Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Giải mã hiện tượng giá cước vận tải biển đi Úc tăng đột biến

 Giá cước vận tải biển đi Úc tăng đột biến trong thời gian qua (Ảnh minh họa)

Giá cước vận tải biển đi Úc tăng đột biến trong thời gian qua (Ảnh minh họa)

Trong văn bản gửi Chính phủ và một số bộ ngành gần đây nhất, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam lý giải việc giá cước phí tàu biển tăng như vậy là do các chủ tàu Việt Nam chưa có thể vận chuyển container từ Việt Nam đến các cảng của Úc.

Do vậy, 100% hàng xuất và nhập đóng container từ và đến Úc đều do các hãng tàu nước ngoài đảm nhận. Kéo theo đó, giá cước vận chuyển cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của chủ hàng với chủ tàu. Phía Việt Nam không liên quan đến việc định đoạt giá cước với các tuyến này.

Hiệp hội này lý giải việc giá cước vận tải container tuyến Việt Nam đi Úc cao hơn tuyến từ Trung Quốc đi Úc, có thể xuất phát từ việc phía Việt Nam không có tuyến tàu container chạy trực tiếp, do đó hàng xuất của Việt Nam buộc phải chuyển tải qua Singapore, Malaysia… Hàng chuyển tải thì sẽ bị đội chi phí vận tải, phí bốc dỡ…

Bên cạnh đó, hàng xuất của Việt Nam đi Úc đóng container hiện vẫn chưa nhiều và thường xuyên nên chủ hàng Việt Nam chưa đủ thế và lực để đàm phán giá cước với chủ tàu.

Ngoài ra, việc chi phí đội cao theo hiệp hội có thể xuất phát từ yếu tố mùa vụ, hàng nước ngoài áp đặt thêm phụ phí và bản chất đây là hình thức tăng giá cước.

Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam mới đây cũng cho thấy, hiện nay có khoảng 40 hãng tàu biển nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và đảm nhận khoảng 88% hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam đi quốc tế. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt thường sử dụng hình thức mua CIF (mua tại cảng đến), bán FOB (bán tại cảng đi) nên thương quyền thuê tàu và đàm phán hợp đồng vận chuyển chủ yếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.

Trong những năm gần đây, giá cước tàu biển ở Việt Nam thường cao hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Singapore... từ 10-15%/container nên đang làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Thực tế cho thấy, khi chi phí vận chuyển tăng đồng nghĩa với cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cũng giảm đi rất nhiều.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tại Diễn đàn logistics Việt Nam 2017 diễn ra hồi trung tuần tháng 12, cũng cho thấy Việt Nam nằm trong số các quốc gia có cước phí vận tải đắt so với khu vực và thế giới.

“Chi phí vận chuyển logistics tính theo tỷ trọng GDP khoảng 18-20%, gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn 4% mức bình quân toàn cầu”, báo cáo của WB chỉ rõ.

H. Anh

Tag :giá cước vận chuyển, tàu Việt Nam, vận tải biển


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blogger templates