Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

“Nóng” chuyện sữa học đường: Có cần thêm sữa dạng lỏng khác?

Sữa học đường, nên là sữa tươi?

Tại hội nghị dinh dưỡng về sữa học đường sáng nay (31/10), nhiều diễn giả đều thể hiện quan điểm ủng hộ Đề án Sữa học đường. Đây là đề án đã được Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia quan tâm từ rất sớm. Việc bổ sung sữa cho trẻ mầm non và tiểu học như mục tiêu đưa ra trong đề án theo một số đại biểu đánh giá là cần thiết.

Trên thế giới hiện có khoảng 60 nước tham gia và hưởng ứng Ngày Sữa học đường thế giới do FAO phát động. Ở Việt Nam, đã có một số địa phường thực hiện thí điểm thành công chương trình này.

Mặc dù được đánh giá là cần thiết trong việc cải thiện tầm vóc, nâng cao dĩnh dưỡng con trẻ, tuy nhiên vấn để đặt ra đó là làm sao có các giải pháp giúp phụ huynh học sinh hiểu, tự nguyện tham gia. Trong đó, vấn đề về chất lượng được quan tâm hàng đầu.

Theo Quyết định số 1340/QĐ-TT chương trình sữa học đường quốc gia được Thủ tướng phê duyệt, sữa tươi sẽ được sử dụng cho chương trình sữa học đường. Tuy nhiên, mới đây Bộ Y tế lại có kiến nghị cho phép các sản phẩm sữa dạng lỏng khác ngoài sữa tươi tham gia chương trình sữa học đường, vì lo ngại trong nước không đáp ứng đủ nguồn sữa tươi. Đề xuất này ngay sau đó nhận được những quan điểm trái chiều.

Tại hội nghị sáng nay, GS.TS. Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, cho rằng, mục tiêu quan trọng của chương trình sữa học đường là cải thiện dinh dưỡng cho trẻ, tập trung vào giải pháp uống sữa nhằm đảm bảo cung cấp protein, canxi, vitamin D.

Vì vậy vì này cho rằng, việc ban hành tiêu chuẩn duy nhất cho sữa tươi sẽ dẫn đến việc hạn chế sự lựa chọn các loại sản phẩm sữa khác (sữa chua, phô mai, sữa đậu nành) mà vẫn đáp ứng được mục tiêu chương trình đưa ra.

Trong khi đó, lượng sữa tươi thu hoạch từ đàn bò trong nước mới đáp ứng được 34% tiêu thụ bình quân/đầu người cả nước (9,2kg/26kg).

Cũng theo vị này, việc đưa ra tiêu chuẩn sữa tươi đặt nặng vấn đề bổ sung vi chất sẽ hạn chế các nhà máy, trang trại tại một số địa phương không thể cung cấp được cho các trường học trong khu vực.

Sữa tươi trong nước đủ đáp ứng nhu cầu

Tuy nhiên khi trao đổi về vấn đề này với phóng viên, TS.Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại khẳng định qua tính toán cho thấy sản lượng sữa tươi nguyên liệu từ đàn bò trong nước sẽ cung cấp đủ, thậm chí thoải mái cho chương trình sữa học đường.

Cụ thể theo con số vị này đưa ra, tổng sản lượng tươi nguyên liệu sản xuất trong nước cần dùng để sản xuất sữa học đường là 587.532 tấn trong khi tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất tính trong năm 2015 là 723,153 tấn.

“Trong khi đó, sản lượng sữa năm 2018 dự kiến đã đạt khoảng 960.000 tấn. Chỉ tiêu đến năm 2020 là 1 triệu tấn trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 là hoàn toàn có thể đạt được. Vì vậy, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu chế biến cho Chương trình Sữa học đường tại các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được”, ông Chinh nói.

TS.Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định nguồn sữa tươi nguyên liệu trong nước đủ đáp ứng cho chương trình sữa học đường.

TS.Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định nguồn sữa tươi nguyên liệu trong nước đủ đáp ứng cho chương trình sữa học đường.

Cũng theo ông Chinh, nếu sữa tươi nguyên liệu trong nước phát triển sẽ mang lại đến rất nhiều lợi ích. “Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn giúp đỡ phụ thuộc vào việc nhập khẩu sữa bột. Điều quan trọng nhất là đảm bảo an ninh sữa khi có vấn đề dịch bệnh, hay vấn đề khác về chất lượng sữa từ nhập khẩu”, ông Chính cho biết.

Bên cạnh đó, đứng về góc độ dinh dưỡng so sánh giữa tươi 100% và sữa dạng lỏng pha từ sữa bột thì không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh nếu dùng sữa tươi 100% thì khả năng hấp thu dinh dưỡng, vi chất… thì tốt hơn.

Ông Chinh khẳng định thêm, khi chưa có văn bản nào thay thế hay bổ sung thì các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tuân thủ nghiêm quy định theo Quyết định 1340 của Thủ tướng, đó là sử dụng sữa tươi, có thể áp dụng sữa thanh trùng, tiệt trùng tùy điều kiện cho từng trường, từng địa phương.

Điều quan tâm nhất để tạo sự đồng thuận đối với các phụ huynh trong chương trình này theo ông Chinh, đó là phải kiểm soát được tối đa vấn đề chất lượng.

Ông Chinh nói: “Đối với chất lượng, an toàn sữa cho trẻ em cần có sự giám sát chặt chẽ, không chỉ cơ quan quản lý mà thành phần xã hội, từ nhà trường đến phụ huynh. Phải đảm bảo an toàn từ quá trình chăn nuôi, thu gom, xử lý, phân phối đưa ra thị trường và đến tay các em. Trong đó, Bộ Nông nghiệp chúng tôi có trách nhiệm quản lý với nguồn sữa tươi nguyên liệu, ngoài ra có Bộ Y tế, Bộ Công Thương với việc kiểm soát chất lượng khi sản phẩm được xử lý, đóng gói, đưa ra thị trường”.

Nguyễn Khánh

Tag :Hiệp hội Sữa Việt Nam, sữa học đường, nhập khẩu sữa, sản phẩm sữa


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Blog Archive

Blogger templates