This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Giá vàng sẽ "biến thiên" thế nào trong năm 2018?

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2017, giá vàng giao ngay tăng 0,67% lên mức 1.302,5 USD/ounce; Giá vàng tương lai tăng 0,93%, ở mức 1.309,3 USD/ounce, cao hơn 12% so với năm ngoái.

Trong năm 2017, giá vàng đã dao động trong biên độ từ 1.145 USD - 1.357 USD/ounce.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, đà tăng của giá vàng thế giới do chịu tác động từ những bất ổn chính trị cũng như đồng USD suy yếu mạnh. Những lo ngại này đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng làm nơi trú ẩn, khiến giá vàng thế giới liên tục tăng cao.

Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2017 ở mức 36,54 triệu đồng/lượng (mua vào) - 36,64 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và bán buôn.

Tương tự, giá vàng SJC tại TPHCM được doanh nghiệp niêm yết ở mức 36,47 triệu đồng/lượng - 36,67 triệu đồng/lượng.

Tính chung cả năm 2017, giá vàng trong nước tăng khoảng 350.000 đồng/lượng.

Còn nhớ, phiên mở cửa thị trường vàng đầu năm 2017, giá vàng SJC tại Hà Nội điều chỉnh tăng chiều mua vào, còn chiều bán ra giữ nguyên so với cuối năm 2016. Theo đó, vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 5,1 triệu đồng/lượng.

 Nhiều dự báo cho thấy giá vàng có thể đạt mốc 1.400 USD/ounce trong năm 2018 (ảnh minh họa).

Nhiều dự báo cho thấy giá vàng có thể đạt mốc 1.400 USD/ounce trong năm 2018 (ảnh minh họa).

Trong năm 2017, vàng được coi là kênh đầu tư và là tài sản an toàn trong bối cảnh Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khác tìm cách ngăn chặn và khắc chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Nhận định về xu hướng giá vàng trong năm 2018, trong số 1.527 độc giả tham gia khảo sát của Kitco, có tới 975 người, tương đương 64%, dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng.

Đặc biệt, có 360 người, tương đương 24%, dự báo giá vàng sẽ đạt mốc 1.500 USD/ounce vào năm tới; 264 người, tương đương 17%, nhận định giá vàng sẽ lên tới mốc 1.400 - 1.499 USD/ounce; 351 người, tương đương 23%, cho rằng giá vàng sẽ tăng lên 1.300 -1.399 USD/ounce vào năm 2018.

Ngược lại, đối với những người dự báo giá vàng giảm, có 82 người, tương đương 5%, dự báo giá vàng sẽ giảm xuống mức 1.200 - 1.299 USD/ounce; 26 người, tương đương 2%, dự báo giá vàng giảm xuống mức 1.100 -1.199 USD/ounce. Đặc biệt, có tới 444 người, tương đương 29%, dự báo giá vàng sẽ giảm mạnh và kết thúc năm 2018 ở dưới 1.100 USD/ounce.

Năm 2018, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt bằng việc điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng với đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể lùi bước trở lại, lập trường chính sách liên tục dễ dàng ở Nhật và nỗ lực của các ngân hàng trung ương Trung Quốc để tái cân bằng tăng trưởng kinh tế sẽ có ảnh hưởng tới giá vàng

Ông George Gero, Giám đốc tại RBC Wealth Management trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, cho biết, ông nhìn thấy giá vàng tăng lên 1.400 USD vào cuối năm 2018.

Trong khi đó, 15/23 chuyên gia của phố Wall, tương đương 65%, dự báo giá vàng sẽ tăng cao hơn trong năm 2018; 7 chuyên gia, tương đương 30%, nhận định giá vàng giảm trong năm 2018 và chỉ 1 người (4%) cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.

An Hạ

Tag :giá vàng SJC, giá vàng thế giới, bất ổn chính trị, năm 2018


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Đón năm mới ở quán bar sang chảnh với giá 1 bitcoin, tương đương 13.000 USD

Quán bar có tên Skyline, trên tầng thứ 45 của tòa nhà chọc trời nhìn ra bến sông lấp lánh của thành phố Singapore hứa hẹn sẽ cho những người tham dự bữa tiệc năm mới một đêm sang trọng, với champagne, sò biển và trứng cá muối.

Nhưng giá của gói dịch vụ này không hề rẻ khi giá đồng Bitcoin đã tăng đáng kể trong những tháng gần đây, dao động quanh mức 13.000 USD (tương đương gần 300 triệu đồng) vào hôm qua (31/12).

Các khách hàng thưởng thức rượu tại quán bar Skyline và ngắm nhìn thành phố đón năm mới từ trên cao. (Nguồn: AFP)

Các khách hàng thưởng thức rượu tại quán bar Skyline và ngắm nhìn thành phố đón năm mới từ trên cao. (Nguồn: AFP)

Bữa tiệc đón năm mới này tại Skyline có tên “Bianco” với những người tham gia mặc quần áo màu trắng, thưởng thức rượu và khiêu vũ trước khi xem màn pháo hoa năm mới ngay trước mắt.

Theo South China Morning Post, đây là lần đầu tiên quán bar này đồng ý thanh toán bằng Bitcoin. Bên cạnh đó, khách hàng vẫn có thể trả bằng tiền mặt.

Quản lý Skyline, ông Subaish Rajamanickam cho biết, họ đã nhận được rất nhiều yêu cầu về gói dịch vụ này nhưng chưa ai đăng ký.

Ý tưởng cho bữa tiệc năm mới này đã đến sau khi quán bar cho chạy thử thành công việc thanh toán bằng tiền ảo với những người làm về công nghệ tài chính đang bùng nổ trong thành phố.

Đáng nói, Skyline cũng là câu lạc bộ đầu tiên ở Singapore chấp nhận thanh toán bằng đồng Ethereum, một loại tiền ảo là “đối thủ” của đồng Bitcoin.

Rajamanickam cho biết: “Về cơ bản những loại tiền ảo đều được chấp nhận thanh toán tại đây”.

Tuy nhiên, hầu hết những khách hàng đến Skyline vẫn trả bằng tiền mặt và có một số người hoài nghi về việc đầu tư Bitcoin do giá cả biến động gần đây.

Spencer Campbell, một nhà tư vấn tài chính 47 tuổi cho biết: “Quá đắt để mua rượu hoặc tiến hành bất kỳ giao dịch nào bằng cách sử dụng tiền ảo ở đời thực hiện nay”.

Tờ South China Morning Post cho biết, bitcoin đã được sử dụng để mua tất cả mọi thứ từ bánh pizza đến ô tô và ngày càng được chấp nhận bởi các công ty lớn như công ty du lịch trực tuyến Expedia.

Thêm nữa, tiền ảo đã tăng giá hơn 25 lần trong năm nay và đạt mức kỷ lục khoảng 19.500 USD hồi đầu tháng 12.

Các nhà phân tích tài chính dựa trên sự tăng giá gần đây của những đồng tiền ảo này và cho rằng các nhà quản lý Hoa Kỳ nên có quyết định cho phép đồng bitcoin được buôn bán trên các sàn giao dịch lớn trong tương lai.

Tuy nhiên, đồng Bitcoin đã lao dốc sau một loạt cảnh báo từ các Chính phủ, bao gồm cả Chính phủ Singapore, và các nhà phân tích tài chính cũng đưa ra các nguy cơ và sự biến động liên quan đến tiền ảo.

Hồng Vân
Theo South China Morning Post

Tag :quán bar, bitcoin, tiền ảo, đón năm mới


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Việt Nam có nữ tỷ phú lọt Top 1.000 người siêu giàu thế giới

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Theo cập nhật mới nhất của Tạp chí Forbes, đến 31/12/2017, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nhà đồng sáng lập, Chủ tịch Sovico Holdings đã nâng khối tài sản ròng nắm giữ lên tới 2,5 tỷ USD, xếp thứ 988 thế giới - chính thức lọt Top 1.000 người siêu giàu do tạp chí này thống kê.

Năm nay 47 tuổi, bà Thảo là 1 trong 2 người được Tạp chí Forbes ghi nhận là “tỷ phú đô la” tại Việt Nam, sau ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (có tài sản ròng đạt 4,3 tỷ USD).

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo được Forbes đánh giá là người giàu thứ 2 tại Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo được Forbes đánh giá là người giàu thứ 2 tại Việt Nam.

2017 là một năm đặc biệt đối với bà Nguyễn Thị Phương Thảo khi hãng bay Viet Jet chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán vào ngày 28/2 và đưa tên tuổi bà vào danh sách những người siêu giàu của Việt Nam và thế giới.

Trên cương vị Tổng giám đốc Viet Jet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang sở hữu gần 39,6 triệu cổ phiếu VJC và gián tiếp sở hữu 129 triệu cổ phiếu này thông qua Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny do bà làm chủ.

Cổ phiếu VJC đã có một năm diễn biến đầy ấn tượng với mức đóng cửa 146.800 đồng/cổ phiếu, là một trong những mã có thị giá cổ phiếu cao nhất trên thị trường hiện nay. Đây cũng là đỉnh giá của VJC trong năm. So với mức giá hơn 76.000 đồng thời điểm mới niêm yết, giá cổ phiếu VJC đã tăng tới 93%.

Mức giá hiện nay của VJC đưa vốn hoá thị trường của Viet Jet đạt hơn 66.200 tỷ đồng và tài sản của bà Thảo thông qua sở hữu cổ phiếu VJC lên gần 19.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, bà Thảo cũng đang là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HD Bank) - ngân hàng này dự kiến cũng sẽ niêm yết trên sàn TPHCM vào đầu năm 2018. Bà đang nắm hơn 10,3 triệu cổ phiếu HD Bank.

Bích Diệp

Tag :Viet Jet, Vietjet Air, CEO Viet Jet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, tỷ phú đô la, Forbes


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Thanh tra Chính phủ nêu nhiều vi phạm tại Vietcombank

Ngày 29/12, Thanh tra Chính phủ đã phát đi thông báo kết luận thanh tra  việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Với nội dung thanh tra tập trung vào các hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính, mua sắm tài sản…, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện một số vi phạm của Vietcombank trong cho vay, giải ngân vốn vay, bán nợ và đầu tư tài chính.

Một số hồ sơ tín dụng còn sơ sài

Theo đó, trong hoạt động tín dụng mà cụ thể là công tác thẩm định, phê duyệt cho vay, Thanh tra Chính phủ phát hiện một số hồ sơ tín dụng có hồ sơ pháp lý khách hàng, dự án không đầy đủ, thẩm định hồ sơ vay vốn, năng lực tài chính thiếu chính xác; báo cáo thẩm định chưa phân tích, đánh giá khá năng, nguồn trả nợ, hiệu quả dự án, phương án vay vốn; thẩm định hạn mức tín dụng, vòng quay vốn, thời hạn cho vay, nguồn vốn tự có, vốn huy động khác chưa đủ cơ sở, thiếu chính xác…

Về giải ngân vốn cho vay, một số hồ sơ được giải ngân khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt, chứng từ giải ngân không đầy đủ, giải ngân cho vay mới khoản vay cũ hoặc trả lãi vay, có trường hợp giải ngân mà không kiểm tra các hoá đơn chứng từ dẫn đến khách hàng giả mạo, sửa chữa nâng giá trị hoá đơn lên nhiều lần để rút vốn ngân hàng.

Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của Vietcombank cũng có một số khuyết điểm, vi phạm, trong đó nổi lên là việc kiểm tra sơ sài, chung chung, chưa đánh giá dòng tiền giải ngân dẫn đến việc ngân hàng không kiểm soát được việc sử dụng vốn, khả năng trả nợ.

Liên quan đến tài sản bảo đảm và phân loại nợ, Thanh tra Chính phủ cho biết một số hồ sơ nhận thế chấp tài sản bảo đảm không đủ điều kiện bảo đảm theo quy định. Hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo của một số hồ sơ không có công chứng, không mua bảo hiểm đầy đủ; tài sản đảm bảo không đủ theo tỷ lệ cam kết trong hợp đồng tín dụng; không ký lại hợp đồng thế chấp khi hết hiệu lực... Một số hồ sơ thực hiện xếp hạng khách hàng, phân loại, cơ cấu nợ chưa đúng quy định.

Cùng với đó, một số hồ sơ xử lý rủi ro có nguyên nhân từ việc khi cho vay, Vietcombank đã vi phạm quy định của hoạt động tín dụng. Sau khi xử lý rủi ro, ngân hàng chưa có biện pháp kiên quyết, phù hợp như phát mại tài sản, bán nợ... để thu hồi nợ.

Trong hoạt động bán nợ, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra Vietcombank có khuyết điểm, vi phạm trong việc ban hành 2 quyết định về hướng dẫn mua bán nợ không rõ ràng, cụ thể, dẫn đến trong quá trình thực hiện có sự nhầm lẫn giữa các bước.

Cơ quan thanh tra cũng phát hiện Công ty VAMC uỷ quyền cho ngân hàng bán các khoản nợ theo kiểu thoả thuận trực tiếp với khách khi chưa cơ cấu nợ theo đấu giá là chưa đúng với quy định tại điều khoản của Thông tư 19, Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, VAMC tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước ban hành một văn bản không đúng quy định.

Chậm thoái vốn đầu tư kém hiệu quả

Với hoạt động đầu tư tài chính, Thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm của Vietcombank trong việc việc góp vốn, mua cổ phần chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Vietcombank có cổ phần tại Gentraco từ tháng 7/2006 đến tháng 10/2014 và tại Ngân hàng Quân đội (MB) từ năm 1994 nhưng Gentraco hoặc công ty con của MB lại là cổ đông của Vietcombank là trái quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Vietcombank cũng chậm thực hiện việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực và những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.

Đáng chú ý, hiệu quả đầu tư của Vietcombank chưa tương xứng với việc tăng vốn đầu tư trong giai đoạn 2014-2015.  Cụ thể, giá trị đầu tư năm 2014 là hơn 5.170 tỷ đồng, năm 2015 là hơn 5.375 tỷ đồng nhưng thu nhập từ cổ tức lại giảm, lần lượt là hơn 438 tỷ đồng và hơn 265 tỷ đồng.

Trong hoạt động mua sắm tài sản, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra một số vi phạm của Vietcombank. Qua kiểm tra 2 gói thầu công nghệ thông tin, Vietcombank đã thực hiện không đúng quy trình và nội dung đầu tư, các yêu cầu về bảo mật, năng lực cán bộ thực hiện dự án... Điều này dẫn đến khi trúng thầu và các hợp đồng được ký thì các nhà thầu đã chuyển nhượng cho đơn vị khác thực hiện mà ngân hàng không nắm được…

Với kết quả thanh tra trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những vi phạm nêu trên.

Đối với hồ sơ bán nợ, Thanh tra Chính phủ cho biết, chưa cơ điều kiện kiểm tra việc cấp tín dụng đối với các hồ sơ này. Tuy nhiên, qua tổng hợp kết quả tự kiểm tra của Vietcombank và các cơ quan khác cho thấy: Vietcombank có vi phạm trong việc cấp tín dụng đối với các hồ sơ bán nợ, do đó đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần phải làm rõ để xử lý theo quy định.

Thanh tra Chính phủ cũng yêu cầu Vietcombank phải chấn chỉnh các vi phạm nêu trên, xem xét, rà soát lại để kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị xử lý kinh tế từ những vi phạm nêu trên, trong đó có việc thu hồi dư nợ của khách vay, quyết toán một số gói thầu…


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Vé số trúng độc đắc hơn 105 tỷ đồng phát hành ở Cần Thơ

Ngày 31/12, đại diện Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) cho biết, tấm vé số trúng giải Jackpot của loại hình Mega 6/45 thuộc kỳ quay thưởng thứ 226 (ngày 29/12) đã xác định được nơi phát hành.

Theo hệ thống kinh doanh xổ số tự chọn, Vietlott xác định có 1 vé trúng giải độc đắc có dãy số trùng với kết quả quay thưởng gồm: 02-08-17-20-29-39 .

Tấm vé số may mắn nói trên được phát hành lúc 9h46 phút ngày 27/12 tại một điểm bán vé số trên đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Chủ nhân của tấm vé sẽ lãnh giải độc đắc trị giá hơn 105,5 tỷ đồng. Sau khi trừ 10% thuế thu nhập cá nhân, tức khoảng hơn 10,5 tỷ đồng thì chủ nhân tấm vé sẽ thực lĩnh khoảng hơn 95 tỷ đồng.

Kết quả quay thưởng ngày 29/12 xác định đã có một tấm vé trúng giải độc đắc trị giá hơn 105,5 tỷ đồng

Kết quả quay thưởng ngày 29/12 xác định đã có một tấm vé trúng giải độc đắc trị giá hơn 105,5 tỷ đồng

Trong kỳ quay thứ 226 của loại hình xổ số tự chọn Mega 6/45, Vietlott cũng đã tìm ra 101 vé trúng giải nhất với trị giá mỗi giải là 10 triệu đồng, 3.651 giải nhì với trị giá mỗi giải là 300 ngàn đồng và 55.822 giải ba với trị giá mỗi giải là 30 ngàn đồng.

Vào tối qua (30/12), Vietlott cũng cho biết, trong kỳ quay số mở thưởng thứ 66 thuộc loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 thì giải Jackpot 2 trị giá hơn 8,5 tỷ đã có 3 tấm vé trúng giải.

Tuy nhiên, kết quả lần quay thứ 66 vẫn không tìm được người trúng giải Jackpot 1 trị giá hơn 192 tỷ đồng. Bộ số may mắn để trúng giải Jackpot 1 trong kỳ quay thưởng thứ 66 là: 08-09-36-37-39-50 .

Nhiều người dân đã may mắn trúng Vietlott với giá trị “khủng” trong thời gian qua

Nhiều người dân đã may mắn trúng Vietlott với giá trị “khủng” trong thời gian qua

Trong kỳ quay thưởng thứ 66, Vietlott đã tìm ra 3 tấm vé trúng thưởng giải Jackpot 2 trị giá hơn 8,5 tỷ đồng. Con số may mắn để trúng giải Jackpot 2 là số 07.

Như vậy, 3 tấm vé trúng giải Jackpot 2 sẽ chia đều giải thưởng hơn 8,5 tỷ đồng, tức chủ nhân mỗi tấm vé sẽ nhận được hơn 2,8 tỷ đồng.

Cũng trong kỳ quay thứ 66 của loại hình xổ số Power 6/55, Vieltott đã tìm ra 19 người trúng giải nhất mỗi giải trị giá 40 triệu đồng, 1.154 người trúng giải nhì mỗi giải trị giá 500 ngàn đồng và 27.118 người trúng giải ba mỗi giải trị giá 50 ngàn đồng.

Đại Việt – Công Quang

Tag :Vietlott, tỷ phú, vé số, Cần Thơ


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Đại gia "săn" cá hô từ Campuchia, Lào, Thái... làm tiệc đón Tết

Cá hô có thể được coi là một trong những món ăn khá đắt đỏ bởi chất lượng thịt thơm ngon và đặc trưng hiếm thấy. Chính vì vậy mà giới “nhà giàu” luôn sẵn sàng chi số tiền lớn để được thưởng thức loại cá này.

Cá hô đang được các nhà hàng ở TPHCM bán ra với mức từ 5-7 triệu đồng/1kg, tùy vào trọng lượng cũng như chất lượng cá.

Loại cá hô dưới 100kg có giá khoảng 5 triệu đồng/1kg và loại cá hô lớn hơn 100kg có giá 7 triệu đồng/1kg. Nguồn cung cấp cá đa phần từ các nước như Campuchia, Lào, Thái Lan và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Thịt cá hô sau khi cắt ra có màu vàng với những đường gân và mỡ li ti, giá mỗi ký cá hô loại lớn là 7 triệu đồng

Thịt cá hô sau khi cắt ra có màu vàng với những đường gân và mỡ li ti, giá mỗi ký cá hô loại lớn là 7 triệu đồng

Chị Mai Hương (ngụ quận 3, TPHCM) cho biết, chị làm việc tại một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Ngày tất niên, ban lãnh đạo công ty chị tổ chức ăn uống tại một nhà hàng khá sang trọng.

“Sếp của chúng tôi quyết định gọi món cá hô để cho mọi người thưởng thức vì năm qua công ty có lợi nhuận cao. Ai cũng trầm trồ về độ chịu chơi của sếp bởi cá hô rất đắt, bữa tiệc tất niên của 14 người đã "ngốn" hơn 30 triệu đồng”, chị Hương nói.

Cá hô là một trong những món ăn Việt đắt tiền bậc nhất tại các nhà hàng

Cá hô là một trong những món ăn Việt đắt tiền bậc nhất tại các nhà hàng

Không chỉ giới doanh nghiệp mà nhiều gia đình khá giả cũng chọn cá hô đắt đỏ để chiêu đãi trong bữa tiệc tất niên.

Anh Hoàng, (ngụ ở quận Phú Nhuận) chia sẻ, tất niên năm nay, gia đình anh đón một người bạn thân thiết từ Mỹ về. Cá hô chính là món ăn đặc biệt để anh thiết đãi người bạn quý của mình.

“Nếu có một mức thu nhập tốt thì cả gia đình ăn tất niên vài chục triệu đồng cũng là chuyện bình thường”, anh Hoàng vui vẻ nói.

Cá hô nhúng mẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều đại gia.

Cá hô nhúng mẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều đại gia.

Theo ông Lý Nhất Hiếu, chủ một nhà hàng trên đường Ngô Đức Kế (quận 1), lượng khách gọi cá hô trong những ngày cuối năm 2017 tăng mạnh vì đang là “mùa tất niên”.

Bình thường, một con cá hô nặng trên dưới 100kg thì nhà hàng của ông Hiếu phải bán trong vòng hai tuần mới hết cá. Thế nhưng, thời gian gần đây, ông Hiếu chỉ bán 4 - 5 ngày đã hết 1 con cá hô lớn.

“Một bữa tiệc khoảng 10 người có khi lên tới hàng trăm triệu đồng vì khách kêu nhiều loại thức ăn và đồ uống đắt tiền. Ngoài cá hô thì cá tra dầu, cá mú, cá trà sóc... cũng là những loại cá đắt đỏ mà khách thường gọi”, ông Hiếu nói.

Không chỉ có nhà hàng ông Hiếu, mà đại diện nhiều nhà hàng tại quận 3, quận 4 và quận 7, cũng cho biết, những loại cá đắt tiền như cá hô đang được những khách “vip” tại nhà hàng này đặt trước.

Tuy nhiên, cá hô không phải khi nào cũng có sẵn. Chỉ khi ngư dân bắt được cá thì các thương lái mới đưa về và bán lại cho nhà hàng.

Cá hô hơn 100kg là rất hiếm trên thị trường

Cá hô hơn 100kg là rất hiếm trên thị trường

Theo các chuyên gia về thủy sản tại TPHCM, cá hô là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá chép. Chúng thường thấy sống ở các sông Mê Kông, Mae Klong và Chao Phraya ở Đông Nam Á. Ở sông Mê Kông, người dân thường thấy cá hô xuất hiện vào khoảng tháng 10.

Trước việc cá hô ngày càng khan hiếm thì tại Việt Nam, cá hô đã được các nhà khoa học lai tạo và nhân giống thành công khoảng gần chục năm nay. Rất nhiều nông dân Nam Bộ đang nuôi loài cá này.

Đại Việt – Công Quang


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Nỗi khổ “nhà trọ” của những gia đình trẻ

Hơn 1.000 mái ấm của Samland đang chuẩn bị tung ra thị trường

Hơn 1.000 mái ấm của Samland đang chuẩn bị tung ra thị trường

Những hệ lụy không nhỏ của ... “nhà trọ”

Bước chân vào cuộc sống gia đình với biết bao mong đợi, rất nhiều gia đình trẻ không đủ tài chính để sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình, họ phải lựa chọn “nhà trọ” làm nơi xây dựng tổ ấm.

Ấy thế nhưng ở cuộc vừa qua khảo sát chúng tôi nghe thấy lời “kêu cứu” của những gia đình trẻ ấy khi họ đang đối mặt với muôn vàn hệ lụy từ “tổ ấm” tạm bợ của mình.

Bạn Thanh Hương (NVVP) mong mỏi mua nhà để sinh em bé, bởi chi phí thuê nhà quá cao, điều kiện lại không tốt, không dám sinh con khi chưa có nhà: “tiền nhà tăng liên tục, tiền điện, nước cao hơn bên ngoài rất nhiều, có lúc em sợ về nhà nhất là mùa nóng, không phải không mua nổi máy lạnh, ấy vậy mà tụi em phải chịu đựng cái nóng Sài Gòn vì chẳng dám xài máy lạnh”

Chị Bích Vân (quận 9) cho biết: “Mình có một bé hơn 1 tuổi, nhưng phải gửi bé để đi làm, mỗi ngày phải bắt bé dậy từ 6h để đưa bé đến trường, dù công ty mình làm việc từ 8h, con mình toàn phải ăn đồ bên ngoài vì về nhà quá trễ không kịp nấu ăn cho bé, nhìn con ngày càng gầy cũng xót lắm nhưng biết làm sao hơn”.

 “ước mơ” dần lụi tàn trong những tổ ấm “tạm bợ”

“ước mơ” dần lụi tàn trong những tổ ấm “tạm bợ”

Anh Hoàng Nam (kỹ sư điện) chia sẻ: “2 vợ chồng mình rất muốn mua 1 căn nhà để thoát khỏi gánh nặng tiền thuê hàng tháng, cả những điều khó chịu khi ở chung với chủ, tiền thì tăng liên tục, ở trọ mà làm như ở nhờ, mỗi lần đi công trình về mệt mỏi muốn nghỉ ngơi cũng không được, tiếng khóc la, tiếng cáu gắt cứ vang lên liên tục, 2 vợ chồng dành dụm được mấy trăm nhưng kiếm hoài cứ thấy nhà tiền tỷ mới xem như ổn, nản lắm”.

Còn chị Hoàng Lan dù không ở “trọ” nhưng cũng không khác là mấy: “em ở chung với bố mẹ chồng, muốn ra riêng lắm nhưng 2 vợ chồng chưa dành dụm được nhiều, mới lấy chồng 2 năm mà em dường như già thêm chục tuổi, mỗi ngày đi làm về còn phải lo hết trong ngoài, ở chung với bố mẹ nên khi mệt cũng không dám nhờ chồng giúp đỡ, các cụ lại không vui, xong hết việc nhà đã hơn 22h, em chẳng còn hơi sức đâu mà lo cho bản thân, cũng chẳng cười nổi với chồng, nhiều khi chỉ ước có một ngôi nhà của riêng mình để nghỉ ngơi khi mình cần nghỉ ngơi mà không phải thấp thỏm thôi đấy”

Thỉnh thoảng nghe những đứa trẻ mới bập bẹ đã nói được “lời hay ý đẹp” các bà mẹ cũng chỉ biết lắc đầu, dù rất mong ước có một ngôi nhà cho riêng mình, ấy thế nhưng có quá ít sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của gia đình trẻ và có mức giá phù hợp với tích lũy của họ.

Câu chúng tôi thường nghe được nhiều nhất trong suốt cuộc khỏa sát là: “Chẳng biết bao giờ tôi mới cho con được một ngôi nhà đúng nghĩa”.

Cứu cánh cho ước mơ về một “tổ ấm” đúng nghĩa

Có ít nhà đầu tư rót tiền vào phân khúc nhà ở cho giới trẻ dù lượng cầu rất nhiều, không lo về thanh khoản khi đạt chất lượng, tuy nhiên bài toán về giá và lợi nhuận khiến nhà đầu tư chùng bước khi muốn kiến tạo nhà cho gia đình trẻ.

Vừa qua tại khu Đông Sài Gòn thị trường chứng kiến hàng loạt dự án tầm trung dịp cuối năm như: Him Lam Phú An, Moonlight Residences, Lavita Charm (Hưng Thịnh), Flora Kikyo (Nam Long), Saigon Gate Way (Công ty BDS Hiệp Phú), Centum Wealth (Thủ Đức House), hay ông lớn VinGroup cũng sẽ tung ra dự án Vincity…với mức giá dao động từ 1,3 – 1,8 tỷ.

Đặc biệt, sự góp mặt của hơn 1.000 căn hộ dành riêng cho giới trẻ tại dự án Samsora Reverside (Samland) tại cửa ngõ Đông Sài Gòn (từ Tân Vạn đến Suối Tiên) đã làm bùng lên “cơn sốt” mua nhà của người trẻ.

Gặp đại diện của Samland chúng tôi được biết, căn hộ 2 phòng ngủ ở đây chỉ có mức giá 700 triệu, chỉ bằng 30% của căn hộ trong khu vực, do sản phẩm hướng đến đối tượng là những gia đình trẻ nên phương thức thanh toán cực kỳ dễ thở, chỉ cần trả trước 20% khoảng 140 triệu, phần còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ với thời gian dài hạn lên đến 20 năm.

Thay vì phải trả tiền thuê 5-6 triệu 1 tháng, thì nay các gia đình trẻ hoàn toàn có thể sở hữu “tổ ấm” cho riêng mình.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn rất chú trọng đến tiện ích nội khu để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình trẻ với: hồ bơi, phòng tập Gym, Spa, siêu thị, nhà trẻ chuẩn quốc tế, phòng khám đa khoa, camera an ninh, bảo vệ 24/24,…

Samsora Riverside – kiến tạo “tổ ấm” thật sự cho con trẻ

Samsora Riverside – kiến tạo “tổ ấm” thật sự cho con trẻ

Không phải nhà ở xã hội, cũng không nằm xa trung tâm, hệ thống tiện ích hoàn hảo cùng mức giá hợp lý và phương thức thanh toán phù hợp với mức tích lũy thấp, Samsora Riverside đang là “điểm nóng” mà nhiều gia đình trẻ hướng tới vào dịp cuối năm.

Đây là một trong những dự án hiếm hoi đáp ứng được yêu cầu của người trẻ lại đảm bảo được mức giá mềm và hỗ trợ tài chính tối ưu cho gia đình trẻ trên thị trường hiện nay. Để kiến tạo nên một ngôi nhà đúng nghĩa cho gia đình trẻ, cần lắm cái tâm của nhà đầu tư.

C. Minh

Tag :thuê nhà trọ, chất lượng cuộc sống, khu Đông Sài gòn


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Xu hướng căn hộ “Smart Home - Smart Living” sẽ lên ngôi trong năm 2018

Cuối những năm 1990, căn hộ thông minh được xem là một thứ xa xỉ của nhà giàu, sản phẩm được sở hữu độc quyền của giới thượng lưu thế giới. Bước sang thế kỉ 21, với sự ra đời và phổ biến của công nghệ vi điện tử, các thiết bị điện tử thông minh trở thành mặt hàng thông dụng. Điều này cho phép các công nghệ điều khiển thông minh được ứng dụng rộng rãi và nhanh chóng trở thành xu hướng phát triển của nhà ở tương lai. Các đại gia ngành công nghệ như Google, Amazon, Apple và Samsung đều đang tìm cách chiếm lĩnh thị trường này.

Sau hơn 15 năm vận hành, biệt thự Thái Bình Dương của Bill Gates vẫn khiến các vị khách đến thăm choáng ngợp với sự thông minh và tiện nghi đến hoàn hảo.

Sau hơn 15 năm vận hành, biệt thự Thái Bình Dương của Bill Gates vẫn khiến các vị khách đến thăm choáng ngợp với sự thông minh và tiện nghi đến hoàn hảo.

Những căn hộ thông minh này đem lại cho cư dân một “phong cách sống công nghệ” như trong mơ. Từ khoảnh khắc thức dậy, chủ nhân đã chính thức kết nối với hệ thống tự động, các ứng dụng sẽ kiểm tra lịch trình trong ngày, các thiết bị được khởi động sẵn sàng cho các hoạt động sinh hoạt, tòa nhà chấp nhận xe tiến vào, hướng dẫn cư dân đến một chỗ đậu xe còn trống…

Một ngày tại The Edge (Amsterdam, Hà Lan), một trong những tòa nhà hiện đại nhất thế giới, cuộc sống của cư dân bắt đầu bằng với ứng dụng điện thoại thông minh, mọi sinh hoạt được điều khiển và xử lý với chỉ vài thao tác của hai ngón tay.

Tại Việt Nam, đón đầu xu hướng này, trong năm 2017, thị trường bất động sản (BĐS) đã bắt đầu ghi nhận sự xuất hiện của những dự án mang tính đột phá về công nghệ, thậm chí còn vượt xa kỳ vọng đối với một “ngôi nhà thông minh thông thường”.

Từ Smart Home đến hệ sinh thái Smart Living

Trong ngôi nhà thông minh, tất cả các thiết bị được kết nối và kiểm soát bởi trung tâm điều khiển, một ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động thông minh của gia chủ. Ông lớn Apple bước vào thị trường Smart Home có một lợi thế là có nền tảng di động iPhone, với phiên bản iOS 9, Apple đưa ra chuẩn HomeKit để kết nối các thiết bị thông minh trong nhà với hệ điều hành iOS và điện thoại iPhone. Từ đây, các hãng sản xuất các thiết bị thông minh trong nhà muốn kết nối được với HomeKit cần phải sản xuất theo quy chuẩn của Apple và phải được Apple chấp thuận. Mới đây, Tập đoàn bất động sản Sunshine Group cũng vừa ký một thoả thuận với Apple (MFI) về việc cấp phép sản xuất các thiết bị thông minh trong căn hộ.

Với lợi thế có ông chủ là chuyên gia công nghệ thông tin, Sunshine Group là một trong những cái tên đi tiên phong tại thị trường BĐS Việt Nam trong việc triển khai hệ sinh thái Smart Living.

Với lợi thế có ông chủ là chuyên gia công nghệ thông tin, Sunshine Group là một trong những cái tên đi tiên phong tại thị trường BĐS Việt Nam trong việc triển khai hệ sinh thái Smart Living.

Dựa trên nguyên tắc: kết nối và quản lý hệ thống bằng các thiết bị thông minh, Sunshine Group đã mở rộng khái niệm Smart Home thành hệ sinh thái Smart Living - xu hướng sống của tương lai được xây dựng trên nền tảng công nghệ.

Sáng ngủ dậy, cư dân Sunshine có thể sử dụng ứng dụng Sunshine Home trên di động để gọi đồ ăn sáng, gọi xe đưa đón đi làm, đặt giờ dọn phòng. Bước chân ra khỏi nhà có các thông tin cảnh báo thời tiết, nhiệt độ ngoài trời. Trong lúc ngồi làm việc buổi chiều có thể đặt vé máy bay đi công tác, đặt phòng nghỉ tại dự án của Sunshine ở Phú Quốc, Hòa Bình,… đặt vé xem phim, đồng thời đi chợ trực tuyến… Trước khi kết thúc công việc, mở ứng dụng Smart Home trên điện thoại, bật điều hòa làm ấm phòng. Tối trở về, nhà cửa đã ngăn nắp, thực phẩm tươi ngon mang đến tận nơi…

Bước ra ngoài căn hộ, thay vì phải cầm nhiều loại thẻ như thẻ gửi xe, thẻ tích điểm, thẻ mua sắm, thẻ gym, thẻ spa,… cư dân chỉ cần mang theo Thẻ cư dân thông minh để sử dụng tất cả các tiện ích, dịch vụ của Sunshine Group. Đây không đơn thuần là vé gửi xe thông thường mà còn được tích hợp với thẻ ngân hàng, cho phép cư dân rút tiền hay thanh toán... Không dừng lại ở đó, với tính chất là thẻ đồng thương hiệu, khi đến bất kì dự án nào của Sunshine ở Hà Nội, Sài Gòn, Phú Quốc hay Hòa Bình… các cư dân cũng được tiếp đón như “người nhà” và sử dụng tất cả các tiện ích của dự án như miễn phí bể bơi, giảm giá tại trung tâm mua sắm…

Sunshine Group còn phát triển mô hình ví điện tử Sunshine Pay, giúp cư dân dễ dàng chi trả mọi hóa đơn trên ứng dụng di động, từ mua sắm, ăn uống, mua vé xem phim, nạp tiền điện thoại…

Sunshine Group còn phát triển mô hình ví điện tử Sunshine Pay, giúp cư dân dễ dàng chi trả mọi hóa đơn trên ứng dụng di động, từ mua sắm, ăn uống, mua vé xem phim, nạp tiền điện thoại…

Chưa dừng ở đó, Sunshine Group còn phát triển các công nghệ phục vụ các cư dân Sunshine trong tương lai. Tại dự án Sunshine Center, Sunshine Group đang chuẩn bị dành riêng một không gian không nhỏ lập sàn tương tác ảo, lắp hàng chục màn hình lớn với các hình ảnh 3D để phục vụ khách mua nhà. Công nghệ này giúp khách khách có thể khám phá những tiểu tiết nhỏ nhất tại căn hộ giống như đang quan sát trực tiếp.

Có thể thấy, dù là cái tên khá trẻ trên thị trường BĐS nhưng Sunshine Group đã tự tạo ra lối đi riêng cho mình bằng cách đầu tư nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ riêng, mang đến sự hài lòng tối đa cho cư dân mua căn hộ. Đó cũng là lý do vì sao những dự án BĐS ứng dụng công nghệ cao của Sunshine Group sốt hơn bao giờ hết, điển hình như Sunshine Riverside, Sunshine City, Sunshine Center, Sunshine Palace, Sunshine Garden… và tới đây là một loạt các dự án mới khác.


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Bán Sabeco, Vinamilk… không có gì hối tiếc!

GDP ngoạn mục nhưng sản xuất nội địa vẫn còn… yếu

Kinh tế Việt Nam 2017 không phải chỉ tăng trưởng 6,7% như mục tiêu đề ra, mà ước đạt mức 6,81%. Cùng với bước tăng trưởng ngoạn mục này, nhiều kỷ lục khác cũng đã được thiết lập, đưa nền kinh tế đạt được kỳ tích trong năm 2017. Ông nhận định như thế nào về những kết quả này?

Với những khó khăn hiện hữu của nền kinh tế như nợ công cao, nợ xấu chưa được xử lý thực chất, cổ phần hóa doanh nghiệp nước ngoài (DNNN) còn ì ạch, đầu tư công chậm chạp và dàn trải…, hồi đầu năm rất nhiều chuyên gia và các tổ chức nước ngoài đã nhận định mục tiêu 6,7% cho năm 2017 là rất khó. Tuy nhiên với những kết quả đạt được trong năm 2017 và GDP đã vượt qua 6,7% cho thấy nền kinh tế đã có những thay đổi tích cực.

Tôi cho rằng, cái được, điểm sáng của năm 2017 đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, cũng như việc đẩy mạnh xuất khẩu được những thế mạnh của Việt Nam như nông sản, xuất khẩu rau quả lập kỷ lục, vượt qua cả dầu thô. Bên cạnh đó là sự phục hồi rất mạnh của ngành bất động sản, xây dựng…

Tuy nhiên, một trong những quan tâm hàng đầu của chúng ta là sản xuất nội địa thì chưa đúng kỳ vọng, như khu vực doanh nghiệp nhỏ vừa, những ngành quan trọng có giá trị gia tăng lớn vẫn còn nhiều khó khăn.

 Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển.

Nỗ lực của Chính phủ kiến tạo, với những cải cách mạnh mẽ về gở bỏ nhiều quy định, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng đã được thực hiện; tuy nhiên vẫn còn chậm đi vào cuộc sống; các doanh nghiệp SME tăng mạnh về số lượng, nhưng hiệu quả kinh doanh chưa cao và chúng ta vẫn dựa vào doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp lớn trong nước.

Rất tiếc, những doanh nghiệp lớn đó vẫn chưa thực sự có sức cạnh tranh tranh quốc tế. Cụ thể với 88 thương hiệu quốc gia được công bố thì thấy thành tích của họ chủ yếu vẫn là phát triển trong nội địa, chưa vươn ra thế giới. Thậm chí một số doanh nghiệp, sự phát triển của họ còn gây mâu thuẫn trong tăng trưởng như ngành thép.

Chính phủ rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Vậy theo ông lý do vì sao doanh nghiệp còn chậm cạnh tranh phát triển, chưa được như kỳ vọng?

Mặc dù có cải thiện ở cấp Chính phủ trong việc hoạch định chính sách; song triển khai về địa phương thì vẫn có một số nơi môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng. Doanh nghiệp đang đối đầu với vấn nạn hàng gian hàng giả, và chi phí logistics, lãi suất ngân hàng ở Việt Nam quá cao; chưa kể, tiếp cận đất đai, vốn của họ đều gặp khó. Những doanh nghiệp lớn có nguồn lực lớn thì có thể vượt qua, nhưng đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đó là cả vấn đề.

Nếu phân tích kỹ sẽ thấy môi trường của chúng ta vẫn thuận lợi cho doanh nghiệp lớn phát triển chứ chưa thật sự ưu ái doanh nghiệp nhỏ như mong muốn của Chính phủ. Trong quá trình phát triển, không chỉ năng lực mà môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp có thể lớn được.

Cũng phải kể tới một nguyên nhân sâu xa khác đó là người làm ăn thực chất đối đầu với nhiều khó khăn, kể cả khoản thu thuế phí khá cao, trong khi đó, những người có tiền không làm ăn mà chọn mua bất động sản rồi đợi thời gian tăng giá để hưởng lợi lại ưu thế hơn do thuế phí thấp. Chúng ta không nói chuyện này sai hay đúng nhưng đó là minh chứng cấu trúc nền kinh tế có vấn đề, cần phải được giải quyết càng sớm càng tốt, sao cho người có năng lực sáng tạo, chấp nhận rủi ro kinh doanh phải có thu lợi cao hơn những người đầu tư thụ động như mua đất chờ tăng giá. Thuế, phí liên quan tới bất động sản ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với thế giới.

Điều này là những người có tích lũy tài sản hưởng lợi. Họ có 2-3 ngôi nhà cho thuê thôi là cuộc sống đủ dư dả. Ở Mỹ không có chuyện như vậy đâu, nếu anh có tích lũy bất động sản thì anh phải nộp thuế, để tiền dư ra cũng không nhiều. Vậy điều gì xảy ra khi người giàu, người có tiền dồn vốn lại mua đất như vậy? Điều này sẽ tạo nên sự mất cân đối. Ngành kinh doanh bất động sản phân lô bán nền mới phát triển còn các ngành sản xuất khác như sản xuất tiêu dùng thì èo uột … Câu chuyện này chúng ta phải giải quyết nếu muốn phát triển kinh tế nội địa mạnh và phải nhìn rộng hơn chứ không phải chỉ riêng năm 2017 hay 2018.

3 việc cần làm ngay, làm mạnh trong 2018

Năm 2018, kinh tế Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức gì? Theo ông, đâu là những việc quan trọng cần làm ngay, làm mạnh trong năm 2018?

Theo nhìn nhận của tôi, mặc dù cũng có nhiều thách thức nhưng năm 2018 sẽ có nhiều thuận lợi hơn 2017.

Năm 2018, cần tiếp tục làm mạnh việc cổ phần hóa DNNN. Bán doanh nghiệp để phục vụ doanh nghiệp. Biến những nguồn vốn thu về tiếp tục trở thành tài sản vững bền của nhà nước đó là hạ tầng sản xuất kinh doanh. Tài sản nhà nước, đó không phải là Vinamilk hay Sabeco… Nó là cảng hàng không quốc tế Long Thành, là các con đường huyết mạch nối các khu vực sản xuất kinh tế, là các cảng biển sân bay.

Đó mới là tài sản quốc gia cần phải đầu tư đúng mức, tạo hiệu quả chung cho nền kinh tế, từ doanh nghiệp cho đến người tiêu dùng. Khi làm hạ tầng tốt, chúng ta không cần thu tiền trực tiếp từ doanh nghiệp nhưng khi doanh nghiệp có điều kiện phát triển tốt, kinh doanh khấm khá lên thì nguồn thuế thu về là cực kỳ lớn. Bán DNNN lấy tiền phục vụ cơ sở hạ tầng đó là biến từ kinh doanh rủi ro thành tài sản bền vững.

Thứ hai, phải dùng cơ chế thị trường trong lãi suất ngân hàng. Ngân hàng nhất định phải chẻ nhỏ vốn cho các doanh nghiệp vay, không dồn vốn cho vay vào doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp lớn họ có khả năng tự huy động vốn bằng nhiều cách. Còn nếu cứ dồn vốn cho doanh nghiệp lớn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn vốn mà vay được..

Cái thứ ba theo tôi cần phải làm mạnh hơn trong 2018 là việc đánh hàng gian, hàng giả, hàng lậu... Phải giao nhiệm vụ, quy trách nhiệm cho chủ tịch tỉnh, nếu địa phương có hàng gian, hàng giả là phải có trách nhiệm. Cấp trên phát hiện cấp dưới phải chịu. Phải làm được như thế thị trường mới có được sản phẩm tốt và cạnh tranh.

Có 2 việc để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, hiện nay nhà nước mới đang chú trọng đẩy mạnh một việc đó là rà soát văn bản pháp quy, giảm điều kiện thủ tục. Còn vế thứ 2 là quán triệt không để hàng giả hàng nhái, hàng lậu để những sản phẩm này không còn đất cạnh tranh với hàng trong nước thì nhiều địa phương vẫn chưa tập trung quyết liệt.

Phải làm được song song cả hai thì mới tạo được môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp làm tốt nhưng bị hàng nhái, hàng giả phá hoại thì sao tốt được… Tôi cho rằng 2018 làm được tốt 3 việc trên thì môi trường sẽ được khai thông rất nhiều.

Ông có đề cập tới việc cổ phần hoá, ông có nhận định như thế nào về thương vụ lịch sử Sabeco vừa qua. Trong việc bán vốn tại các doanh nghiệp lớn, thương hiệu như Vinamilk, Sabeco… người ta thường nhắc đến thương hiệu quả quốc gia. Việc một thương hiệu bia lớn hay một hãng sữa lớn trong nước bị công ty nước ngoài thâu tóm có phải là một vấn đề đáng lo lắng? Ông nhận định về vấn đề này như thế nào?

Việc bán vốn nhà nước, đối với một số doanh nghiệp không phải sản xuất hàng hóa mà thuộc về vị thế, vị trí, nắm về hạ tầng hoặc những ngành nghề mang tính độc quyền thì hết sức cẩn thận. Còn đối những công ty hàng tiêu dùng như Sabeco, Vinamilk… thì tôi cho rằng nên để thoải mái. Tất nhiên, một công ty Việt bị một nhà đầu tư nước ngoài mua cũng tạo ra tâm tư. Từ nay uống bia Sài Gòn sẽ không còn là dùng sản phẩm của ông chủ người Việt, mà của người Thái. Từ đó suy diễn tiếp sẽ lần lượt các công ty nhà nước khác, cộng thêm việc người Thái mua BigC, Metro...

Nhưng, những cảm xúc, thậm chí nhận định kinh tế đó sẽ làm sai lệch về sự phát triển quốc gia hiện đại, bao gồm kinh tế thị trường cạnh tranh, phát triển sáng tạo, năng lực quốc gia...

Thứ nhất, Vinamilk, Sabeco, Habeco… không phải các công ty đầu ngành, có giá trị cốt lõi, có năng lực liên kết và lan tỏa cho sức mạnh kinh tế trong nền kinh tế hiện đại Việt Nam cần phải có và phát triển. Đó chỉ là những công ty tiêu dùng, với bia, thậm chí nên hạn chế tiêu dùng. Với sữa, việc bán Vinamilk sẽ mở ra thời kỳ mới, nhà nước không còn ưu ái cho một ngành thiết yếu vốn cần sản phẩm rẻ, công ty ít lời càng tốt để người dân tiêu dùng nhiều hơn.

Không phủ nhận Sabeco làm tốt việc cạnh tranh, nhưng phải nói thêm, đó là cạnh tranh “độc quyền tương đối”. Nghĩa là Nhà nước đã dựng “hàng rào kỹ thuật và thuế tiêu thụ đặc biệt” để các hãng bia nước ngoài không thể vào Việt Nam bán bia giá rẻ và cạnh tranh trực tiếp với Sabeco. Lẽ ra, Việt Nam nên có nhiều công ty sản xuất loại rượu nhẹ kiểu Sake của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vì rượu sử dụng gạo là ưu thế Việt Nam, không phải nhập lúa mạch và hoa houblon (hoa bia) mất ngoại tệ như sản xuất bia. Việt Nam đã có các loại gạo nếp, nếu xử lý độ ngọt sẽ có những thức uống độ cồn nhẹ như Sake, đúng kiểu châu Á nhưng mang phong cách Việt. Nhưng chính sách của ta xem sản xuất rượu như kẻ thù, một mặt đè nén sản xuất rượu, đã tạo ra nạn rượu giả, rượu lậu, còn tiêu thụ bia thì “có số má” trên thế giới.

“Đưa tiễn” Sabeco không có gì hối tiếc, hãy cho thị trường tự do cạnh tranh giữa các loại bia, rượu, còn nhà nước thu thuế đầy đủ, thậm chí tăng thuế để hạn chế càng tốt. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hãng rượu tư nhân Việt sáng tạo ra các loại rượu từ trái cây, Sake cho đến “nếp cái hoa vàng” chính hiệu. Sản phẩm nào sản xuất từ gạo trong nước đều chào đón, sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn xuất khẩu càng tốt hơn. Như ở Australia, dù là trùm bia, nhưng vẫn có cô gái gốc Việt tạo ra bia trái cây và thành công vang dội, với giá trị triệu đô la Mỹ.

Về sữa, bên cạnh lợi nhuận khổng lồ của Vinamilk, các sản phẩm sữa cho trẻ em ở Việt Nam có giá quá cao. Giá sữa tươi châu Âu rẻ hơn Việt Nam 50 - 100%, thậm chí chất lượng còn tốt hơn nhiều. Hãy nhìn sang Ấn Độ, họ có chính sách sữa tươi giá rẻ cho trẻ em, để phát triển thế hệ tương lai. Do đó, việc Nhà nước thoái vốn khỏi Vinamilk có thể giúp thị trường sữa tươi cạnh tranh hơn, giá rẻ hơn, để trẻ Việt Nam cải thiện chiều cao, cân nặng…

Tôi rất ngạc nhiên có những chuyên gia tâm huyết lo lắng khi nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các công ty tiêu dùng nội địa - những công ty lãi khủng từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Thay vào đó, hãy lo lắng nếu bán một cảng biển, vì cảng biển là hạ tầng phục vụ chung cho nền kinh tế, rất cần nhà nước hỗ trợ (tiếc thay chúng ta đang làm ngược lại vì phí cảng quá cao); hãy lo lắng khi nhà đầu tư nước ngoài vào với công nghệ lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường…

Xin cám ơn ông!

Nguyễn Khánh (thực hiện)

Tag :Đinh Thế Hiển, kinh tế Việt Nam, Vinamilk, Sabeco


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Ông lớn ngân hàng, đại gia địa ốc: 10 năm chờ đợi, 1 cú ăn đậm

Cuộc hồi sinh thập kỷ

Tròn 1 thập kỷ hàn gắn tổn thương từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô, số điểm và thanh khoản. VN-Index vượt ngưỡng 970 điểm, cao nhất trong 10 năm qua. Sự hồi sinh của các cổ phiếu bất động sản và ngân hàng đóng góp không nhỏ vào sự bứt phá của thị trường.

TTCK kết thúc một năm 2017 đầy ấn tượng với dòng tiền nội ngoại vẫn dồn dập đổ vào, như không có một kỳ nghỉ lễ. Khối ngoại vẫn tiếp mua ròng, trong khi các nhà đầu tư nội vẫn hào hứng đẩy mạnh mua vào ở hầu khắp các nhóm cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản tiếp tục nổi sóng trong những ngày cuối cùng để hoàn tất một năm bùng nổ ấn tượng.

Năm 2017 chứng kiến sự hồi phục và rượt đuổi ngoạn mục của cổ phiếu ngân hàng. Vietcombank (VCB) liên tục lập đỉnh cao mọi thời đại mới trong vài tháng cuối năm 2017 và chốt năm ở vùng giá 55.000 đồng/cp. “Chú lùn” VPBank (VPB) tăng mạnh từ mức loanh quanh dưới mệnh giá trong 2016 lên trên dưới 40 ngàn đồng/cp trước và sau khi lên sàn (hôm 17/8).

Với các cổ đông Vietcombank, 2017 là một năm đại thắng. Đây cũng là năm mà rất nhiều cổ đông tham gia vào vụ IPO cách đây 10 năm mới có lãi. Mức đấu giá kỷ lục 108.000 đồng/cp trong những ngày cuối cùng năm 2007 tương đương khoảng 53.000 đồng giá điều chỉnh.

Với cổ đông VPBank cũng vậy, nhiều người mua cổ phiếu VPB của ngân hàng này gần chục năm trước đó cũng đã có cơ hội bán ra thu hồi vốn khi giá cổ phiếu bất ngờ tăng vọt lên 3-4x khi mà thị trường sôi động.

Cổ phiếu ACB cũng âm thầm tiến bước, tăng tới 80%, từ mức giá khoảng 20 ngàn đồng hồi đầu năm lên vùng 37 ngàn đồng cuối năm. Cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội cũng tăng khoảng 80% trong năm và mang lại món lời khổng lồ cho các quỹ đầu tư như Dragon Capital. Trong năm, MBB ghi nhận 15 phút hở room hiếm hoi và khối ngoại cũng đã nhanh chóng mua trọng hơn 3,4 triệu cổ phiếu này.

Dấu ấn của nhóm cổ phiếu ngân hàng rất lớn. Với 5 ngân hàng cùng lên sàn năm 2017, sàn chứng khoán đã đón tổng cộng 13/30 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán, gồm: Vietcombank, BIDV, VietinBank, Eximbank, MBBank, Sacombank, VPB (niêm yết trên HOSE); ACB, SHB, NCB (trên HNX) và VIB, Kienlongbank, LienVietPostBank trên UPCoM. Bên cạnh đó có một số ngân hàng đã được cấp mã chứng khoán và đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để chào sàn vào đầu năm 2018 như: Techcombank, HDBank, TPBank,...

Triển vọng tươi sáng

Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng ghi nhận một năm tăng trưởng bùng nổ cả về mặt giá và thanh khoản. Sự tăng trưởng đột phá về giá của cổ phiếu VIC và sự xuất hiện của cổ phiếu Vincom Retail (VRE) đã giúp tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm hơn 2 tỷ USD nâng tổng tài sản lên 4,3 tỷ USD, lọt top 500 tỷ phú giàu nhất trên thế giới.

Trong nhiều khoảng thời gian, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng đóng vai trò trụ cột và dẫn dắt TTCK trong bối cảnh sự thận trọng trở lại.

Nhiều cổ phiếu trở thành điểm sáng chói trên thị trường. Cổ phiếu LDG của Đầu tư LDG tăng mạnh từ mức khoảng 4 ngàn đồng đầu năm lên mức cao nhất mọi thời đại: 20 ngàn đồng vào cuối năm. DXG của Địa ốc Đất Xanh cũng ở mức cao kỷ lục. Bất động sản Phát Đạt (PDR) cũng tăng vọt trong năm và ở vùng cao lịch sử...

Trên thực tế, mỗi khi TTCK hồi phục, thì cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng và bất động sản thường tiên phong dẫn dắt thị trường. Đây là nhóm cổ phiếu có quy mô lớn và có phản ứng nhanh chóng với các chính sách tiền tệ và tỷ giá.

Các ngân hàng và DN BĐS được hưởng lợi từ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Các doanh nghiệp bất động sản chứng kiến doanh thu tăng vọt và tồn kho giảm mạnh. Lãi suất ổn định ở mức hợp lý cũng giúp chi phi giảm.

Trong năm 2017, hoạt động của các ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Nghị định 42 về xử lý nợ xấu của Quốc hội cùng với Luật tổ chức tín dụng đã mở ra cơ hội tái cấu trúc cho các ngân hàng. Đây cũng cơ sở để nhiều chuyên gia dự báo một triển vọng tiếp tục tốt đẹp của nhóm ngành này trong năm 2018.

Còn với BĐS, hàng loạt chính sách hỗ trợ và gói kích thích kinh tế từ những năm 2012 và sự ổn định về tỷ giá và lãi suất đã mang lại những kết quả tích cực cho nhóm ngành này, tập trung trong năm 2017. Dòng tiền trong và ngoài nước đổ vào BĐS khiến hàng loạt các DN trong lĩnh vực hồi phục.

Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp BĐS thuộc tốp trung đều đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận có mức tăng trưởng cao, với kỳ vọng các dự án đang triển khai sẽ được bàn giao và ghi nhận doanh thu, lợi nhuận trong năm 2017.

Trong năm 2018, với những tín hiệu tốt từ nền kinh tế và dự báo về một chu kỳ phát triển bền vững của TTCK, hầu hết chuyên gia từ các CTCK đều có dự báo tốt về các cổ phiếu ngân hàng và BĐS.

Tuy nhiên, cũng có một số lo ngại đối với các cổ phiếu trong 2 nhóm ngành này. Với NH, đó là tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao và tỷ lệ an toàn (theo tiêu chuẩn hội nhập Basel 2) thấp với nhóm NH vừa và nhỏ. Còn với BĐS, nhiều DN hoạt động chưa bài bản, mang tính thời điểm, thiếu quỹ đất sạch và hiệu quả đầu tư chưa cao.

Mặc dù vậy, hầu hết các NĐT và chuyên gia vẫn tin tưởng rằng, nền kinh tế và TTCK Việt Nam đã đi qua giai đoạn tích lũy (2008-2012) và đã lấy được đà cho một giai đoạn tăng trưởng mới, một chu kỳ mới.

Theo M. Hà
Vietnamnet

Tag :ông lớn ngân hàng, đại gia địa ốc, thị trường chứng khoán, cổ phiếu bất động sản


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Bài học nào sau những vụ thâu tóm của đại gia Thái?

Những thương vụ thâu tóm... khủng

Các đại gia Thái Lan đang dần "thâu tóm" thị trường bán lẻ Việt Nam khi bỏ hàng tỷ USD mua các hệ thống bán lẻ lớn ở Việt Nam như Metro Cash & Carry Việt Nam và Big C Việt Nam…

Đầu tiên phải kể đến Central Group, một trong những đại gia Thái Lan hoàn tất thủ tục thâu tóm hệ thống bán lẻ BigC Việt Nam. Ngoài ra, Central Group cũng đã mua lại 49% cổ phần của hệ thống điện máy Nguyễn Kim.

Giữa năm 2014, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) thuộc Tập đoàn ThaiBev chi gần 880 triệu USD mua lại toàn bộ chuỗi bán lẻ Metro Cash & Carry Việt Nam. Đây được đánh giá là vụ mua bán - sáp nhập (M&A) quy mô lớn nhất trong ngành bán lẻ Việt Nam từ trước đến nay, khi Metro đang có 19 trung tâm trên cả nước, doanh thu năm 2012 - 2013 đạt hơn 690 triệu USD.

Thương vụ đại gia Thái mua 53% cổ phần của Sabeco đang được dư luận đặc biệt quan tâm

Thương vụ đại gia Thái mua 53% cổ phần của Sabeco đang được dư luận đặc biệt quan tâm

Không thể không nhắc đến Tập đoàn xi măng Siam (SCG), cái tên đứng sau hàng loạt các vụ thâu tóm lớn tại Việt Nam.

Năm 1992, SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam. Mặc dù mới thâm nhập vào thị trường Việt 23 năm, tập đoàn này cũng đã có trong tay hơn 20 thương vụ mua bán, sáp nhập, trong đó, có những vụ mua bán với giá trị lên tới cả vài trăm triệu USD. Một trong những thương vụ lớn nhất phải kế đến vụ thâu tóm Prime Group vào năm 2012. SCG đã ký thỏa thuận mua 85% cổ phần Prime Group với giá khoảng 240 triệu USD (gần 5.000 tỷ đồng ). Prime Group là nhà sản xuất gạch lát sàn lớn thứ 5 thế giới, và là nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam (chiếm 20% thị phần).

"Thừa thắng xông lên", năm 2015, SCG hoàn tất nốt thương vụ mua lại 80% cổ phần của CTCP Bao bì nhựa Tín Thành (Batico), với giá 1,5 tỷ baht (khoảng 44,4 triệu USD).

Cảnh giác chiến lược chiếm lĩnh thị trường

TS Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế (Đại học Ngân hàng TPHCM) cho rằng, đã đến lúc phải dè chừng các nhà đầu tư ngoại trong những thương vụ thâu tóm như nêu trên bởi chiến lược sâu xa của họ là chiếm lĩnh những thương hiệu mang tầm cỡ quốc gia rồi tiến đến chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Những thương hiệu như Sabeco mang tầm cỡ quốc gia, nếu biết "gọt giũa" sẽ trở thành "gà đẻ trứng vàng", mang lợi nhuận lớn cho chủ mới.

Ở khía cạnh trị trường, đại gia Thái đang muốn "thâu tóm" toàn bộ thị trường bán lẻ của Việt Nam thông qua các thương vụ với Big C, Metro Cash...

"Ví dụ giờ họ mở một siêu thị Thái ở Việt Nam. Họ chỉ nhập hàng Big C, Metro thôi thì các thương hiệu nhỏ lẻ của ta đã chết yểu. Kế đến, họ chỉ nhập sữa Vinamilk, không nhập TH True Milk thì chúng ta cũng không làm gì được họ", TS Tín phân tích.

Với vụ Sabeco, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao đặt hoài nghi khi: "Bước đi tình cờ hay cái bẫy thâu tóm tính sẵn của đại gia Thái?".

Thương vụ chào bán phần vốn nhà nước tại Sabeco đã hoàn tất ngay cuối năm 2017

Thương vụ chào bán phần vốn nhà nước tại Sabeco đã hoàn tất ngay cuối năm 2017

Bà Hạnh cho biết, tháng 4/2016, nhà nước Thái ráp nối bộ bốn “Bộ Thương Mại, doanh nghiệp lớn, ngân hàng, doanh nghiệp nhỏ” cùng làm chương trình “Pracha Rath” (có nghĩa là Đất nước của người dân - State of People) trong đó Chính phủ Thái giúp doanh nghiệp SME Thái đầu tư ra nước ngoài.

Một mục đích được nêu công khai là: “tính sổ” thiệt gọn thị trường 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, trong đó giao "trọn gói" cho Berli Jucker (BJC) thâu tóm thị trường Việt Nam.

Giàu và giỏi, "hùm được chắp thêm vây", đại gia BJC bắt đầu từ mua toàn hệ thống bán sỉ Metro Cash, bình thản hạ dần rồi tiễn luôn hầu hết hàng Việt ra ngoài, dành toàn bộ cửa hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái.

"Không phải lệnh nhà nước cho doanh nghiệp quốc doanh mà tất cả thực thi đúng như vậy. Giờ đại gia Thái mua tới doanh nghiệp hàng tiêu dùng mạnh nhất nhì của Việt Nam. Rồi sao nữa khi ông đã nắm cả chợ, lẫn những mặt hàng mạnh nhất?", bà Kim Hạnh cho biết.

"Ai ngồi đếm số hội chợ Thái đang tổ chức đồng loạt, liên tục khắp cả 3 miền được chính phủ Thái khôn khéo ủng hộ đúng luật quốc tế. Nhờ đâu họ hoạch định và thực thi được tất cả những gì họ muốn?", bà Hạnh nói thêm.

Sau những thương vụ thâu tóm của đại gia Thái, TS Bùi Quang Tín cho rằng, cần rút ra những bài học để cảnh tỉnh.

Theo đó, cần rà soát lại những lỗ hổng pháp lý trong vấn đề nhà đầu tư nước ngoài mượn danh thành lập doanh nghiệp trong nước để đầu tư, mua những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, điển hình là vụ thâu tóm Sabeco.

Ông Tín cũng đề xuất, đối với những danh nghiệp mang đẳng cấp quốc gia cần đưa vào danh sách là bảo tồn. Chỉ cổ phần những doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả nhưng vẫn mang lại mức độ lợi nhuận cho Việt Nam khi chúng ta cổ phần hoá.

"Khi kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài cũng như cổ phần hoá thì có những cam kết cụ thể. Cam kết quan trọng nhất là phát triển thị trường, duy trì chất lượng, thương hiệu của Việt Nam. Ngoài ra, phải cam kết hỗ trợ công nghệ, tài chính, sử dụng nhân công Việt Nam. Không thể để ông có sở hữu lớn, thì được quyền đưa nhân công ông qua còn người lao động của tôi thất nghiệp", TS Bùi Quang Tín nói.

Công Quang

Tag :Sabeco, tỷ phú Thái, thâu tóm thị trường, đại gia Thái, thị trường bán lẻ Việt Nam


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Hàng loạt chính sách kinh tế có hiệu lực ngay đầu năm mới 2018

Cấm doanh nghiệp sổ số kinh doanh ngoài ngành

Cụ thể, Nghị định 122/2017/NĐ-CP quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số.

Nhiều chính sách kinh tế sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 1/1/2018

Nhiều chính sách kinh tế sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 1/1/2018

Theo đó, doanh nghiệp (DN) kinh doanh xổ số chỉ được đầu tư ra bên ngoài đối với các ngành nghề liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xổ số. Trong đó quy định cụ thể về các nghĩa vụ của Vietlott đối với ngân sách nhà nước. Cụ thể, Vietlott thực hiện phân bổ các khoản thuế phải nộp vào ngân sách địa phương theo tỷ lệ doanh thu thực tế phát sinh trên từng địa bàn.

Ngoài ra, Nghị định trên cũng đưa ra nhiều chính sách về hoạt động của các Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam về trách nhiệm với Nhà nước, xã hội và người tham gia lưu ký và kinh doanh chứng khoán.

Sửa đổi cho thuê đất, mặt nước để kinh doanh

Cũng từ 1/1/2018, Nghị định số 123/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước có hiệu lực.

Quy định mới của Chính phủ cụ thể hóa nhiều chính sách giao đất, chuyển đổi đất và cho thuê đất nông nghiệp. Đồng thời, quy trách nhiệm đối với cơ quan quản lý đất đai địa phương, người đứng đầu nếu xảy ra trường hợp chuyển đổi chậm, sai mục đích đất đai tại địa phương. Ngoài đất đai, Chính phủ quy định chính sách thuê mặt nước để kinh doanh trong đó có nhiều quy định cụ thể về trường hợp thuê ngắn hạn, dài hạn.

Cũng từ 1/1/2018, nhà đầu tư dầu mỏ, khí đốt được phép thành lập hoặc tham gia thành lập công ty điều hành tại Việt Nam. Tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tại nước thứ ba theo quy định của pháp luật có liên quan, hợp đồng dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung.

Hàng miễn thuế vào Việt Nam, ô tô cũ đắt như xe mới

Cũng từ ngày 1/1/2018, biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan có hiệu lực. Theo quy định tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP, các sản phẩm được hưởng mức thuế quan ưu đãi trong xuất nhập khẩu là các mặt hàng thông thường, mặt hàng xuất nhập khẩu sang Hàn Quốc, ASEAN và theo thỏa thuận của WTO.

Ngoài ra, hàng loạt quy định về thuế nhập khẩu ô tô cũ được đưa ra, theo đó ô tô cũ về Việt Nam có thể cộng thêm giá trị tuyệt đối quy đổi, thuế tương ứng với xe mới có cùng dung tích xi lanh. Các loại xe cũ nhập về Việt Nam theo quy định mới có thể đắt ngang ngửa với xe mới cùng loại.

Từ ngày 1/1/2018, hàng loạt quy định mới về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP chính thức có hiệu lực.

Doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ phải chuyển sang công ty cổ phần

Theo đó, DN Nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần là DN không thuộc diện nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục DN này được Thủ tướng quyết định trong từng thời kỳ cụ thể.

Nhà nước sẽ không cấp thêm vốn để DN cổ phần hoá, kể cả các DN theo quy định của Thủ tướng về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa thuộc diện Nhà nước nắm giữa trên 50% tổng số cổ phần.

Từ 1/1/2018, các vi phạm về đầu tư xây dựng sẽ bị xử phạt rất nặng, mức xử phạt tối đa trường hợp vi phạm có thể là 1 tỷ đồng. Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 15/1/2018, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt nếu vi phạm các quy định bao gồm: Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Tăng lương cho người lao động từ 180.000 đến 230.000 đồng/tháng

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ một số trường hợp). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức

Cũng từ ngày 1/1/2018, sẽ tăng lương tối thiểu vùng từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng/tháng/người lao động tùy theo từng vùng cụ thể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2018 như sau: Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng; vùng II: 3.530.000 đồng/tháng; vùng III: 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương cũ khoảng 180.000-230.000 đồng/tháng.

Nguyễn Tuyền

Tag :kinh doanh sổ số, Vietlott, cổ phần hoá, chuyển cổ phần hoá, tăng lương


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Khối ngoại mua ròng chứng khoán cao nhất kể từ 2011

Kết thúc năm 2017, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào mạnh, với lượng mua ròng cao nhất kể từ năm 2011.

Ghi nhận trên được Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh trong báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017 vừa công bố.

Theo Ủy ban, vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm qua nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, Chính phủ có nhiều cải cách quyết liệt, thị trường chứng khoán có thêm nhiều hàng hóa chất lượng và mặt bằng giá cổ phiếu hấp dẫn.

Số liệu từ báo cáo cho thấy, tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam trong năm 2017 ước đạt 1,85 tỷ USD, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2016 (trong đó: mua ròng 750 triệu USD trái phiếu và 1,1 tỷ USD cổ phiếu).

Tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 32,5 tỷ USD, tăng 60% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường ước đạt 19,7% và trên thị trường trái phiếu ước đạt 5,3%.

Đánh giá chung, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định: thị trường cổ phiếu năm 2017 tăng trưởng tích cực trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được ban hành, nhiều doanh nghiệp lớn niêm yết; lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ngành tài chính-ngân hàng, bất động sản, xây dựng... khởi sắc.

Cùng đó, thị trường chứng khoán phái sinh ra đời vào tháng 8/2017 bước đầu thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Cũng theo Ủy ban Giám sát, xu hướng thị trường tích cực đang tạo điều kiện thuận lợi cho cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Và mục tiêu giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 70% vào năm 2020 có cơ sở để hoàn thành.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Mất hút đầu cơ tỷ giá trong năm 2017

Năm 2017 kết thúc với giá USD xuyên thủng cả chốt chặn 22.710 VND của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường liên ngân hàng. Diễn biến hiếm thấy cũng thể hiện kéo dài trên thị trường tự do.

Thị trường lặng sóng

Tháng 2/2017, truyền thông đồng loạt đưa tin: giá USD trên thị trường tự do thấp hơn cả giá niêm yết của các ngân hàng thương mại.

Diễn biến đó là hiện tượng, vì nhiều năm qua tỷ giá USD/VND vẫn quen với hai giá: giá chính thống trên biểu niêm yết các ngân hàng và giá giao dịch trên thị trường tự do thường cao hơn.

Hiện tượng này từng có vài năm trước (như vào tháng 5/2015), nhưng kéo dài ròng rã thành cả quá trình thì 2017 trở nên hiếm thấy.

Theo dữ liệu tập hợp từng ngày của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, suốt trong năm 2017, giá USD trên thị trường tự do đã bám rất sát diễn biến của tỷ giá trung tâm Ngân hàng Nhà nước công bố; ngoại trừ từ trung tuần tháng 11 đến đầu tháng 12, nó phổ biến thấp hơn giá niêm yết của các ngân hàng thương mại.

Và sau đợt biến động mạnh cuối 2016, suốt cả năm 2017 tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do gần như lặng sóng.

Nhiều năm trước, giá USD trên thị trường tự do gần như "mặc định" luôn cao hơn giá ngân hàng niêm yết. Cao điểm, mức chênh lệch từng lên tới khoảng 10% như cuối năm 2010, để rồi thị trường ngay sau đó chứng kiến sự leo thang và bùng nổ của tỷ giá USD/VND đầu 2011.

Cũng nhiều năm trước, chênh lệch quá lớn trên được xem là một trong những tham chiếu cho tình trạng hai tỷ giá ngay trong lòng hệ thống ngân hàng (người dân và doanh nghiệp muốn mua ngoại tệ có những lúc phải chịu thêm các loại phí để bù giá, hoặc các hình thức lách trần tỷ giá gây biến dạng giao dịch và sổ sách…).

Nay, suốt 2017, tỷ giá trên thị trường tự do lặng sóng, hoạt động đầu cơ theo đó mất hút vì thiếu vắng những đợt biến động lớn để cho lợi nhuận hấp dẫn như trước.

Và lựa chọn cụ thể nhất, người dân có USD đã đến bán lại cho ngân hàng để có giá tốt hơn, thay vì trôi nổi trên thị trường tự do với chênh lệch cao hơn trước đây.

Dấu mốc ngày 12/10

Thực ra không hẳn hoạt động đầu cơ ngoại tệ đã mất hút hoàn trong năm 2017.

Đầu cơ không hẳn luôn xấu, vì cũng là một hoạt động, quyết định, lựa chọn trong kinh doanh, theo khuôn khổ pháp luật cho phép. Nó được hiểu như việc gom rồi găm giữ, tạo khan cung giả tạo và đẩy giá lên để thu lãi chênh lệch sau đó.

Tháng 6/2017, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu mua vào ngoại tệ mạnh. Đi cùng, nhà điều hành trở lại phát hành tín phiếu hút bớt tiền về (do đưa ra mua ngoại tệ). Quan sát, lượng hút về không lớn, chỉ 7.000 - 8.000 tỷ đồng/phiên, trong khi lượng ngoại tệ mua vào lớn dần.

Thời điểm đó, chuyên viên kinh doanh ngoại tệ một ngân hàng thương mại nói với VnEconomy rằng, cứ để ý lượng tín phiếu hút tiền về, nếu không nâng lên thì lãi suất liên ngân hàng sẽ giảm và điểm hoán đổi lãi suất "đô - đồng" sẽ bất lợi, tỷ giá USD/VND có thể phản ứng trong tương lai gần.

Quả thực, lãi suất VND bắt đầu rơi sâu trên liên ngân hàng. Lãi suất qua đêm có lúc chỉ còn hơn 0,5%/năm, điểm hoán đổi lãi suất bắt đầu âm và kéo dài.

Trạng thái trên nối tiếp ba tháng sau. Nó âm thầm tích tụ thành một biểu hiện đầu cơ, găm giữ ngoại tệ ngay trong chính hệ thống ngân hàng, khi trạng thái ngoại tệ đến cuối tháng 9 đầu tháng 10 từng dâng cao, tới khoảng 1,5 tỷ USD.

Dĩ nhiên Ngân hàng Nhà nước nhận biết dấu hiệu đó. Bắt nhịp với cung - cầu bắt đầu có chuyện động mạnh và rất thuận lợi từ vốn ngoại, ngày 12/10, lần đầu tiên cơ quan này giảm khá mạnh giá mua vào USD, cùng đó lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ kỳ hạn với giá giao ngay.

Với quyết định "điểm huyệt" trên, ngày 12/10/2017 trở thành mốc đánh dấu chuỗi mua ròng ngoại tệ lớn nhất trong lịch sử mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Tính chung, kết năm 2017, cơ quan này đã mua được tới 13 tỷ USD, nâng nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia lên tới 52 tỷ USD.

Làm tốt thì dân chốt

Có những yếu tố khách quan tạo điều kiện ổn định tỷ giá trong năm 2017, cũng như để có được lượng mua ròng ngoại tệ kỷ lục nói trên, như: cán cân tổng thể ước tính có thặng dư lớn, vốn đầu tư nước ngoài vào mạnh, Việt Nam xuất siêu, kiều hối tăng…

Bên cạnh đó, đồng USD mất giá mạnh trên thị trường quốc tế cũng là một tham chiếu. Đến 15/12/2017, chỉ số USD Index đã giảm tới 9,1% so với đầu năm.

Còn về điều hành, trong một lần trao đổi với VnEconomy, Thống đốc Lê Minh Hưng từng nói, nếu tạo và giữ được niềm tin, tâm lý thị trường ổn định, thì người dân và hệ thống sẽ đồng thuận và ủng hộ để thực hiện các mục tiêu thuận lợi hơn.

Đó là khi ông nói về quyết tâm thực hiện chuyển hóa nguồn lực ngoại tệ trong dân cư, kích thích doanh nghiệp và người dân chuyển đổi - chuyển hóa sang VND, thay vì trở lại huy động và vay mượn như trước đây.

Như trên, đầu cơ trên thị trường tự do gần như mất hút trong năm 2017, tâm lý thị trường ổn định, một cấu phần lớn trong 13 tỷ USD Ngân hàng Nhà nước mua được do người dân và doanh nghiệp bán lại.

Tất nhiên, niềm tin và tâm lý ở đây dựa trên nền tảng lợi ích kinh tế.

Đó là năm thứ hai liên tiếp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được lạm phát thấp hơn mục tiêu Quốc hội giao, dưới 4%, đồng tiền Việt Nam không bị bào mòn giá trị như nhiều năm trước, mà lãi suất thực dương là thực tế nổi bật với 6-8%/năm gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng.

So sánh với USD, chênh lệch lãi suất "đô - đồng" trở nên hấp dẫn và vượt trội trong năm 2017, nghiêng về chuyển đổi và nắm giữ VND (chênh lệch lãi suất 6-7%/năm).

Tất nhiên, 2017 không phải là một năm riêng lẻ trong điều hành chính sách. Ổn định tỷ giá năm qua còn có những yếu tố gắn sâu với hoạch định những năm trước.

Trước hết, vẫn là cơ chế tỷ giá trung tâm xây dựng vào cuối 2015 và bắt đầu áp dụng từ đầu 2016 cho đến nay. Diễn biến tỷ giá trung tâm đã chuyển sang trạng thái trườn bò, thay vì kiểu tỷ giá tham chiếu trong điều hành đứng im xơ cứng thời gian dài, rồi nhảy cóc tại một số thời điểm như những năm trước.

Tiếp đến, Thông tư 15 ban hành tháng 10/2015 cũng là một cơ chế quan trọng, áp quy định giao dịch kỳ hạn, đẩy lùi hoạt động mua gom ngoại tệ trước hạn thanh toán.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp dù chưa đến hạn thanh toán vẫn dồn mua ngoại tệ phòng rủi ro tỷ giá, gây dồn cầu và tạo áp lực lên tỷ giá. Thông tư 15 đã giãn những nhu cầu này về tương lai, về đúng thời điểm cần thanh toán, qua bắt buộc thực hiện giao dịch kỳ hạn.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Bị thâu tóm: Trần Anh “thay máu” lãnh đạo, dàn sếp cũ “rũ” hết cổ phần

Mới đây, vào ngày 26/12, HĐQT Thế giới số Trần Anh (mã chứng khoán TAG) đã ban hành nghị quyết và trình đại hội cổ đông thông qua thay thế toàn bộ thành viên trong HĐQT.

Theo đó, 7 thành viên HĐQT của Trần Anh đều bị đề nghị bãi nhiệm, gồm: bà Đỗ Thị Thu Hường, ông Okawa Yoshiteru, ông Noguchi Atsushi, ông Nghiêm Xuân Thắng, bà Đỗ Thị Kim Liên, ông Hoàng Anh Tuấn, ông Bùi Xuân Hùng.

HĐQT của công ty này trong nhiệm kỳ mới 2017-2022 sẽ gồm 5 thành viên, trong đó có 2 thành viên HĐQT độc lập.

Những người mới được đề nghị bầu vào HĐQT Trần Anh gồm ông Trần Kinh Doanh, ông Trần Huy Thanh Tùng, ông Đặng Minh Lượm, ông Võ Hà Trung Tín và ông Nguyễn Đức Tài.

Trong đó, ông Trần Kinh Doanh làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ mới, ông Võ Hà Trung Tín làm Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật mới của công ty này.

Ban Kiểm soát hiện tại của Trần Anh cũng bị bãi nhiệm toàn bộ để bầu thành viên mới.

Trần Anh hiện tại hoạt động không hiệu quả, song với việc thâu tóm doanh nghiệp này, Thế Giới Di Động kỳ vọng sẽ phủ sóng ảnh hưởng tại khu vực phía Bắc.

Trần Anh hiện tại hoạt động không hiệu quả, song với việc thâu tóm doanh nghiệp này, Thế Giới Di Động kỳ vọng sẽ phủ sóng ảnh hưởng tại khu vực phía Bắc.

Vừa qua, Thế Giới Di Động công bố thông tin sẽ mua vào cổ phần của Trần Anh thông qua việc mua lại cổ phần của các cổ đông hiện hữu để thâu tóm toàn bộ. Sau giao dịch mua lại, Thế Giới Di Động sẽ trở thành công ty mẹ của Trần Anh để trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Trần Anh.

Trong danh sách thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới của Trần Anh có sự xuất hiện của ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, song ông Tài không kiêm nhiệm thêm chức danh nào khác.

Ông Trần Kinh Doanh, người sắp tới sẽ làm Chủ tịch HĐQT mới của Trần Anh hiện đang là Tổng giám đốc của Thế Giới Di Động. Ông Võ Hà Trung Tín đang là đại diện pháp luật nhiều chi nhánh của Thế Giới Di Động tại TPHCM.

Đáng chú ý là trong bối cảnh này, dàn lãnh đạo “cũ” của Trần Anh lại đăng ký thoái vốn ồ ạt khỏi công ty.

Cụ thể, ông Trần Xuân Kiên (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc) đăng ký thoái toàn bộ 5.636.079 cổ phần tương ứng 22,71% vốn điều lệ, dự kiến giao dịch từ 2/1 đến 31/1/2018. Cũng trong thời gian kể trên, bà Đỗ Thị Thu Hường (Uỷ viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc) đăng ký thoái hết 5.321.497 cổ phần, tương ứng chiếm 21,45% vốn.

Bà Đỗ Thị Kim Liên (Uỷ viên HĐQT) đăng ký bán 1.463.846 cổ phần tương ứng 5,9% vốn. Các thành viên khác gồm ông Nghiêm Xuân Thắng, ông Bùi Xuân Hùng, ông Hoàng Anh Tuấn; bà Đỗ Thị Ngọc Anh (Kế toán trưởng) cũng đăng ký bán hết toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ.

Thậm chí ngay cả bà Trần Thị Vân Trang (vợ ông Hoàng Anh Tuấn và là em gái của ông Trần Xuân Kiên) cũng đăng ký bán hết cổ phần TAG đang có.

Các giao dịch nói trên đều được báo cáo với mục đích “tài chính cá nhân” và thực hiện theo phương thức giao dịch thoả thuận.

Tính đến cuối tháng 10/2017, Thế Giới Di Động đang có đến 566 siêu thị Điện Máy Xanh trên khắp toàn quốc. Việc tiến đến sáp nhập với Trần Anh (chiếm khoảng 17% thị phần phía Bắc) nằm trong chiến lược chiếm lấy 30% thị phần điện máy trên cả nước.

Tuy vậy, trong năm 2017, Trần Anh kinh doanh không hiệu quả khi báo cáo kết quả kinh doanh bán niên cho thấy doanh nghiệp này lỗ hơn 11,7 tỷ đồng.

Hiện tại, trên thị trường, giá cổ phiếu TAG của Trần Anh đang ở mức 35.800 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 0,8% vào phiên cuối năm (29/12).

Bích Diệp

Tag :thâu tóm Trần Anh, Thế Giới Di Động, cổ phiếu TAG, thay máu lãnh đạo, lãnh đạo Trần Anh thoái vốn


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Chân dung “nữ doanh nhân tiêu biểu” xứ Huế bị khởi tố

Bà Lê Thị Hương (SN 1958) - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thương mại, dịch vụ Thuận Thành (HTX Thuận Thành) được coi là “doanh nhân vàng” của xứ Huế nên thông tin người phụ nữ này bị khởi tố vì vi phạm pháp luật thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Thừa Thiên - Huế.

 Nữ doanh nhân vàng Lê Thị Hương.

"Nữ doanh nhân vàng" Lê Thị Hương.

Hàng chục năm qua, tên tuổi của bà Lê Thị Hương gắn liền với thương hiệu của HTX Thuận Thành - tổ chức kinh tế ra đời từ năm 1976 và nổi tiếng với hệ thống siêu thị tại Thừa Thiên - Huế. Bà Hương chính là người đã chèo lái HTX Thuận Thành “vượt qua giông bão” để trở thành một doanh nghiệp mạnh ở tỉnh.

Những ngày đầu vào làm việc tại HTX Thuận Thành, công việc của bà Hương là mậu dịch viên. Là người tận tụy với công việc và có tinh thần cầu tiến nên bà là nhân viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Năm 1990, bà Hương được đưa vào Ban Chủ nhiệm HTX Thuận Thành rồi sau đó giữ chức Chủ nhiệm. Đây là thời điểm khắc nghiệt nhất khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường và HTX Thuận Thành đứng bên bờ vực phá sản vì làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, không có tiền trả lương cho cán bộ, nhân viên.

Bằng việc huy động mọi người trong HTX cho vay tiền, vàng để có vốn phát triển kinh doanh, bà Hương đã đưa HTX từ bờ vực phá sản đến làm ăn ngày càng phát đạt.

Từ năm 2005, HTX đưa vào hoạt động siêu thị đầu tiên tại TP.Huế, tiếp đó là nhiều siêu thị khác cùng hàng loạt căng-tin ở các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp. Mạng lưới kinh doanh cũng được mở rộng với hơn 1.500 đại lý lớn nhỏ trên khắp địa bàn trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, HTX cũng triển khai nhiều chương trình từ thiện xã hội nhằm giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật, người già neo đơn…

 Cơ quan công an khám xét trụ sở Hợp tác xã Thương mại, dịch vụ Thuận Thành.

Cơ quan công an khám xét trụ sở Hợp tác xã Thương mại, dịch vụ Thuận Thành.

Chính nhờ sự “chèo lái” của bà Hương mà HTX Thuận Thành đạt được rất nhiều danh hiệu. HTX này đã được trao tặng các huân chương Lao Động hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất, nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành trung ương và địa phương cùng hàng loạt giải thưởng có giá trị.

Riêng cá nhân bà Hương cũng đã được trao tặng nhiều huy chương, giải thưởng, như: Được Bộ Thương mại tặng Huy chương Vì sự nghiệp ngành thương mại, Liên minh HTX Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp HTX và nhiều bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Liên minh HTX Việt Nam, UBND TP.Huế…

Đặc biệt, vào đầu năm 2010, bà Hương được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam trao tặng giải thưởng Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2009 - Cúp bông hồng vàng. Đây là giải thưởng giành cho những nữ doanh nhân tiêu biểu có nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phát triển cộng đồng doanh nghiệp. Tên gọi “nữ doanh nhân vàng” nhiều người dùng để nói về bà Hương xuất phát từ đây.

Những năm gần đây, từ khi các siêu thị BigC, Coppmart ra đời ở TP.Huế, hoạt động kinh doanh siêu thị của HTX Thuận Thành gặp nhiều khó khăn. Nhiều siêu thị trong chuỗi siêu thị của HTX này đã rơi vào cảnh thua lỗ, phải ngừng hoạt động.

Như tin đã đưa , Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Lê Thị Hương. Theo thông tin ban đầu, bà Hương bị khởi tố vì vi phạm pháp luật về kinh tế, nhưng vi phạm cụ thể chưa được tiết lộ.

Sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, trong chiều 29.12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành khám xét trụ sở HTX Thuận Thành (69 Nguyễn Biểu, phường Thuận Thành, TP.Huế) để thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra. Hiện cơ quan công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ để làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của bà Hương để xử lý theo đúng quy định.

Theo: Trần Hòe

Dân Việt

Tag :nữ doanh nhân, Lê Thị Hương, làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Hơn 7.000 máy “đào” tiền ảo Bitcoin "xâm nhập" thị trường TPHCM

Ngày 30/12, Cục Hải quan TPHCM cho biết, trong năm 2017 đã có hơn 7.000 máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo trên mạng (máy “đào” tiền ảo) được nhập khẩu về thành phố.

Theo Cục Hải quan TPHCM, từ ngày 1/1 đến ngày 31/10, tại Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh - Cục Hải quan TPHCM đã tiếp nhận đăng ký 98 tờ khai nhập khẩu máy đào tiền ảo, số lượng 1.478 bộ, trị giá trên 2,182 triệu USD, tổng số thuế đã nộp là gần 5 tỷ đồng.

Thời gian tiếp theo, từ tháng 11/2017 đến ngày 21/12 đã có 5.527 máy đào tiền ảo được nhập về thành phố qua đường chuyển phát nhanh.

Như vậy, từ ngày 1/1 đến ngày 21/12, các tổ chức, cá nhân đã làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh thuộc Cục Hải quan TPHCM là 7.005 bộ.

Tiền ảo đang “tung hoành” ở khắp mọi nơi tại TPHCM

Tiền ảo đang “tung hoành” ở khắp mọi nơi tại TPHCM

Số máy móc trên do 7 doanh nghiệp và một số cá nhân, tổ chức không có mã số thuế thực hiện nhập khẩu. Trong đó, cá nhân, tổ chức không có mã số thuế thực hiện nhập khẩu nhập khẩu đến gần 3.000 bộ, số còn lại do các doanh nghiệp nhập khẩu.

Một đại diện Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh - Cục Hải quan TPHCM cho biết, do không thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu nên máy đào tiền ảo đang vẫn tiếp tục được nhập khẩu về TPHCM qua đường chuyển phát nhanh.

Một trụ ATM bán tiền ảo Bitcoin ở quận 8, TPHCM

Một trụ ATM bán tiền ảo Bitcoin ở quận 8, TPHCM

Theo Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 1/1/2018, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Như vậy, trong vài ngày tới, việc nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động giải mã Bitcoin, litecoin có liên quan đến hoạt động bị cấm tại Việt Nam và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ thực tế trên, Cục Hải quan TPHCM đã báo cáo và đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị không cho nhập khẩu các loại máy móc thiết bị này.

Hiện tại,Tổng cục Hải quan đã có văn bản trao đổi với các đơn vị liên quan đối với việc nhập khẩu các thiết bị nêu trên.

Đại Việt – Công Quang

Tag :bitcoin, đào tiền ảo, máy đào tiền, tiền ảo bitcoin


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Tuyệt vọng ngóng tin chờ thưởng Tết!

Cụ thể, chị Mỹ Linh và Nguyễn Quỳnh, hai nhân viên tại một công ty bán hàng trực tuyến có tiếng ở Viêt Nam cho biết Tết Dương lịch năm nay công ty chị không thưởng gì, thậm chí Tết Nguyên đán cũng không được thưởng.

“Công ty tôi đã thông báo từ sớm rằng cả Tết tây và Tết ta năm nay sẽ không có thưởng. Nghe tin xong cả công ty đều “đắng lòng” lắm và chả có hứng làm việc nữa dù cuối năm công việc bộn bề”, chị Linh nói.

Đáng nói, chị Huyền, chuyên viên phát triển kinh doanh của một công ty đầu tư có trụ sở tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Đến Tết ta còn chẳng được thưởng gì nữa là Tết tây”.

Trong khi nhiều người lao động kêu than không được thưởng cả Tết tây và Tết ta, một ngân hàng vốn đầu tư nước ngoài có mức thưởng Tết Dương lịch lên tới 1,5 tỷ đồng.

Trong khi nhiều người lao động kêu than không được thưởng cả Tết tây và Tết ta, một ngân hàng vốn đầu tư nước ngoài có mức thưởng Tết Dương lịch lên tới 1,5 tỷ đồng.

Thêm nữa, anh Hoàng Việt Long, quản lý tại một công ty chuyên về phần mềm quản lý bán hàng tại Hà Nội cũng cho biết, Tết tây năm nay công ty anh không có chế độ thưởng cho nhân viên.

Chị Khánh Ngân, cùng công ty với anh Long cho biết: “Thực sự cũng cảm thấy chán nản khi dịp lễ tết không có thưởng, trong khi bạn bè làm ở những công ty khác thưởng lên đến cả mấy chục triệu”.

Bên cạnh đó, anh Nguyễn Toàn, nhân viên tại một công ty giám sát lắp đặt phòng cháy chữa cháy tại Cẩm Phả, Quảng Ninh cũng cho biết công ty anh chưa có thông báo về chế độ thưởng Tết trong năm nay.

“Đến hôm nay là 30/12 rồi mà công ty tôi chưa có thông báo gì về thưởng Tết tây hay Tết ta. Anh chị em trong công ty cũng thấy chán lắm, không có cảm hứng làm việc nữa trong những ngày này”, anh Toàn chia sẻ.

Đối lập với tình trạng ảm đạm này, mới đây, theo chia sẻ của ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. HCM, một ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài có mức thưởng Tết Dương lịch lên tới 1,5 tỷ đồng. Đây là mức thưởng Tết Dương lịch 2018 cao nhất ở TP. HCM.

Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước có mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 855 triệu đồng.

Ông Tấn cho biết, mức thưởng Tết Nguyên đán bình quân của khối doanh nghiệp trong nước là 8,3 triệu đồng/người, tăng 10,89% so với năm 2017.

“Chúng tôi xin phép giữ kín thông tin của các doanh nghiệp thưởng Tết cao”, ông Tấn nói.

Được biết, kết quả nêu trên có được khi đơ vị này khảo sát hơn 1.960 doanh nghiệp ở TP. HCM.

Theo ông Tấn, mặt bằng thưởng Tết Dương lịch của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm nay “khủng” hơn năm trước.

Ngoài ra, ông Tấn cũng chia sẻ, ngoài việc thưởng Tết bằng tiền thì các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố còn hỗ trợ quà, tặng vé xe và làm nhiều công tác hỗ trợ khác cho người lao động.

Hồng Vân

Tag :thưởng tết, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, tiền thưởng Tết


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Vỡ mộng ông trùm, đại gia điện máy lỗ nặng phải bán thân

Dày đặc siêu thị điện máy

Lý giải về việc tăng tốc mở siêu thị mới, các DN cho biết, sau thời gian dài ảm đạm, từ cuối năm 2015, thị trường điện máy đã có nhiều tín hiệu tốt. Tăng trưởng của các hệ thống điện máy lớn, đều đạt từ 15-20%. Sức mua tốt, đã củng cố quyết tâm tái khởi động cuộc đua mở rộng hệ thống, nhằm giành giật thị phần.

Các DN cũng cho biết, đây là chiến thuật để giành thị phần từ kênh bán hàng truyền thống. Bởi hiện nay, tất cả các DN điện máy gộp lại mới chỉ chiếm khoảng 50% thị phần, còn lại thuộc về các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ. Tham vọng của các DN lớn là đẩy lùi kênh phân phối truyền thống về mức 20%, kênh phân phối hiện đại chiếm 80% thị phần vào cuối năm 2017.

Vì thế, một hệ thống các siêu thị điện máy mở dày đặc khắp cả nước. Tại các thành phố lớn, trước đây phạm vi bán hàng của một siêu thị điện máy có bán kính khoảng 30km, thì giờ đây giảm xuống chỉ còn 5-10km.

 Hàng tồn ăn mòn lợi nhuận, ‘ông lớn’ điện máy tìm kế thoát hiểm

Hàng tồn ăn mòn lợi nhuận, ‘ông lớn’ điện máy tìm kế thoát hiểm

Năm 2017, thị trường điện máy cũng chứng kiến thương vụ thâu tóm lớn. Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động bỏ ra 2.500 tỷ đồng mua lại Công ty CP Thế giới số Trần Anh. Chuỗi siêu thị Điện máy xanh, thuộc Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động, tuy được phủ về tận cấp huyện, nhưng có diện tích nhỏ, sản phẩm trưng bày không nhiều, có ít sự lựa chọn cho khách hàng. Trong khi đó, những siêu thị điện máy của Trần Anh, chỉ phủ về tới cấp tỉnh, nhưng lại có quy mô lớn, hàng bày mẫu phong phú, đa dạng hơn nhiều.

Thâu tóm Trần Anh giúp Thế giới Di động bù đắp được những khiếm khuyết của mình lĩnh vực trong kinh doanh bán lẻ điện máy. Mở rộng tầm bao phủ, tăng thị phần và loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh.

“Đâm lao phải theo lao”

Tuy nhiên, mở rộng tầm bao phủ cũng khiến các DN điện máy thêm khó khăn, chi phí bán hàng tăng, lợi nhuận giảm thấp, thậm chí thua lỗ. Báo cáo tài chính quý II (niên độ bắt đầu từ ngày 1/4/2017) của Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh cho thấy, do các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý DN đồng loạt tăng mạnh, khiến lỗ sau thuế của lên đến 7,4 tỷ đồng. Trong đó, có nguyên nhân là do mở hơn chục siêu thị mới trong năm 2017.

Tiết lộ trong giới kinh doanh cho biết, một số DN bán lẻ điện máy lớn đang trong tình trạng cạn vốn, chi phí cho marketing không còn. Trong khi đó, số nợ tăng lên cả trăm tỷ đồng, đang rất khó khăn. Mặc dù vậy, “đâm lao phải theo lao”, các DN vẫn tiếp tục khai trương thêm nhiều siêu thị mới.

Các DN cho rằng, mở siêu thị điện máy mới không cần nhiều vốn. Với diện tích mặt bằng 1 siêu thị khoảng 2.000 m2, thì chi phí đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 10-15 tỷ đồng, cộng với 5-7 tỷ đồng chi phí hàng bày mẫu, cùng các chi phí khác, số tiền bỏ ra nhiều chưa tới 30 tỷ đồng. Trong khi đó, lại được nợ tiền hàng các nhà cung cấp từ 10-45 ngày, hàng điện máy để lâu không lo hỏng hay hết hạn,... Vì vậy, áp lực không lớn. Nếu vòng quay vốn nhanh thì kinh doanh điện máy vẫn khá tốt.

Tuy nhiên, với một số DN điện máy, thời gian qua đã không đạt vòng quay vốn nhanh như mong đợi, khiến cho tình hình tài chính gặp vấn đề.

Tốc độ mở siêu thị mới nhanh cũng khiến hiệu quả khai thác mặt bằng các chuỗi bán lẻ điện máy giảm. Nếu như năm 2011, ở các thành phố lớn, mỗi m2 mặt bằng mang về DN điện máy từ 50-100 triệu đồng/tháng, con số này đến nay chỉ còn dưới 20 triệu đồng/tháng.

 Các siêu thị điện máy muốn đẩy lùi thị phần các cửa hàng điện máy truyền thống (ảnh minh họa)

Các siêu thị điện máy muốn đẩy lùi thị phần các cửa hàng điện máy truyền thống (ảnh minh họa)

Tồn kho "ăn mòn" lợi nhuận

Trong khi đó, các DN bán lẻ điện máy đang phải đối mặt với hàng tồn kho tăng cao. Có DN điện máy doanh thu năm 2017 chỉ đạt khoảng 3.500 tỷ đồng, nhưng hàng tồn kho giá trị tới hơn 3.400 tỷ đồng, tương đương gần 100% doanh thu. Số hàng tồn kho này phải bán một năm mới hết. Nhiều sản phẩm tồn kho số lượng lớn nhưng đến nay không kịp xả.

Các DN điện máy lớn điều đang đối mặt với hàng tồn kho, thấp nhất cũng chiếm 25% doanh số bán hàng một năm. Có DN điện máy dẫn đầu thị trường, hàng tồn kho hiện đã vượt con số hơn 10.000 tỷ đồng. Đây cũng là lời giải cho việc tại sao các DN tăng mở thêm các siêu thị mới, nhất là về địa phương, thời gian qua. Thực chất là để tiêu bớt hàng tồn kho.

“Đôi khi chúng tôi có những dự báo thị trường chưa chính xác, hoặc một số sản phẩm mang tính mùa vụ, lại không được thời tiết ủng hộ, nên việc tồn kho vẫn xảy ra” - Trưởng phòng Marketing một DN bán lẻ điện máy cho biết.

Giám đốc một DN bán lẻ điện máy cũng thừa nhận, hàng tồn kho trong lĩnh vực điện máy rất lớn và mang lại rủi ro, nếu không quản lý tốt.

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, trong năm 2017, thị trường điện máy đang chứng kiến nhiều DN có lợi nhuận giảm, hàng tồn kho cao và nguồn lực tài chính không đủ mạnh.

Tuy nhiên, các DN điện máy vẫn rất lạc quan. Khó khăn chỉ là tạm thời. Về lâu dài, khi những công ty, cửa hàng nhỏ đóng cửa nhiều, đó là cơ hội để họ gia tăng doanh thu. Ngoài ra, xu hướng mua sắm chuyển vào trung tâm thương mại, bởi chính sách hậu mãi tốt, được đổi trả cao hơn, cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy thị trường, vị giám đốc trên nói.

Năm 2017, một số DN điện máy đã điều chỉnh giá bán các sản phẩm tăng khoảng 2-5% để tăng lợi nhuận và bù đắp chi phí lớn. Lợi nhuận bán lẻ điện máy hiện rất thấp, có DN doanh số bán đạt 4.000 tỷ đồng/năm nhưng lợi nhuận ròng chỉ 20 tỷ đồng, tương đương 0,5%. Vì vậy, các DN đều muốn tăng giá bán lẻ.

Theo Trần Thủy
VietnamNet

Tag :bán lẻ điện máy, Siêu thị điện máy, thị trường điện máy, cửa hàng điện máy


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Ra giá hơn 107.000 đồng/cổ phần, VTC thoái vốn bất thành khỏi VTC Online

Theo thông báo mới nhất từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), đơn vị này sẽ không tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP VTC Truyền thông trực tuyến (VTC Online) do Tổng công ty truyền thông Đa phương tiện – Công ty TNHH MTV (VTC) sở hữu như kế hoạch ban đầu.

VTC từng được định giá khoảng 50 triệu USD hồi năm 2012 (Toà nhà VTC Online - ảnh: VTC Online).

VTC từng được định giá khoảng 50 triệu USD hồi năm 2012 (Toà nhà VTC Online - ảnh: VTC Online).

Theo dự kiến, phiên đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 2/1/2018. Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15 giờ 30 ngày 25/12/2017) chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham dự đấu giá. Do vậy, phiên đấu giá này không đủ điều kiện để tổ chức.

Trước đó, vào hồi tháng 10/2017, VTC đã quyết định đưa toàn bộ 1,02 triệu cổ phần VTC Online do doanh nghiệp này sở hữu (trị giá 10,2 tỷ đồng theo mệnh giá) để bán đấu giá công khai với mức giá khởi điểm lên tới 107.388 đồng/cổ phần (gấp hơn 10 lần mệnh giá). VTC kỳ vọng sẽ có thể thực hiện thương vụ này ngay trong năm 2017.

Với mức giá khởi điểm nói trên, VTC Online được định giá khoảng 245 tỷ đồng, tương ứng 10,8 triệu USD.

Công ty VTC Online được thành lập vào tháng 4/2008, vốn điều lệ hơn 24 tỷ đồng. Doanh nghiệp này có trụ sở chính tại TP Vinh – Nghệ An và văn phòng tại Hà Nội và 2 công ty con trực thuộc là VTC Online Indonesia và VTC Education.

Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên của VTC Online vào tháng 6/2010 và đang nắm giữ 9,2% vốn điều lệ công ty. VTC là đại diện cổ đông Nhà nước tại VTC Online với số cổ phần nắm giữ chiếm 42,4% vốn điều lệ VTC Online.

Ngoài VTC và IDG thì VTC Online còn 1 cổ đông lớn nữa là Quỹ đầu tư Duxton - Prime Limited với sở hữu 19,5%.

Còn nhớ, hồi tháng 8/2012, Quỹ đầu tư DWS Việt Nam, thông qua Công ty Quản lý quỹ Duxton có trụ sở tại Singapore đã rót 10 triệu USD vào VTC Online. Như vậy, sau 5 năm, với mức giá khởi điểm do VTC đưa ra, định giá đối với VTC Online đã giảm tới 5 lần.

HĐQT của VTC Online 5 năm trước đặt mục tiêu: Đến năm 2015, VTC Online phải đủ điều kiện để thực hiện chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết tại 1 trong 5 sàn giao dịch chứng khoán gồm NASDAQ (Hoa kỳ), HKEC (Hồng Kông), SGX (Singapore), Kosdaq (Hàn Quốc) và sàn HOSE (Việt Nam).

Tại thời điểm cuối năm 2016, VTC Online có xấp xỉ 378 tỷ đồng tổng giá trị tài sản, giảm hơn 32% so với năm trước đó. Doanh thu thuần đạt 1.829 tỷ đồng, tăng 118% so với năm 2015, tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế thu về chỉ tăng 21,3%, đạt 9,8 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ lãi gần 4 tỷ đồng, giảm hơn 29% so với năm 2015.

Đơn vị kiểm toán KPMG lúc đó đã có ý kiến về khoản dự phòng trị giá 27,6 tỷ đồng chưa được thực hiện trích lập theo hướng dẫn của Thông tư 89 và Thông tư 228 của Bộ Tài chính.

Nếu trích lập dự phòng đầu tư dài hạn theo các quy định hiện hành kể trên thì theo KPMG, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính và lỗ luỹ kế trên báo cáo tài chính riêng của công ty tại ngày 31/12/2016 sẽ tăng thêm đồng thời 12,3 tỷ đồng, chi phí tài chính và lợi nhuận thuần của VTC Online năm 2016 sẽ giảm và tăng tương ứng hơn 2 tỷ đồng.

Bích Diệp

Tag :VTC, VTC Online, đấu giá cổ phần VTC Online, định giá VTC Online


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates