Được biết, Uỷ ban này dự kiến sẽ quản lý hơn 30 tập đoàn, tổng công ty đã và đang trực thuộc các bộ, ngành liên quan với số vốn khoảng 5,4 triệu tỷ đồng. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thường được gọi là "Siêu Uỷ ban" khi quản lý nhiều tập đoàn, doanh nghiệp với quy mô vốn lớn của đất nước.
Thủ tướng trao quyết định cho Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Chủ trương tách bạch giữa quản lý Nhà nước và quản lý vốn từ lâu nhưng chưa làm được, chưa có cơ quan quản lý chuyên trách, nên đã xảy ra một số thất bại tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
"Bây giờ đã có Ủy ban chuyên quản lý vốn Nhà nước thì các bộ, ngành phải tách chức năng này ra càng sớm càng tốt", Thủ tướng nói rõ.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh mục tiêu của Uỷ ban trong thời gian sắp tới là: Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tập trung đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động mọi mặt của DNN.
Về cổ phần hóa, phải dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, lên sàn chứng khoán, “chứ không có chuyện nhập nhằng”, phải mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, đặc biệt chú trọng việc phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng trong tất cả các hoạt động, các khâu của cổ phần hóa.
Thủ tướng cho biết: Nhiệm vụ của Uỷ ban rất quan trọng vì cơ quan của chúng ta thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm quản lý khối lượng tài sản và vốn Nhà nước rất lớn tại doanh nghiệp
Theo Thủ tướng, tham nhũng trong khu vực Nhà nước còn nặng nề. Tình trạng "sân sau" còn lớn, tình trạng gia đình, bà con thân quen, dòng tộc trong DNNN vẫn có. Do đó, chỉ cần hạn chế tối đa những tiêu cực trong DNNN, giảm chi phí bất hợp lý thì DNNN đã đóng góp quan trọng hơn trong cơ cấu GDP của quốc gia, Thủ tướng nhấn mạnh.
"Cần hạn chế tối đa tình trạng “cha chung không ai khóc”, "cha chung của chung", buông lỏng quản lý, không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, để xảy ra hậu quả rất xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN", Thủ tướng lưu ý.
Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu, nguyên tắc cổ phần hóa là công khai, minh bạch, lên sàn chứng khoán, “chứ không có chuyện nhập nhằng”, phải mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, đặc biệt chú trọng việc phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng trong tất cả các hoạt động, các khâu của cổ phần hóa.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý: "Uỷ ban cần chọn người tốt, bố trí đúng người, đúng việc, không để kẽ hở cho việc tham nhũng, tiêu cực là rất quan trọng. Không đưa vào Ủy ban những cán bộ không đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị".
Nguyễn Tuyền
Tag :cổ phần hoá, lợi ích nhóm, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước, siêu uỷ ban, Thủ tướng
Nguồn: dantri.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét