Theo quyết định của Thủ tướng, Tổng công ty Sông Đà - Công ty Cổ phần (Sông Đà) có vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng quyết định và chịu trách nhiệm về việc xử lý giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà gồm: Dự án hầm đường bộ qua Đèo Ngang, dự án Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh, khoản chi phí tái cấu trúc và khoản đầu tư tài chính theo quy định pháp luật.
Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu của Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà như sau:
Cổ phần nhà nước 229.500.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019, năm 2020 bán tiếp phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại doanh nghiệp này xuống dưới 50% vốn điều lệ.
Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ 822.000 cổ phần, chiếm 0,18% vốn điều lệ.
Cổ phần bán đấu giá công khai: 219.768.000 cổ phần, chiếm 48,82% vốn điều lệ.
Theo phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 6, doanh nghiệp này sẽ cổ phần hóa theo hình thức kết hợp bán bớt phần vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Theo quyết định của Thủ tướng, Tổng công ty Sông Đà - Công ty Cổ phần (Sông Đà) có vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu là 450 triệu đồng cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó: 229,5 triệu cổ phần nhà nước, chiếm 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019, năm 2020 bán tiếp phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại doanh nghiệp này xuống dưới 50% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 822.000 cổ phần, chiếm 0,183% vốn điều lệ; 135 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 30% vốn điều lệ; 84,768 triệu cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 18,82% vốn điều lệ.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 cho thấy, doanh thu công ty mẹ Tổng công ty Sông Đà đạt 2.949 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức doanh thu 7.212 tỷ đồng của năm 2015.
Tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của công ty mẹ Sông Đà giảm 1.260 tỷ xuống còn 15.032 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả lên tới 12.360 tỷ đồng. Đáng chú ý, cơ cấu nợ của công ty mẹ Tổng công ty sông Đà chủ yếu là nợ ngắn hạn với 6.715 tỷ đồng, gồm chi phí phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước, trong khi vay và nợ thuê ngắn hạn là 2.449 tỷ đồng.
Nợ dài hạn lên tới 5.645 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay tài chính dài hạn với khoảng 4.481 tỷ đồng.
Nguồn: vneconomy.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét