn khá e dè và cẩn trọng. Các doanh nghiệp này chỉ cho thuê xe khi có tài xế của mình đi theo xe.

Giá thuê xe loại từ 4 - 7 chỗ có tài xế thường cao hơn giá thuê xe tự lái từ 800.000 - 1.500.000 đồng/ngày do đã bao gồm nhiên liệu và tài xế. Việc thuê xe cùng tài xế có phần “kén khách” hơn thuê xe tự lái nhưng nhiều chủ doanh nghiệp vẫn nhất quyết đi theo con đường này.

Anh Trần Nguyên Khôi (ngụ quận 5), chủ một doanh nghiệp cho thuê xe chia sẻ, hiện nay, dịch vụ cho thuê xe tự lái rủi ro rất cao. Người cho thuê không cẩn thận là “mất cả chì lẫn chài” nên doanh nghiệp của anh chỉ cho thuê xe có tài xế.

“Gặp người tốt thì không sao chứ gặp người xấu là mất xe luôn. Tôi cũng đã từng cho thuê một chiếc Mazda 3 trị giá hơn 700 triệu đồng. Người ta đòi thuê tự lái 10 ngày và làm hợp đồng đầy đủ. Thế nhưng, chỉ sau 3 ngày cho thuê, chiếc xe đã bị cắt định vị và mất hút. Gần 4 tháng qua, tôi vẫn chưa tìm được xe, mặc dù đã làm đơn tố cáo đến nhiều cơ quan chức năng”, anh Khôi nói.

Nhiều chủ xe đã nếm “trái đắng” khi những chiếc xe của họ bị khách thuê làm “bốc hơi” suốt thời gian dài nhưng vẫn chưa tìm thấy

Nhiều chủ xe đã nếm “trái đắng” khi những chiếc xe của họ bị khách thuê làm “bốc hơi” suốt thời gian dài nhưng vẫn chưa tìm thấy

Không chỉ có anh Khôi mà anh Nguyễn Viết Vinh (ngụ quận 3) cũng có chiếc xe Fortuner trị giá gần 1 tỷ đồng để cho thuê tự lái. Thế nhưng, sau khi cho một khách hàng thuê xe thì suốt 10 tháng nay, anh Vinh vẫn chưa tìm lại được chiếc xe của mình.

“Tôi cho thuê chiếc xe với giá 16 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, sau khi thuê một thời gian thì khách cắt định vị và tôi cũng mất luôn chiếc xe từ đó. Gần 10 tháng nay, tôi vừa đi tố cáo đến các cơ quan chức năng vừa đi tìm xe mà vẫn chưa thể tìm được”, anh Vinh nói.

Theo giới cho thuê xe có kinh nghiệm lâu năm tại TPHCM thì chỉ nên cho thuê xe tự lái đối với khách hàng thân thiết và doanh nghiệp biết rõ về cá nhân đó. Hạn chế việc cho thuê đối với những người lạ, mới quen bởi rủi ro đối với người cho thuê xe là rất cao.

Nhiều đối tượng lợi dụng việc cho thuê xe dễ dàng của doanh nghiệp để lừa đảo, mang xe đi cầm cố hoặc thậm chí là rã phụ tùng đem bán. Các đối tượng này thường nắm rất rõ về luật pháp và vô cùng tinh vi nên các cơ quan chức năng thường rất khó xử lý.

Đại Việt

Tag :thuê xe ô tô, lừa đảo, xe du lịch, nếm trái đắng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Ô tô SUV 7 chỗ: Xuống giá mạnh, tha hồ chọn hàng

Sôi động SUV 7 chỗ

Mẫu SUV Chevrolet Trailblazer sẽ chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tuần đầu tiên của tháng 5 với hai phiên bản động cơ diesel 2.8 LTZ số tự động 2 cầu và 2.5LT số sàn 1 cầu. Nội thất được thiết kế tập trung vào tính tiện nghi, không gian rộng.

Trailblazer có chiều dài 4.887mm, rộng 1.902mm, cao 1.850mm, khoảng sáng gầm xe 221mm. Chiếc xe này phát triển trên hệ khung gầm cứng cáp và vững chãi, chung với mẫu Pick up Colorado, có thiết kế Mỹ khá nam tính và góc cạnh.

Trailblazer phiên bản 2.8 LTZ có công suất cực đại đạt 197 mã lực, trong khi đó, phiên bản 2.5 LT công suất cực đại đạt 161 mã lực.

 ​Thị trường ô tô phân khúc SUV 7 chỗ thêm “nóng” khi mẫu xe mới Chevrolet Trailblazer nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan về nước.

​Thị trường ô tô phân khúc SUV 7 chỗ thêm “nóng” khi mẫu xe mới Chevrolet Trailblazer nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan về nước.

Hiện một số đại lý đã nhận đặt cọc mẫu xe này với mức giá xấp xỉ 1 tỷ đồng cho bản 2 cầu 2.8LTZ và 800 triệu đồng cho bản 1 cầu 2.5LT. Số lượng xe nhập về lô đầu khoảng 700 chiếc. Tại Việt Nam, Chevrolet Trailblazer sẽ là đối thủ cạnh tranh với Ford Everest, Toyota Fortuner hay Isuzu MU-X,...

Phân khúc SUV 7 chỗ cũng đang chờ đợi sự xuất hiện trở lại của Toyota Fortuner nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Fortuner thế hệ mới ra mắt thị trường Việt Nam đầu năm 2017 cũng là mẫu SUV có kiểu dáng khỏe khoắn, đậm chất thể thao việt dã.

Toyota Fortuner có kích thước dài-rộng và cao lần lượt là 4.795 - 1.855 - 1.835 (mm), chiều dài cơ sở 2.745 mm, khoảng sáng gầm xe 219 mm, mâm xe 17và 18 inch tùy phiên bản. Fortuner được phân phối tại Việt Nam với 3 phiên bản gồm: 2.4G 1 cầu, số sàn (máy dầu) và hai phiên bản (máy xăng) 2.7 V số tự động. Phiên bản máy xăng công suất 164 mã lực, phiên bản máy dầu công suất 148 mã lực.

Theo một số nguồn tin, Fortuner của Toyota phải sang tháng 6 mới từ Indonesia về và có mặt tại các đại lý vào đầu tháng 7/2018, với số lượng ban đầu vào khoảng 700-800 chiếc.

Trong tháng 6 các mẫu xe khác như Isuzu MU-X và Ford Everest nhập khẩu nguyên chiếc, theo kế hoạch cũng về nước, do đó thị trường ô tô phân khúc SUV 7 chỗ sẽ càng thêm sôi động và nhộn nhịp.

Giá có giảm?

Mẫu Trailblazer dự kiến có giá bán dưới 1 tỷ đồng, báo hiệu cuộc cạnh tranh mạnh mẽ trong phân khúc này và sẽ kéo giá xe giảm. Theo một số nguồn tin, giá xe Fortuner sắp về nước, sẽ thấp hơn so với giá bán năm 2017 (giá bán 3 phiên bản năm 2017 từ 981 triệu đồng-1,308 tỷ đồng).

  Xe Fortuner thêm đối thủ cạnh tranh mới

Xe Fortuner thêm đối thủ cạnh tranh mới

Theo các DN, xu hướng chuyển từ dòng sedan sang dòng SUV tại Việt Nam đang tăng lên và ngày càng cạnh tranh khốc liệt, bởi có nhiều sản phẩm mới gia nhập "cuộc chơi".

Đây là những mẫu xe đa dụng cỡ vừa, có động cơ mạnh mẽ, được thiết kế theo phong cách thể thao, sở hữu không gian rộng rãi, khá tiện nghi, có khoảng sáng gầm xe cao, linh hoạt trên nhiều loại địa hình khác nhau. Những mẫu xe này hướng tới khách hàng có nhu cầu về một chiếc ô tô vừa dành cho gia đình, vừa dành cho công việc.

Giám đốc Marketing một doanh nghiệp ô tô FDI tại Việt Nam cho biết, tìm hiểu thị trường cho thấy, nhiều khách hàng Việt Nam rất ưa thích một chiếc SUV cỡ vừa 5+2 chỗ, hoặc 7 chỗ.

Trên thị trường, phân khúc SUV 7 chỗ thời gian qua đã được lấp kín bởi nhiều mẫu xe của các thương hiệu tên tuổi. Tuy nhiên, giá bán khá cao tầm từ 1-2 tỷ đồng.

Bắt đầu từ năm 2018, các mẫu SUV nhập khẩu từ khu vực ASEAN được hưởng thuế 0% về nước nên giá bắt đầu giảm. Cùng với đó, các DN đã nỗ lực để tạo ra những sản phẩm vừa có nhiều công nghệ hiện đại, vừa có mức giá cạnh tranh.

Một số nguồn tin tiết lộ, Toyota Việt Nam đang xem xét lắp ráp trở lại mẫu Fortuner. Với sản lượng khoảng 15.000 xe/năm, đủ điều kiện để tăng nội địa hóa, giảm giá thành và giá xe sẽ còn giảm hơn nữa.

Những mẫu xe SUV cỡ vừa có công nghệ hiện đại, giá bán dưới 1 tỷ đồng, được dự báo dần sẽ lấp đầy vào "khoảng trống". Nó không chỉ tạo ra phong cách lái, mà còn hợp túi tiền cũng như có chi phí bảo hành bảo dưỡng thấp.

Theo: Trần Thủy

Vietnamnet

Tag :suv 7 chỗ, thị trường ô tô, mẫu xe mới


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Cho thuê làm nhà hàng "sang chảnh", Vinacafe chậm “trả" biệt thự số 5 Ông Ích Khiêm

Biệt thự số 5 Ông Ích Khiêm đang được cho thuê sử dụng làm nhà hàng.

Biệt thự số 5 Ông Ích Khiêm đang được cho thuê sử dụng làm nhà hàng.

Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND thành phố Hà Nội về việc xử lý cơ sở nhà, đất tại số 5 Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, Hà Nội.

Tại báo cáo lần này, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện việc chuyển anten ra khỏi khuôn viên nhà riêng Đại sứ Nga đang rất cấp thiết theo yêu cầu phía Nga, Bộ Ngoại giao đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Cục Bưu điện Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi kế hoạch và tiến độ thực hiện.

"Đồng thời việc giải quyết nhà, đất tại số 5 Ông Ích Khiêm cho Cục Bưu điện Trung ương nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thông tin phục vụ các cơ quan Đảng Nhà nước là rất cần thiết”, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ này, ngày 30/3/2018 vừa qua, Cục Bưu điện Trung ương nhận được văn bản của Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) nêu “việc bàn giao nhà thuê cho Cục Bưu điện Trung ương cần phải có ý kiến chính thức đồng ý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của thành phố Hà Nội”.

“Hiện việc sử dụng, cho thuê sai mục đích tại biệt thự nhà 3 tầng tại số 5 Ông Ích Khiêm vẫn đang diễn ra. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng”, công văn của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu.

Theo tìm hiểu của Dân trí, hiện biệt thự này được cho thuê làm nhà hàng ăn Nhật Bản. Nhà hàng được đầu tư khá qui mô, giá cả đắt đỏ thuộc loại bậc nhất trong các nhà hàng theo phong cách Nhật Bản tại Hà Nội.

Liên quan tới ô đất này, hồi cuối năm 2017, Văn phòng Chính phủ từng có thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp UBND thành phố Hà Nội khẩn trương chỉ đạo Tổng công ty Cà phê Việt Nam chấm dứt việc sử dụng, cho thuê sai mục đích tại biệt thự nhà 3 tầng (nhà A).

Đồng thời, trước mắt bàn giao khu nhà 2 tầng (giáp nhà Đại sứ quán Thái Lan liền kề với khu nhà đã bàn giao cho Cục Bưu điện Trung ương trước đây) cho Cục Bưu điện Trung ương thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cơ sở nhà đất này sau khi thu hồi sẽ do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để "phục vụ công tác đối ngoại" như đề nghị của Bộ Ngoại giao và "đảm bảo an toàn hệ thống thông tin phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước" như đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Phương Dung

Tag :thu hồi nhà đất, biệt thự số 5 ông ích khiêm, cơ sở nhà đất, bàn giao nhà, nhà 3 tầng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

"Phố vịt quay" hốt bạc nhờ nghỉ lễ kéo dài

Ngày 28/4, ngày đầu tiên nghỉ lễ dịp Giải phóng miền Nam (30/4), người dân đã “đổ xô” đến các tiệm bán vịt quay, heo quay để mua về ăn lễ. Tại “phố vịt quay” Bùi Hữu Nghĩa (quận 5), người dân tập trung đông đúc trước các cửa hàng để chờ mua vịt quay, gà quay và heo quay.

Người dân TPHCM “đổ xô” đến các cửa hàng để mua vịt quay, heo quay về ăn lễ.

Người dân TPHCM “đổ xô” đến các cửa hàng để mua vịt quay, heo quay về ăn lễ.

Chị Nguyễn Thị Giàu (ngụ quận 10) cho biết, cả gia đình nghỉ làm nên chị đến mua vịt quay về để ăn lễ. Chị mua một con vịt quay với giá 320.000 đồng.

“Tôi hay mua vịt quay ở khu này vì vịt ngon, giòn da, chắc thịt và hương vị rất đặc trưng. Năm nay tôi chỉ mua 1 con vịt vì có ít người, chứ mấy năm trước thì phải mua 2 con mới ăn đủ”, chị Giàu nói.

Anh Đỗ Đức Thành (ngụ quận 5) chia sẻ, anh đến phố Bùi Hữu Nghĩa mua 1 con vịt quay và 1 con gà quay ngũ vị với số tiền 600.000 đồng. Anh cũng mua giúp cho hàng xóm 2 con vịt quay về ăn lễ với giá 640.000 đồng.

Một cửa hàng vịt quay trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận 5) luôn tấp nập khách đến mua hàng.

Một cửa hàng vịt quay trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận 5) luôn tấp nập khách đến mua hàng.

Theo bà Linh, đại diện một cửa hàng bán vịt quay trên đường Bùi Hữu Nghĩa thì vịt quay sẽ bán mạnh từ ngày 28/4 đến ngày 1/5. Trong ngày 28/4, cửa hàng của bà bán khoảng hơn 300 con vịt và gà. Ngoài ra, lượng heo quay cũng bán rất mạnh.

“Khách đến mua hàng chủ yếu là khách quen vì gia đình tôi đã bán ở đây 50 năm rồi. Chúng tôi bán như vậy là chưa nhiều đâu. Nhiều tiệm lớn hơn thì họ bán cả ngàn con vịt mỗi ngày là bình thường”, bà Linh nói.

Tại một cửa hàng bán heo quay, vịt quay trên đường Âu Cơ (quận 11), khách ra vào nườm nượp mặc dù đã là 19h. Nhiều khách hàng ở xa cũng đến cửa hàng này để mua vịt và heo quay về ăn lễ.

Vịt quay loại lớn có giá từ 300.000 – 320.000 đồng/con.

Vịt quay loại lớn có giá từ 300.000 – 320.000 đồng/con.

Ông Thắng, chủ cửa hàng cho biết, từ sáng đến chiều ngày 28/4, cửa hàng của ông đã bán được khoảng hơn 200 con vịt và vài chục con heo quay đạt doanh thu khoảng hơn 100 triệu đồng.

“Cả năm chỉ có những ngày lễ lớn hay Tết mới bán mạnh như vậy thôi. Ngày thường thì mỗi ngày chỉ bán được khoảng 80 - 100 con vịt và từ 5 - 7 con heo là cùng”, ông Thắng nói.

Anh Hòa (ngụ quận 5) mua vịt về ăn lễ cùng gia đình.

Anh Hòa (ngụ quận 5) mua vịt về ăn lễ cùng gia đình.

Theo đại diện nhiều cửa hàng bán vịt quay, heo quay trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3), Nguyễn Tri Phương (quận 10), Trường Chinh (quận Tân Bình) thì giá vịt quay, gà quay hay heo quay không có nhiều biến động so với ngày bình thường.

Giá vịt quay loại lớn dao động từ 300.000 – 320.000 đồng/con, loại nhỏ khoảng 260.000 – 280.000 đồng/con, gà quay có giá từ 250.000 – 280.000 đồng/con, tùy vào kích thước. Heo quay miếng có giá 250.000 đồng/kg, heo sữa quay nguyên con loại từ 1,3 đến 4,2kg có giá từ 1,1 – 1,3 triệu đồng/con. Heo sữa từ 6kg trở lên có giá từ 220.000 – 245.000 đồng/kg.

Dịp lễ 30/4, hứa hẹn là một dịp “bội thu” với những người kinh doanh vịt quay, heo quay tại TPHCM.

Dịp lễ 30/4, hứa hẹn là một dịp “bội thu” với những người kinh doanh vịt quay, heo quay tại TPHCM.

Cũng theo đại diện các cửa hàng, trong ngày 28/4, doanh thu bán vịt, gà và heo quay tăng mạnh, gấp từ 2 – 3 lần so với ngày bình thường. Nhiều cửa hàng đạt doanh thu vượt mức 100 triệu đồng/ngày. Một số cửa hàng lớn tại quận 5 và quận 11 đạt doanh thu “khủng” từ 200 – 300 triệu đồng do lượng khách đến mua trực tiếp và đặt hàng qua điện thoại tăng đột biến.

Đại Việt

Tag :vịt quay, gà nướng, heo quay, nghỉ lễ 30/4, TPHCM


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Điều ít biết về Đại tá Phùng Danh Thắm dính dây "Út Trọc" bị khởi tố

Mở rộng điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Tổng Công ty Thái Sơn, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Xuân Sơn, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn tại Bình Dương; ông Trần Văn Lâm, Tổng Giám đốc điều hành Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn; khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Cơ quan chức năng cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn.

Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn.

Tổng công ty Thái Sơn (Thaison Group) tiền thân là Công ty Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Nhiệt đới (TROPICO) được thành lập ngày 22/4/1991 theo Quyết định số 128/QĐQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong mấy năm gần đây, với sự chuyển đổi hình thức hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, quy mô hoạt động của Thái Sơn được tăng lên nhiều lần không chỉ về tài sản, vốn mà phát triển cả về nhân lực, công nghệ và thị trường.

Tổng công ty Thái Sơn có rất nhiều đơn vị thành viên, có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; dịch vụ khoa học kỹ thuật; tư vấn thiết kế, thi công các công trình xử lý chất rắn, hệ thống cấp nước, nước thải, khí thải,...

Tốt nghiệp đại học ra trường từ khi còn rất trẻ, Đại tá Phùng Danh Thắm đã gắn bó với Công ty Thái Sơn kể từ ngày đầu thành lập. Đại tá Phùng Danh Thắm được biết là người mạnh dạn cho chuyển hướng kinh doanh và triển khai các hoạt động thương mại, dịch vụ trong và ngoài nước của DN này.

Quá trình hoạt động kinh doanh, Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn Phùng Danh Thắm đã được tặng nhiều phần thưởng như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 2001-2003; Bằng khen "Doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp Trung ương năm 2006"; Doanh nhân tiêu biểu của Quân đội năm 2006, Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu năm 2006, Doanh nhân Quân đội tiêu biểu năm 2007, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007...

Khi còn đương quyền Tổng giám đốc, ông Phùng Danh Thắm luôn là người kêu gọi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Theo Đại tá Phùng Danh Thắm, văn hóa doanh nghiệp là loại tài sản vô hình, vô giá, nó trở thành một trong những công cụ giúp gia tăng giá trị thương hiệu.

Ông Phùng Danh Thắm đã từng phát biểu: Ngay cả những khi gặp khó khăn nhất, một doanh nhân chân chính vẫn phải tâm niệm tôn chỉ kinh doanh không đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc, không bị lu mờ bởi tính thực dụng, đua chen. Nếu kinh doanh mà thiếu “tâm”, đến một lúc nào đó khách hàng, đối tác cũng sẽ quay lưng.

Doanh nghiệp có thể có lợi trước mắt nhưng tự hại mình về lâu dài. Để tình trạng kinh doanh thiếu “tâm” và “tín” cứ “xâm lấn” dần vào các doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư, đến nền tảng văn hóa kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước và lực lượng doanh nhân Việt sẽ thiếu tự tin khi sánh vai cùng doanh nhân các nước.

Theo Anh Tuấn
Vietnamnet

Tag :út trọc, đạt tá Phùng Danh Thắm, điều tra vụ án


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Đầu hè, xăng tăng, nhu cầu điện cao đột biến, nhiều hàng hoá đội giá

Trong nhóm hàng tăng giá mạnh nhất giúp cho CPI tăng mạnh là nhóm hàng hóa và dịch vụ giao thông; giá nhà ở, dịch vụ điện nước, nhà ở và vật liệu xây dựng nằm trong nhóm tăng giá thứ 2.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 năm 2018 tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 2,75% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,05% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân bốn tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,8%.

nang nong

Đầu mùa nóng, nhu cầu điện tăng và giá xăng được điều chỉnh đã khiến nhiều mặt hàng tăng giá nhanh trở lại.

So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 6 nhóm hàng tăng giá: Nhóm Giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 1,18%; Nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 0,18%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,08%; Giáo dục tăng 0,06%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.

Có 3 nhóm hàng trong giỏ hàng hóa CPI góp phần giảm CPI tháng qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18%; Bưu chính viễn thông giảm 0,08%; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,02%; May mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,01%. Nhóm Đồ uống và thuốc lá không đổi.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ giao thông tăng cao nhất là do giá xăng dầu được điều chỉnh vào ngày 07/4 và ngày 23/4, tổng cộng giá xăng A95 tăng 520 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 590 đồng/lít, giá dầu diezel tăng 1020 đồng/lít nên bình quân tháng 4/2018 giá xăng dầu tăng 2,72% so với tháng trước đóng góp làm tăng CPI chung 0,11%.

Ngoài ra, các loại hình dịch vụ hàng hóa thuộc nhóm giao thông tăng giá cũng khiến nhóm hàng này tăng mạnh. Cụ thể, giá vé máy bay tăng 0,76% chủ yếu ở phí và giá dịch vụ trong đó có giá dịch vụ phục vụ hành khách, giá dịch vụ an ninh, giá suất ăn hàng không.

Giá vé tàu hỏa tăng 2,55% do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá khi nhu cầu tăng cao chuẩn bị dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.

Trong khi đó, thời tiết các tỉnh miền Bắc đang chuyển sang mùa hè, các tỉnh miền Nam đang vào thời điểm nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng điện và nước tăng làm cho giá điện sinh hoạt tăng 0,14% và giá nước sinh hoạt tăng 0,42%.

Cũng do đầu năm, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,5%, nguyên nhân được cho là do nhu cầu xây dựng bắt đầu tăng, cùng với đó là việc Trung Quốc tiến hành cắt giảm sản lượng thép nên giá phôi thép và thép thành phẩm đều tăng. Điều này khiến giá nguồn cung trong nước tăng giá do cung thép trong nước bị giảm so với trước đây.

An Linh

Tag :CPI, chỉ số giá tiêu dùng, giá cả tăng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Cận cảnh nhà máy sô đa nghìn tỉ đồng “đắp chiếu”

Ông Nguyễn Thái Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Sản xuất sô đa Chu Lai - cho biết, để nhà máy hoạt động trở lại cần khoảng 300 tỉ đồng để sửa chữa những khiếm khuyết về môi trường, trả nợ lương công nhân, tu bổ lại hệ thống máy móc…

Nhà xưởng nhà máy sô đa Chu Lai xuống cấp vì đã ngưng hoạt động hơn 1 năm

Nhà xưởng nhà máy sô đa Chu Lai xuống cấp vì đã ngưng hoạt động hơn 1 năm

Đối với khoản nợ của các ngân hàng, ông Dũng cho hay đã được các bên thỏa thuận theo hướng cho phép doanh nghiệp cơ cấu lại nợ. Tức là doanh nghiệp được phép kéo dài thời hạn trả nợ ngân hàng. Chủ đầu tư nhà máy sô đa Chu Lai cũng cho biết, hiện đã có một đối tác “bơm” tiền vào để nhà máy sô đa Chu Lai “sống” lại.

Máy móc ngoài trời đã han gỉ

Máy móc ngoài trời đã han gỉ

“Đầu tháng 5 này, các công nhân sẽ bắt đầu tiến hành sửa chữa các thiết bị hư hỏng. Thứ 2 là đầu tháng 5, cổ đông mới sẽ cử đoàn chuyên gia vào cùng anh em cũ bàn bạc. Ai đi chăng nữa thì nhà máy phải vận hành chứ không thể không vận hành được”, ông Dũng nói.

Trao đổi với PV Dân trí về điều kiện để nhà máy sô đa Chu Lai hoạt động trở lại, ông Lê Vũ Thương - Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai cho biết, trước hết doanh nghiệp phải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Ông Thương cũng cho rằng, chí ít doanh nghiệp phải cần một khoản tiền trên 500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, nhiều loại máy móc vẫn còn bảo quản tốt

Tuy nhiên, nhiều loại máy móc vẫn còn bảo quản tốt

“Vấn đề cốt lõi để nhà máy sô đa Chu Lai hoạt động lại chính là vấn đề tài chính, từ xử lý các khoản nợ, vốn lưu động, làm lại hệ thống xử lý môi trường”, ông Thương nói.

Về vấn đề xử lý môi trường, ông Thương cho hay đây là vấn đề cốt lõi để sô đa Chu Lai hoạt động. Khi có nguồn tài chính, chủ đầu tư sô đa Chu Lai làm lại nhà máy, duy tu đường ống, xử lý môi trường. Khi làm xong, mời cơ quan chức năng đến kiểm tra, xét thấy kiểm tra đầy đủ, đảm bảo đầu ra không bị ô nhiễm môi trường thì cơ quan chức năng công nhận để hoạt động lại.

Tủ điện bên trong nhà máy như trái tim và vẫn đang hoạt động để duy trì một số thiết bị của nhà máy

Tủ điện bên trong nhà máy như trái tim và vẫn đang hoạt động để duy trì một số thiết bị của nhà máy

“Theo quy định thì Bộ TN-MT hoặc Bộ ủy quyền lại cho Sở TN-MT thành lập một hội đồng và đoàn xuống kiểm tra. Trước khi kiểm tra thì doanh nghiệp phải có số liệu báo cáo đầy đủ, đoàn thấy rằng việc đó đảm bảo đúng theo các quy định, hướng dẫn về việc xác nhận công trình này đã hoàn thành đánh giá tác động môi trường đảm bảo hết rồi thì cho nhà máy đi vào hoạt động”, ông Thương khẳng định.

Chủ đầu tư hy vọng sẽ khôi phục nhà máy trong vòng 4-5 tháng đến để có điều kiện trả nợ và thu hồi vốn

Chủ đầu tư hy vọng sẽ khôi phục nhà máy trong vòng 4-5 tháng đến để có điều kiện trả nợ và thu hồi vốn

Đến nay, ngoài các khoản nợ hơn 2.000 tỉ đồng của các ngân hàng, chủ đầu tư nhà máy sô đa Chu Lai này còn nợ các khoản thuế, lương công nhân, tiền điện, tiền thuê đất hơn 340 tỉ đồng.

Trước đó, do doanh nghiệp không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam phát đơn kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. Cùng với việc khởi kiện ra tòa, ngân hàng cũng thành lập tổ xử lý nợ, thuê bảo vệ để giữ tài sản thế chấp là nhà máy, hỗ trợ nhà đầu tư tìm đối tác để bán cổ phần.

​ Nhà máy sô đa Chu Lai

Trước đó, như Dân trí phản ánh, nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai được đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng. Sau 5 năm đầu tư với trang thiết bị có nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc, tháng 6/2015, nhà máy sản xuất sô đa Chu Lai đi vào hoạt động, đến tháng 8/2016 phải tạm dừng do gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, người dân phản đối quyết liệt.

Doanh nghiệp này từng bị xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường với số tiền hơn 700 triệu đồng. Tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản gửi Bộ TN-MT yêu cầu nhà máy sô đa Chu Lai tạm dừng hoạt động để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình của nhà máy này.

Công Bính

Tag :Nhà máy sô đa Chu Lai, xử lý môi trường, ô nhiễm môi trường, chủ đầu tư, tỉnh Quảng Nam


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Vì sao bầu Thắng chọn Đồng Tâm, chia tay KienLongBank?

Ông Võ Quốc Thắng quyết định chia tay KienLongBank (Ảnh: IT)

Ông Võ Quốc Thắng quyết định chia tay KienLongBank (Ảnh: IT)

Mới đây, ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đồng Tâm và là Chủ tịch HĐQT KienLongBank đã chọn ở lại Đồng Tâm, rời ghế chủ tịch ngân hàng.

Quyết định rời ghế chủ tịch HĐQT KienLongBank để tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, bầu Thắng sẽ không còn được ngồi cùng lúc “ghế nóng” tại KienLongBank và CTCP Đồng Tâm.

Quyết định lựa chọn ghế chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đồng Tâm cũng có lý do của bầu Thắng. Tại Đồng Tâm, bầu Thắng có lưu tình từ thuở hàn vi. Ông đến với Đồng Tâm từ năm 1993 khi đó còn có tên là Công ty TNHH SX-XD-TM Đồng Tâm cho đến ngày hôm nay.

Trong 24 năm qua, bầu Thắng đã kinh qua chức vụ Chủ tịch tại hàng loạt doanh nghiệp như: Công ty Liên doanh Gạch men Đồng Tâm, CTCP Đồng Tâm Miền Bắc, CTCP Đồng Tâm Miền Trung, CTCP Khu công nghiệp Long An, CTCP Cảng Long An, CTCP Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH Thể thao Đồng Tâm.

Khi gia nhập KienLongBank (tháng 4/2013), “Võ Quốc Thắng” đã trở thành một cái tên lừng lẫy.

Còn xét về phương diện ràng buộc lợi ích thì ở Đồng Tâm, bầu Thắng quyền lực là vậy, còn ở KienLongBank dù có ngồi ghế chủ tịch HĐQT nhưng ông không nắm một cổ phần nào của ngân hàng này. Nhưng nói thế không có nghĩa là vị trí tư lệnh tối cao tại KienLongBank của vị doanh nhân này là “hữu danh vô thực”, bởi, con trai ông, cổ đông Võ Quốc Lợi, hiện nắm tới hơn 14 triệu cổ phần, tương đương với tỷ lệ sở hữu 4,68% KienLongBank (cập nhật đến 30/6/2014).

Còn tại Đồng Tâm, theo các tài liệu công bố gần nhất, hiện bầu Thắng đang sở hữu tới 47,38% cổ. Anh trai ông Thắng là ông Võ Văn Khuyến nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT với tỷ lệ cổ phần 14,52%. Ngoài ra, liên quan đến ông Thắng, ông Khuyến còn có 7 cổ đông khác là vợ, anh chị em và con ruột của hai ông.

Hay xét ở góc độ hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng nói lên nhiều điều. Đồng Tâm hiện vốn điều lệ là 680 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận qua các năm: năm 2014 là 248,6 tỷ đồng, năm 2015 là 172,5 tỷ đồng, năm 2016 là 159,9 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2017 đạt 38,8 tỷ đồng.

Còn tại KienLongBank, từ ngày bầu Thắng giữ chức Chủ tịch HĐQT từ ngày 25/4/2013 đến nay lợi nhuận ngày càng "teo tóp". Với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng nhưng hiệu quả kinh doanh thì ngày càng giảm: năm 2013 là 313 tỷ đồng, năm 2014 là 176 tỷ đồng, năm 2015 là 165 tỷ đồng, năm 2016 là 121 tỷ đồng, năm 2017 là 252 tỷ đồng.

Khách hàng đang giao dịch tại KienLongBank (Ảnh: IT)

Khách hàng đang giao dịch tại KienLongBank (Ảnh: IT)

Thành lập vào năm 1995 tại Kiên Giang, KienLongBank ban đầu có tên gọi Ngân hàng TMCP Nông thôn Kiên Long, vốn điều lệ là 1,2 tỷ đồng và số nhân sự tổng cộng 10 người. Năm 2006, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Kiên Long qua việc chuyển đổi mô hình từ ngân hàng nông thôn lên thành thị. Cũng như các ngân hàng nông thôn lên thành thị khác, KienLongBank có cuộc chuyển đổi mạnh về vốn vào năm 2010, từ mức 1.000 tỷ đồng trước đó lên 3.000 tỷ đồng, bằng mức vốn pháp định tối thiểu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Song từ đó tới nay, đã qua nhiều năm, khi các ngân hàng khác lần lượt tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, 10.000 tỷ đồng và hơn thế thì KienLongBank vẫn là một trong số ít các ngân hàng chưa tăng thêm được đồng vốn nào. Mặt khác, KienLongBank còn đang khá chậm trễ trong hoạt động so với các ngân hàng khác, nhất là trong thời điểm ngành ngân hàng đang thăng hoa.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của ngân hàng này vẫn được đánh giá là thấp dưới thị giá, thanh khoản kém. Niêm yết trên sàn UpCom, hiện cổ phiếu KLB đang đứng giá 12.400 đồng/cổ phiếu (chốt phiên ngày 27.4).

Có thể thấy, xét vào ràng buộc lợi ích và lịch sử quan hệ, cho dù cùng nắm ghế Chủ tịch tại cả hai doanh nghiệp nhưng đối với bầu Thắng, Đồng Tâm và KienLongBank, ắt phải có nặng – nhẹ, vơi – đầy. Nếu được ví von, Đồng Tâm cũng được coi là doanh nghiệp "con đẻ" mà ông Thắng gắn bó nhiều năm qua. Còn đối với KienLongBank quá lắm cũng chỉ được ví như là một đứa “con nuôi”, chí ít là theo cách mà bầu Thắng đối xử với 2 đội bóng gắn tên 2 thương hiệu: Đồng Tâm Long An và Kienlongbank Kiên Giang. Vậy nên, việc bầu Thắng chọn Đồng Tâm, chia tay KienLongBank cũng không có gì bất ngờ.

Theo Ngân Nguyễn
Dân Việt

Tag :Võ Quốc Thắng, kienlongbank kiên giang, Đồng Tâm Long An, Bầu Thắng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Khu đô thị HANSSIP - Điểm khởi phát đô thị vệ tinh Phú Xuyên

Khu đô thị HANSSIP (giai đoạn 1) với hơn 600 căn liền kề, khu shophouse, nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển tổ hợp Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP), với quy mô diện tích lên tới 640 ha.

Khu đô thị HANSSIP tọa lạc tại xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Trong đó 500 ha là diện tích phát triển hạ tầng khu công nghiệp và 150 ha được dành cho phát triển khu đô thị. HANSSIP nằm trọn và là điểm khởi phát trong quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh công nghiệp - dịch vụ Phú Xuyên của Hà Nội về phía Nam, tiếp giáp mặt đường quốc lộ 1A (cũ) và đường quốc lộ 1B - cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Khu công nghiệp và Đô thị này được thiết kế đồng bộ hiện đại cho sức phát triển là đô thị vệ tinh công nghiệp - thương mại - Logistics mang tầm cỡ quốc tế do tập đoàn thiết kế hàng đầu Nhật Bản là Nikken Sekkei Civil (NSC) thực hiện. HANSSIP có tổng mức đầu tư lên tới 5 tỷ USD. Hiện giai đoạn 1 đã hoàn thành toàn bộ hạ tầng cả phần khu công nghiệp và khu đô thị gần 100 ha. Với các tiện ích như trung tâm thương mại, tổ hợp khách sạn, văn phòng, nhà trẻ mẫu giáo, trung tâm logistic, hải quan, chợ kinh doanh ô tô - thiết bị xe máy công nghiệp - xây dựng ... đang được hoàn thiện sẽ ra mắt vào quý 4/2018.

Quy hoạch Khu đô thị Thương mại Dịch vụ HANSSIP – giai đoạn 1

Quy hoạch Khu đô thị Thương mại Dịch vụ HANSSIP – giai đoạn 1

Điểm đặc biệt của HANSSIP – đó là với quy hoạch phát triển trở thành khu công nghiệp chuyên sâu ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Đã được nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm đầu tư, do có nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước cho khu công nghiệp này. Như được thuê đất lên tới 70 năm trong đó miễn 20 năm tiền thuê đất và các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vào thuê đất cũng như các chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại đây (miễn giảm thuế thu nhập cá nhân). Miễn giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị vật tư trong nước chưa sản xuất được…

Mặt khác Khu công nghiệp HANSSIP nằm ngay gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Với bề dầy truyền thống trong các lĩnh vực dệt may, da giầy, cơ khí, khảm trai, đúc đồng... đã xuất khẩu sản phẩm khắp trong nước và quốc tế. HANSSIP là điểm hội tụ để đẩy mạnh công tác giao thương, xúc tiến đầu tư, trung chuyển hàng hóa dịch vụ của các làng nghề. Nhằm phát triển các làng nghề, đóng góp quan trọng cho kinh tế xã hội tại địa phương Huyện Phú Xuyên - nơi đã, đang hình thành nên tổ hợp Khu công nghiệp hỗ trợ và Đô thị thương mại dịch vụ HANSSIP.

Chủ tịch Công ty N&G Corp Nguyễn Hoàng cùng đối tác nước ngoài và lãnh đạo UBND TP Hà Nội thực hiện trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư vào Khu công nghiệp HANSSIP. Sự kiện trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và các vị lãnh đạo Trung ương, quan khách quốc tế trong sự kiện “Hà Nội – Hợp tác và Đầu tư năm 2017”.

Chủ tịch Công ty N&G Corp Nguyễn Hoàng cùng đối tác nước ngoài và lãnh đạo UBND TP Hà Nội thực hiện trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư vào Khu công nghiệp HANSSIP. Sự kiện trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và các vị lãnh đạo Trung ương, quan khách quốc tế trong sự kiện “Hà Nội – Hợp tác và Đầu tư năm 2017”.

Do đó, các nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân đã đặt hàng mua ngay các sản phẩm đất liền kề, shophouse, thuê mặt bằng kinh doanh khu trung tâm thương mại, chợ ô tô xe máy thiết bị ... tại HANSSIP. Lễ công bố ra mắt Khu đô thị HANSSIP vừa qua với những đơn vị kinh doanh bất động sản (BĐS) - được Chủ đầu tư hợp đồng làm đại lý phân phối chính thức như Địa ốc Năm Châu, Liên minh BĐS GS, Công ty BĐS Nam Thành Công, Hà Nội Mới ... đã khẳng định thêm giá trị đúng hướng trong chiến lược hình thành và phát triển HANSSIP với tiêu chí “Điểm hội tụ - Đích thành công” của chủ đầu tư - Tập đoàn N&G Corp. Cũng như thể hiện niềm tin “An cư đắc lộc - Lạc nghiệp đắc tài” của các nhà đầu tư, tổ chức và các nhân mong muốn sở hữu những sản phẩm BĐS thực sự mang lại giá trị kinh doanh, giá trị sống bền vững tại HANSSIP trong một tương lai gần, đã hiện hữu và sẽ phồn vinh tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội và là điểm khởi phát Đô thị vệ tinh Phú Xuyên – Thủ đô Hà Nội.

Các nhà đầu tư, khách hàng tại lễ ra mắt Khu Đô thị Thương mại Dịch vụ HANSSIP do Công ty N&G Corp cùng Công ty CP Đầu tư và Phát triển dịch vụ BĐS Năm Châu (Năm Châu Group) phối hợp tổ chức cuối tháng 04 năm 2018 vừa qua.

Các nhà đầu tư, khách hàng tại lễ ra mắt Khu Đô thị Thương mại Dịch vụ HANSSIP do Công ty N&G Corp cùng Công ty CP Đầu tư và Phát triển dịch vụ BĐS Năm Châu (Năm Châu Group) phối hợp tổ chức cuối tháng 04 năm 2018 vừa qua.

Các nhà đầu tư, khách hàng thực hiện giao dịch ký hợp đồng và thanh toán tiền mua bất động sản liền kề và shophouse ngay tại lễ ra mắt Khu Đô thị Thương mại Dịch vụ HANSSIP

Lãnh đạo N&G Corp báo cáo công tác đầu tư xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội và Đô thị Thương mại Dịch vụ HANSSIP trước nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải tại trụ sở Tập đoàn N&G Corp.

Quy hoạch tổng thể 600 hecta Khu công nghiệp hỗ trợ và Đô thị Thương mại dịch vụ Nam Hà Nội (HANSSIP).

PV

Tag :khu công nghiệp


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates