Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Không nên lạm dụng, tùy tiện đóng dấu 'mật' vào văn bản

Không nên lạm dụng, tùy tiện đóng dấu mật vào văn bản - Ảnh 1.

Hôm trước, cơ quan tôi nhận được văn bản đề nghị góp ý về công tác quản lý nhà nước thông thường, không có chứa nội dung phải bảo mật, thậm chí phải công khai càng sâu rộng tốt nhưng góc trái

Tôi có ý kiến đối với anh bạn làm ở cơ quan phát hành văn bản trên là tại sao lại đóng dấu mật khi văn bản chẳng có gì là mật này? Anh bảo: "Biết thế nhưng cứ đóng dấu mật cho chắc!". 

Nhân tiện anh cũng khuyên tôi nên thường xuyên "sử dụng" dấu mật để bảo vệ mình! Lý do là nếu có đóng sai thì chẳng ai xử lý, chẳng làm sao nhưng không đóng lỡ chẳng may… thì bị xử lý! Và thực tế cũng đúng như vậy thật! 

Có thể khẳng định rằng việc đóng dấu mật vào các văn bản chỉ đạo, quản lý, điều hành là cần thiết, phù hợp với quy định pháp luật nhằm bảo mật các thông tin nội bộ quan trọng, nhất là liên quan đến an ninh, quốc phòng.  

Việc lạm dụng, tùy tiện đóng dấu mật vào các văn bản thông thường, không chứa nội dung mật của một số cơ quan, đơn vị là bất hợp lý, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Bởi vì, các văn bản nội dung không chứa các nội dung mật thì cần công khai rộng rãi cho nhiều người biết để thực hiện, kiểm tra, giám sát".

Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Như vậy, những người cần áp dụng, triển khai hoặc có chức năng kiểm tra, giám sát sẽ nắm được nội dung và triển khai hiệu quả. 

Ngược lại văn bản không có nội dung mật nhưng cố tình đóng dấu mật dẫn đến người cần áp dụng không biết, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả, không đúng tinh thần của văn bản nên rất nguy hiểm.

Văn bản đóng dấu mật thì phải thực hiện việc quản lý, lưu trữ và áp dụng theo chế độ mật, chặt chẽ và rất ít người biết văn bản đó. 

Vì vậy, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng việc đóng dấu mật để đóng vào các văn bản bắt buộc phải công khai nhằm che dấu thông tin hoặc làm trái quy định pháp luật để trục lợi, nhất là liên quan đến lĩnh vực kinh tế như quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản... 

 Một số trường hợp lợi dụng quy định mật để cố tình bưng bít, bao che, không cung cấp thông tin cho dư luận về các sai phạm của cơ quan, đơn vị hoặc nhóm lợi ích gây khó khăn cho công tác kiểm tra, điều tra, giám sát và xử lý các sai phạm. 

Thậm chí, quy định về đóng dấu mật đã trở thành "bùa hộ mệnh" cho những kẻ tham nhũng, tiêu cực cố tình bưng bít, che dấu thông tin để làm lợi cho mình.

Bên cạnh đó, hiện nay một số cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản xác định như thế nào là mật, cách thức xác định độ mật chưa cụ thể, rõ ràng nên rất khó cho việc triển khai, áp dụng trên thực tế. 

Đã có nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân do không nắm được danh mục văn bản mật, nội dung nào là mật nên vô tình vi phạm pháp luật, thậm chí trở thành tội phạm.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần có biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng, tùy tiện trong việc đóng dấu mật vào các văn bản thông thường, văn bản cần công khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, kiểm tra, giám sát. 

Song song với đó, cần quy định rõ văn bản nào là mật, độ mật, vì sao mật để cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện tốt chế độ bảo mật.

Như vậy, sẽ hạn chế sự tùy tiện, lạm dụng hoặc thiếu khách quan, minh bạch trong việc đóng dấu mật có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi ích của công dân, tổ chức. Đồng thời, góp phần ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực có xu hướng gia tăng hiện nay.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào về sự tùy tiện, lạm dụng đóng dấu mật vào văn bản như hiện nay? Xin mời bạn gửi những sẻ chia, cảm nhận của mình về địa chỉ: dandt@tuoitre.com.vn hoặc tto@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!


Nguồn: tuoitre.vn
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blogger templates