Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG |
Thống kê gần nhất, tỉ lệ này mới đạt 39,21% cho thấy nếu đạt 50-60%, bức tranh của nền kinh tế có thể sẽ khác hơn rất nhiều.
Có nhiều thông tin tích cực để con số này sớm thành hiện thực.
Đó là nghị quyết trung ương 5 với sự khẳng định vai trò đầu tàu của khu vực kinh tế tư nhân.
Là Chính phủ đang điều hành với tinh thần kiến tạo và hành động. Là môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi với lạm phát thấp, tỉ giá - lãi suất ổn định. Là tinh thần khởi nghiệp đang tăng.
Là nền kinh tế không thể dựa mãi vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, phải dựa vào nội lực, mà khu vực năng động nhiều tiềm năng nhất là khối kinh tế tư nhân...
Nhưng để khai thác những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trên nhằm xây dựng một lực lượng kinh tế tư nhân hùng mạnh hơn, quy mô hơn cần những bước đi dài, đòi hỏi nỗ lực cả ở hai phía.
Trước hết, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đòi hỏi: “Kinh tế tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn kiểu cũ, thiếu chuẩn mực...”.
Đây là điều không hề đơn giản bởi không ít doanh nghiệp thuộc khu vực này đã quen làm ăn theo kiểu chạy chọt, thân quen, lợi nhuận nhiều - nộp thuế ít, thiếu tinh thần hợp tác - liên minh với nhau...
Nhưng để kinh tế tư nhân thay đổi, bung ra, có nhiều việc mà chính quyền phải làm nhanh, quyết liệt.
Đó là phải sớm thu hẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước khỏi những lĩnh vực không nhất thiết Nhà nước phải làm. Là phải xóa đi khả năng có những lợi ích nhóm, sự kết hợp giữa các bộ ngành với các doanh nghiệp trực thuộc. Là phải bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn - kể cả vốn viện trợ phát triển.
Là các bộ ngành, như Thủ tướng nói: “Phải có cả tâm lẫn tài. Tâm thôi không đủ mà còn phải nâng cao năng lực để bắt nhịp và thích ứng với đòi hỏi của kinh tế tư nhân”...
Vậy phải làm như thế nào? Đó là đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Là thu hồi những dự án, đất đai và cả cơ chế chính sách đã dành cho những doanh nghiệp nhà nước yếu kém, thua lỗ để trao lại cho những nhà đầu tư có năng lực.
Làm được việc này chính là trao cơ hội đến mọi doanh nghiệp có tiềm lực, là phân bổ lại nguồn lực, xóa bỏ nhóm lợi ích - những trở ngại được cho là đang níu chân kinh tế tư nhân phát triển.
Hãy thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải thiện môi trường kinh doanh. Bởi đã có không ít cuộc đối thoại giữa các bộ ngành và địa phương với doanh nghiệp nhưng chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới còn thua nhiều nước trong khu vực.
Cả xã hội đang dõi theo từng bước đi, sự lớn mạnh của khối kinh tế tư nhân mà tỉ trọng đóng góp cho GDP chính là thước đo.
Đó cũng chính là thước đo, đánh giá sự thay đổi của doanh nghiệp lẫn chính quyền, thước đo của sự thành công.
Nguồn: tuoitre.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét