This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Đề xuất tăng phí trước bạ gấp 3-4,5 lần với ôtô bán tải dưới 1,5 tấn

Bộ Tài chính cho biết, khi điều chỉnh tăng mức thu lần đầu đối với các loại xe ôtô bán tải chở hàng và ôtô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống sẽ góp phần tăng thu ngân sách.

Bộ Tài chính vừa chính thức công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.

Theo đó, điểm đáng chú ý tại dự thảo Nghị định này là Bộ Tài chính đề xuất tăng mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe ôtô bán tải chở hàng và ôtô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống.

Cụ thể, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với loại xe này sẽ bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ôtô con (trong khung 10-15%), thay vì mức thu 2% như đang áp dụng hiện nay. Chỉ khi đăng ký lại từ lần thứ 2 trở đi thì mức thu lệ phí trước bạ đối với loại xe này mới là 2%.

Như vậy, lấy ví dụ là một chiếc xe ôtô bán tải trị giá 600 triệu đồng, theo quy định hiện nay thì người mua phải nộp lệ phí trước bạ 2% là 12 triệu đồng. Nhưng nếu áp dụng theo đề xuất thì số tiền lệ phí trước bạ mà người mua sẽ phải trả là 600 triệu x 10% x 60% = 36 triệu đồng; hoặc 600 triệu x 15% x 60% = 54 triệu đồng, gấp từ 3 - 4,5 lần so với hiện nay.

Dự thảo Nghị định cũng quy định rõ, đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã được miễn hoặc không phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu tài sản là ôtô, xe máy thì khi chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân khác, hoặc chuyển mục đích sử dụng mà không thuộc diện được miễn lệ phí trước bạ theo quy định thì sẽ phải nộp lệ phí trước bạ với mức thu lần đầu, tức là bằng 60% lệ phí trước bạ lần đầu đối với ôtô con.

Lý giải nguyên nhân đưa ra đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng, thực tế trong giai đoạn vừa qua (2012-2017) số lượng xe bán tải, gồm cả xe bán tải chở hàng và xe bán tải chở người (nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước) tăng theo từng năm, đặc biệt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh.

Cụ thể, số lượng xe bán tải nhập khẩu năm 2017 là 28.482 chiếc, tăng 8,7 lần. Riêng số lượng xe bán tải chở hàng có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống (nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước) năm 2012 là 3.305 chiếc, nhưng sang năm 2013 đã tăng gấp đôi, lên 6.902 chiếc. Đến năm 2014, số lượng xe này là 10.961 chiếc, năm 2015 là 20.132 chiếc, năm 2016 là 28.091 chiếc và năm 2017 là 28.911 chiếc.

"Như vậy, số lượng bình quân nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp dòng xe này khoảng 16.383 chiếc, chiếm khoảng 99,8% số lượng xe bán tải", Bộ Tài chính cho biết.

Cũng theo đơn vị này, thực tế xe ô tô bán tải chở hàng và ôtô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống được sử dụng kết hợp vừa chở người, vừa chở hàng; các xe ôtô tải khác chủ yếu sử dụng để chở hàng.

Ngoài ra, tại Thông báo số 133/TB-VPCP ngày 14/3/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình nhập khẩu ôtô đã giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu đánh giá lại mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ôtô bán tải để đề xuất báo cáo Chính phủ kịp thời điều chỉnh cho phù hợp thực tế và mục đích sử dụng của loại xe này.

"Do đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, để đảm bảo công bằng về mức thu lệ phí trước bạ lần đầu và từ lần thứ 2 trở đi đối với xe ôtô con, việc nghiên cứu quy định mức thu lệ phí trước bạ lần đâu đối với xe ôtô bán tải chở hàng và ôtô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống là cần thiết", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Bên cạnh việc lý giải, Bộ Tài chính cũng đánh giá tác động của đề xuất này. Theo đó đơn vị này cho rằng, việc tăng lệ phí trước bạ đối với dòng xe sẽ góp phần đảm bảo quản lý nhà nước đối với xe bán tải chở hàng và ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống; góp phần điều tiết hạn chế sử dụng phương tiện giao thông tại các thành phố lớn.

Ngoài ra, còn đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật về lệ phí trước bạ, nâng cao tính pháp lý của quy định hiện hành về lệ phí trước bạ đối với chuyển nhượng xe ôtô, xe máy mang biển ngoại giao chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác.

Đặc biệt, theo Bộ Tài chính, đề xuất này sẽ góp phần làm tăng thu ngân sách. Cụ thể, theo quy định hiện hành, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe bán tải chở hàng và ôtô tải VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống là 2%. 

Nên trường hợp điều chỉnh tăng mức thu lần đầu đối với các loại xe ôtô này bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ôtô con (trong khung 10-15%) thì số thu lệ phí trước bạ từ các loại xe ô tô này sẽ tăng.

Tuy nhiên ngược lại đối với các tổ chức, cá nhân, đề xuất này sẽ khiến số tiền phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký mới cao hơn so với mức thu hiện hành, nhưng cũng sẽ giúp quy định rõ ràng hơn, dễ theo dõi khi thực hiện.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

BOT nâng cấp tuyến đường "độc đạo": Dân không còn quyền chọn lối đi

Hàng loạt dự án BOT thực hiện trên tuyến đường độc đạo khiến người dân không còn lựa chọn nào khác.

Hàng loạt dự án BOT thực hiện trên tuyến đường độc đạo khiến người dân không còn lựa chọn nào khác.

Trong một báo cáo gửi lên Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như tồn tại của các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Báo cáo chỉ ra rằng, một số quy định của pháp luật hiện nay chưa thực sự phù hợp với thực tế.

Đáng lưu ý, các dự án BOT giao thông hiện nay chủ yếu do các nhà đầu tư trong nước thực hiện, chưa thu hút được đầu tư nước ngoài. Vị trí trạm thu phí, mức thu phí còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch.

Trong khi đó, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước về tính hiệu quả của dự án như mức lợi nhuận của nhà đầu tư, thời hạn nhà đầu tư được nhà nước nhượng quyền thu phí của người sử dụng dịch vụ, giá sử dụng công trình/dịch vụ công,... chưa rõ ràng. Năng lực giám sát về cơ chế thu phí còn yếu, thiếu minh bạch trong quá trình quản lý hợp đồng.

Một số dự án BOT huy động nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư và các ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp nhà nước (hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa), chủ yếu là vốn tín dụng ngắn hạn nhưng lại được sử dụng cho vay đầu tư dài hạn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro an toàn hệ thống ngân hàng.

"Việc lựa chọn, dự án đầu tư, thứ tự đầu tư các dự án chưa hợp lý. Đa số các dự án tập trung trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo phương thức cải tạo nâng cấp tuyến đường độc đạo hiện hữu, nên chưa bảo đảm quyền lựa chọn của người tham gia giao thông”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thu hút nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Ngoài ra, chính sách chưa ổn định gây khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Hầu hết các dự án đều chỉ định thầu, nhưng nhiều nhà đầu tư nguồn lực hạn chế dẫn đến những vi phạm trong quá trình thực hiện, vận hành và khai thác công trình.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận đây là hình thức đầu tư mới, năng lực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, năng lực triển khai thực hiện dự án đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư cũng còn “rất nhiều hạn chế”.

Theo đó, việc đầu tư theo hình thức PPP vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong thời gian tới. Đồng thời, cần tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, người dân thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tăng cường việc giám sát triển khai thực hiện các dự án BOT.

Phương Dung

Tag :dự án BOT, PPP, đầu tư, đường độc đạo, dự án BOT giao thông


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Lần đầu tiên ông Nguyễn Đức Vinh đăng ký mua 15,55 triệu cổ phiếu VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – VPB) vừa công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu theo chương trình ưu đãi cho người lao động (ESOP). Ngày 30/8/2018 ngân hàng này đã nhận được văn bản của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về việc phát hành cổ phiếu ESOP.

Theo đó, bà Lưu Thị Thảo, Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng, đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu ESOP, thời gian thực hiện từ 01 – 30/9/2018. Hiện tại bà Thảo không nắm giữ cổ phiếu VPB nào.

Phó tổng giám đốc Dương Thị Thu Thủy đăng ký mua 600 nghìn cổ phiếu ESOP.

Ông Đinh Văn Nho, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp cũng đăng ký mua 200 nghìn cổ phiếu ESOP.

 Theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua, trong năm nay VPBank sẽ phát hành gần 33,7 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP cho cán bộ nhân viên với giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua, trong năm nay VPBank sẽ phát hành gần 33,7 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP cho cán bộ nhân viên với giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Cũng trong thời gian này, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc VPBank, vốn là người không nắm giữ cổ phiếu nào của ngân hàng này tính đến 31/8, đã đăng ký mua hơn 15,55 triệu cổ phiếu ESOP.

Như vậy 4 vị lãnh đạo của VPBank đã đăng ký mua tổng cộng hơn 18,3 triệu cổ phiếu của ngân hàng trong đợt phát hành riêng lẻ lần này.

Theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua, trong năm nay VPBank sẽ phát hành gần 33,7 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP cho cán bộ nhân viên với giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong thời gian là 3 năm.

Sau khi kết thúc đợt phát hành này, nếu cán bộ nhân viên không mua hết số lượng cổ phần chào bán thì toàn bộ số lượng cổ phần còn lại sẽ được hội đồng quản trị quyết định phân phối cho cán bộ nhân viên khác với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu hoặc hủy số lượng phát hành dư này, chỉ ghi nhận số lượng đăng ký mua thực tế.

VPBank hiện có hơn 2,42 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và gần 73,22 triệu cổ phiếu quỹ. Trước đó, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 24.230 tỷ đồng thông qua phát hành cổ tức bằng cổ phiếu và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu hồi tháng 7.

Như vậy, nếu phát hành thành công 33,7 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành ESOP này, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng thêm 337 tỷ đạt khoảng 24.567 tỷ đồng.

Trên thị trường, ngày 31/8, cổ phiếu VPB giao dịch ở mức 25.900 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường đạt hơn 62.700 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy, VPBank lãi trước thuế hơn 4.375 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2017.

An Hạ

Tag :Nguyễn Đức Vinh, VPBank, cổ phiếu ESOP


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ bán siêu xe độc nhất vô nhị sau hành trình tặng sách?

 Chiếc siêu xe Lamborghini Aventador độ DMC độc nhất Việt Nam từng được ông Vũ tậu về bộ sưu tập siêu xe khủng của mình, nhưng vào tháng 4.2018 được bắt gặp trong một showroom tại Q.5, TPHCM. 

Chiếc siêu xe Lamborghini Aventador độ DMC độc nhất Việt Nam từng được ông Vũ tậu về bộ sưu tập siêu xe khủng của mình, nhưng vào tháng 4.2018 được bắt gặp trong một showroom tại Q.5, TPHCM. 

 Điều này khiến nhiều người cho rằng, vua càphê đang rao bán chiếc xe này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin xác nhận về việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ có thực sự đã bán lại hay chỉ đem đến để kiểm tra xe. 

Điều này khiến nhiều người cho rằng, vua càphê đang rao bán chiếc xe này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin xác nhận về việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ có thực sự đã bán lại hay chỉ đem đến để kiểm tra xe. 

 Trước đó, vào cuối tháng 6, mẫu siêu xe này được cho tham gia roadshow tại TP.HCM và mang đi xuyên Việt trong Hành trình từ trái tim 2018. 

Trước đó, vào cuối tháng 6, mẫu siêu xe này được cho tham gia roadshow tại TP.HCM và mang đi xuyên Việt trong Hành trình từ trái tim 2018. 

 Lamborghini Aventador LP700-4 sử dụng khối động cơ V12, dung tích 6,5 lít, sản sinh công suất tối đa 700 mã lực và mô-men xoắn cực đại 690 Nm. Sức mạnh của động cơ được truyền tới cả bốn bánh thông qua hộp số tự động 7 cấp ISR, nhờ đó, siêu xe độ này có thể tăng tốc từ vị trí xuất phát lên 100 km/h chỉ trong khoảng thời gian 2,9 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 349 km/h.

Lamborghini Aventador LP700-4 sử dụng khối động cơ V12, dung tích 6,5 lít, sản sinh công suất tối đa 700 mã lực và mô-men xoắn cực đại 690 Nm. Sức mạnh của động cơ được truyền tới cả bốn bánh thông qua hộp số tự động 7 cấp ISR, nhờ đó, siêu xe độ này có thể tăng tốc từ vị trí xuất phát lên 100 km/h chỉ trong khoảng thời gian 2,9 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 349 km/h.

 Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh là người chơi xe không bao giờ bán lại. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, ông đã phá lệ bằng việc bán đi bốn chiếc xe Audi R8 V10 Plus, McLaren 650S Spider, Rolls-Royce Ghost và Wraith, để tậu về cho mình Porsche 911 GT3 RS, Lamborghini Murcielago, Lamborghini Aventador độ DMC và cuối cùng là Bugatti Veyron.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh là người chơi xe không bao giờ bán lại. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, ông đã phá lệ bằng việc bán đi bốn chiếc xe Audi R8 V10 Plus, McLaren 650S Spider, Rolls-Royce Ghost và Wraith, để tậu về cho mình Porsche 911 GT3 RS, Lamborghini Murcielago, Lamborghini Aventador độ DMC và cuối cùng là Bugatti Veyron.

Theo P. D
Lao động

Tag :siêu xe độc nhất vô nhị, siêu xe Lamborghini Aventador, siêu xe khủng, Đặng Lê Nguyên Vũ


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Đất nền mặt tiền biển Phan Thiết tăng giá mạnh sau tin đẩy mạnh hạ tầng

Nhu cầu đầu tư bất động sản Phan Thiết càng tăng cao khi các công trình giao thông phục vụ phát triển du lịch của tỉnh đang tích cực triển khai với mục đích trực tiếp rút ngắn thời gian của du khách cả nước đến Phan Thiết chỉ trong 30 phút khi di chuyển bằng đường hàng không và 2h30 phút khi di chuyển bằng đường Quốc lộ và Cao tốc.

Cụ thể, ngày 31/5/2018 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, hoàn thiện việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Phan Thiết và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công trình này, nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác các chặng bay Nội Bài - Phan Thiết, Vân Đồn - Phan Thiết, Cát Bi - Phan Thiết; Kết hợp với việc mở rộng lộ giới Quốc lộ 55 lên 30m, tích cực xây dựng cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và hệ thống đường ven biển đã hiện hữu.

Tính bền vững của BĐS Phan Thiết cho nhà đầu tư cá nhân

Không chỉ tăng trưởng biên độ lợi nhuận dựa trên sự phát triển hạ tầng giao thông, điểm khác biệt để bất động sản Phan Thiết “hút” khách đầu tư chi tiền chính là sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch.

Năm 2017, Phan Thiết đón 5,1 triệu lượt khách trong nước và quốc tế tăng 13,7% so với năm 2016. Chỉ trong tháng 9/2017, lượng khách quốc tế đến Bình Thuận đạt 430.000 nghìn lượt và thánh 11 đón 645.000 lượt.

 Năm 2017, Phan Thiết đón 5,1 triệu lượt khách trong nước và quốc tế

Năm 2017, Phan Thiết đón 5,1 triệu lượt khách trong nước và quốc tế

Là đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú tại Phan Thiết, Ông Trần Văn Sang, Phó Giám đốc Hoàng Ngọc resort cho biết: Từ tháng 1/2017 đến nay lượng khách luôn ổn định. Nếu 6 tháng cuối năm 2016 công suất phòng chỉ đạt 70% thì 6 tháng cuối năm 2017 công suất đạt 85%, riêng từ cuối tháng 10 đến nay, công suất phòng tại resort đạt 92%. Ngoài thị trường khách truyền thống như: Nga, Đức, kỳ nghỉ đông năm nay, Bình Thuận đón khách phong phú hơn đến từ nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Phần Lan…

Không chỉ dịch vụ lưu trú cao cấp thu được lợi nhuận cao, dịch vụ lưu trú homestay hộ gia đình tại Phan Thiết cũng đắt khách. Nhất là khi trào lưu du lịch tiết kiệm của các công dân toàn cầu của đối tượng khách tầm tuổi 22 – 30.

Dự kiến đến năm 2020, Phan Thiết sẽ đón 7 triệu lượt khách, để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ môi trường tự nhiên và xã hội; Cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư vào loại hình du lịch thể thao biển và các khu du lịch mới.

Giờ “G” và bài toán cung – cầu BĐS Phan Thiết

Sở hữu đất nền mặt tiền biển đồng nghĩa với việc sản hữu “con gà đẻ trứng vàng” khi đáp ứng cả 2 nhu cầu: đầu tư sinh lợi cao và kinh doanh thu lợi nhuận lớn. Đó cũng là lý do, bất chấp mức giá không hề “khiêm tốn” và phải “săn” tìm tích cực mới sở hữu được dòng sản phẩm này, nhà đầu tư cả nước vẫn không chịu bỏ cuộc.

Phối cảnh Khu đô thị - Thương mại nghỉ dưỡng Vietpearl City Phan Thiết

Phối cảnh Khu đô thị - Thương mại nghỉ dưỡng Vietpearl City Phan Thiết

Là đơn vị phân phối độc quyền dự án mặt tiền biển phường Lạc Đạo và Đức Long thuộc Khu đô thị - Thương mại nghỉ dưỡng Vietpearl City Phan Thiết do chủ đầu tư Vietpearl Group (hơn 10 năm thành lập và phát triển), Ông. Đặng Hữu Hiền – Giám đốc CTY TNHH BĐS Revoland cho hay: “Là đơn vị phân phối độc quyền dòng sản phẩm đất nền mặt tiền biển tại Trung tâm thành phố Phan Thiết như cầm chắc cơ hội thành công, chỉ trong thời gian vỏn vẹn vài ngày công bố thông tin, chúng tôi chỉ còn 20 sản phẩm chờ chủ nhân. Với mức giá tốt chỉ từ 1,3 tỷ/nền, hạ tầng hoàn thiện 100% và sẵn sàng bàn giao nền ngay cho quý khách hàng, chúng tôi tin rằng đây là cơ hội đầu tư mà khách hàng không thể bỏ qua để thu được lợi nhuận lớn”.

Tiến độ Khu đô thị - Thương mại nghỉ dưỡng Vietpearl City Phan Thiết

Tiến độ Khu đô thị - Thương mại nghỉ dưỡng Vietpearl City Phan Thiết

Hạ Lan

Tag :đầu tư bất động sản, đường hàng không, nhà đầu tư


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Giá vàng giảm sâu nhất 5 năm, chênh lệch vẫn gần 3 triệu đồng/lượng

Cụ thể, giá vàng SJC tại Hà Nội được một số doanh nghiệp vàng lớn niêm yết ở mức 36,63 triệu đồng/lượng (mua vào) - 36,73 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với giao dịch bán lẻ và bán buôn.

Các mức giá này không thay đổi so với chốt phiên giao dịch hôm qua nhưng lại giảm gần 100.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên đầu tuần.

Tại TPHCM, giá vàng SJC được doanh nghiệp niêm yết giao dịch ở mức 36,6 triệu đồng/lượng - 36,77 triệu đồng/lượng.

Dù mấy phiên gần đây giá vàng SJC không có nhiều biến động nhưng giao dịch diễn ra khá tích cực với sắc xanh duy trì hiện hữu cho dù giá vàng quốc tế điều chỉnh giảm. Thị trường ghi nhận động thái mua vàng vào từ phía nhà đầu tư, đây là hiệu ứng tích cực giúp cho kim loại quý giữ vững không bị trượt giảm theo giá vàng thế giới.

Điều này giúp cho giá vàng miếng trong nước vẫn giữ vững và duy trì ổn định trên ngưỡng 36,7 triệu đồng mỗi lượng.

Theo đó, giá vàng SJC hiện duy trì mức chênh lệch so với giá vàng thế giới gần 3 triệu đồng/lượng.

 Phiên giao dịch sáng nay 1/9, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết ở mức trên 36,7 triệu đồng/lượng dù giá vàng thế giới vừa có chuỗi ngày giảm sâu nhất 5 năm qua.

Phiên giao dịch sáng nay 1/9, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết ở mức trên 36,7 triệu đồng/lượng dù giá vàng thế giới vừa có chuỗi ngày giảm sâu nhất 5 năm qua.

Trên thế giới, chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12/2018 tăng 1,7 USD/ounce (tương đương 0,1%) lên 1.206,7 USD/ounce.

Tuy nhiên, tính cả tuần, giá vàng giảm khoảng 0,5%. Tính chung cả tháng 8, giá vàng giảm 2,2% và có tháng giảm thứ 5 liên tiếp, chuỗi thời gian giảm giá dài nhất của vàng tính từ tháng 2/2013.

Giá vàng đi xuống trước sự mạnh lên của đồng USD khi thị trường dự đoán về khả năng lãi suất sẽ tiếp tục tăng tại Mỹ. Vàng kỳ hạn giao tháng 12 giảm 8,5 USD xuống còn 1.203 USD/ounce.

Ngày 30/8, Bộ Lao động cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tăng thêm 3.000 đơn lên 213.000. Số đơn xin trợ cấp liên tục theo tuần giảm 20.000 đơn xuống còn 1.708.000 đơn.

Cùng ngày Bộ thương mại Mỹ cho biết chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi tăng 0,2% trong tháng 7, lạm phát cùng kỳ tháng 7 đạt ngưỡng 2% sau khi đạt 1,9% trong tháng 6. Đây là lần đầu tiên lạm phát đạt ngưỡng 2% kể từ năm 2012.

Các số liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong quý II/2018 đã củng cố đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ nâng tiếp lãi suất tiếp vào tháng tới. Phiên này, chỉ số đồng USD so với giỏ tiền tệ gồm sáu đồng tiền chính ở mức 94,77 tăng 0.18% sau khi phiên 28/8 rơi xuống 94,434, mức thấp nhất trong bốn tuần.

Các nhà giao dịch nhận định sự mạnh lên của đồng USD so với đồng Nhân dân tệ khiến giá kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý đến các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vàng được định giá bằng đồng USD, giá vàng thường biến động ngược chiều với đồng USD, biến động của đồng USD tác động đến sức hấp dẫn của vàng đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Theo dự báo cho tháng 9/2018, dựa trên các số liệu lịch sử, giá vàng sẽ có triển vọng sáng sủa hơn. Các số liệu từ thập niên 1970 cho thấy giá vàng tăng được trung bình 2,1% trong các tháng 9.

"Giá vàng đang hướng đến tháng giảm thứ năm liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ đầu năm 2013. Từ đầu năm tới nay, giá kim loại quý này đã giảm 7,7% giữa bối cảnh quan hệ thương mại căng thẳng trên toàn cầu, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến đồng USD như là một kênh trú ẩn an toàn", bản tin vàng của DOJI cho hay.

An Hạ

Tag :giá vàng SJC, giá vàng giảm sâu, Fed


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Hà Nội quyết xây cao ốc 25 tầng trên “đất vàng” tập thể cũ phố Liễu Giai

Hà Nội chấp thuận xây cao ốc 25 tầng trên khu ‘đất vàng tập thể cũ Viện phim.

Hà Nội chấp thuận xây cao ốc 25 tầng trên khu ‘"đất vàng" tập thể cũ Viện phim.

Ngày 30/8, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4540/QĐ-UBND về việc chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án và chấp thuận về nguyên tắc phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư dự án Cải xây dựng lại khu tập thể Viện Tư liệu phim Việt Nam - The Boulevard tại số 22 phố Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Theo đó, UBND Thành phố chấp thuận Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Việt-Úc là nhà đầu tư thực hiện dự án Cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Viện Tư liệu phim Việt Nam - The Boulevard tại số 22 phố Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình.

Dự án nhằm Xây dựng lại khu tập thể đã xuống cấp, tạo nên một công trình đa chức năng, hiện đại, đáp ứng hiệu quả nhu cầu về nhà ở của người dân đang sinh sống tại khu tập thể Viện Tư liệu phim Việt Nam và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu tại thành phố Hà Nội.

Dự án được đầu tư trực tiếp bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Tổng diện tích khu đất: khoảng 1.328,77m2. Trong đó: Diện tích đất dành để mở đường theo quy hoạch khoảng 126m2; Diện tích đất lập dự án đầu tư xây dựng công trình khoảng 1.202,77m2. Chức năng sử dụng đất là nhà ở, dịch vụ công cộng, văn phòng, khách sạn. Diện tích xây dựng: 759,34m2; Mật độ xây dựng: 63,13%; Tầng cao 25 tầng nổi và 03 tầng hầm; Quy mô dân số khoảng 280 người.

Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án khoảng 366,282 tỷ đồng. Nguồn vốn tự có, vốn vay và vốn huy động hợp pháp. Trong đó vốn tự có của Nhà đầu tư phải đảm bảo tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Thời gian và tiến độ thực hiện dự án: dự kiến từ Quý III/2018 đến Quý II/2020.

Bên cạnh đó, Thành phố chấp thuận về nguyên tắc Phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư (đợt 1) do Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Việt - Úc đề xuất kèm theo Văn bản số 122/CV-AUSREAL ngày 28/02/2018 đối với 14 chủ sở hữu, sử dụng nhà chung cư đã thống nhất phương án, trong đó, nguồn kinh phí chi trả do nhà đầu tư chịu trách nhiệm chi trả bằng nguồn vốn của Dự án.

Nguyễn Khánh

Tag :đầu tư xây dựng công trình, UBND thành phố Hà Nội, mật độ xây dựng, khu tập thể


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Thương hiệu đồng hồ Hublot mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam

Boutique đầu tiên ở khách sạn Sofitel Legend Metropole (Hà Nội) đánh dấu sự có mặt chính thức của hãng đồng hồ Thụy Sĩ tại thị trường Việt Nam.

 Hublot chính thức có mặt tại Việt Nam với Boutique đầu tiên ở khách sạn Metropole

Hublot chính thức có mặt tại Việt Nam với Boutique đầu tiên ở khách sạn Metropole

Boutique mới áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới của Hublot với tông màu xám trầm hiện đại và các bề mặt kim loại hoàn thiện tối giản. Mang tinh thần trẻ trung và năng động, cửa hàng còn trưng bày một số tranh nghệ thuật phong cách Pop Art - đại diện cho triết lý "Art of Fusion" mà Hublot đang theo đuổi.

 Sự kiện khai trương Hublot Hà Nội boutique có sự góp mặt của CEO Ricardo Guadalupe và Đại sứ Hublot - nghệ sĩ độc tấu dương cầm Lang Lang.

Sự kiện khai trương Hublot Hà Nội boutique có sự góp mặt của CEO Ricardo Guadalupe và Đại sứ Hublot - nghệ sĩ độc tấu dương cầm Lang Lang.

Mặc dù Hublot chia sẻ mất hơn một năm chờ đợi để đợi lịch biểu diễn của Lang Lang nhưng đối với người yêu nhạc cổ điển Việt Nam thì họ cũng đã chờ đợi hơn một thập kỉ để tái ngộ với Lang Lang tại sân khấu nhà hát lớn Hà Nội. Còn dối với CEO Ricardo Guadalupe đây cũng là lần thứ hai ông tới Việt Nam trong năm qua, cho thấy sự quan tâm và kì vọng của Hublot dành cho Việt Nam.

 Lễ cắt bang khánh thành Hublot Boutique có sự góp mặt (từ trái qua) của ông Michael Tay – Giám đốc điều hành nhà phân phối và bán lẻ The Hour Glass, bà Miwa Sakai – Giám đốc Hublot khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông Ricardo Guadalupe CEO Hublot và Đại sứ thương hiệu Lang Lang,

Lễ cắt bang khánh thành Hublot Boutique có sự góp mặt (từ trái qua) của ông Michael Tay – Giám đốc điều hành nhà phân phối và bán lẻ The Hour Glass, bà Miwa Sakai – Giám đốc Hublot khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông Ricardo Guadalupe CEO Hublot và Đại sứ thương hiệu Lang Lang,

Hublot được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi The Hour Glass S&S - liên doanh giữa công ty Việt Nam Sam & Sassy và nhà bán lẻ đồng hồ The Hour Glass - đối tác độc quyền lâu năm. Thế mạnh của The Hour Glass là kinh nghiệm gần 40 năm làm việc với những thương hiệu đồng hồ hàng đầu thế giới với hệ thống boutiques uy tín và chuyên nghiệp. Nhà bán lẻ đồng hồ này đã có mặt tại các thị trường trong khu vực từ Singapore, Malaysia, Thailand, Hongkong, Japan, Australia và bây giờ là Việt Nam.

Sau lễ khai trương là buổi gặp gỡ báo chí trước thềm "Hoà nhạc Hublot Loves Art" tại Nhà hát lớn Hà Nội với tâm điểm là màn biểu diễn của danh cầm Lang Lang. Lang Lang chia sẻ anh cảm thấy sự tương đồng giữa mình và Hublot khi cùng tôn trọng truyền thống nhưng lại không ngừng thử nghiệm những cách làm tiên phong.

Bà Nguyễn Hoài Anh - Giám đốc thương hiệu của Hublot tại Việt Nam cho biết, ngoài các phiên bản phổ thông, boutique đầu tiên của Hublot tại Việt Nam có trưng bày không chỉ những bộ sưu tập mới nhất mà còn cả những dòng siêu phức tạp. Khách hàng Việt Nam sẽ có trải nghiệm mua sắm tương đồng với quốc tế với đầy đủ những đặc quyền, trải nghiệm của việc thưởng thức những kiệt tác xa xỉ chính hãng.”

Đánh giá cao việc khai trương cửa hàng chính thức, CEO Ricardo Guadalupe cho biết, Việt Nam là thị trường mới của đồng hồ xa xỉ. Khách hàng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều rất trẻ và đặc biệt hứng thú với đồng hồ đương đại, kết hợp nghệ thuật, thể thao cũng như áp dụng những chất liệu tiên tiến như sapphire, ceramic hay carbon.

Huệ Chi

Tag :thương hiệu đồng hồ, Đồng hồ Thụy sĩ


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Tháo chạy khỏi chung cư, bán lỗ 500 triệu đồng không có khách mua

Tháng 10/2017, anh Đỗ Đức Quang (quê Hải Dương) xuống tiền mua căn hộ 2,2 tỷ đồng ở Hà Đông). Dự án được quảng cáo là chung cư cao cấp, tiêu chuẩn 5 sao, vị trí đắc địa và có khả năng sinh lời lớn khi đi vào hoạt động nhờ tăng giá và cho thuê.

Cuối 2017, do có nhu cầu về tài chính, anh Quang rao bán lại với giá 2,1 tỷ đồng. Anh chấp nhận lỗ 100 triệu chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng. Tuy nhiên, đúng thời điểm Tết, cùng với dự án đang ngổn ngang, anh Quang không thể bán ngay được căn hộ này. Anh ngậm ngùi chờ qua Tết để rao bán.

Cho tới nay, đã hơn 6 tháng, căn hộ của anh Quang vẫn không có nhiều khách hỏi mua. Hiện, anh đã hạ mức giá căn hộ chỉ còn 1,8 tỷ đồng, kèm theo đó là nhiều hỗ trợ cho người mua nhà.

“Bây giờ cho thuê nhà không dễ, phải cạnh tranh với các khách sạn, nhà nghỉ và cũng phải trả một khoản phí khá cao cho công ty môi giới”, anh nói.

 Căn hộ cao cấp đua nhau cắt lỗ

Căn hộ cao cấp đua nhau cắt lỗ

Chị Mai Hồng cũng đang rao bán 2 căn hộ có giá hơn 5 tỷ đồng tại dự án ở quận Thanh Xuân. Chị Hồng tính mua để lướt sóng do khu vực này thị trường địa ốc đang hấp dẫn, nhiều người chốt lời chỉ sau vài tháng ra hợp đồng mua nhà. Còn nếu để cho thuê mỗi tháng chị cũng đút túi vài chục triệu đồng.

Gần một năm qua tốc độ giao dịch và thanh khoản của phân khúc cao cấp có phần chững lại, trong khi áp lực lãi vay hàng tháng đang đè nặng nên chị phải rút lui. Suốt 6 tháng rao bán 2 căn với giá 4,6 tỷ đồng, chị vẫn chưa tìm được khách mua.

“Nếu tìm được khách, tôi chấp nhận lỗ thêm 200 triệu đồng”, chị cho hay. Đồng thời, chị Hồng cũng tăng gấp đôi mức chiết khấu cho môi giới nếu thực hiện thành công giao dịch sớm.

Trên diễn đàn, dự án của chị Hồng có khá nhiều rao bán cắt lỗ , giảm ít nhất 200-500 triệu/căn. Thậm chí, nhiều người bán vẫn chấp nhận giảm xuống nữa cho khách hàng có thiện ý mua. Những nhà đầu tư lướt sóng đang mắc cạn muốn thoát khỏi những căn hộ cao cấp không có khả năng sinh lời.

 Chung cư mở bán ngày càng nhiều

Chung cư mở bán ngày càng nhiều

Khảo sát thị trường cho thấy, nhiều dự án đang được khách hàng rao bán cắt lỗ, ngay cả nhiều dự án chỉ mới động thổ xây dựng. Trên trục đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội), Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) có hàng chục dự án chung cư đã và đang chuẩn bị bàn giao cũng đều xảy ra hiện tượng cắt lỗ.

Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường CBRE mới đây cho thấy, hiện có gần 60% người mua nhà mục đích đầu cơ với tỷ lệ vay từ 70-90% giá trị BĐS. Lo ngại lãi suất sẽ tăng cao, không ít khách hàng đang vay mua nhà bất an, trong đó những người mua đầu cơ đang cố bán tháo để thoát nợ.

Theo CBRE Việt Nam, giai đoạn từ năm 2015-2017, có đến 80% nguồn cung mới trên thị trường thuộc về phân khúc căn hộ trung và cao cấp. Việc “ôm", giữ căn hộ cao cấp trong khi Ngân hàng Nhà nước sẽ hạn chế tín dụng vào BĐS nên việc bán tháo, bán cắt lỗ là xu hướng tất yếu.

Bên cạnh đó, lợi tức từ cho thuê căn hộ chỉ tương đương lãi suất gửi ngân hàng khiến cho người mua không còn mặn mà. Bà Dương Thùy Dung, giám đốc cấp cao đơn vị này cho hay, hiện tại lợi nhuận kì vọng cho thuê mang về từ 6-6,5%/năm cho NĐT. Tuy nhiên, cũng khá ít NĐT đạt được mức 6,5%/năm vì sự cạnh tranh về thị trường cho thuê căn hộ ngày càng gay gắt.

Mỗi năm có khoảng 80.000 căn hộ mới được bán ra ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chừng đó lượng căn hộ sẽ được bàn giao trong 1-2 năm tiếp theo. Do đó, nguồn cung mới khổng lồ là nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động căn hộ cho thuê cạnh tranh gay gắt trên thị trường và nhà đầu tư khó tìm khách thuê.

Thực tế, nhiều nhà đầu tư chạy theo phong trào, thấy thị trường đi lên là đua nhau xuống tiền mua căn hộ mà không tính đến nguồn khách thuê có ổn định không và lượng căn hộ sẽ "bội thực". Việc ôm tiền tỷ đi mua căn hộ sau đó chịu cắt lỗ hàng trăm triệu đồng chẳng khác nào “đánh bạc”.

Theo Duy Anh
VietnamNet

Tag :căn hộ chung cư, bán căn hộ, chung cư cao cấp, người mua nhà


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Xe mới "bung hàng", xe nhập tăng tốc, giá xe sẽ giảm vào cuối năm?

Với lượng xe đông đảo, người tiêu dùng đang mong chờ một kịch bản có thể giảm giá xe, kích cầu mua sắm cuối năm, trước thời điểm năm 2019 Việt Nam sẽ hạ thuế nhập xe từ nhiều nước nhập khẩu khác.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Dân Trí, nhiều đại lý vẫn chưa có phương án giảm giá xe hoặc kích cầu. Các đại diện xe nhập thì trông chờ vào hành động của các hãng xe trong nước hoặc nhà nhập khẩu lớn để "trông giỏ, bỏ thóc".

 Từ nay đến cuối năm 2018, giá xe ô tô khó có khả năng hạ vì thị trường không có nhiều yếu tố gây đột biến.

Từ nay đến cuối năm 2018, giá xe ô tô khó có khả năng hạ vì thị trường không có nhiều yếu tố gây đột biến.

Trên thị trường, ngay trong tháng 8 trùng với thời điểm lịch âm là "tháng cô hồn", một lượng lớn xe nhập từ Thái Lan và Indonesia đã về Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan tổng lượng xe nhập từ hai nước trên từ ngày 3-23/8 đạt hơn 5.400 chiếc (chiếm gần 90% tổng lượng xe con nhập về Việt Nam). Trong tháng 8, trung bình xe nhập/ngày của Việt Nam đạt trên 266 chiếc, tăng 47 chiếc so với tháng 7.

Cũng ngay trong tháng này, một số dòng xe mới đã được nhập về Việt Nam, đầu tiên là Mitsubishi Xpander, sau đó là lô xe bán tải mới của Mazda BT50 đời 2018 về Việt Nam. Đặc biệt Hyundai đưa ra dòng xe đa dụng Kona về Việt Nam với giá bán từ 600 đến hơn 725 triệu đồng tuỳ theo bản.

Sắp tới, rất có thể các mẫu xe nhỏ như Wigo, mẫu đa dụng Rush của Toyota cũng sẽ được nhập về Việt Nam từ Indonesia. Trong khi đó, xe đa dụng khác là HRV của Honda cũng dự kiến được nhập chính thức vào cuối năm, để cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ Mazda CX5, Hyundai Tucson.

Trên thực tế, trong vòng 3 tháng trở lại đây thị trường xe hơi Việt Nam không có cú sốc giảm giá lớn nào. Hầu hết các hãng ra mắt xe mới, tân trang nội hoặc ngoại thất xe đều có giá bán cao hơn hoặc bằng với mức giá xe cũ. Trong khi đó, thời điểm cuối năm nhu cầu mua xe tăng cao hơn do người dân có tiền nhàn rỗi hoặc tích cóp.

Theo ông Nguyễn Thế Mạnh, chủ salon ô tô tại Dương Đình Nghệ, Nam Từ Liêm, Hà Nội: "Cuối năm nhu cầu xe tăng cao. Những năm trước thậm chí giá nhiều loại xe "ăn khách" có thể tăng lên. Nhưng khi thị trường đa dạng, cạnh tranh và nhiều lựa chọn hơn thì có thể giá sẽ không tăng mà còn giảm. Các hãng có thể chọn lựa giảm bằng tặng quà, tặng thêm thời hạn bảo dưỡng hoặc bảo hiểm..."

Thực tế, thời điểm cuối năm, các hãng xe đều có chiến dịch giảm giá để đẩy lượng xe tồn đọng. Năm ngoái Mitsubishi đã giảm giá gần 200 triệu đồng/xe đối với Outlander để bán số xe đời 2016 - 2017, chuyển sang nhập và lắp ráp tại Việt Nam mẫu xe mới 2017 - 2018. Tương tự, Honda CRV cũng giảm giá dòng xe CRV 5 chỗ để chuyển sang nhập dòng 7 chỗ mới từ Thái Lan.

Cuối năm nay, dân kinh doanh xe tiết lộ các đợt giảm giá sẽ không nhiều bởi hiện xe nhập về Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm trước, cung đủ cầu thì giá xe cũng khó có thể giảm. Bên cạnh đó, chưa có diễn biến chính sách hoặc doanh nghiệp đi đầu châm ngòi cho giảm giá xe.

Mặc dù, có hy vọng 3 dòng xe mới từ Indonesia và Thái Lan nhập về Việt Nam như: Wigo, Rush, HRV. Tuy nhiên, giá bán kênh phi chính thức đang chênh với nước xuất xứ dòng xe này từ 200 đến 300 triệu đồng/chiếc, mức giá khá đắt đỏ so với nước bạn, dù thuế nhập về bằng 0%.

Minh chứng cho điều này có thể thấy rõ là các dòng xe mới nhập về Việt Nam như Jazz của Honda, Xpander Mitsubishi có giá tại Thái và Indonesia rẻ hơn Việt Nam đang bá hơn 100 - 150 triệu đồng/chiếc.

An Linh

Tag :xe nhập, xe giá rẻ, xe phổ thông, xe cuối năm, thị trường xe


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Phí trước bạ đối với ô tô, xe máy lại sắp biến động lớn

Dự thảo Nghị định sửa đổi đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành, đơn vị chức năng có liên quan. Ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy bay, nhà đất, du thuyền… đều là đối tượng nằm trong diện điều chỉnh của dự thảo Nghị định. Theo đó, các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tài sản nằm trong danh mục kể trên đều sẽ phải đóng phí trước bạ theo quy định.

 Phí trước bạ đối với ô tô, xe máy lại sắp biến động lớn.

Phí trước bạ đối với ô tô, xe máy lại sắp biến động lớn.

Bộ Tài chính nêu lý do sửa đổi Nghị định 140 là bởi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước thì Lệ phí trước bạ (LPTB) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Số thu của khoản này giai đoạn 2012-2017 bình quân đang chiếm khoảng 2% tổng thu ngân sách, tương đương với 2,8% tổng thu nội địa.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì Nghị định 140 theo Bộ Tài chính đã dần bộc lộ những điểm hạn chế cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam hiện nay.

Chẳng hạn, theo Bộ Tài chính, Nghị định số 140 quy định: Trường hợp ô tô, xe máy có giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tăng hoặc giảm 20% trở lên so với giá tính LPTB tại bảng giá (do Bộ Tài chính ban hành) thì Bộ Tài chính điều chỉnh giá tính LPTB tài sản đó.

Trong thời gian qua, thực hiện các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế nhập khẩu, giá chuyển nhượng trên thị trường của nhiều dòng xe có xu hướng giảm, nhưng mức giảm chưa đến 20% nên chưa đủ điều kiện để điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với các dòng xe này.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) mới đây cũng đã đề nghị nghiên cứu điều chỉnh mức biến động để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, VAMA đề nghị cần quy định thời gian Bộ Tài chính ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ bổ sung, điều chỉnh để đảm bảo tính ổn định.

Về mức thu, Nghị định 140 quy định, mức thu lần đầu đối với ô tô khác không phải là ô tô con (bao gồm cả xe pick-up chở hàng và ô tô tải VAN) là 2% (Việc xác định xe ô tô con và ô tô khác để xác định mức thu lệ phí trước bạ được căn cứ theo Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm cấp).

Tuy nhiên, hiện nay xe pick-up chở hàng và xe ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống vừa chở người, vừa chở hàng, được áp dụng các hệ thống báo hiệu đường bộ như đối với xe ô tô con (xe chở người từ 9 chỗ trở xuống). Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết điều chỉnh mức thu lệ phí lần đầu đối với loại xe này để đảm bảo công bằng với xe ô tô con...

Cũng theo Bộ Tài chính, quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 140, mức thu lần đầu đối với xe pick-up trong khung 10-15% nếu trên Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm cấp ghi là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (mức thu cụ thể do HĐND cấp tỉnh quyết định); mức thu lần đầu đối với xe pick-up là 2% nếu ghi là loại ô tô khác không phải là ô tô con.

Đối với ô tô pick-up chở người và là xe ô tô con, trên Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã ghi là ô tô con nên theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 140 thì mức thu lệ phí lần đầu đối với loại xe này trong khung 10 - 15%.

Ô tô pick-up chở hàng, căn cứ quy định hiện tại, nếu trên Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ghi là loại ô tô khác không phải là ô tô con (ô tô pick-up chở hàng không phải là ô tô con) thì mức thu lần đầu là 2%. Như vậy, loại xe ô tô nêu trên khi tham gia giao thông được áp dụng các hệ thống báo hiệu đường bộ như ô tô con, không bị hạn chế về thời gian được phép lưu thông trong đô thị, được phép lưu thông vào làn đường dành cho ô tô con.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, giai đoạn vừa qua (2012-2017) số lượng xe pick-up, gồm cả xe chở hàng và xe chở người (nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước) tăng theo từng năm, đặc biệt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh (xe pick-up nhập khẩu năm 2017 là 28.482 chiếc, tăng 8,7 lần).

Riêng số lượng xe pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống (nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước) giai đoạn 2012 - 2017 như sau: Năm 2012 là 3.305 chiếc, năm 2013 là 6.902 chiếc, năm 2014 là 10.961 chiếc, năm 2015 là 20.132 chiếc, năm 2016 là 28.091 chiếc, năm 2017 là 28.911 chiếc; bình quân khoảng 16.383 chiếc/năm, chiếm khoảng 99,8% số lượng xe pick-up.

Thực tế, xe ô tô pick-up chở hàng và ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống được sử dụng kết hợp vừa chở người, vừa chở hàng; các xe ô tô tải khác chủ yếu sử dụng để chở hàng.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị mức thu lần đầu với dòng xe này bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô con (trong khung 10 - 15%). Mức thu lần thứ 2 trở đi là 2%.

Đề xuất mức biến động giá chuyển nhượng ô tô, xe máy xuống 10%

Về mức biến động giá chuyển nhượng ô tô, xe máy để điều chỉnh tại Nghị định 140 quy định: Giá tính LPTB đối với ô tô, xe máy là giá tại bảng giá do Bộ Tài chính ban hành; trường hợp giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường tăng hoặc giảm 20% trở lên so với giá tính phí tại bảng giá thì Bộ Tài chính điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản đó.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, thực hiện cam kết quốc tế về cắt giảm thuế nhập khẩu, giá chuyển nhượng trên thị trường của nhiều dòng xe có xu hướng giảm nhưng ở mức thấp (chưa đến 20%) trong khi đó giá tính phí vẫn phải áp dụng theo bảng giá do chưa đủ điều kiện để điều chỉnh bảng giá.

Tổng hợp số liệu do VAMA cung cấp cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2017: Đối với ô tô, tùy từng mẫu xe, số lần thay đổi giá từ 1 - 6 lần; mức biến động giá giảm phổ biến ở mức từ 2 - 7%; mức biến động giá tăng phổ biến ở mức từ 2 - 6%. Đối với xe máy, số lần thay đổi giá và mức biến động giá chủ yếu là đối với xe lắp ráp trong nước; mức biến động giá tăng phổ biến ở mức từ 1 - 3%, mức biến động giá giảm không nhiều.

Để phù hợp với thực tế và đáp ứng yêu cầu quản lý thuế, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi mức biến động giá chuyển nhượng ô tô, xe máy từ 20% trở lên xuống 10% trở lên so với bảng giá để điều chỉnh bảng giá.

H.Anh

Tag :phí trước bạ, lệ phí trước bạ, giá chuyển nhượng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Rio Land đồng hành cùng Festival biển Vũng Tàu 2018

Nhiều cơ hội cho BĐS nghỉ dưỡng Vũng Tàu

Sở hữu khí hậu ấm áp, bờ biển đẹp, hạ tầng phát triển, lâu nay Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn được đánh giá như "trái tim du lịch biển" của toàn bộ khu vực miền Đông Nam Bộ. Vũng Tàu đã và đang được sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư với những dự án có quy mô lên đến hàng tỉ USD từ những tập đoàn BĐS nổi tiếng trong và ngoài nước. Sự “nóng” lên của ngành du lịch Vũng Tàu cũng khiến thị trường căn hộ cao cấp và biệt thự nghỉ dưỡng tại Bà Rịa – Vũng Tàu dần trở thành nơi được nhiều doanh nghiệp địa ốc lựa chọn để “rót vốn” trong thời gian qua.

Dấu ấn Rio Land tại Festival biển Vũng Tàu

Dấu ấn Rio Land tại Festival biển Vũng Tàu

Là một doanh nghiệp năng động trong lĩnh vực Bất động sản, với định hướng phát triển đa dạng các sản phẩm để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường, gian hàng triển lãm của Rio Land mang đến Festival biển những dự án mới do công ty đầu tư, phát triển hoặc phân phối độc quyền.

Gian hàng Rio Land tại Festival thu hút khá đông khách hàng đến tham quan

Gian hàng Rio Land tại Festival thu hút khá đông khách hàng đến tham quan

Thương hiệu Rio Land với khẩu hiệu “Khởi nguồn cuộc sống tươi đẹp” trong đoàn xe hoa diễu hành qua các trục đường chính tại TP Vũng Tàu. Rio Land tự hào đồng hành cùng Festival biển Vũng Tàu 2018

Thương hiệu Rio Land với khẩu hiệu “Khởi nguồn cuộc sống tươi đẹp” trong đoàn xe hoa diễu hành qua các trục đường chính tại TP Vũng Tàu. Rio Land tự hào đồng hành cùng Festival biển Vũng Tàu 2018

Đội ngũ Rio Land sẵn sàng giới thiệu các sản phẩm BĐS đến khách hàng

Đội ngũ Rio Land sẵn sàng giới thiệu các sản phẩm BĐS đến khách hàng

P. Anh

Tag :biển Vũng Tàu, BĐS nghỉ dưỡng, du lịch biển, căn hộ cao cấp, Biệt thự nghỉ dưỡng


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Lộ danh tính đại gia chi 42 tỷ đồng mua 2 sim "siêu khủng" trong 1 tháng

Trong tháng 8/2018, ông Thái Minh Phương – một nhà đầu tư sim số tại TP.HCM đã chi tổng số tiền 42 tỷ đồng để mua 2 chiếc sim siêu đẹp từ hai nhà mạng Mobifone và Viettel. Hai sim này có số 0909999999 và 0989999999. Số đầu tiên 0909999999 được ông Phương mùa vào đầu tháng 8 từ ông Mạnh Tài, một doanh nhân trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Giá của siêu SIM này được hai bên thống nhất giao dịch ở mức 23 tỷ đồng (khoảng 1 triệu USD).

 Thái Minh Phương - chủ nhân của những vụ giao dịch sim hàng chục tỷ đồng. Ảnh: Facebook nhân vật

Thái Minh Phương - chủ nhân của những vụ giao dịch sim hàng chục tỷ đồng. Ảnh: Facebook nhân vật

Mới đây ngày 29/8, ông Phương đã hoàn tất chuyển khoản số tiền 19 tỷ đồng để sở hữu chiếc sim 0989999999. Đây là lần thứ 2 ông Phương mua lại chiếc sim này. Giao dịch cũng được ông xác nhận trên trang Facebook cá nhân. Đây là chiếc sim từng thuộc sở hữu của ông chủ tập đoàn Mai Linh Hồ Huy và người đẹp Ngọc Trinh. Sau nhiều lần chuyển nhượng, đến nay chiếc sim về tay ông Thái Minh Phương.

Hiện, ông Phương dùng cả 2 số sim siêu đẹp này làm hotline cho thương hiệu riêng của mình. Được biết trước đó, hồi năm 2016, vị đại gia này cũng từng chi ra 10 tỷ đồng để mua chiếc sim số 0969 999 999.

 Những chiếc sim tiền tỷ đang được rao bán trên thị trường.

Những chiếc sim tiền tỷ đang được rao bán trên thị trường.

Thị trường sim số đẹp hiện vẫn diễn ra khá sôi động, những giao dịch hàng chục triệu đồng/sim là chuyện bình thường.

Khảo sát của PV cho thấy, trên thị trường hiện còn khá nhiều số sim đang được rao bán tỷ đồng trở lên, trong đó có những số được rao là lục quý có giá rất cao.

Đơn cử, trên một trang rao bán sim, chiếc sim số 092.6666666 đang được rao bán với giá 3,97 tỷ đồng; sim số 0927.999999 giá 2,45 tỷ; 0925.999999 giá 2,2 tỷ đồng…

Tại một cơ sở khác, chiếc sim số 09.666.88888 được rao bán giá 3,2 tỷ đồng; 09.68.666666 giá 3,1 tỷ… cùng nhiều sim trị giá hơn 1 tỷ đồng trở lên khác.

Theo Hà Thu
VietQ

Tag :SIM số đẹp, rao bán sim


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Lịch trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết từ 4-7/9

Tổng hợp ngày trả cổ tức bằng tiền của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX trong tháng 9/2018.

* Ngày 4/9/2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (mã KDC-HOSE) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 16% cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.600 đồng).

* Ngày 4/9/2018, Công ty Cổ phần phát hành sách và thiết bị trường học Hưng Yên (mã HST-HNX) trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 6%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng).

* Ngày 5/9/2018, Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (mã V12-HNX) trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng).

* Ngày 7/9/2018, Tổng công ty Viglacera - Công ty Cổ phần (mã VGC-HNX) chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 9,5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 950 đồng).


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Dùng 38 tài khoản thao túng cổ phiếu HID, một cá nhân bị phạt 550 triệu

Ngày 31/8/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Nguyễn Minh Tuấn do đã thực hiện hành vi thao túng cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Hà Long (nay là Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam - mã chứng khoán HID).

Theo đó, ông Nguyễn Minh Tuấn có địa chỉ tại Tổ dân phố Trù 1, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã sử dụng 2 tài khoản của mình và 36 tài khoản đứng tên người khác mở tại 8 công ty chứng khoán để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu HID trong khoảng thời gian từ ngày 1/8/2016 đến 30/3/2017.

Căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho thấy không có số lợi bất hợp pháp nên ông Tuấn chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị phạt hành chính với số tiền 550 triệu đồng.

Cùng ngày, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng ra quyết định xử phạt hành chính đối với hai cá nhân và một tổ chức.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Bình, chủ tài khoản số 090C102568 mở tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank đã thực hiện giao dịch mua 8.285.100 cổ phiếu và bán 8.262.100 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Hãng Sơn Đông Á (mã chứng khoán HDA) từ ngày 30/6/2015 đến ngày 30/11/2015, dẫn đến tỷ lệ sở hữu cổ phiếu HDA liên tục thay đổi (tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên và trở thành cổ đông lớn; tỷ lệ sở hữu thay đổi và vượt quá các ngưỡng 1%).

Ông Bình bị phạt 62,5 triệu đồng do không báo cáo về sở hữu theo quy định cho Uỷ ban Chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, vị này còn bị phạt 30 triệu đồng do không báo cáo khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán YEG) bị xử phạt 65 triệu đồng do đã không báo cáo về việc giao dịch trước khi nhận chuyển nhượng 7,82 triệu cổ phiếu YEG vào ngày 18/5. Đồng thời trong cùng ngày ông Tống cũng chuyển nhượng lại số cổ phiếu nêu trên.

Bên cạnh đó, xử phạt 130 triệu đồng đối với quỹ đầu tư DFJ Vinacapital do không báo cáo việc chuyển nhượng 7,82 triệu cổ phiếu của Yeah1. Quỹ đầu tư này là cổ đông lớn và ông Hoàng Đức Trung, Giám đốc của DFJ Vinacapital đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của Yeah1.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Vietbank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 4.256 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 6487/NHNN-TTGSNH chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank) được tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc Vietbank tăng vốn điều lệ từ 3.249.000.000.000 đồng (Ba nghìn hai trăm bốn chín tỷ đồng) lên 4.256.190.000.000 đồng (Bốn nghìn hai trăm năm sáu tỷ một trăm chín mươi triệu đồng) thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động.

Đây là phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông Vietbank thông qua vào ngày 26/4/2018 và được Hội đồng Quản trị sửa đổi, bổ sung tại ngày 14/6/2018.

Vietbank có trách nhiệm thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật, bao gồm việc tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan theo quy định tại Luật Các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước sau khi tăng vốn.

Sau khi hoàn tất các thủ tục phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, Vietbank có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép cho Ngân hàng Nhà nước.

Được biết, năm 2018 là năm có ý nghĩa rất lớn đối với Vietbank, đánh dấu thập kỷ thứ 2 trong chặng đường hình thành và phát triển của Vietbank. Vietbank đã và đang triển khai đồng bộ các dự án trọng điểm như kiện toàn bộ máy hoạt động, đầu tư công nghệ lõi ngân hàng mới và hiện đại, hệ thống phát hành thẻ công nghệ tối tân và nay tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn giúp Vietbank tăng năng lực tài chính tạo nền tảng cho Vietbank phát triển mạnh và bền vững trong giai đoạn tới.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Vietbank đạt 201 tỷ đồng, đạt mức 67% kế hoạch phấn đấu cả năm mà Đại hội đồng Cổ đông đã giao; Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 31.648 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với đầu năm; Tổng huy động từ khách hàng đạt 35.543 tỷ đồng, tăng trưởng 13.5% so với đầu năm.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Blog chứng khoán: Đánh úp

Đợt xả mạnh và kéo dài trọn buổi chiều khiến hôm nay trở thành một phiên đánh úp chủ động.

Thị trường ngày 31/8/2018:

Hôm hay có một đợt tăng mồi cuối giờ sáng bằng việc kéo trụ. VNI được đẩy thốc lên trên 1k điểm và xuất hiện đợt xả mạnh.

Thị trường trong những phiên gần đây giao dịch khá dị, các cổ phiếu lớn xoay vòng đẩy chỉ số, nhìn qua tưởng ngon nhưng luôn có các phiên xả ngay sau một phiên tăng mạnh. Hôm nay diễn biến tăng đã không mạnh mẽ như chờ đợi để quan sát hành động của mỗi bên. Thế nhưng cuối cùng thì vẫn là hành động xả chiếm ưu thế.

Thật ra việc chỉ số quay đầu chỉ là hệ quả của việc xả ở các nhóm cổ phiếu lớn. 1k điểm cũng chỉ mang tính đại diện, nhiều mã lớn đang dồn nén lượng hàng lớn phải bùng ra. Mốc này được nhiều người quan tâm nên đẩy vượt qua cũng là yếu tố kích thích tâm lý, tạo cầu lớn hơn.

Diễn biến thị trường không có gì khác thường, nhu cầu bán áp đảo trong buổi chiều và bán hơi mạnh trong nhóm blue-chips nên thị trường rơi liên tục mà không gượng dậy được nhịp nào đáng kể. Nhằm vào ngày cuối tháng và trước kỳ nghỉ nên tâm lý chốt lời lớn hơn, nhiều trụ tăng tốt nên xả hạ giá hơi nhiều. Nói tóm lại là một phiên khá tiêu cực khi nhìn từ khía cạnh dao động.

Vốn nội phiên này tăng lên trên 3,9k tỷ, khá cao nhưng vẫn chưa đạt tới đỉnh 4,1k tỷ ở ngày đầu tuần. Tiền nhiều là tốt, chỉ có điều hôm nay bị đánh úp quá rõ. Có lẽ bên bán chủ động khóa tiền lại thì đúng hơn, giá được hạ liên tục với khối lượng lớn. Người bán cũng là bên chủ động tạo thanh khoản, khống chế dao động.

Về mặt kỹ thuật hôm nay là xấu nhưng cũng chưa đủ để thay đổi xu thế tăng ngắn hạn đang có. Hôm nay mới là việc va chạm vào cản ở một ngày hơi đặc biệt. Nguy cơ sẽ rõ hơn khi các cổ phiếu lớn đang suy yếu. Nhóm trụ đang tích lượng cổ phiếu rất lớn mà để thoát ra thì cần tiền cũng rất nhiều. Vì vậy hoặc sẽ đi ngang vài phiên hoặc sẽ bị bán hạ giá. Nghĩa là trong kịch bản xấu, sẽ sớm thấy dao động tăng lên nhanh.

Thị trường phái sinh hôm nay thể hiện sự bình tĩnh kỳ lạ, có lẽ các tay chơi đủ lớn để chịu nhiệt quá tốt, hoặc biết rõ về đợt xả buổi chiều. Basis rộng bất thường ở thời điểm thị trường cơ sở hoàn toàn có thể bùng nổ được. Không nhìn thấy bất kỳ sự vội vã đóng vị thế của bên Short trong buổi sáng, trừ một chút tăng tốc cuối giờ.

Có thể chú ý thấy đợt tăng cuối giờ sáng đẩy VN30 lên khá nhanh và dốc nhưng ngay đầu giờ chiều thị trường phái sinh vẫn bình lặng. Ở các phiên trước nếu buổi sáng kết thúc bằng một nhịp có quán tính nào thì thường đầu giờ chiều sẽ nối tiếp một đoạn cùng hướng và phái sinh thường biến động ngay. Hôm nay thì không.

Chốt lại, thị trường để lại một chút lo lắng trong kỳ nghỉ kéo dài hơn 1 ngày. Thị trường có thể đã đạt đỉnh ngắn hạn, 1-2 phiên tuần tới sẽ có nhiều thông tin hơn. Nhóm trụ đang có rủi ro khá cao vì tiền đã ngập vào rất lớn, muốn đẩy lên thêm thì phải có tiền mới.  

Giao dịch:

Blog chứng khoán: Đánh úp - Ảnh 1.

Hôm nay chờ đợi một đợt tăng theo quán tính mạnh, thậm chí là bùng nổ, nên chiến lược dự kiến là Long trước Short sau. Đà bùng nổ càng mạnh thì nguy cơ bị xả càng lớn. VN30 có 2 vùng cản cứng ở chiều tăng hôm nay là 979-980 và 992-993. Nếu chạm 993 thì hôm nay sẽ là phiên đảo chiều dữ dội và rất xấu.

Đầu phiên VN30 đã nhảy luôn lên 979 nhưng basis rất rộng. Thị trường phái sinh có quan điểm rất gần nhau, thị trường cơ sở càng mạnh thì rủi ro càng lớn, basis trên 8 điểm duy trì liên tục chưa từng thấy. Vì vậy đừng nghĩ rằng Long là ngon.

Cơ hội Long duy nhất buổi sáng là thời điểm đột phá khỏi kênh tích lũy gần cuối phiên sáng. Đó là lúc hợp đồng chạy trước nhờ lực cover, còn VN30 vận động chậm hơn. Không giao dịch. VN30 quay lại vùng 979 ngay cuối giờ sáng và buổi chiều không có bất kỳ đợt kéo lên thêm nào như thường thấy khi buổi sáng đã có sẵn quán tính. Đó là tín hiệu vùng 979 khó vượt được. Chấp nhận thiệt gần 6 điểm, Short 972 với giả định VN30 sẽ không qua 979-980 được. Thị trường rất thuận lợi, cover 965, hơi sớm nhưng an toàn.

* "Blog chứng khoán" mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.    


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chứng khoán chiều 31/8: Blue-chips bị xả "dập đầu"

Không có nhịp đẩy lên cao hơn nào nữa lúc đầu phiên như thường lệ, chiều nay các trụ bị đánh dập xuống ngay lập tức, càng lúc càng mạnh.

Dường như đã có một lượng cổ phiếu lớn đang chờ chực để bán ra, rình lúc thị trường mạnh nhất. VN-Index vượt 1.000 điểm hẳn là điều kích thích tâm lý tốt nhất. Chiều nay không chỉ các trụ mà hầu hết blue-chips đều đảo chiều và độ rộng cũng hẹp đáng kể.

Nhóm trụ bị đánh nặng nhất. VHM đang từ 110.500 đồng cuối đợt khớp lệnh liên tục bị đánh dập xuống 104.000 đồng. Cổ phiếu này từ người hùng thành tội đồ trong một nốt nhạc! VHM buổi sáng kiếm cho VN-Index 0,3% điểm tăng thì buổi chiều đóng cửa giảm 3,17% làm mất 0,28%. Gần 9.111 tỷ đồng bốc hơi khỏi cổ phiếu này là cú đánh nặng nhất vào chỉ số.

Thực ra buổi sáng cũng chỉ mình VHM gánh chỉ số là chính thì buổi chiều trả lại cho thị trường cũng là điều bình thường. Tuy nhiên chiều nay lại có hàng loạt cổ phiếu khác cũng bị đánh thiệt hại nặng nên VN-Index đóng cửa sập luôn xuống 989,54 điểm, giảm 0,85% so với tham chiếu. Ngưỡng 1.000 điểm chẳng thấy đâu mà chỉ số thủng luôn 990 điểm.

Các cổ phiếu quay đầu rơi rất mạnh lúc đóng cửa là VCB giảm 2,04%, MSN giảm 2,06%, PLX giảm 1,45%, GAS giảm 1,9%, CTG giảm 1,63%, MBB giảm 1,66%, PNJ giảm 2,74%, SSI giảm 2,02%, VRE giảm 1,5%, BID giảm 1,43%. Các trụ còn tăng được là VPB tăng 1,57%, VNM tăng 0,13%, HPG tăng 0,76%.

Độ rộng của HSX lúc đóng cửa chỉ còn 129 mã tăng/155 mã giảm trong khi phiên sáng là 136 mã tăng/121 mã giảm. VN30 còn 6 mã tăng/19 mã giảm. Riêng rổ VN30 ghi nhận tới 23 mã giảm giá so với phiên sáng và tới 18 mã giảm trên 1%. Chỉ trong vài chục phút mà giá tụt trên 1% là rất lớn.

Thanh khoản phiên chiều cũng gia tăng đột biến lên 2.416 tỷ đồng, cao hơn phiên sáng hoảng 6%. Đây là phiên chiều giao dịch lớn nhất 12 phiên. Thanh khoản lớn buổi chiều là do nhà đầu tư xả mạnh hơn vì tất cả các mã thanh khoản cao nhất đều giảm giá mạnh so với phiên sáng, dù vài mã như VPB, HGP, VIC chưa đến mức bị ép qua tham chiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh giao dịch hôm nay nhưng lại khá cân bằng. Tổng giá trị bán ròng ở hai sàn cổ phiếu chỉ khoảng 16,3 tỷ đồng. Tại HSX, khối này bán vọt lên 1.126,8 tỷ đồng nhưng cũng mua vào 1.079,4 tỷ đồng. HNX được mua 37,8 tỷ và bán 6,8 tỷ đồng.

Giao dịch của khối ngoại lớn là do VHM. Khối này mua 3,04 triệu VHM và bán 3,28 triệu cổ. VRE cũng giao dịch cực lớn, bán 2,28 triệu cổ, mua 1,54 triệu cổ. VNM cũng gây choáng với 1,77 triệu cổ bán ra và 1,47 triệu cổ mua vào. VIC cũng được mua bán hàng trăm ngàn đơn vị. Mặc dù vậy có vẻ như các tổ chức nước ngoài sang tay lẫn nhau là chính vì chênh lệch không lớn và chủ yếu là thỏa thuận.

Nhóm cổ phiếu được mua ròng tốt hôm nay là HPG, KDC, SSI, HDB, MSN. Phía bán ròng có VRE, VIC, VNM, VHM, VCB, PC1, DXG, GEX, PVD, HQC.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

VNG vẫn rót hàng trăm tỷ đồng dù Tiki liên tiếp thua lỗ

Báo cáo mới được công bố của Công ty Cổ phần VNG cho thấy, 6 tháng năm 2018, VNG ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.065 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017. 

Trong cơ cấu doanh thu, mảng dịch vụ trò chơi trực tuyến tiếp tục đem về doanh thu lớn nhất với 1.682 tỷ đồng, chiếm 81,5% doanh thu thuần, mặc dù giảm so với năm 2017. Trong khi đó, mảng dịch vụ quảng cáo trực tuyến đem về 313 tỷ đồng, chiếm 15,2%, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn lại là doanh thu cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và internet với 32,7 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ nhạc chờ với 16,2 tỷ đồng, doanh thu bán hàng bất ngờ giảm từ 38,7 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái xuống còn 8,4 tỷ đồng 6 tháng năm nay. 

Doanh thu hoạt động tài chính đạt 74 tỷ đồng. Song chi phí tài chính tăng gấp đôi; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi; cộng với phần lỗ trong công ty liên kết 99 tỷ đồng 6 tháng đầu năm nay, dẫn đến 6 tháng qua, lợi nhuận sau thuế VNG đạt 244 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo cũng cho thấy, dù khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Tiki liên tiếp thua lỗ song VNG vẫn rót thêm vốn vào công ty này. Cụ thể, khoản giá trị đầu tư vào Tiki của VNG thời điểm cuối năm 2017 là 384,4 tỷ đồng. Ngày 18/4/2018, VNG tiếp tục đầu tư thêm 121,8 tỷ đồng vào Tiki theo hợp đồng mua cổ phần mới phát hành giữa công ty và Tiki. Tính đến thời điểm 30/6/2018, tổng giá trị đầu tư vào Tiki là 506,2 tỷ đồng.

Năm 2017, VNG ghi nhận khoản thua lỗ tại Tiki là 219 tỷ đồng. 6 tháng năm 2018, khoản lỗ này tiếp tục tăng thêm 102 tỷ đồng. Đến thời điểm 30/6/2018, VNG ghi nhận khoản lỗ tại Tiki là 321,2 tỷ đồng. 

Như vậy, giá trị khoản đầu tư còn lại của VNG tại Tiki chỉ còn 185 tỷ đồng.

Trước đó, đầu năm 2016, VNG đã chi 384,4 tỷ đồng để mua 38% Tiki, tương ứng giá mua lên đến 104.300 đồng một cổ phiếu. Mức giá mà VNG đã mua tương ứng với việc định giá Tiki lên đến hơn 1.000 tỷ đồng (tương đương 45 triệu USD), đưa doanh nghiệp này trở thành một trong những startup đắt giá nhất hiện nay.

Hiện tại, Tập đoàn VNG nắm giữ 28,88% quyền sở hữu và quyền biểu quyết tương ứng của Tiki.

Tính đến hết ngày 30/6/2018, tổng tài sản của VNG đạt 4.364 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với hồi đầu năm.

Phần lớn tài sản của VNG tập trung ở tiền gửi ngân hàng với tổng cộng 2.462 tỷ đồng, trong đó 291 tỷ đồng là tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, 590 tỷ đồng tiền gửi không quá 3 tháng và 1.580 tỷ đồng là tiền gửi kỳ hạn từ trên 3 tháng tới dưới 1 năm.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Đại gia gỗ Trường Thành chìm sâu trong thua lỗ

Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán: TTF) vừa có giải trình báo cáo tài chính riêng và hợp nhất giữa niên độ cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc 30/6/2018 đã được soát xét.

Báo cáo tài chính hợp nhất sau soát xét ghi nhận nhiều số liệu chênh lệch đáng kể so với báo cáo tự lập trước đó của doanh nghiệp.

Cụ thể, doanh thu thuần của Gỗ Trường Thành giảm 12,2 tỷ xuống chỉ còn 313 tỷ đồng. Giá vốn bán hàng của doanh nghiệp cũng tăng 180 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Chi phí tài chính giảm 44 tỷ còn 96 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 13 tỷ đồng.

Gỗ Trường Thành cho biết, giá vốn tăng là do trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với hàng dở dang, thành phẩm cũng như hàng hóa chậm luân chuyển và giảm giá với số tiền 172 tỷ đồng, điều chỉnh bổ sung tăng giá vốn đối với đối với hợp đồng thi công lắp đặt cho các các công trình là 5,8 tỷ, đồng thời loại trừ bổ sung phần lợi nhuận chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch hơn 2 tỷ. Tổng giá vốn hàng bán Công ty điều chỉnh tăng 180 tỷ đồng so với tự lập, lên mức 509 tỷ.

Doanh thu tài chính cũng điều chỉnh giảm do điều chỉnh giảm thu nhập lãi phát sinh từ các khoản cho vay đối với công ty liên kết là 594 triệu, song chi phí tài chính giảm 44 tỷ do ghi nhận lợi nhuận chưa thực hiện được loại trừ trước đây.

Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2018 của doanh nghiệp âm tới 731 tỷ đồng, giảm tới 82.213% so với cùng kỳ. Trong khi nửa đầu năm 2017, công ty vẫn có lãi gần 900 triệu đồng.

Ban lãnh đạo Gỗ Trường Thành cho biết, nguyên nhân lỗ lớn là do doanh thu của nhóm công ty giảm 198 tỷ, tương đương 45% chủ yếu tại mảng hoạt động xây lắp các công trình Vingroup và công ty con Vingroup giảm vì đã đi vào hoàn tất.

Dự kiến 6 tháng cuối năm, doanh thu từ hoạt động thi công lắp đặt sẽ tăng trở lại do công ty ký hợp đồng lắp đặt cửa chống cháy cho toàn bộ công trình Vingroup cũng như công ty con của Vingroup.

Ngoài ra, lỗ còn do công ty điều chỉnh bổ sung tăng giá vốn đối với hàng dở dang thi công công trình 39,5 tỷ; Tăng chi phí tài chính lên 18 tỷ do phát sinh thương vụ thoái vốn tại công ty liên kết; Trích lập dự phòng phải thu khó đòi 370 tỷ đồng; Trích lập dự phòng hàng tồn 32 tỷ đồng.

Như vậy với khoản lỗ 732 tỷ trên, đến nay Gỗ Trường Thành đã lỗ luỹ kế hơn 2.092 tỷ đồng. Nợ phải trả ngắn hạn của nhóm Công ty đã vượt 100 tỷ đồng so với tổng tài sản ngắn hạn. Căn cứ theo đó, kiểm toán đặt nghi ngờ về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của nhóm công ty.

Gỗ Trường Thành là doanh nghiệp trải qua nhiều thăng trầm, từng đứng bên bờ vực phá sản, gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Võ Trường Thành. Trong bối cảnh mới, những khó khăn càng thêm chồng chất, liệu đại gia gỗ này có thể tái cơ cấu để bước qua "khe cửa hẹp"?


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

VNPT-Media và Vietbank hợp tác cung cấp dịch vụ tài chính số

Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media), thành viên của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) và Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank), vừa ký kết thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ tài chính số. Việc hợp tác này nằm trong chuỗi các hành động hợp tác của Vietbank với các công ty thành viên của Tập đoàn VNPT.

Theo đó, VNPT-Media và Vietbank sẽ hợp tác cung cấp các dịch vụ: dịch vụ kết nối cổng thanh toán, dịch vụ thu hộ, dịch vụ ví điện tử và các dịch vụ khác. Vietbank sẽ cung cấp cho VNPT-Media các dịch vụ: Tài khoản thanh toán VIP tại Vietbank, Giao dịch tiền gửi có kỳ hạn tại Vietbank, Gói phí dịch vụ gói tài khoản tiền gửi thanh toán; Gói cho vay ưu đãi dành cho cán bộ nhân viên VNPT-Media; Dịch vụ nạp tiền khuyến mại dành cho khách hàng của VNPT; và các dịch vụ khác.

Đây là một bước đi quan trọng, nhằm tận dụng và phát huy thế mạnh của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động hướng tới mục tiêu xây dựng phát triển nền tảng khách hàng cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt để đảm bảo lợi ích của hai bên trong tương lai.

Dịch vụ thu hộ VNPT Pay-Vietbank giúp khách hàng thực hiện nạp tiền, thanh toán hàng hóa, dịch vụ do VNPT và các nhà cung cấp dịch vụ hợp tác với VNPT cung cấp thông qua hệ thống kênh thanh toán đa dạng của Viebank (gồm các quầy giao dịch của Vietbank trên toàn quốc, ủy quyền thanh toán tự động, Internet Banking, Mobile Banking của Viebank).

Dịch vụ cổng thanh toán VNPT Pay-Vietbank giúp khách hàng thực hiện nạp tiền, thanh toán hàng hóa, dịch vụ do VNPT và các nhà cung cấp dịch vụ hợp tác với VNPT cung cấp thông qua hệ thống kênh thanh toán do VNPT-Media phát triển.

Dịch vụ Ví điện tử VNPT Pay-Vietbank cung cấp công cụ thanh toán được thể hiện dưới dạng một tài khoản điện tử, hỗ trợ người dùng có thể nạp/rút tiền vào ví điện tử và sử dụng số dư ví để mua sắm, thanh toán hàng hóa, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn ngay trên ứng dụng ví VNPT Pay.

Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) kiêm Chủ tịch Tổng công ty Truyền thông, cho biết: "Buổi lễ ký kết này là sự khẳng định của VNPT trong định hướng phát triển trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam. VNPT cũng tin rằng đây là cơ hội để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới trong xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hoá trong dịch vụ ngân hàng".

Đại diện Vietbank, ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc Vietbank, cũng chia sẻ: "Ngân hàng Vietbank với thế mạnh đang phục vụ hàng trăm nghìn khách hàng, hành lang pháp lý được quy định cụ thể, chặt chẽ, kinh nghiệm trong quản trị rủi ro, thanh khoản, phòng chống rửa tiền, Tổng công ty VNPT-Media và Ngân hàng Việt Nam Thương tín sẽ phát triển sản phẩm tận dụng thế mạnh của hai bên, thực hiện bán chéo sản phẩm, mở rộng kênh phân phối cung cấp dịch vụ, hướng tới xây dựng và phát triển nền tảng khách hàng, tăng cường hợp tác về nhiều mặt để đảm bảo lợi ích của hai bên trongthời gian tới".

Dịp này, Vietbank và VNPT Media cũng công bố 2 chương trình khuyến mại kéo dài trong 6 tuần (từ 10/9/2018 đến 21/10/2018), cụ thể: Chương trình "Cùng Vietbank - VNPT Pay nạp tiền ví nhận ngay 100.000 đồng": Dành cho khách hàng là cá nhân có tài khoản ngân hàng Vietbank thực hiện liên kết lần đầu với Ví VNPT Pay và nạp tiền từ tài khoản Vietbank vào Ví VNPT Pay giá trị nạp tối thiểu 10.000 đồng sẽ được tặng 100.000 đồng. Tổng giá trị chương trình khuyến mại lên tới 200 triệu đồng.

Chương trình "Thanh toán qua Vietbank - VNPT Pay trúng ngay siêu phẩm": dành cho khách hàng cá nhân dùng nguồn tiền từ tài khoản VietBank để thanh toán hóa đơn dịch vụ qua ứng dụng (app) VNPT Pay với giá trị mỗi giao dịch thanh toán từ 50.000 đồng sẽ có cơ hội trúng một trong các giải thưởng: 6 điện thoại Samsung Galaxy Note 9 hoặc 15 phiếu mua hàng Esteem.

Được biết, trước đó vào tháng 4/2018, Vietbank ký kết thỏa thuận với Vinaphone hợp tác song hành trong hoạt động kinh doanh kết hợp giữa dịch vụ thanh toán ngân hàng và dịch vụ viễn thông.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Đại gia ngành điện liên tục tăng vốn , các quỹ đầu tư thoái vốn hàng loạt

Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (mã chứng khoán GEX) vừa ra thông báo về việc Công ty Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinbankCapital) đã bán gần 7,5 triệu cổ phiếu GEX và không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này.

Cụ thể, phiên giao dịch ngày 20/8, Quỹ này đã bán 5,3 triệu cổ phiếu. Tiếp đó, phiên ngày 21/8, GEX đã bán tiếp 2,188 triệu cổ phiếu GEX. Mục đích bán ra được VietinbankCapital cho là nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Sau hai lần bán mạnh này, VietinbankCapital đã giảm sở hữu tại GEX xuống còn 15,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,61% vốn điều lệ, từ đó không còn là cổ đông lớn của tổng công ty này.

Trên thị trường, trong hai phiên giao dịch trên, GEX giao dịch sôi động với lượng mua "khủng". Giá cổ phiếu được sang tay chủ yếu ở mức 30.000 đồng/cổ phiếu. Nếu tạm tính, VietinbankCapital đã thu về khoảng 225 tỷ đồng.

Ngày 21/8, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ MB (MBCapital) cũng đã  bán 12 triệu cổ phiếu GEX qua đó giảm sở hữu xuống 16,2 triệu cổ phần, tương ứng 4,79% vốn điều lệ.

Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Đỏ cũng đã đăng ký bán 6,4 triệu cổ phần GEX. Nếu giao dịch thành công, đơn vị này chỉ còn nắm giữ 1 triệu cổ phần GEX, tương ứng với tỷ lệ 0,3%

Kể từ năm 2017 trở lại đây, GEX có quá trình tăng vốn khá nhanh. Tháng 1/2017, GEX tăng vốn từ 1.550 tỷ lên 2.320 tỷ đồng, đến tháng 7 năm đó, GEX tiếp tục tăng vốn lên 2.668 tỷ đồng.

Ngày 3/8 vừa qua, GEX cũng niêm yết bổ sung 72 triệu cổ phiếu, tăng vốn lên 3.338 tỷ đồng.

Mới đây, Hội đồng quản trị GEX đã quyết định chi thưởng cổ tức bằng tiền và cổ phiếu. Theo đó, công ty sẽ chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% mệnh giá ( 1 cổ phiếu nhận 1.000 đồng).

Cũng trong lần chốt quyền này, Gelex sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Công ty dự định phát hành thêm 67,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 20% (Cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu).

Nguồn vốn cho đợt phát hành sẽ lấy từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Tổng công ty. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ mới của Gelex sẽ tăng lên mức 4.065 tỷ đồng.

Về cổ phiếu GEX, từ giữa năm 2016 đến nay, GEX tăng trưởng mạnh cả về giá và khối lượng giao dịch. Kết phiên giao dịch 30/8/2018, GEX dừng tại 29.000 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng gấp 3 lần so với lúc lên sàn.

Như vậy, các quỹ đầu tư tại GEX đã chọn đúng thời điểm GEX giá cao để thoái vốn thu lời.

GEX tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Công Thương. Năm 2015, GEX được Bộ Công Thương bán toàn bộ vốn. Cũng trong năm này GEX được đưa lên sàn chứng khoán và có những thay đổi lớn trong cơ cấu lãnh đạo.

Hiện nay GEX đang tập trung vào các mảng hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động kinh doanh tiện ích như năng lượng và sản xuất, cung cấp nước sạch, hoạt động logistics, hoạt động về lĩnh vực bất động sản...Trong đó, hoạt động sản xuất thiết bị điện là mảng cốt  lõi và chủ lực. 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết bị điện là 5.147 tỷ đồng, chiếm 83% tổng doanh thu của Tổng công ty.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Gelex đạt trên mức 6.200 tỷ đồng và mang về 528 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

GEX đặt mục tiêu đạt 15.000 tỷ đồng doanh thu và 1.820 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2018.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Đề xuất bỏ quy định khống chế lãi suất tại các dự án PPP

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 quy định nội dung về quản lý tài chính đầu tư đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng xây dựng một Thông tư riêng hướng dẫn thực hiện những nội dung đặc thù cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng tăng (giai đoạn 2016-2020 chỉ chiếm khoảng 21-22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) thì việc huy động vốn từ khu vực tư là hết sức cần thiết. Theo đó cơ chế PPP đang là một giải pháp khả thi cần thúc đẩy.

Tuy nhiên, các chính sách liên quan đến cơ chế đầu tư các dự án PPP còn gây nhiều khó khăn, vướng mắc, cho các nhà đầu tư nên Bộ Tài chính đang xây dựng Thông tư mới để thay thế cho Thông tư 55 và hiện đã được công bố rộng rãi để lấy ý kiến.

Điểm mới tại dự thảo thông tư này là đã bổ sung những nguồn thu - chi theo thông lệ quốc tế đối với các dự án PPP mà trước đây Việt Nam chưa quy định, như các khoản chi liên quan đến huy động vốn ngoài khoản lãi suất thông thường (chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới), các nguồn thu bổ sung ngoài khoản thu chính từ phí/giá dịch vụ (thu quảng cáo, thu từ các hoạt động tài chính, lãi tiền gửi...).

Đáng chú ý, dự thảo của Bộ Tài chính cũng đề xuất bỏ quy định khống chế mức lãi suất tính toán trong phương án tài chính của các dự án PPP; để mức lãi suất do thị trường quyết định; nhà đầu tư tự quyết huy động nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý đảm bảo tính cạnh tranh để có thể đấu thầu, Nhà nước không can thiệp.

Đây là một trong những nội dung được cho là thay đổi cơ bản, phán ánh đúng nguyên tắc thị trường và chi phí thực tế của dự án. Mức lãi suất vốn vay trong Hợp đồng dự án sẽ được được xác định trên cơ sở hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn. Đối với trường hợp chỉ định nhà đầu tư, mức lãi suất trong hợp đồng dự án sẽ do cấp có thẩm quyền cho phép chỉ định nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm quyết định.

Điểm mới tiếp theo tại dự thảo là khẳng định rõ lợi nhuận của nhà đầu tư cũng được hình thành theo nguyên tắc thị trường, thông qua đấu thầu giữa các nhà đầu tư; các Bộ, ngành trong trường hợp cần thiết ban hành khung làm cơ sở đấu thầu.

Quy định bổ sung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được tính từ thời điểm dự án được cấp có thẩm quyền cho phép đi vào vận hành, khai thác để thống nhất trong việc tính toán, áp dụng.

Thứ tư, sửa đổi quy định về Hồ sơ thanh toán vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ dự án theo hướng đơn giản hóa tối đa với trách nhiệm chính và duy nhất trong xác định giá trị khối lượng nhà đầu tư hoàn thành, việc đáp ứng các điều kiện giải ngân phần vốn nhà nước theo quy định là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, dự thảo bổ sung hướng dẫn một số nội dung hoàn toán mới như lập kế hoạch đối với phần vốn thanh toán cho nhà đầu tư sử dụng nguồn chi thường xuyên và nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công; hay xác định giá trị tài sản công tham gia trong dự án PPP.

Theo Bộ Tài chính, với việc sửa đổi một số nội dung cơ bản nêu trên nhằm tách bạch rõ ràng chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước và quyền tự quyết trong tổ chức kinh doanh của nhà đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho cả phía cơ quan nhà nước và nhà đầu tư trong triển khai các nội dung liên quan đến tài chính của dự án PPP.

"Đây sẽ là cơ sở tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong thời gian tới", Bộ Tài chính nhấn mạnh.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Chứng khoán HVS bị HOSE buộc ngừng giao dịch

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa ra thông báo đã nhận được Quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc rút nghiệp vụ môi giới của Công ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam (HVS).

Theo đó, HOSE sẽ ngừng hoạt động giao dịch đối với HVS kể từ ngày 30/08/2018 để thực hiện thủ tục chấm dứt tư cách thành viên bắt buộc. Đồng thời, Sở sẽ ngừng cung cấp thông tin dữ liệu giao dịch đối với HVS kể từ ngày ngừng hoạt động giao dịch.

Trước đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định về việc đình chỉ hoạt động môi giới của HVS do tình trạng vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn pháp định. Cụ thể, vốn góp của chủ sở hữu ở HVS cuối quý 1/2018 đạt 50,2 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ đạt 15 tỷ đồng từ ngày 13/6 đến 12/8/2018.

Công ty Chứng khoán HVS là công ty quốc tế thuộc tập đoàn HVS Malaysia với tỉ lệ vốn sỡ hữu là 49% được cấp phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 15/12/2008. 

Báo cáo tài chính quý 2/2018 của công ty ghi nhận mức doanh thu 215 triệu đồng, lỗ hơn 1 tỷ. Vốn chủ sở hữu giảm xuống còn gần 14 tỷ đồng, lỗ luỹ kế hơn 36 tỷ.


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Chứng khoán sáng 31/8: VHM "trả nợ", VN-Index bay qua 1.000 điểm

Cổ phiếu khiến VN-Index trượt ngưỡng 1.000 điểm hôm qua là VHM, sáng nay đã quay đầu tăng mạnh đúng vào lúc các cổ phiếu ngân hàng tỏ ra đuối sức.

VN-Index có vài phút đầu phiên vượt qua mốc 1.000 điểm, lên 1.001,18 điểm nhưng sau đó lại tuột xuống và phần lớn thời gian dao động nhì nhằng dưới mốc này. Từ khoảng 11h trở đi, VHM bật lên mạnh mẽ đã kéo chỉ số leo dốc liên tục và chạm tới 1.003,06 điểm. Chốt phiên sáng VN-Index tăng 0,4%, ở mức 1002,09 điểm.

Như vậy chỉ số có thể coi là đã vượt qua được mốc 1.000 điểm nhờ VHM. Vai trò quan trọng của cổ phiếu này càng nổi bật khi nhóm cổ phiếu ngân hàng suy yếu. Chỉ riêng VHM tăng 3,35% đã kiếm cho VN-Index 0,3% điểm tăng. Phần còn lại là VNM tăng 1,09%.

VHM xuất hiện giao dịch cực mạnh của nhà đầu tư nước ngoài và thanh khoản cũng tăng đột biến. Khối ngoại mua 605.590 VHM và bán 559.240 cổ phiếu trong tổng giao dịch 729.760 cổ phiếu. Gần 83% thanh khoản của VHM là khối ngoại mua và bán chiếm 77%. Có thể nói gần như khối ngoại đã tạo nên diễn biến giá của mã này.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sáng nay chỉ đóng góp VPB tăng 2,94%, còn lại không có gì đặc sắc: VCB giảm 0,63%, BID giảm 0,57%, MBB, STB, TPB tham chiếu, HDB giảm 0,26%. TCB cũng tăng được 0,95% nhưng ảnh hưởng cũng chưa đủ lớn vì vốn hóa hơi nhỏ trong nhóm trụ. HPG tăng 1,39% là cổ phiếu duy nhất còn đáng kể.

Các trụ còn lại ngoài ngân hàng đều không mạnh. GAS giảm 0,1%, VIC giảm 0,77%, VRE giảm 0,75%, SAB giảm 0,13%, MSN giảm 0,31%, VJC giảm 0,57%. Chỉ số VN30-Index tăng 0,26% với 10 mã tăng/15 mã giảm. Độ rộng chung của HSX cũng chỉ có 136 mã tăng/121 mã giảm.

Mặc dù VN-Index đã vượt qua mốc 1.000 điểm nhưng thị trường giao dịch hơi chậm và không có cổ phiếu nào bùng nổ khác biệt. HSX mới có hơn 70 mã tăng trên 1%.

Sàn HNX đang giảm điểm nhẹ do trụ giảm. HNX-Index mất 0,03% do ACB giảm 0,25% dù SHB tăng 1,16%. PGS bất ngờ giảm 7,52% với thanh khoản rất kém. Tuy vậy nhóm trụ vẫn có VCS tăng 2,85%, VCG tăng 1,08%. Chỉ số HNX30 khá hơn, tăng nhẹ 0,06% với 10 mã tăng/13 mã giảm. Toàn sàn HNX có 73 mã tăng/64 mã giảm.

Thanh khoản sáng nay khá tốt nhờ sức mua mạnh dần lên về cuối phiên. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn tăng 11% so với sáng hôm qua, đạt 2.286,7 tỷ đồng. Giao dịch ở HNX giảm 16% trong khi HSX tăng 16%. Rổ VN30 giao dịch tăng 17% với HPG và VPB khớp trên 100 tỷ đồng giá trị.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhẹ ở sàn HSX. Giá trị mua đạt 231,8 tỷ đồng, bán ra 277,9 tỷ đồng. Rổ VN30 mua 84,8 tỷ, bán 101,2 tỷ. Sàn HNX mua gần 4 tỷ, bán 5,2 tỷ đồng. Chỉ có 2 cổ phiếu blue-chips được mua ròng đáng kể là HPG và MSN. Phía bán ròng có VRE, VIC, VNM, GEX, PC1, DXG, PVD, HQC.  


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

HDBank được chỉ định hai dự án 250 triệu USD của WB và ADB

Ngày 31/8, Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) cho biết vừa được chỉ định làm ngân hàng phục vụ hai dự án lớn có nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Đây là dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (dự án VEEIE) và dự án hạ tầng cơ bản cho sự phát triển toàn diện tỉnh Hà Tĩnh (dự án BIIG 2), với tổng vốn vay 250 triệu USD do WB và ADB tài trợ.

Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ký ban hành các quyết định về việc chỉ định HDBank làm ngân hàng phục vụ cho hợp phần hỗ trợ kỹ thuật của dự án VEEIE từ nguồn vốn vay IDA (nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc WB) theo Hiệp định tài trợ (số hiệu Cr.6011-VN) ký ngày 18/8/2017 giữa Việt Nam và WB với tổng kinh phí hơn 100 triệu USD.

HDBank cũng được chọn là ngân hàng phục vụ cho dự án BIIG 2, tiểu dự án tại tỉnh Hà Tĩnh theo Hiệp định Vay số 3634-VIE và Hiệp định Vay số 3635-VIE(COL) ký ngày 23/7/2018 giữa Việt Nam và ADB. ADB cung cấp 149 triệu USD từ nguồn vốn vay thông thường và vốn vay ưu đãi cho bốn tỉnh trong dự án (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị) trong đó tiểu dự án BIIG 2 tại tỉnh Hà Tĩnh được cấp 44,25 triệu USD vốn vay với thời hạn vay 20 năm.

"Việc được chỉ định làm ngân hàng phục vụ cho hai dự án này đã khẳng định sự tin tưởng của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đối với HDBank, đồng thời khẳng định HDBank đủ tiêu chuẩn thực hiện việc giao dịch thanh toán đối ngoại đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi và được cơ quan chủ trì đàm phán điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi lựa chọn để thực hiện các giao dịch thanh toán đối ngoại của chương trình, dự án", thông cáo của HDBank cho biết.

Năm 2015, HDBank tạo dấu ấn khi là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được Chính phủ và Bộ Tài chính lựa chọn làm cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng chương trình hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3 (DPL3) vay vốn WB trị giá 128 triệu USD.

Năm 2016, HDBank tiếp tục được Bộ Tài chính chỉ định làm cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng dự án cấp nước Nhơn Trạch Đồng Nai giai đoạn 2 có nguồn vốn vay ODA từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với giá trị khoản vay tương đương 3.000 tỷ đồng.

Đến hết năm 2017, HDBank đã được lựa chọn làm ngân hàng phục vụ 6 dự án sử dụng vốn ODA từ nguồn vốn vay song phương và đa phương, với tổng trị giá vốn quản lý tương đương trên 500 triệu USD như: dự án thích ứng biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Mekong vay vốn IFAD, dự án hiệu quả năng lượng đô thị Hà Nội – Tp.HCM vay vốn Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), dự án Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Chợ Rẫy vay vốn Chính phủ Áo, dự án xây dựng Bệnh viện Bến Tre vay vốn Chính phủ Hàn Quốc, dự án phát triển giáo dục giai đoạn 2 vay vốn ADB…


Nguồn: vneconomy.vn
Share:

Tạo dựng hệ sinh thái khu đô thị - Township có là bài toán khó dành cho các chủ đầu tư?

Tuy vậy, để tìm một mẫu hình phù hợp cho những khu đô thị mới phù hợp với nhu cầu của cư dân hiện đại thì chẳng hề đơn giản, bởi thực tế các dự án như vậy chỉ tính được trên đầu ngón tay.

Tạo dựng hệ sinh thái nhà ở không đơn giản!

Khái niệm khu đô thị mới đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam thông qua nhiều tên gọi khác nhau như đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị thông minh… Có thể thấy điểm chung trong những tên gọi này là sự dịch chuyển tư mô hình “đô thị công năng” sang “đô thị bền vững”. Một khu đô thị được đánh giá là “bền vững” gồm nhiều yếu tố nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu xây dựng được một không gian sống hiện đại, thân thiện với môi trường và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của từng độ tuổi cư dân.

Tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng có thể phát triển các khu đô thị bền vững. Việc tạo dựng một hệ sinh thái bất động sản gắn với quy mô khu đô thị là không hề đơn giản. Yêu cầu về nguồn vốn đầu tư, quỹ đất triển khai dự án, công tác quy hoạch, thiết kế đạt tiêu chuẩn… từ đó khởi đầu cho quá trình tạo dựng được cộng đồng dân cư bền vững – tất cả không phải là bài toán dễ dàng có được lời giải.

Nếu trong những năm 1990 khu đô thị tại Việt Nam đơn giản chỉ là một quần thể dân cư theo kiểu phân lô bán nền. Thì cho đến nay , khu đô thị phải đạt những tiêu chuẩn cao hơn về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông, chiếu sáng, hệ thống xử lý nước thải, PCCC, các tiêu chuẩn về cây xanh, các công trình hạ tầng xã hội...Thậm chí, là tiêu chuẩn về số lượng cư dân phải về ở trong khu đô thị.

Khu dân cư Nam Long - Tân Thuận Động một trong những khu đô thị đầu tiên của Quận 7 năm 2004

Khu dân cư Nam Long - Tân Thuận Động một trong những khu đô thị đầu tiên của Quận 7 năm 2004

Ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch tập đoàn Nam Long (NLG) với 26 năm phát triển- một trong số ít những chủ đầu tư Việt Nam có khả năng phát triển khu đô thị từ sơ khai đến hoàn chỉnh chia sẻ: “Để phát triển khu đô thị, câu chuyện không chỉ là một sáng một chiều mà đòi hỏi sự kiên tâm rất lớn của những chủ đầu tư, hay gọi đúng hơn là những nhà phát triển bất động sản. Họ phải thông hiểu không chỉ những vấn đề kỹ thuật như xây dựng, phát triển hạ tầng, phát triển nhà ở mà quan trọng hơn cả là làm sao một khu đô thị xây nên phải có sức sống, có người đến ở, các dịch vụ, tiện ích được vận hành, vừa đem lại chất lượng sống cho người ở, vừa đem lại giá trị cho những đối tác dịch vụ. Quá trình đó không chỉ tính bằng năm mà phải bằng hàng chục năm cho một khu đô thị phát triển hoàn thiện.”

Thực tế, các khu đô thị trong quá khứ của Nam Long như Nam Long - Tân Thuận Đông, Nam Long- Phước Long B (Fuji), Nam Long- Hưng Thạnh, Nam Long- Phú Hữu (Kikyo), Mizuki Park và Waterpoint đều có quá trình phát triển dài hạn. Chủ đầu tư cho biết những khu đô thị quy mô lớn như Mizuki Park, Waterpoint...chỉ tính riêng về việc phát triển quỹ đất sạch đã lên đến 10-15 năm.

Khu đô thị Waterpoint 355 hecta mất gần 15 năm cho sự phát triển quỹ đất sạch

Khu đô thị Waterpoint 355 hecta mất gần 15 năm cho sự phát triển quỹ đất sạch

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của các nhà phát triển đô thị. Thực tế đã chứng minh, các khu vực phát triển mạnh về bất động sản luôn “ăn theo” sự phát triển của các khu đô thị với đầy đủ các dịch vụ chức năng. Dễ nhìn thấy như bất động sản phát triển rất nhanh ở khu Đông, khu Nam TPHCM với hàng loạt các khu đô thị mới, hay các trường hợp khu đô thị phát triển tốt đến độ “phá vỡ” cả văn hóa sống truyền thống - văn hóa “sống phải ở trung tâm” như Ecopark Hà Nội. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận chuyên môn khó, quỹ đất khan hiếm, thời gian triển khai...đang trở thành một thách thức thực sự cho các nhà phát triển khu đô thị hiện nay. Và bất động sản Việt Nam thật sự sẽ phát triển bền vững khi song song với việc phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội là việc có những chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho những nhà phát triển khu đô thị “có tâm” để khuyến khích họ tiếp tục phát triển những dự án “đủ tầm” cho người dân và xã hội.

Khu đô thị tầm trung Akari ra mắt tháng cuối năm nay dự báo sẽ thiết lập một mặt bằng giá trị bất động sản mới ở khu vực phía Tây thành phố

Khu đô thị tầm trung Akari ra mắt tháng cuối năm nay dự báo sẽ thiết lập một mặt bằng giá trị bất động sản mới ở khu vực phía Tây thành phố

Tag :đầu tư Việt Nam, khu đô thị mới, hệ sinh thái


Nguồn: dantri.com.vn
Share:

Blog Archive

Blogger templates