Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Đại gia số 1 lỗ nặng: Chạy khỏi Hà Nội, co cụm ở Sài Gòn

Càng mở càng lỗ

Công ty TNHH MTVTM & Bất động sản Thùy Dương chi nhánh TP.HCM chính thức phát thông báo Parkson Flemington tại 184 Lê Đại Hành, phường 15, quận 11, TP.HCM ngưng hoạt động kinh doanh vào cuối tháng 1/2018, sau 8 năm hoạt động. Đây là TTTM lớn thứ 4 của thương hiệu này đóng cửa ở Việt Nam.

Sau khi bất ngờ đóng cửa trung tâm thương mại Parkson tại tòa nhà Landmark Keangam (Hà Nội) năm 2015, Parkson tiếp tục đóng cửa Parkson Paragon tại Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TP.HCM). Parkson chính thức đặt dấu chấm hết tại thị trường Hà Nội khi đóng cửa Parkson Viet Tower vào cuối 2016.

 Parkson không còn tại Hà Nội

Parkson không còn tại Hà Nội

Hiện Parkson chỉ còn 4 trung tâm thương mại gồm Parkson Lê Thánh Tôn (quận 1), CT Plaza (Tân Bình), Cantavil (quận 2), Hùng Vương (quận 5) tại TP.HCM. Ngoài ra, Parkson còn hai trung tâm thương mại ở Hải Phòng và Đà Nẵng.

Năm 2005, Parkson chính thức đặt chân vào Việt Nam. Khác với Big C, Metro, Parkson là thương hiệu chuyên về phân phối hàng thời trang, quản lý 75 trung tâm mua sắm thời trang tại Maylaysia và Trung Quốc.

Parkson đã kéo vào Việt Nam một số nhãn hiệu thời trang tên tuổi trên thế giới nhưng chưa từng xuất hiện như Porsche Design, Sub Jeans,...Tập đoàn này tham vọng mở hàng loạt TTTM Parkson tại các thành phố du lịch lớn và góp phần hiện đại hóa ngành công nghiệp bán lẻ tại Việt Nam.

Tham vọng là vậy, song từ khi vào thị trường Việt Nam, Parkson liên tục kinh doanh thua lỗ. Theo Star, Parkson có mức tăng trưởng âm 5% trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Tình hình kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn do thị trường bán lẻ ngày càng chật chội và cạnh tranh gay gắt.

Theo số liệu mới được Parkson Retail Asia công bố, Parkson lỗ trong toàn bộ 4 quý của năm 2017 và doanh thu cũng có chiều hướng đi xuống. Tăng trưởng doanh số của cùng một cửa hàng quý 4/2017 so với cùng kỳ năm trước là âm 2,3%. Tổng cộng, Parkson đạt doanh thu khoảng gần 500 tỷ đồng trong năm qua và chịu lỗ hơn 60 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2015, cổ đông của công ty mẹ Parkson Retail Asia đón nhận cú sốc tài chính lớn khi công ty thua lỗ tới gần 1.300 tỷ đồng tại Việt Nam và khiến cả tập đoàn lỗ tổng cộng 850 tỷ đồng.

Năm 2015, khi chia sẻ về lý do đóng cửa Parkson Landmark, công ty này cho hay: “Kể từ khi mở cửa năm 2011, hoạt động kinh doanh của Parkson Landmark chưa một ngày đạt được doanh thu theo như kế hoạch đề ra và các quầy hàng của đối tác cũng đang phải chịu những khoản lỗ lớn cho đến nay”.

  Ồ ạt đóng cửa trung tâm thương mại

Ồ ạt đóng cửa trung tâm thương mại

Đại gia lao đao

Không chỉ riêng tại Việt Nam, Parkson đang gặp khó khăn tại nhiều nước trong khu vực. Hoạt động của tập đoàn này tại Myanmar vẫn không mang lại hiệu quả đáng kể, trong khi ở Indonesia còn ở mức tăng trưởng âm 8%.

Tại Malaysia, hoạt động bán lẻ của Parkson mặc dù có mức tăng trưởng doanh thu 4%, lên đến khoảng 2,787 tỷ đồng do sự đóng góp của các cửa hàng mới. Nhưng, khoản lỗ vẫn lên tới khoảng 112,8 tỷ đồng so với lợi nhuận khoảng 10 tỷ đồng vào năm trước.

Tại Trung Quốc, hoạt động kinh doanh tăng trưởng 2% so với năm trước với doanh thu tăng 4% lên 7,5 tỷ đồng trong nửa đầu năm tài chính. Báo cáo của Parkson Trung Quốc cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 182,4 tỷ đồng so với mức lỗ 484,5 tỷ đồng một năm trước.

Parkson Holdings Bhd công bố lỗ ròng 79 tỷ đồng trong quý II kết thúc vào ngày 31 tháng 12/2017. Tập đoàn cho biết thiệt hại này là do khoản lỗ 205 tỷ đồng, dẫn đến khoản doanh thu trước thuế lỗ 17 tỷ đồng trong quý.

Trong sáu tháng đầu của năm tài chính, Parkson đã lỗ ròng ròng 327 tỷ đồng so với lợi nhuận ròng 57,57 tỷ đồng trong năm ngoái.

Trước những khó khăn, Parskon vẫn tỏ ra lạc quan. Parkson cho biết hoạt động bán lẻ của họ sẽ được hưởng lợi từ chi tiêu tiêu dùng cao hơn trong các lễ hội năm mới của Trung Quốc diễn ra trong quý thứ ba của năm tài chính.

“Tập đoàn tin tưởng vào hoạt động bán lẻ của Trung Quốc và tin rằng chiến lược chuyển đổi của Tập đoàn tập trung vào đa dạng bán lẻ cùng với việc tối ưu hoá mạng lưới các cửa hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm đang giữ cho Tập đoàn đi đúng hướng”, báo cáo cho hay.

Mặc dù hoạt động của Parskon tại khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ tiếp tục thách thức và cạnh tranh gay gắt, Tập đoàn này sẽ tiếp tục theo dõi việc thực hiện chiến lược cũng như hiệu suất của các cửa hàng.

Theo: Nam Hải

Vietnamnet

Tag :vị trí số 1, trung tâm thương mại, nhãn hiệu thời trang, trung tâm mua sắm


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blogger templates