Để đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng quản trị dựa trên nên tảng kế toán tài chính, Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Công chứng Anh quốc CIMA đã giới thiệu với nội dung chuyên sâu, tập trung về các kiến thức và kỹ năng thiết yếu trong công tác kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp, cân bằng giữa 2 yếu tố: kế toán và quản trị. Chương trình học được thiết kế nhằm xây dựng 4 năng lực chính: kỹ năng chuyên môn (technical skills), kỹ năng kinh doanh (business skills), kỹ năng quản lý con người (people skills) và kỹ năng lãnh đạo (leadership skills).
Học viên chương trình CIMA được rèn luyện những kỹ năng này thông qua các bài tập tình huống từ những câu chuyện kinh doanh thực tiễn. Những tình huống được nghiên cứu có thể đến từ bất kỳ ngành nghề nào, từ các vấn đề mang tính kỹ thuật (chuỗi cung ứng, rủi ro tài chính, kiểm soát nội bộ, chiến lược kinh doanh, định giá doanh nghiệp để mua bán hoặc sát nhập…) đến các tình huống liên quan tới đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội (CSR), khủng hoảng thương hiệu… Những bài tập tình huống này được xây dựng dựa trên những biến động của thị trường, sự phát triển của công nghệ, các bước tiến của xã hội theo thời gian như Big data, fintech, xe không người lái, năng lượng sạch…
Qua đó, học viên không chỉ nắm vững kiến thức về tài chính, kế toán, quản trị, mà còn có khả năng ứng dụng toàn bộ kiến thức tổng hợp để nghiên cứu, thảo luận và cuối cùng đưa ra khuyến nghị tới ban lãnh đạo. Trong bài tập tình huống, học viên đóng các vai trò từ chuyên viên tài chính (finance officer), tới trưởng phòng tài chính (finance manager) và cao nhất là giám đốc tài chính (CFO). Những quyết định của họ là đồng bộ, toàn diện và có tác động ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Và đây chính là điều mà tất cả các doanh nghiệp cần ở một nhà quản trị, chuyên gia tài chính và giám đốc tài chính chuyên nghiệp thời hiện đại.
Chương trình CIMA được chia làm 3 cấp độ trong doanh nghiệp: chuyên viên, phó/trưởng phòng và giám đốc. Hiện tại CIMA đang triển khai chương trình CGMA CPP (Operational, Management & Strategic Levels) dành cho người đi làm với ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Như vậy, học viên có thể rút ngắn thời gian học và được chọn học ở cấp độ phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của mình.
CIMA cũng có chính sách đặc biệt dành cho học viên đã hoàn tất chương trình MBA hoặc hội viên các hiệp hội nghề nghiệp khác thông qua chương trình Master-gateway hoặc Professional-dateway. Đặc biệt, hội viên VACPA được học theo chỉ cần hoàn tất 4 môn thi ở cấp độ chiến lược.
Về Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Công chứng Anh quốc CIMA
Được thành lập năm 1919, là Hội nghề nghiệp Kế Toán Quản Trị đứng đầu và lớn nhất thế giới. Chương trình CIMA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu về quản trị tài chính và quản trị chiến lược, cung cấp cho người học kiến thức mang tính thực tế cao giúp họ thành công trong các vị trí quản lý.
Hoàn thành chương trình CIMA, học viên sẽ gia nhập vào Hiệp hội nghề nghiệp Kế toán Quản trị CIMA với hơn 227,000 hội viên và học viên, và cùng lúc nhận được danh hiệu CGMA (Chartered Global Management Accountant) - Kế toán Quản trị Công chứng Toàn cầu - do CIMA và Viện Kế toán Công chứng Hoa kỳ (AICPA) đồng sáng lập. Chức danh CGMA nâng cao ngành nghề kế toán quản trị, và được công nhận trên thế giới là chứng chỉ tài chính phù hợp nhất cho kinh doanh.
Tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng với nhu cầu cấp thiết của công tác quản trị chiến lược trong DN, CIMA đã và đang được các tổ chức và DN ở Việt nam tin tưởng cử nhân viên và quản lý theo học như ngân hàng (HSBC, Standard Chartered Bank…), tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (Unilever, PepsiCo, P&G, Masan…), hãng kiểm toán (PwC, EY, KPMG, Deloite…), tổ chức phi lợi nhuận (Ngân hàng thế giới, ADB…),v.v.
Theo ông Trần Minh Mẫn, giám đốc tài chính, công ty PepsiCo Foods Vietnam: “CIMA sẽ rất thích hợp cho những ai muốn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, lại có kiến thức về các thông số tài chính. Hiện tại các DN tại Việt Nam đang rất thiếu những nhân lực như vậy. Chắc chắn, đây sẽ là nhu cầu rất lớn trong tương lai từ hầu hết các DN ở Việt Nam”
Để có thông tin về tình huống các nhà quản trị có thể gặp phải và gợi ý của CIMA về cách giải quyết tình huống, FTMS tổ chức buổi workshop tại Hà Nội có sự tham gia của diễn giả Phan Thế Vũ, CFO tập đoàn Hanesbrands, cũng đồng thời là hội viên CGMA với chủ đề :
“Khủng hoảng thương hiệu – Phương pháp xác định và kiểm soát rủi ro cho DN từ góc nhìn CIMA”
Thời gian: 18h30, thứ 5, 11/01/2018
Địa điểm : Phòng New York, FTMS, Tầng 2, Toà nhà Cland, 156 Ngõ Xã Đàn 2, Quận Đống Đa, Hà nội
Tag :tài chính doanh nghiệp, quản trị chiến lược, CIMA, giải quyết tình huống
Nguồn: dantri.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét