This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Đạm Phú Mỹ điều chỉnh lợi nhuận tăng gần 200 tỷ

Sau quá trình làm việc, Kiểm toán Nhà nước vừa đưa ra kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ - mã chứng khoán DPM) trong năm 2016 và 2017.

Theo đó, doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Đạm Phú Mỹ năm 2016 là 8.171 tỷ đồng, 1.400 tỷ đồng và 1.167 tỷ đồng. Các số liệu tương ứng của năm 2017 lần lượt là 8.187 tỷ đồng, 1.052 tỷ đồng và 895 tỷ đồng.

Chiếu theo báo cáo tài chính sau kiểm toán độc lập của DPM thì số liệu của năm 2016 không có nhiều biến động, chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, sang năm 2017, mặc dù doanh thu không có nhiều thay đổi nhưng lợi nhuận trước và sau thuế lại được điều chỉnh mạnh.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2017 được điều chỉnh tăng 199 tỷ đồng, từ mức 853 tỷ đồng lên 1.052 tỷ đồng. Và lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh tăng 187 tỷ đồng, từ mức 708 tỷ đồng lên 895 tỷ đồng.

Theo Đạm Phú Mỹ, có sự chênh lệch trên là do một số nguyên nhân như chi phí sửa chữa lớn do thời điểm kết thúc sửa chưa lớn vào 31/12/2017 nên công ty mẹ chưa ghi nhận giảm giá vốn vào báo cáo tài chính năm 2017 (111 tỷ đồng), công ty mẹ đã hạch toán tăng tài sản vào báo cáo tài chính 9 tháng năm 2018.

Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tổng thể thực tế giảm 43 tỷ đồng so với dự toán làm giảm giá vốn tương ứng. Công ty mẹ đã hạch toán hoàn nhập chi phí sửa chữa vào báo cáo tài chính 6 tháng năm 2018.

Ngoài ra, chi phí bán hàng giảm 9 tỷ đồng do phân bổ lại chi phí vận chuyển đối với hàng tồn kho cuối kỳ. Chi phí quản lý giảm 23 tỷ đồng do phân loại lại một số mục chi phí tiền lương, hoàn nhập một số chi phí trước và phân bổ lại công cụ dụng cụ tại công ty mẹ và công ty con.

Như vậy, với việc thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh như trên, Đạm Phú Mỹ sẽ phải nộp bổ sung khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm là 17 tỷ đồng.

Được biết, Đạm Phú Mỹ đã thực hiện điều chỉnh một số bút toán vào báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2018 và còn một số bút toán sẽ thực hiện điều chỉnh vào báo cáo tài chính quý 4/2018 theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DPM đang được giao dịch ở mức 18.800 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa thị trường vào khoảng 7.357 tỷ đồng.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Dự thảo Luật Chứng khoán: Lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư có khả thi?

Đại diện các cơ quan ban ngành liên quan cùng các doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… đã có nhiều trao đổi, tham luận về Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, dự kiến sẽ được trình Chính phủ và Quốc hội thông qua vào cuối năm 2019.

Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) được đánh giá sẽ tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm cần phải chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Đó là ý kiến của đa số các thành viên tham gia thị trường tại hội thảo "Đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi)" do Ủy ban Chứng khoán tổ chức vào ngày 14/11/2018 tại Tp.HCM.

Nhiều điểm mới…

Sau hơn 11 năm thực thi, Luật Chứng khoán đã bộc lộ nhiều bất cập cần chỉnh sửa. Nhằm nâng cao minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam, dự thảo luật Chứng khoán (sửa đổi) gồm 10 chương, 137 điều đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đóng góp rộng rãi, trong đó bổ sung nhiều nội dung mới đáng chú ý so với Luật Chứng khoán hiện hành. Đáng lưu ý là những quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng và riêng lẻ; Mua cổ phiếu quỹ giảm vốn điều lệ; Bổ sung hành vi bị cấm, thay đổi quy định về tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài; Mở rộng quyền cho Ủy ban Chứng khoán trong thanh tra chứng khoán…

Ông Nguyễn Quang Việt, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) đã giới thiệu các điểm sửa đổi quan trọng trong Dự thảo luật sửa đổi. Theo đó, Luật Chứng khoán sẽ được sửa đổi theo hướng nâng tiêu chuẩn công ty đại chúng và chào bán chứng khoán ra công chứng nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường đồng thời cũng nâng cao thanh khoản trên thị trường. Bên cạnh đó, nhiều sửa đổi liên quan của luật cũng hướng tới mục tiêu xây dựng khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đi kèm với bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường.

Đánh giá cao dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) và kỳ vọng Luật sửa đổi lần này sẽ tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân trên thị trường, tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm cần phải chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm giúp thị trường chứng khoán phát triển ổn định và bền vững.

Và một trong những điểm đáng chú ý được nhiều người quan tâm là việc mở rộng định nghĩa nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm công ty có vốn điều lệ đạt trên 1.000 tỷ đồng và có thời gian niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tối thiểu 2 năm; cá nhân có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, cá nhân có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 năm và có giá trị giao dịch chứng khoán bình quân hàng tháng tối thiểu 2 tỷ đồng Việt Nam hoặc nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết có giá trị tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam trong 12 tháng.

Dự thảo cũng thay thế định nghĩa người biết tin nội bộ bằng người nội bộ. Cá nhân liên quan mở rộng thêm đối tượng con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu và em dâu…

…nhưng vẫn còn nhiều bất cập

Góp ý cho định nghĩa về "nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp", đại diện Công ty Sữa Việt Nam - Vinamilk, nêu: Hiện có nhiều công ty có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng nhưng họ không phải đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, họ có thể đầu tư tạm thời và ngắn hạn khi có dòng tiền nhàn rỗi thì không nên gọi họ là đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Với cá nhân, càng khó xác định là chuyên nghiệp hay không. Tiêu chí xác định cũng rất khó hợp lý. Đại diện Vinamilk cho rằng nên bỏ quy định này, do không có cơ sở xác định. Chẳng hạn 1 cổ đông cá nhân nắm giữ 5 tỷ đồng giá trị cổ phiếu VNM, sau khi được chia cổ phiếu thưởng hoặc thị giá VNM tăng lên, số vốn của nhà đầu tư tăng lên hơn 5 tỷ thì xem họ là nhà đầu tư chuyên nghiệp là không hợp lý.

Đồng ý kiến với Vinamilk, đại diện Công ty Hàng không Vietjet, cũng cho rằng, về phương diện doanh nghiệp, việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có thể gây khó khăn trong việc thống kê những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để báo cáo trong bảng tóm tắt danh sách cổ đông theo yêu cầu trong các đợt báo cáo phát hành tăng cổ phần. Bên cạnh đó, việc một doanh nghiệp vốn hóa 1.000 tỷ đồng sở hữu cổ phần của một hay nhiều doanh nghiệp khác theo những hình thức khác nhau thì cũng không nên xem doanh nghiệp đó là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Một trong những bất cập khác được nhiều doanh nghiệp nêu ra tại hội thảo là quy định về chào mua cổ phiếu quỹ phải giảm vốn điều lệ. Theo các công ty đại chúng, quy định này chưa rõ ràng, khó hiểu và sẽ tạo thêm những thủ tục không cần thiết, gây khó khăn, cũng như làm giảm tính tự chủ, linh hoạt của các công ty.

Ông Đoàn Hải Đăng, Giám sát pháp lý của Tập đoàn Nova (Novaland), cho rằng: Nếu một người sở hữu 36%, mua thêm 8-9% thì có phải chào mua công khai nữa không? Về việc báo cáo mua lại cổ phiếu chưa ổn cho công ty đại chúng. Việc mua lại không nhất thiết phải giảm vốn điều lệ. Cứ mỗi lần mua lại phải giảm vốn điều lệ sau đó lại làm thủ tục tăng vốn điều lệ sẽ làm nhiễu thông tin.

Ông Đăng cũng nêu bất cập về việc mua lại cổ phiếu ESOP. "Nếu công ty mua trước khi đại hội đồng cổ đông thông qua nhưng sau đó cổ đông không đồng ý thì sao? Theo tôi phải hướng dẫn thêm, nếu áp dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, liên quan hủy tư cách công ty đại chúng, luật còn mập mờ, có thể gây ra những thiệt thòi cho những doanh nghiệp đã khắc phục được vi phạm quy định. Mặt khác, trong trường hợp tài khoản công ty bị phong tỏa hoặc tài khoản phong tỏa không phải do lỗi doanh nghiệp, chỉ là do ngân hàng sơ suất trong giao dịch thì có cần phải công bố hay không?".

Đồng tình, bà Trần Thị Kim Cương, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Manulife Việt Nam, cũng cho rằng: "Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình làm cổ phiếu quỹ là một hoạt động bình thường của doanh nghiệp, được luật pháp công nhận và được cổ đông thông qua. Việc công ty mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ sẽ tạo thêm tính thanh khoản cũng như tính hấp dẫn của cổ phiếu thông qua việc bán lại cổ phiếu quỹ trên sàn giao dịch khi điều kiện thị trường tốt hơn, từ đó tạo ra giá trị thặng dư cho công ty (và cổ đông).

Vì vậy, quy định công ty bắt buộc phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ khi mua lại cổ phiếu quỹ (nhất là trong một thời gian ngắn 10 ngày) chỉ nên được áp dụng trong trường hợp công ty và đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ trong những điều kiện nhất định".

Đại diện Vinamilk cũng nêu câu hỏi: "Luật Chứng khoán (sửa đổi) cần làm rõ việc phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc mua cổ phiếu quỹ. Trường hợp mua lại cổ phiếu ESOP thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua Nghị quyết có nội dung số lượng ESOP được mua theo báo cáo. Còn nếu được đại hội đồng cổ đông thông qua thì công ty có được phân phối ESOP đã mua lại cho nhân viên theo 1 chương trình phúc lợi nào đó của công ty không hay bắt buộc phải giảm vốn điều lệ?".

Trong tham luận góp ý của mình, đại diện Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), đề nghị: Dự thảo cần làm rõ hơn một số khái niệm, từ ngữ đề cập tại Dự thảo như định nghĩa về nhà đầu tư chiến lược, chào bán, sở hữu gián tiếp; công ty liên doanh, công ty liên kết... SSI cũng cho rằng nên thu hẹp các đối tượng được xem là "người có liên quan", sẽ không bao gồm con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu….

Về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, SSI cho rằng nên sửa đổi một số nội dung để phù hợp hơn, và đề nghị loại trừ trường hợp công ty đã niêm yết phải thực hiện thủ tục đầu tư, đáp ứng điều kiện như đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư, góp vốn mua chứng khoán, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Loạt vấn đề liên quan đến "quỹ bảo vệ nhà đầu tư"

Liên quan đến việc thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng cần phải được tính toán kỹ nếu không quỹ sẽ tạo gánh nặng chi phí cho nhà đầu tư.

Cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán trong năm 2008 dẫn đến việc nhiều công ty chứng khoán đóng cửa. Đến nay, nhiều nhà đầu tư còn chưa lấy lại được tài sản từ sự đổ vỡ này. Hiện tượng này ít nhiều có tác động tới niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi, niềm tin của nhà đầu tư là yếu tố tối quan trọng đối với sự phát triển của thị trường. Do đó, trong Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi có quy định về thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán.

Các thị trường trong khu vực đều có định chế là quỹ bảo vệ nhà đầu tư. Khi công ty chứng khoán không thể chi trả cho nhà đầu tư thì quỹ sẽ thực hiện chi trả để giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Quỹ này cũng sẽ thay mặt nhà đầu tư thực hiện kiện tụng thu hồi tài sản giúp nhà đầu tư… Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí cho nhà đầu tư.

"Quỹ bảo vệ nhà đầu tư là một ý tưởng tốt đẹp, tuy nhiên việc góp thành một quỹ chung do sở giao dịch chứng khoán quản lý có thể làm cho việc quản lý và thực thi trở nên phức tạp, chồng chéo, tạo thêm gánh nặng chi phí cho công ty chứng khoán. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty, hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư. Do vậy, chúng tôi thiết nghĩ nên có cơ chế quản lý minh bạch, rõ ràng trước khi thực hiện để đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư và tạo được sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán", bà Kim Cương góp ý thêm.

Đồng ý với việc thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư, nhưng đại diện SSI cho rằng cần phải xem xét kỹ lưỡng việc thành lập quỹ này. Đồng thời, đại diện SSI cũng đưa ra thắc mắc rằng các mức đóng góp của các công ty chứng khoán vào quỹ này bao nhiêu là hợp lý vì nếu đóng góp ít thì không đủ mà đóng góp quá nhiều thì chi phí của các công ty chứng khoán sẽ tăng lên dẫn tới phí thu từ nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải tăng thêm. Mặt khác, trong trường hợp xảy ra sự cố thì mức bồi thường cho nhà đầu tư là bao nhiêu?

Còn rất nhiều ý kiến đóng góp khác của các thành viên tham gia thị trường chứng khoán. Hy vọng, các đóng góp này nhằm hoàn thiện luật chứng khoán sửa đổi, tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch cho các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chỉ còn một "cứ điểm bảo toàn" vốn ngoại tại ngân hàng Việt mới niêm yết

Kết thúc phiên giao dịch 14/11, trên sàn chứng khoán Việt Nam chỉ còn lại duy nhất một cổ phiếu ngân hàng mới tham gia niêm yết bảo toàn được giá trị đầu tư ban đầu của khối ngoại, xét theo giá bán thành công vừa qua.

Đây là cổ phiếu TPB của Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).

Chốt phiên 14/11, giá cổ phiếu TPB ở mức 25.500 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng so với phiên liền trước. Đây cũng là mã ngược dòng tăng giá trong một phiên giá các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm mạnh.

Kết quả trên đưa TPB trở thành "cứ điểm bảo toàn" cuối cùng còn lại của nhà đầu tư nước ngoài, xét theo giá trị ban đầu các thương vụ lớn và nổi bật trong hơn một năm trở lại đây, ở nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam mới niêm yết.

Cụ thể, TPBank đã bán lô lớn cho quỹ PYN Elite Fund và quỹ SBI Ven Holdings Pte trong đợt phát hành riêng lẻ 87 triệu cổ phiếu vừa qua, với giá 25.000 đồng/cổ phiếu.

Với diễn biến ngược dòng thị trường chung và giá nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn niêm yết, mức đóng cửa 25.500 đồng/cổ phiếu phiên 14/11 đồng nghĩa giá trị đầu tư của các quỹ ngoại tại TPBank đang được bảo toàn.

Trong năm 2017 và đến đầu 2018, thị trường chứng kiến loạt chào bán thành công với giá trị lớn, giá bán cao cho nhà đầu tư nước ngoài từ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB), Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank, mã HDB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank, mã TCB) và trường hợp nói trên của TPBank.

Tính đến phiên 14/11, giá VPB còn 19.850 đồng, HDB còn 28.800 đồng và TCB còn 25.250 đồng/cổ phiếu. Dù đã thực hiện chia tách sau các đợt phát hành thêm trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng… (riêng HDB chưa chia tách kể từ khi niêm yết đầu năm nay), giá trị của cả ba cổ phiếu này đều đã giảm sâu dưới mức bán cho các nhà đầu tư nước ngoài ở các đợt chào bán lô lớn trước khi niêm yết.

Trong đó, gần nhất, giá cổ phiếu HDB của HDBank liên tục lao dốc những phiên đầu tuần này và chính thức nằm sâu dưới mốc 32.000 đồng - mốc giá được ghi nhận bán cho loạt quỹ đầu tư nước ngoài cuối 2017, trong khi hoạt động bán ròng mạnh từ khối đầu tư nước ngoài thể hiện suốt gần một tháng qua.

Với thị giá hiện nay, ngoại trừ tại TPBank, giá trị đầu tư của khối đầu tư nước ngoài tham gia các đợt chào bán nói trên hiện đã suy giảm đáng kể so với ban đầu. Đây cũng là diễn biến chung trong xu hướng điều chỉnh kéo dài hơn một tháng qua của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau đợt điều chỉnh mạnh cuối tháng 4/2018.

Đáng chú ý, những trường hợp trên tại thời điểm chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như hiện nay đều là những ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở nhóm cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, cũng như đang hướng đến hoàn thành kế hoạch năm 2018 - với các thông tin cập nhật gần đây.

Giá trị đầu tư của vốn ngoại tại những trường hợp này suy giảm như trên cũng là một thực tế đặt ra trong bối cảnh một số ngân hàng thương mại Việt Nam đang xúc tiến các kế hoạch chào bán cổ phần lô lớn cho nhà đầu tư nước ngoài, hoặc huy động qua kênh trái phiếu, dự kiến cuối 2018 đầu 2019.

Trong các đợt chào bán trên, cũng như dự kiến sắp tới, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài tham gia là hoạt động đầu tư đơn thuần (ngoại trừ KEB Hana Bank với kế hoạch dự kiến trở thành cổ đông chiến lược tại BIDV nếu chào bán thành công), và hầu hết họ phải chịu ràng buộc hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chỉ còn một "cứ điểm bảo toàn" vốn ngoại tại ngân hàng Việt mới niêm yết

Kết thúc phiên giao dịch 14/11, trên sàn chứng khoán Việt Nam chỉ còn lại duy nhất một cổ phiếu ngân hàng mới tham gia niêm yết bảo toàn được giá trị đầu tư ban đầu của khối ngoại, xét theo giá bán thành công vừa qua.

Đây là cổ phiếu TPB của Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), hiện đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).

Chốt phiên 14/11, giá cổ phiếu TPB ở mức 25.500 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng so với phiên liền trước. Đây cũng là mã ngược dòng tăng giá trong một phiên giá các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm mạnh.

Kết quả trên đưa TPB trở thành "cứ điểm bảo toàn" cuối cùng còn lại của nhà đầu tư nước ngoài, xét theo giá trị ban đầu các thương vụ lớn và nổi bật trong hơn một năm trở lại đây, ở nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam mới niêm yết.

Cụ thể, TPBank đã bán lô lớn cho quỹ PYN Elite Fund và quỹ SBI Ven Holdings Pte trong đợt phát hành riêng lẻ 87 triệu cổ phiếu vừa qua, với giá 25.000 đồng/cổ phiếu.

Với diễn biến ngược dòng thị trường chung và giá nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn niêm yết, mức đóng cửa 25.500 đồng/cổ phiếu phiên 14/11 đồng nghĩa giá trị đầu tư của các quỹ ngoại tại TPBank đang được bảo toàn.

Trong năm 2017 và đến đầu 2018, thị trường chứng kiến loạt chào bán thành công với giá trị lớn, giá bán cao cho nhà đầu tư nước ngoài từ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB), Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank, mã HDB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank, mã TCB) và trường hợp nói trên của TPBank.

Tính đến phiên 14/11, giá VPB còn 19.850 đồng, HDB còn 28.800 đồng và TCB còn 25.250 đồng/cổ phiếu. Dù đã thực hiện chia tách sau các đợt phát hành thêm trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng… (riêng HDB chưa chia tách kể từ khi niêm yết đầu năm nay), giá trị của cả ba cổ phiếu này đều đã giảm sâu dưới mức bán cho các nhà đầu tư nước ngoài ở các đợt chào bán lô lớn trước khi niêm yết.

Trong đó, gần nhất, giá cổ phiếu HDB của HDBank liên tục lao dốc những phiên đầu tuần này và chính thức nằm sâu dưới mốc 32.000 đồng - mốc giá được ghi nhận bán cho loạt quỹ đầu tư nước ngoài cuối 2017, trong khi hoạt động bán ròng mạnh từ khối đầu tư nước ngoài thể hiện suốt gần một tháng qua.

Với thị giá hiện nay, ngoại trừ tại TPBank, giá trị đầu tư của khối đầu tư nước ngoài tham gia các đợt chào bán nói trên hiện đã suy giảm đáng kể so với ban đầu. Đây cũng là diễn biến chung trong xu hướng điều chỉnh kéo dài hơn một tháng qua của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau đợt điều chỉnh mạnh cuối tháng 4/2018.

Đáng chú ý, những trường hợp trên tại thời điểm chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như hiện nay đều là những ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở nhóm cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, cũng như đang hướng đến hoàn thành kế hoạch năm 2018 - với các thông tin cập nhật gần đây.

Giá trị đầu tư của vốn ngoại tại những trường hợp này suy giảm như trên cũng là một thực tế đặt ra trong bối cảnh một số ngân hàng thương mại Việt Nam đang xúc tiến các kế hoạch chào bán cổ phần lô lớn cho nhà đầu tư nước ngoài, hoặc huy động qua kênh trái phiếu, dự kiến cuối 2018 đầu 2019.

Trong các đợt chào bán trên, cũng như dự kiến sắp tới, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài tham gia là hoạt động đầu tư đơn thuần (ngoại trừ KEB Hana Bank với kế hoạch dự kiến trở thành cổ đông chiến lược tại BIDV nếu chào bán thành công), và hầu hết họ phải chịu ràng buộc hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Kinh doanh bết bát, cổ phiếu nhà “Cường đôla” cắm đầu giảm

Với số mã giảm chiếm ưu thế, phiên giao dịch ngày 14/11 tiếp tục chứng kiến tình trạng mất điểm tại các số. VN-Index mất 4,45 điểm tương ứng 0,49% còn 900,93 điểm trong bối cảnh HSX có 149 mã giảm so với 126 mã tăng.

HNX-Index cũng nới đà giảm lên 1,27 điểm tương ứng 1,24% còn 101,2 điểm. Kết phiên sàn này ghi nhận 71 mã giảm so với 67 mã tăng.

Dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường trong phiên chiều nhưng thanh khoản vẫn khiêm tốn ở mức 142,26 triệu cổ phiếu tương ứng 3.393,54 tỷ đồng trên HNX và 33,68 triệu cổ phiếu tương ứng 439,61 tỷ đồng.

Trong mức giảm chung của VN-Index thì chỉ riêng GAS đã góp vào 2,2 điểm, BID góp vào 1,06 điểm và CTG kéo sụt chỉ số 0,93 điểm. Nói cách khác, 3 mã mất giá trong phiên đã khiến VN-Index sụt 4,19 điểm.

Cùng với GAS thì trong phiên này, các mã cổ phiếu dầu khí khác cũng bị giảm khá mạnh như BSR (giảm 4,5%), PVD (giảm 3,8%). Cổ phiếu dầu khí mất giá giữa lúc giá dầu thế giới sụt mạnh: Kết thúc phiên giao dịch 13/11, giá dầu WTI và Brent giảm lần lượt 7,1% và 6,1%. Nguyên nhân khiến giá dầu lao dốc hơn 20% so với mức đỉnh của tháng trước được cho là đến từ việc dư cung khi sản lượng khai thác từ cả OPEC, Nga, Mỹ đều gia tăng mạnh.

Công ty của gia đình ông Nguyễn Quốc Cường nhiều khả năng lại thất hứa với cổ đông về kế hoạch kinh doanh năm 2018

Công ty của gia đình ông Nguyễn Quốc Cường nhiều khả năng lại "thất hứa" với cổ đông về kế hoạch kinh doanh năm 2018

Trong phiên này, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục giảm 1,6% xuống còn 6.900 đồng. Đây là phiên thứ 4 liên tục mã này giảm giá.

Diễn biến bất lợi của QCG trong bối cảnh công ty này vừa công bố kết quả kinh doanh quý III tiếp tục sa sút mạnh. Doanh thu cả quý chỉ đạt 82,4 tỷ đồng, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ hơn 1 tỷ đồng, chưa bằng 1% của cùng kỳ năm trước.

Trong công văn giải trình gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Quốc Cường Gia Lai lý giải tình trạng này xuất phát từ việc trong kỳ công ty chưa bàn giao căn hộ cho khách hàng, bên cạnh đó cũng không có thu nhập từ chuyển nhượng đầu tư tài chính.

Theo đó, kết thúc 9 tháng đầu năm QCG mới chỉ đạt được 519,1 tỷ đồng doanh thu thuần và báo lãi 57,6 tỷ đồng, còn một khoảng cách rất xa so với mục tiêu đặt ra cho cả năm là 1.800 tỷ đồng doanh thu và 320 tỷ đồng lợi nhuận. Điều này đặt ra khả năng “vỡ kế hoạch” năm thứ 8 liên tiếp của QCG là rất cao.

Trở lại với diễn biến thị trường, VIC, SAB và VNM là 3 mã có diễn biến tích cực vừa tác động đáng kể lên chỉ số. VIC kéo chỉ số lên 1,39 điểm, SAB đóng góp 1,08 điểm và VNM đóng góp 0,81 điểm. Tuy nhiên, 3 “ông lớn” này chỉ có thể kìm hãm đà giảm của chỉ số chứ không thể “cứu” thị trường.

Theo nhận xét của BVSC, thị trường có sự phân hóa khá rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu. Điều này khiến cho tâm lý nhà đầu tư ngày càng thận trọng và có phần lo sợ về khả năng thị trường sẽ sớm phá đáy 880-885 điểm trong ngắn hạn.

Trên góc độ phân tích kỹ thuật, BVSC cho rằng, vùng quanh 900 điểm sẽ tiếp tục đóng vai trò là vùng hỗ trợ cho chỉ số trong phiên kế tiếp. Mặc dù vậy, công ty này vẫn tiếp tục đưa ra cảnh báo đối với kịch bản tiêu cực.

Nếu chỉ số để mất vùng hỗ trợ quanh 900 điểm, diễn biến của thị trường sẽ có sự chuyển biến xấu hơn trong thời gian tới. Trong kịch bản này, thị trường có thể lùi về vùng hỗ trợ 888-894 điểm và bật lên, trước khi hình thành nguy cơ xuyên thủng đáy 880-885 điểm.

Tỷ trọng danh mục tổng của nhà đầu tư tiếp tục được khuyến nghị khống chế ở mức tối đa 20-25% cổ phiếu trong giai đoạn này.

Mai Chi

Tag :công ty Cường đôla, Quốc Cường Gia Lai, giá dầu lao dốc, cổ phiếu dầu khí


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Mối đe dọa với nền kinh tế từ giá dầu và nợ công

Nợ nước ngoài đã tăng gấp 3 lần trong 1 thập kỷ

Một báo cáo vừa mới phát hành của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động bởi những rủi ro trung và dài hạn từ bên ngoài.

Theo đó, năm 2019, những lo ngại về lạm phát chi phí đẩy, yếu tố thường chi phối quyết định của các nhà hoạch định chính sách, sẽ là một điểm then chốt khi giá các mặt hàng cơ bản đã sẵn sàng tăng cao.

Vấn đề nợ nước ngoài ngắn hạn tăng cũng được nhấn mạnh. Nợ nước ngoài của các doanh nghiệp đang tăng đáng kể. Trong khi dòng tiền nước ngoài tăng trưởng là điều cần thiết cho nền kinh tế, Chính phủ cũng cần phải nâng cao vai trò của thị trường tài chính trong nước để hấp thụ được dòng tiền đó.

Nợ công của Việt Nam, đặc biệt là nợ nước ngoài đang gia tăng với tốc độ nhanh (ảnh minh hoạ)

Nợ công của Việt Nam, đặc biệt là nợ nước ngoài đang gia tăng với tốc độ nhanh (ảnh minh hoạ)

Hiện tại nợ nước ngoài của Việt Nam đã đạt 48% GDP, gần với hạn mức 50% GDP. Trong 10 năm qua, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng gấp ba. Đáng chú ý là, nợ nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp tăng mạnh trong năm ngoái.

Trong khi đó, tỷ lệ dự trữ ngoại tệ/giá trị nhập khẩu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất so với các quốc gia khác trong khu vực.

Tuy nhiên, VDSC cho biết, vẫn chưa ghi nhận những tín hiệu rõ ràng về kiểm soát thâm hụt ngân sách. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP đã tăng lên 3,7%. Đây là mức cao nhất so với các nước trong khu vực.

Hiện tại, Việt Nam được hưởng lợi từ một tài khoản vãng lai dương, chủ yếu nhờ đóng góp của các tập đoàn FDI. Điều này đang bảo vệ nền kinh tế khỏi những rủi ro bên ngoài trong ngắn hạn.

Chuyên gia VDSC đánh giá, nhận thức của Chính phủ thông qua các kế hoạch khác nhau nhằm quản lý nợ trung hạn được xem như một động thái tích cực. Một trong những động thái đáng chú ý là việc giữ các khoản vay ở mức chấp nhận được để cân bằng ngân sách nhà nước. Điều này nhằm mục đích giữ cho việc phân bổ và sử dụng các khoản vay phù hợp với mục đích ban đầu, chỉ số nợ ở mức an toàn, và đảm bảo khả năng trả nợ.

Nợ nước ngoài và thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong tương quan với khu vực

Nợ nước ngoài và thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong tương quan với khu vực

Mối lo lạm phát và dòng tiền

Điều quan trọng là phải theo dõi biến động tiêu dùng hộ gia đình và lạm phát, đặc biệt hiện tượng lạm phát chi phí đẩy trong bối cảnh giá dầu thô đã tăng gấp đôi kể từ 2016.

Theo phân tích của VDSC, giá dầu cao hơn sẽ tạo ra hiện tượng lạm phát chi phí đẩy và làm giảm thu nhập thực của các hộ gia đình. Hiện tại, Chính phủ đang sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để can thiệp vào thị trường xăng dầu trong nước nhằm kiểm soát giá. Giá nhập khẩu xăng dầu các loại đã tăng 20-30% so với đầu năm. Ước tính điều này đã góp phần tăng 0,9% -1,3% vào chỉ số CPI của Việt Nam trong năm 2018.

Chính phủ đang nỗ lực để giảm tác động tiêu cực từ lạm phát lên tiêu thụ nội địa, trụ cột cho nền kinh tế. Song có một vấn đề đáng lưu ý là từ năm 2019, thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho giá dầu cũng bắt đầu có hiệu lực.

Tác động của giá dầu thô đối với nền kinh tế (nguồn: VDSC)

Tác động của giá dầu thô đối với nền kinh tế (nguồn: VDSC)

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích VDSC lo ngại hơn về viễn cảnh tài khoản vãng lai trở nên kém tích cực hơn. Trong khi các nhà máy lọc dầu quy mô lớn bắt đầu hoạt động trong những năm gần đây, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng ròng trong vài năm tới do sản lượng dầu trong nước giảm. Trong 9 tháng đầu năm 2018, chi phí nhập khẩu dầu thô tăng 282% so với cùng kỳ.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Việt Nam và Trung Quốc là những nước hiếm hoi mà tỷ trọng tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu và trái phiếu/GDP thấp hơn tín dụng ngân hàng.

Một mặt, rõ ràng vẫn còn dư địa lớn để gia tăng quy mô thị trường vốn. Song mặt khác, nhà điều hành sẽ đối mặt nhiều áp lực hơn khi phải giải quyết cả hai vấn đề gồm tăng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường vốn trong nước.

Dòng vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình kế hoạch phát triển thị trường vốn Việt Nam. Thời gian qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua phần lớn cổ phần trong các đợt thoái vốn quy mô lớn tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như Vinamilk và Sabeco. Một phần nhờ đó, cán cân tài chính của Việt Nam liên tục dương trong các quý gần đây. Trong 2 năm tới, Chính phủ cũng cam kết đẩy mạnh thoái vốn tại DNNN.

Như vậy, việc kiểm soát chặt dòng tiền ra vào thị trường thông qua hệ thống luật pháp đang trở thành rào chắn cho Việt Nam trước các rủi ro từ bên ngoài, VDSC nhìn nhận.

Bích Diệp

Tag :nợ công của Việt Nam, nợ nước ngoài, tác động của giá dầu tới nền kinh tế, rủi ro của nền kinh tế Việt Nam, VDSC, Rong Viet Research, thâm hụt ngân sách


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Doanh nghiệp chỉ vì một dấu phẩy, phải "gặp" cán bộ... mới xong

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nhìn lại thời gian qua có nhiều đợt cải cách cho rằng tốt nhưng cuối cùng chỉ lẩn quẩn.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Ông Cung dẫn chứng, đầu tiên là Luật Doanh nghiệp 2005 khẳng định tất cả luật, pháp lệnh, nghị định mới có quyền ban hành các điều kiện kinh doanh (ĐKKD). Tuy nhiên, sau đó ĐKKD xuất hiện nhiều tại các Thông tư.

Theo Viện trưởng CIEM cũng là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Luật Doanh nghiệp năm 2005 yêu cầu các Bộ hàng năm phải rà soát ĐKKD thuộc thẩm quyền quản lý. Tuy nhiên, chẳng cơ quan nào làm.

Vì vậy, hàng loạt Nghị định ban hành từ năm 2005 đến năm 2008 đã xuất hiện ồ ạt ĐKKD. Số lượng ĐKKD được cắt giảm từ những năm 2000-2003 nhanh chóng được "sống lại" sau đó, thêm nữa nhiều điều kiện mới được bổ sung thêm.

Ông Cung nhấn mạnh, Luật Doanh nghiệp năm 2005 yêu cầu hạn cuối là ngày 30/6/2010 các doanh nghiệp Nhà nước phải chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên cả từ giai đoạn năm 2005 đến năm 4/2010, các doanh nghiệp không làm gì. Chỉ đến hai tháng cuối cùng thì mới quyết định ồ ạt chuyển.

"Nếu DN Nhà nước được chuyển thành công ty từ năm 2005 sẽ không xảy ra những gánh nợ như Vinashin, Vinalines. Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra 5 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp Nhà nước nhưng cuối cùng không ai thực hiện", TS Cung nhấn mạnh.

Tiếp đến, ông Cung cho biết Luật DN 2014 có nhắc lại một lần nữa về ĐKKD, cho 2 năm thực hiện chuyển đổi, ban hành các quy định về ĐKKD. Tuy nhiên trong 2 năm đó rất ít người làm, 2 tháng cuối cùng dồn dập sửa đổi.

Dẫn tới, cơ quan nhà nước không đủ thời gian, nguồn lực thẩm định cái gì cần thiết, cái gì phù hợp. Cuối cùng ban hành điều kiện kinh doanh ào ạt, chất lượng không đạt.

Thực tế, Nghị quyết số 01/NQ-CP ban hành ngày 1/1/2018, Thủ tướng yêu cầu tất cả các Bộ, ngành rà soát các ĐKKD, yêu cầu phải cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh hiện có trước ngày 31/10/2018. Tuy nhiên, đến thời gian biểu, báo cáo của Bộ KH&ĐT khẳng định mục tiêu không đạt được.

Gần đây, Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP mục tiêu đã chuyển sang bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh.

"Kể những câu chuyện này là tôi muốn nói rằng cải cách thủ tục hành chính nói chung, cắt giảm ĐKKD nói riêng phải liên tục nhất quán, có áp lực từ bên ngoài thì mới làm được", TS Cung nói.

Trước thực trạng các Bộ, ngành lợi dụng "đơn giản hóa" để chỉ bỏ câu, chữ rồi ghi vào thành tích cởi bỏ điều kiện kinh doanh, ông Cung bức xúc nói: "Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng có vai trò quyết định trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, vì nó đòi hỏi thay đổi tư duy và cách thức thực hiện của công chức thực thi.

"Đơn cử như Hà Nội và TP.HCM cùng là hai đầu tàu kinh tế cả nước nhưng vì sao Sở KH&ĐT TP.HCM được khen nhiều hơn Sở KH&ĐT Hà Nội. Đây là điều mà lãnh đạo phải lưu tâm", ông dẫn chứng.

Ông Cung lấy ví dụ đã từng chứng kiến, nghe bao nhiêu câu chuyện rằng DN chỉ sai một dấu phẩy cũng phải đến gặp trực tiếp cán bộ thì công chuyện mới xong.

"Cơ quan hành chính không nhìn thấy chậm trễ là mất mát tiền bạc, cơ hội kinh doanh của DN mà chỉ nhìn thấy quyền lợi cho mình", ông này nói.

An Linh

Tag :điều kiện kinh doanh, rào cản, cắt giảm, 50% điều kiện kinh doanh


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates